VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 144/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2007 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN SINH HÙNG TẠI CUỘC HỌP VỀ BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT, AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ KIỂM SOÁT GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
Ngày 27 tháng 7 năm 2007, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì cuộc họp về một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh động vật, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát giá cả, thị trường. Tham dự họp có lãnh đạo các Bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thủy sản, Tài chính, Thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của các Bộ và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng kết luận như sau:
1. Trong những tháng còn lại của năm 2007 phải tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp Chính phủ đã báo cáo tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XII để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay là 8,5%; đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu; tiếp tục kiểm soát thị trường và giá cả; triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm và an toàn vệ sinh thực phẩm,
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương chỉ đạo quyết liệt, có các biện pháp xử lý kịp thời, có hiệu quả để nhanh chóng bao vây, dập tắt bệnh dịch: cúm gia cầm, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh tai xanh) và bệnh lở mồm long móng ở gia súc, không để dịch lây lan rộng và tái phát; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan, các địa phương trong việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; nghiên cứu, đề xuất bổ sung chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn, vắc xin tiêm phòng dịch lở mồm long móng cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, có khả năng liên quan đến lây nhiễm cho con người phải khẩn trương nghiên cứu, sớm có kết luận khoa học và công bố công khai minh bạch về sự nguy hiểm của bệnh dịch này để nhân dân chủ động phòng tránh, không gây tâm lý hoang mang lo sợ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải hướng dẫn việc tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, hiệu quả, bền vững, bảo vệ sức khỏe con người, môi trường; đề xuất chính sách sản xuất thức ăn chăn nuôi phù hợp theo hướng miễn giảm thuế đối với một số nguyên liệu không có khả năng sản xuất trong nước, đồng thời thúc đẩy sản xuất đối với một số nguyên liệu trong nước có điều kiện và tiềm năng để giảm giá thành, nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi.
3. Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành liên quan, các địa phương tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm ra khỏi vùng ổ dịch và nhập khẩu qua biên giới, kiên quyết xử lý các trường hợp nhập lậu.
4. Ban chỉ đạo quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm phải phát huy hiệu lực hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể đến từng thành viên, tăng cường chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong việc chỉ đạo, kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước, Bộ Thương mại, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương ráo riết kiểm tra việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lưu thông trên thị trường và hàng hóa thực phẩm nhập khẩu vào nước ta, nhất là hàng hóa qua biên giới đường bộ; xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Bộ Thủy sản tổ chức các đoàn kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản chế biến xuất khẩu; hàng thủy sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn tại cơ sở, trong quá trình sản xuất và xuất khẩu, nhằm đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 3,6 tỷ USD trong năm 2007.
6. Về điều hành giá cả thị trường: Tình hình giá cả thị trường tiếp tục tăng cao trong tháng 6, đưa chỉ số tăng giá 6 tháng đầu năm lên mức 6,19% đòi hỏi phải khẩn trương triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp quản lý, điều hành giá để đảm bảo mục tiêu chỉ số tăng giá thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế. Bộ Tài chính phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về một số giải pháp cấp bách điều hành, quản lý giá cả thị trường vào đầu tháng 8/2007.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các PTT Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, Website, TTBC; - Lưu: VT, NN (4). | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NGHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM
Phạm Viết Muôn |
- 1Chỉ thị 16/2006/CT-TTg về biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 06/2007/CT-TTg triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 60/BYT năm 1994 về tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 4Công điện 90/CĐ-TTg về các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 5Chỉ thị 18/2007/CT-TTg về biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 6Chỉ thị 03/2008/CT-BYT về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong mùa Đông - Xuân do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Công văn số 2811/VPCP-KGVX về phòng, chống dịch bệnh chân - tay - miệng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 8862/BNN-TY năm 2017 về chỉ đạo áp dụng biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh mới do TiLV gây ra trên cá rô phi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Công văn 2812/VPCP-NN năm 2024 về công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Chỉ thị 16/2006/CT-TTg về biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 06/2007/CT-TTg triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 60/BYT năm 1994 về tăng cường công tác an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 4Công điện 90/CĐ-TTg về các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 5Chỉ thị 18/2007/CT-TTg về biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 6Chỉ thị 03/2008/CT-BYT về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong mùa Đông - Xuân do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Công văn số 2811/VPCP-KGVX về phòng, chống dịch bệnh chân - tay - miệng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 8862/BNN-TY năm 2017 về chỉ đạo áp dụng biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh mới do TiLV gây ra trên cá rô phi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Công văn 2812/VPCP-NN năm 2024 về công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo số 144/TB-VPCP về biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh động vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm soát giá cả thị trường do Văn phòng Chính phủ ban hành.
- Số hiệu: 144/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 30/07/2007
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Phạm Viết Muôn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/07/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực