Hệ thống pháp luật

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2023/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2023

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Thỏa thuận hợp tác về phòng, chng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ cộng hòa Ác-hen-ti-na, ký ngày 11 tháng 7 năm 2022, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2023.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Thỏa thuận theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT.VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Lương Ngọc

 

THỎA THUẬN HỢP TÁC

VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA ÁC-HEN-TI-NA

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na, sau đây gọi là “các Bên”;

Trong bối cảnh quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia;

Ghi nhớ “Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia”, thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2000 và “Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em” bổ sung Công ước, thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2000;

Mong muốn thiết lập một khuôn khổ hợp tác giữa hai quốc gia và điều phối những nỗ lực của các Bên trong phòng ngừa và trấn áp tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia dưới mọi hình thức;

Với cam kết đóng góp vào những nỗ lực đặt ra trong các điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế khác có liên quan mà hai nước là thành viên;

Với mục tiêu thiết lập các quyền và nghĩa vụ phù hợp với các điều ước quốc tế khác mà mỗi Bên là thành viên;

Đã thỏa thuận như sau:

ĐIỀU 1

PHẠM VI HỢP TÁC

Các Bên cam kết hợp tác phòng, chống các hành vi phạm tội liên quan đến tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của mình, nhằm đạt được sự phối hợp liên tục và hành động hiệu quả hơn nữa liên quan đến vấn đề tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

ĐIỀU 2

LĨNH VỰC HỢP TÁC

Sự hợp tác để cập ở Điều trước bao gồm tất cả các vấn đề hai bên cùng quan tâm liên quan đến việc phòng ngừa, điều tra và truy tố tội phạm được hình sự hóa theo các điều 5, 6, 8 và 23 của Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Điều 5 của Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và hành vi phạm tội khác có biểu hiện của tội phạm có tổ chức, được hình sự hóa trong hệ thống pháp luật trong nước của cả hai bên, và có bản chất xuyên quốc gia.

Vì những mục đích này, một tội phạm được xem là xuyên quốc gia nếu:

1. Tội phạm đó được thực hiện ở nhiều hơn một quốc gia;

2. Tội phạm đó được thực hiện ở một quốc gia nhưng phần chủ yếu của việc chuẩn bị, lên kế hoạch, chỉ đạo hoặc điều hành được tiến hành ở một quốc gia khác;

3. Tội phạm đó được thực hiện tại một quốc gia nhưng liên quan đến sự tham gia của một tổ chức tội phạm mà tổ chức này có các hoạt động phạm tội ở nhiều hơn một quốc gia; hoặc

4. Tội phạm đó được thực hiện tại một quốc gia nhưng có các tác động nghiêm trọng ở một quốc gia khác.

ĐIỀU 3

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HỢP TÁC

Hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật sẽ được thực hiện theo quy định của Thỏa thuận này và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, có thể bao gồm:

1. Hợp tác trong chuẩn bị, phát triển hoặc tăng cường các chương trình đào tạo đặc biệt dành cho các cán bộ thực thi pháp luật và các cán bộ khác có nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện và kiểm soát các loại tội phạm được Điều chỉnh bởi Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các Nghị định thư bổ sung.

2. Mỗi Bên lập kế hoạch và thực hiện chương trình nghiên cứu và đào tạo nhằm mục đích trao đổi chuyên môn về các lĩnh vực được quy định tại khoản trên; có thể bao gồm việc tổ chức các hội nghị, hội thảo để thúc đẩy hợp tác và xem xét những vấn đề trong nước mà các Bên cùng phải giải quyết; trao đổi ý kiến giữa các chuyên gia và giáo sư, nhà khoa học và học giả về các xu hướng tội phạm có tổ chức trong lãnh thổ quốc gia của mình, môi trường hoạt động, và các công nghệ được ứng dụng.

3. Trao đổi nhân sự giữa các cơ quan đầu mối hoặc các cơ quan có trách nhiệm liên quan. Để thực hiện việc này, các Bên có thể ký kết các thỏa thuận riêng.

ĐIỀU 4

SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ

Các Bên sẽ hợp tác cụ thể trong việc sử dụng các biện pháp hiệu quả để:

1. Cải tiến các kênh liên lạc giữa các cơ quan, các tổ chức và ngành có thẩm quyền của quốc gia, nếu cần thiết, thiết lập kênh liên lạc để đảm bảo cho việc trao đổi an toàn và kịp thời thông tin về mọi khía cạnh của các loại tội phạm được quy định tại Điều 2 của Thỏa thuận này và sự liên quan của tội phạm đó với các hoạt động phạm tội khác.

2. Hợp tác trong thực hiện hoạt động điều tra đối với các hành vi phạm tội được quy định tại Điều 2 của Thỏa thuận này liên quan đến:

a) Việc xác định nhân dạng, địa điểm và các hoạt động của những người bị tình nghi liên quan đến những tội phạm này;

b) Việc xác định nhân dạng nạn nhân của những tội phạm này, kể cả khi chưa xác định được địa điểm hiện tại của họ;

c) Việc dịch chuyển tài sản do phạm tội mà có hoặc tài sản có nguồn gốc từ việc thực hiện các hành vi phạm tội nêu trên;

d) Việc dịch chuyển tài sản, công cụ, phương tiện khác được sử dụng hoặc dự định sử dụng để thực hiện các hành vi phạm tội nêu trên.

3. Cung cấp, khi thích hợp, các thiết bị hoặc các công cụ cần thiết phục vụ cho mục đích phân tích hoặc điều tra.

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác có hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức và ban ngành có thẩm quyền của quốc gia và tăng cường việc trao đổi nhân sự và các chuyên gia khác, bao gồm cả việc chỉ định sỹ quan liên lạc theo các thỏa thuận song phương giữa các Bên.

5. Trao đổi thông tin cụ thể về các biện pháp và phương thức được các nhóm tội phạm có tổ chức sử dụng và khi thích hợp, về lộ trình, phương tiện vận chuyển và việc sử dụng giấy tờ nhận dạng giả, các tài liệu bị thay đổi hoặc giả mạo hoặc các phương thức khác để che dấu các hoạt động của nhóm tội phạm.

6. Trao đổi thông tin và hợp tác hành chính hoặc các biện pháp khác để kịp thời phát hiện các hành vi phạm tội quy định tại Điều 2 của Thỏa thuận này.

5

KÝ KẾT THỎA THUẬN RIÊNG BIỆT

Các Bên có thể xem xét khả năng ký kết các thỏa thuận riêng, phù hợp với hệ thống pháp luật quốc gia với mục đích chỉnh các hình thức hợp tác cụ thể phát sinh từ Thỏa thuận này.

6

ỦY BAN HỖN HỢP

Các Bên sẽ thành lập một Ủy ban hỗn hợp để thúc đẩy và giám sát việc hợp tác theo Thỏa thuận này, để thực hiện việc này, hai Bên sẽ thông báo cho nhau, thông qua các kênh ngoại giao, các thành viên được chỉ định để hoạt động trong Ủy ban đó.

7

HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN HỖN HỢP

Ủy ban được đề cập ở trên sẽ họp theo quyết định của các Bên. Các cuộc họp sẽ được tổ chức luân phiên tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na nhằm các mục đích sau:

1. Đánh giá các mục tiêu được thiết lập trong Thỏa thuận này và tiến trình đã thực hiện;

2. Cùng kiến nghị các sáng kiến mới cho các chính phủ của mình;

3. Đề xuất để thực hiện tốt hơn các mục tiêu của Thỏa thuận này.

Khi cần thiết, các Bên có thể triệu tập các cuộc họp để trao đổi thông tin về các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng để chống lại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và thông qua các giải pháp thích hợp.

8

BẢO MẬT THÔNG TIN

Tất cả các thông tin, bằng lời nói hay văn bản, và mọi tài liệu được trao đổi liên quan đến việc thực hiện Thỏa thuận này, phải được giữ bí mật và phải được áp dụng các biện pháp mà Bên cung cấp thông tin cho là thích hợp, và có thể được sử dụng cho các mục đích khác chỉ khi Bên cung cấp đồng ý.

Các tài liệu, thông tin, phương tiện và thiết bị được cung cấp theo Thỏa thuận này không được chuyển giao cho bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của Bên cung cấp.

9

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Tất cả các hoạt động phát sinh từ Thỏa thuận này sẽ được thực hiện phù hợp với pháp luật và các quy định hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na.

10

TỪ CHỐI HOẶC CÁC KIỆN ĐỐI VỚI YÊU CẦU THÔNG TIN

Mỗi Bên có thể từ chối thực hiện toàn bộ hoặc một phần yêu cầu hỗ trợ thông tin của Bên kia hoặc đưa ra các kiện cho yêu cầu hỗ trợ đó, nếu Bên này cho rằng việc thực hiện yêu cầu hỗ trợ sẽ ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền, an ninh hoặc lợi ích cơ bản của quốc gia, hoặc thấy rằng yêu cầu trái với pháp luật hiện hành của mình. Trong trường hợp này, Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên kia.

11

CƠ QUAN THỰC HIỆN

Cơ quan thực hiện Thỏa thuận này, về phía nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Bộ Công an, và về phía nước Cộng hòa Ác-hen-ti-na, là Bộ An ninh.

Các cơ quan thực hiện sẽ liên lạc với nhau trực tiếp hoặc thông qua kênh ngoại giao.

12

CÁC NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH VÀ NGÂN SÁCH

Thỏa thuận này sẽ không làm phát sinh bất kỳ nghĩa vụ tài chính hoặc ngân sách nào cho các Bên.

13

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Tranh chấp phát sinh từ việc giải thích, áp dụng hoặc thực hiện Thỏa thuận này sẽ được giải quyết thông qua trao đổi giữa các cơ quan thực hiện Thỏa thuận. Trường hợp các cơ quan thực hiện Thỏa thuận không đạt được đồng thuận, tranh chấp sẽ được các Bên giải quyết thông qua kênh ngoại giao.

14

HIỆU LỰC, THỜI HẠN VÀ CHẤM DỨT

Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực khi các Bên có thông báo cho nhau về việc đã hoàn thành các thủ tục pháp luật trong nước để Thỏa thuận có hiệu lực. Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực trong vòng ba năm và tự động gia hạn trong khoảng thời gian ba năm tiếp theo, trừ khi một trong các Bên thông báo về ý định chấm dứt hiệu lực của Thỏa thuận này trước ba tháng qua kênh ngoại giao.

Làm tại Hà Nội, vào ngày 11 tháng 7 năm 2022, thành hai bản chính bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh, tất cả các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.

 

THAY MT CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




ÔNG BÙI THANH SƠN
BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA ÁC-HEN-TI-NA




ÔNG SANTIAGO ANDRÉS CAFIERO
BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO,
NGOẠI THƯƠNG VÀ TÔN GIÁO

 

AGREEMENT ON COOPERATION

IN PREVENTION AND COMBATING OF TRANSNATIONAL ORGANIZED CRIME BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE GOVERNMENT OF THE ARGENTINE REPUBLIC

The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the Argentine Republic, hereinafter “the Parties”;

In the context of the existing friendly relations between the two States;

Bearing in mind the “United Nations Convention against Transnational Organized Crime”, adopted the 15 of November 2000 and its Supplementing Protocol to “Prevent, Suppress and Punish Trafficking in Persons, Especially Women and Children”, adopted the 15 of November 2000;

Desirous of creating a framework of cooperation between the two countries and of coordinating their efforts to prevent and suppress transnational organized crime in all its forms;

With the aim of engaging in complementary efforts in relation to other relevant international Treaties or Agreements to which both countries are parties;

With the aim of establishing rights and obligations compatible with other international treaties to which they are party;

Have agreed as follows:

ARTICLE 1

SCOPE OF COOPERATION

The Parties, pledge their mutual cooperation to prevent and combat criminal acts associated with transnational organized crime committed within their respective territories, with a view to achieving ongoing coordination and more effective action in relation to transnational organized crime.

ARTICLE 2

FIELD OF COOPERATION

The cooperation to which the preceding article refers encompasses all matters of mutual concern related to the prevention, investigation and prosecution of the offences criminalized under articles 5, 6, 8 and 23 of the United Nations Convention against Transnational Organized Crime; Article 5 of the Protocol to Prevent, Suppress and Punish Trafficking in Persons, Especially Women and Children; and other criminal behaviour that is a manifestation of organized crime, is criminalized in both Parties domestic legal systems, and is transnational in nature.

For these purposes, an offence shall be considered transnational if:

1. It is committed in more than one State;

2. It is committed in one State but a substantial part of its preparation, planning, direction or control takes place in another State;

3. It is committed in one State but involves the participation of an organized criminal group that engages in criminal activities in more than one State; or

4. It is committed in one State but has substantial effects in another State.

ARTICLE 3

MATTER AND FORM OF COOPERATION

The cooperation and technical assistance to be carried out in accordance with this Agreement and within the framework of the United Nations Convention against Transnational Organized Crime and the Protocol to Prevent, Suppress and Punish Trafficking in Persons, Especially Women and Children may include:

1. Cooperation for the preparation, development or enhancement of training programs specifically conceived for their law enforcement services personnel and for other types of personnel responsible for preventing, detecting and controlling the crimes covered by the United Nations Convention against Transnational Organized Crime and its respective Protocols.

2. Planning and execution by each of the Parties of research and training programs aimed at the exchange of expertise in the areas mentioned in the preceding paragraph; this can include holding conferences and seminars to promote cooperation and the examination of common domestic problems, as well as the exchange of opinions between experts and professionals, scientific and academic circles on organized crime trends in their respective territories, the environment in which it operates, and the technologies employed.

3. Exchanges of personnel between focal point or agencies with relevant responsibilities, for which purpose specific agreements may be concluded.

ARTICLE 4

ADOPTION OF EFFECTIVE MEASURES

The Parties shall, in particular, collaborate on the adoption of effective measures to:

1. Improve channels of communication between their competent authorities, agencies and services and, if necessary, establish them to ensure the secure and prompt exchange of information on all aspects of the offences covered by Article 2 of this Agreement, as well as on their associations with other criminal activities.

2. Cooperate in conducting inquiries into the offences covered under Article 2 of this Agreement with regard to the following:

a. The identity, whereabouts and activities of persons allegedly implicated in those offences;

b. The identity of persons who are victims of such crimes, and whose current whereabouts are unknown;

c. The movement of the proceeds of crime or of property derived from the commission of those offences;

d. The movement of property, equipment or other instruments used in or destined for use in the commission of those offences.

3. Provide, where appropriate, the elements or the amounts of substances needed for purposes of analysis or investigation.

4. Facilitate coordination between their competent agencies, authorities and services and promote the exchange of personnel and other experts, including the appointment of liaison officers under bilateral arrangements between the Parties.

5. Exchange information on the concrete means and methods used by organized criminal groups and, where appropriate, on the routes and means of transportation and the use of false identities, altered or falsified papers or other means to cover up their activities.

6. Exchange information and coordinate administrative or other measures taken for prompt detection of the offences covered by Article 2 of this Agreement.

ARTICLE 5

CONCLUDING SPECIFIC AGREEMENTS

The Parties may consider the possibility of concluding specific agreements between them, in keeping with their respective legal systems, for the purpose of regulate specific ways of cooperation arising from this Agreement.

ARTICLE 6

JOINT COMMISSION

The Parties shall form a Joint Commission to promote and oversee the cooperation inherent in this Agreement, for which purpose they shall notify each other, through their diplomatic channels, of the members designated to serve on that Commission.

ARTICLE 7

OPERATION OF JOINT COMMISSION

The Commission to which the preceding article refers shall meet when the Parties so decide. The meetings shall be held alternately in the Socialist Republic of Viet Nam and the Argentine Republic for the following purposes:

1. Evaluate the objectives established in this Agreement and the progress achieved;

2. Recommend new possible joint initiatives to their governments;

3. Make suggestions on how to better achieve the objectives of this Agreement.

When deemed necessary by them, the Parties may call working meetings to exchange information on the techniques and methods being used to combat transnational organized crime and to adopt appropriate measures.

ARTICLE 8

SECURITY INFORMATION

All information, whether oral or written, and all documents exchanged in relation to the execution of this Agreement, shall be considered confidential and shall be subject to the conditions considered appropriate by the supplying Party, and may be used for other purposes only if the supplying Party gives its consent.

The materials, information, means and equipment provided under this Agreement shall not be transferred to third parties without the consent of the supplying Party.

ARTICLE 9

APPLICATION OF LAW

All activities arising from this Agreement shall be carried out in accordance with the laws and provisions in force in the Socialist Republic of Viet Nam and in the Argentine Republic.

ARTICLE 10

REFUSAL OR CONDITIONS ON A REQUEST OF INFORMATION

Either Party may decline a request for information, either in whole or in part, or impose certain conditions on the request, if that Party considers that complying with such request would imperil the State’s independence, sovereignty, security or essential interests, or if it finds the request to be contrary to its laws. In such case, it shall so notify the other Party.

ARTICLE 11

APPLICATION AUTHORITIES

The Application Authorities this Agreement shall be, for the Socialist Republic of Viet Nam, the Ministry of Public Security, and for the Argentine Republic, the Ministry of Security.

The Application Authorities shall communicate with each other directly or through diplomatic channels.

ARTICLE 12

FINANCIAL AND BUDGETARY COMMITMENTS

This Agreement shall not give rise to any financial or budgetary commitments for the Parties.

ARTICLE 13

SETTLEMENT OF DISPUTES

Any dispute arising out of the interpretation, application, or implementation of this Agreement shall be resolved through negotiations between the Application Authorities. If the Application Authorities are unable to reach an agreement, the dispute shall be resolved by the Parties through diplomatic channels.

ARTICLE 14

ENTRY INTO FORCE, DURATION AND TERMINATION

This Agreement shall enter into force once the Parties have notified each other that the requirements stipulated in their respective laws for the entry into force of the Agreement have been met. The Agreement shall remain in force for three years and shall be renewed automatically for additional three-year periods unless either Party notifies the other, through diplomatic channels and three months prior to the end of the term, of its intention to terminate the Agreement.

Done in Ha Noi, on the 11th July, 2022, in two originals in Vietnamese, Spanish and English, all text being equally authentic. In case of divergence in the interpretation, the English text will prevail.

 

FOR THE GOVERNMENT
OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM




H.E BUI THANH SON
MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS

FOR THE GOVERNMENT
OF THE ARGENTINE REPUBLIC




H.E SANTIAGO ANDRÉS CAFIERO
MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS, INTERNATIONAL TRADE AND WORSHIP

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông báo 14/2023/TB-LPQT hiệu lực của Thỏa thuận hợp tác về phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia giữa Việt Nam và Ác-hen-ti-na

  • Số hiệu: 14/2023/TB-LPQT
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 11/07/2022
  • Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Argentina
  • Người ký: Bùi Thanh Sơn, Santiago Andrés Cafiero
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 919 đến số 920
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản