NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1051/NHNN-CSTT | Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2002 |
Kính gửi: Các tổ chức tính dụng
Trong 8 tháng đầu năm 2002, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế ở mức khá cao và còn có xu hướng tăng tiếp vào thời gian cuối năm. Các Ngân hàng thương mại đã chủ động kiểm soát việc gia tăng tín dụng và điều hành kinh doanh gắn với việc cơ cấu lại nợ và chiến lược phát triển. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng ngân hàng đã và đang có một số vấn đề cần có giải pháp khắc phục, cụ thể là: khả năng huy động vốn bằng Đồng Việt Nam chưa tương ứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng và nhu cầu tín dụng trung, dài hạn của nền kinh tế; tín dụng đối với hộ sản xuất ở địa bàn nông thôn tăng thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng chung đốí với nền kinh tế; tỷ lệ nợ quá hạn có giảm nhưng về số tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng; nhiều Ngân hàng thương mại có nguy cơ bị rủi ro thanh khoản do kỳ hạn các khoản cho vay chưa phù hợp với cơ cấu kỳ hạn vốn huy động và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động ở mức thấp; hộ dân ở vùng sâu, vùng xa vay vốn còn hạn chế và chưa được dễ dàng, thuận lợi...
Để hoạt động tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng trưởng có chất lượng, lành mạnh và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện một số giải pháp như sau:
1. Các giải pháp tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng, tính lành mạnh và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội:
a. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn, gia tăng việc huy động vốn dài hạn với mức độ hợp lý để tránh rủi ro thanh khoản và tác động làm tăng lãi suất thị trường; khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn dài hạn của tổ chức tài chính quốc tế tài trợ cho các Dự án tín dụng đối với nông thôn, Dự án tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: tích cực xử lý nợ tồn đọng để tăng khả năng vốn khả dụng.
b. Chủ động kiểm soát mức gia tăng tín dụng phù hợp với mức gia tăng vốn huy động thực tế và mục tiêu kinh doanh; hạn chế việc cho vay vốn bằng Đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp để cơ cấu lại các khoản nợ vay nước ngoài.
c. Chấn chỉnh việc định kỳ hạn trả nợ gốc, lãi vốn vay đối với khách hàng, nhất là hộ sản xuất ở khu vực nông thôn cho phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh của cây trồng, vật nuôi và khả năng trả nợ của hộ sản xuất; áp dụng phổ biến phương thức tín dụng đồng tài trợ đối với cả doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ trang trại; tiếp tục rà soát, đơn giản hoá thủ tục cho vay và rút ngắn thời gian giải quyết cho vay.
d. Thực hiện đúng quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh; tăng cường kiểm soát nội bộ và kết hợp với các biện pháp khác để giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, tránh tình trạng xem nhẹ điều kiện tín dụng.
đ. Tích cực thu nợ gốc và lãi vốn vay theo kỳ hạn; kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh, gia hạn nợ của các chi nhánh, tránh tình trạng điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ một cách tràn lan nhằm phản ảnh đúng chất lượng tín dụng, trích lập đúng và đủ dự phòng rủi ro.
e. Đối với khu vực nông thôn, mở rộng địa bàn cho vay và đảm bảo vốn tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất có hiệu quả; chú trọng cho vay đối với doanh nghiệp dân doanh.
g. Khẩn trương xây dựng và đưa vào vận hành quy trình và chương trình phần mềm chuyển nợ quá hạn và quản lý rủi ro tín dụng, phù hợp quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thông lệ quốc tế.
2. Các giải pháp tạo điều kiện cho hộ dân vùng sâu, vùng xa vay vốn, trả nợ gốc và lãi vốn vay:
a. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác cần có cơ chế tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự thích hợp để khuyến khích, tạo điều kiện cho các chi nhánh địa phương mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch ở các xã vùng sâu, vùng xa.
b. Căn cứ đặc điểm tự nhiên của từng địa phương, Ngân hàng Phục vụ người nghèo có thể uỷ thác cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoặc các tổ chức khác hoạt động tín dụng như Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam, Quỹ Tiết kiệm phụ nữ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để cho vay, thu hồi nợ vay đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác ở vùng sâu, vùng xa.
c. Các tổ chức tín dụng xác định và thoả thuận với hộ dân về thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vốn vay phù hợp với khả năng thu nhập của hộ dân và chu kỳ sản xuất, kinh doanh của cây trồng, vật nuôi; không bắt buộc hộ dân trả lãi vốn vay hàng tháng mà tạo điều kiện cho hộ dân trả lãi vốn vay cùng với trả nợ gốc theo mùa vụ cây trồng, vật nuôi hoặc định kỳ 6 tháng một lần; không áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với những khoản vay của hộ dân không trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan./.
| KT/ THỐNG ĐỐC |
- 1Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 2Thông tư 01/2003/TT-NHNN hướng dẫn điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động cho thuê tài chính do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 4Chỉ thị 02/2005/CT-NHNN về nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Luật các Tổ chức tín dụng 1997
- 2Thông tư 01/2003/TT-NHNN hướng dẫn điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động cho thuê tài chính do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 4Chỉ thị 02/2005/CT-NHNN về nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Thông báo số 1051/NHNN-CSTT về việc thực hiện một số giải pháp tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 1051/NHNN-CSTT
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 30/09/2002
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Phùng Khắc Kế
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/09/2002
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực