Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2015/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ma-lai-xi-a về hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, ký tại Kua-la Lum-pua ngày 01 tháng 10 năm 2015, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2015.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và CHÍNH PHỦ MA-LAI-XI-A, (sau đây được gọi riêng là “mỗi Bên” và gọi chung là “hai Bên”).
MONG MUỐN tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai Bên, góp phần giữ vững hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới;
NHẬN THỨC được tầm quan trọng của sự hợp tác giữa hai Bên trong việc phòng, chống hiệu quả các loại tội phạm xuyên quốc gia ảnh hưởng đến hai nước;
TÔN TRỌNG các nguyên tắc độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau, hai Bên cùng có lợi, phù hợp với luật pháp quốc tế mà hai Bên là thành viên và nội luật của mỗi nước;
ĐÃ THỎA THUẬN như sau:
Căn cứ vào các Điều Khoản của Hiệp định, luật pháp, nguyên tắc, quy định và các chính sách quốc gia, hai Bên đồng ý tăng cường, thúc đẩy và phát triển hợp tác về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
Căn cứ vào các Điều Khoản của Hiệp định, luật pháp, nguyên tắc, quy định và các chính sách quốc gia Điều hành các vấn đề ở mỗi quốc gia, hai Bên sẽ tiến hành những biện pháp cần thiết nhằm khuyến khích và thúc đẩy hợp tác trong việc phòng chống các hoạt động phạm tội dưới đây:
a. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma túy, chất hướng thần, tiền chất và các dụng cụ dùng để sản xuất các chất ma túy, chất hướng thần và tiền chất;
b. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán và sử dụng trái phép vũ khí, đạn dược, chất nổ, chất cháy;
c. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán và sử dụng trái phép chất độc, chất phóng xạ và hạt nhân;
d. Mua bán người;
e. Di cư trái phép và tổ chức đưa người xuất nhập cảnh trái phép;
f. Khủng bố;
g. Tội phạm kinh tế và thương mại;
h. Rửa tiền và tài trợ cho khủng bố;
i. Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin;
j. Sở hữu, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép các vật thể có giá trị văn hóa và cổ vật quốc gia bị đánh cắp; và
k. Các lĩnh vực hợp tác khác trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia được thỏa thuận bởi hai Bên
Cơ quan đầu mối được chỉ định có trách nhiệm trong việc thực hiện Hiệp định này thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bộ Công an và thay mặt Chính phủ Ma-lai-xi-a là Bộ Nội vụ. Trong trường hợp thay đổi cơ quan đầu mối, Bên thay đổi sẽ thông báo cho Bên kia bằng văn bản.
Trong thời gian Hiệp định có hiệu lực, hai Bên sẽ căn cứ vào luật pháp, nguyên tắc, quy định, chính sách Điều hành các vấn đề của mỗi nước để tiến hành trao đổi các thông tin và tài liệu sau đây:
a. Thông tin về các hoạt động phạm tội được nêu trong Điều 2 của Hiệp định này nhằm phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện và Điều tra các vụ án hình sự;
b. Thông tin về công dân của một Bên phạm tội được nêu tại Điều 2 của Hiệp định này;
c. Các văn bản quy định pháp luật liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các hoạt động phạm tội được nêu tại Điều 2 của Hiệp định này; và
d. Các thông tin khác mà hai Bên cùng quan tâm liên quan đến phòng chống các hoạt động phạm tội được nêu tại Điều 2 của Hiệp định này.
HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP VÀ TRAO ĐỔI ĐOÀN
1. Hai Bên phối hợp trong việc lập kế hoạch và tiến hành các biện pháp phòng chống các hoạt động phạm tội nêu tại Điều 2 của Hiệp định này.
2. Hai Bên có thể cử các đoàn đại biểu sang thăm lẫn nhau nhằm nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề và nâng cao năng lực nhằm thực hiện các lĩnh vực hợp tác được nêu tại Điều 2 của Hiệp định này.
3. Trong thời gian Hiệp định có hiệu lực, căn cứ vào các Điều Khoản của Hiệp định, luật pháp, nguyên tắc, quy định và các chính sách quốc gia, mỗi Bên không cho phép bất kì cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ của mình nhằm tiến hành các hoạt động gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự công cộng và các lợi ích thiết yếu khác của Bên kia.
Thu xếp tài chính để phục vụ cho các hoạt động hợp tác được thực hiện trong khuôn khổ của Hiệp định này sẽ do hai Bên thỏa thuận theo từng trường hợp cụ thể trên cơ sở ngân sách hiện có.
1. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ được thực hiện phù hợp với luật pháp quốc gia của từng nước và với các thỏa thuận quốc tế mà hai Bên là thành viên.
2. Cấm sử dụng tên, lô-gô và/hoặc biểu trưng chính thức của bất kỳ bên nào trên các ấn phẩm, tài liệu và/hoặc văn bản mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên đó.
3. Mặc dù có quy định tại Đoạn 1 trên đây, nhưng quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến phát triển công nghệ, sản phẩm và phát triển dịch vụ, được thực hiện
(a) chung bởi hai Bên hoặc kết quả nghiên cứu có được thông qua hoạt động chung của hai Bên thì sẽ do cả hai Bên là chủ sở hữu, tuân thủ theo các Điều Khoản cả hai Bên cùng thống nhất; hoặc
(b) đơn lẻ và độc lập bởi một Bên hoặc kết quả nghiên cứu có được thông qua hoạt động đơn lẻ và độc lập của một Bên thì sẽ chỉ do Bên liên quan đó là chủ sở hữu.
1. Trong thời gian thực hiện Hiệp định này hoặc các thỏa thuận khác có liên quan đến Hiệp định này, mỗi Bên phải tôn trọng tính bảo mật và độ mật của tài liệu, thông tin và các dữ liệu khác nhận được từ hoặc cung cấp cho Bên kia.
2. Cả hai Bên nhất trí rằng hai Bên sẽ vẫn tuân thủ các quy định tại Điều này dù Hiệp định này có chấm dứt hiệu lực.
Vì lý do an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng, mỗi Bên sẽ có quyền đình chỉ tạm thời toàn bộ hoặc một phần việc thực hiện Hiệp định này. Việc đình chỉ sẽ có hiệu lực ngay sau khi gửi thông báo đến Bên kia qua đường ngoại giao.
1. Mỗi Bên có thể đề nghị bằng văn bản việc sửa đổi, thay đổi hoặc bổ sung tất cả hoặc bất cứ nội dung nào của Hiệp định này.
2. Bất cứ sửa đổi, thay đổi hoặc bổ sung nào đều phải được thỏa thuận bởi hai Bên và sẽ được viết thành văn bản và là một phần của Hiệp định này.
3. Việc sửa đổi, thay đổi hay bổ sung như vậy sẽ có hiệu lực vào ngày mà hai Bên xác định.
4. Bất cứ sửa đổi, thay đổi hoặc bổ sung nào sẽ không làm ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ nêu trong Hiệp định này trước hoặc vào ngày các sửa đổi, thay đổi hoặc bổ sung có hiệu lực.
Bất cứ khác biệt hoặc bất đồng giữa hai Bên phát sinh từ việc giải thích và/hoặc thực hiện và/hoặc áp dụng bất cứ quy định nào của Hiệp định này sẽ được giải quyết tích cực bằng các hình thức tham vấn và/hoặc đàm phán giữa hai Bên thông qua kênh ngoại giao, mà không phải tham vấn một bên thứ ba hoặc tòa án quốc tế nào.
HIỆU LỰC, THỜI HẠN VÀ CHẤM DỨT
1. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký và hiệu lực có thời hạn trong năm (5) năm.
2. Sau đó, Hiệp định sẽ tự động gia hạn thêm năm (5) năm nữa.
3. Trong khi thực hiện Hiệp định này, một Bên có thể chấm dứt hiệu lực của Hiệp định bằng cách thông báo bằng văn bản cho Bên kia ý định chấm dứt thông qua đường ngoại giao. Văn bản đó phải được thông báo chậm nhất ba (03) tháng trước ngày muốn chấm dứt Hiệp định.
4. Việc chấm dứt hiệu lực Hiệp định này sẽ không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện các hoạt động đã bắt đầu diễn ra từ trước hoặc vào ngày chấm dứt hiệu lực.
ĐỂ LÀM BẰNG CHỨNG, những người ký tên dưới đây, được các Chính phủ liên quan ủy quyền hợp lệ, đã ký Hiệp định này.
LÀM thành hai bản tại Kua-la Lăm-pơ ngày 01 tháng 10 năm 2015 bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trường hợp có sự giải thích khác nhau giữa các văn bản, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
- 1Thông báo 44/2015/TB-LPQT về hiệu lực của Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ sáu về dịch vụ vận tải hàng không thuộc khuôn khổ Hiệp định khung Asean về Dịch vụ (AFAS) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 2Công văn 4158/TCT-HTQT năm 2015 thông báo hiệu lực của Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Mô - dăm - bích do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Thông báo 54/2015/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Xlô-ven-ni-a
- 4Thông báo 14/2023/TB-LPQT hiệu lực của Thỏa thuận hợp tác về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia giữa Việt Nam và Ác-hen-ti-na
- 5Nghị quyết 209/NQ-CP năm 2023 ký Hiệp định về hợp tác phòng, chống tội phạm giữa Việt Nam - Trung Hoa do Chính phủ ban hành
- 1Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005
- 2Thông báo 44/2015/TB-LPQT về hiệu lực của Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ sáu về dịch vụ vận tải hàng không thuộc khuôn khổ Hiệp định khung Asean về Dịch vụ (AFAS) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 3Công văn 4158/TCT-HTQT năm 2015 thông báo hiệu lực của Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Mô - dăm - bích do Tổng cục Thuế ban hành
- 4Thông báo 54/2015/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Xlô-ven-ni-a
- 5Thông báo 14/2023/TB-LPQT hiệu lực của Thỏa thuận hợp tác về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia giữa Việt Nam và Ác-hen-ti-na
- 6Nghị quyết 209/NQ-CP năm 2023 ký Hiệp định về hợp tác phòng, chống tội phạm giữa Việt Nam - Trung Hoa do Chính phủ ban hành
Thông báo 57/2015/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a
- Số hiệu: 57/2015/TB-LPQT
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 01/10/2015
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Malaysia
- Người ký: Trần Đại Quang, Dato’ Seri Dr Ahmad Zahid Bin Hamidi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 33 đến số 34
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra