BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2013/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2013 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định về các trung tâm văn hóa giữa Chính phủ nước Cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, ký tại Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 2009, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2013.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp, dưới đây gọi là « các Bên » hoặc « mỗi Bên »;
Mong muốn phát triển việc trao đổi và hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và khoa học, cũng như mong muốn tăng cường tình hữu nghị và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiểu biết lẫn nhau;
Trên cơ sở cam kết của các Bên tham gia Công ước về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa thông qua tại Paris ngày 20 tháng 10 năm 2005;
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp ngày 10 tháng 2 năm 1993 về tránh đánh thuế hai lần và phòng ngừa trốn lậu thuế thu nhập và thuế tài sản;
Căn cứ Hiệp định hợp tác văn hóa, khoa học và kỹ thuật ký tại Paris ngày 27 tháng 4 năm 1977 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp;
Đã thỏa thuận như sau:
Một «Trung tâm Văn hóa» hay «Trung tâm» là một cơ quan hành chính có mục tiêu thúc đẩy trao đổi văn hóa, ngôn ngữ, khoa học và kỹ thuật giữa các Bên.
«Quốc gia tiếp nhận» hay «nước tiếp nhận» là Nhà nước nơi đặt Trung tâm Văn hóa.
«Quốc gia cử» hay «nước cử» là Nhà nước có Trung tâm Văn hóa.
Điều 2. Mục đích của Hiệp định
Các Bên thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội (dưới đây gọi là «CCF») và cho việc thành lập và hoạt động của Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris (dưới đây gọi là «CCV»).
Thông qua việc trao đổi thư bổ sung và phù hợp với Hiệp định này, các Bên có thể quyết định thiết lập các cơ sở trực thuộc các Trung tâm, tại mọi thành phố khác của nước tiếp nhận.
Điều 3. Nhiệm vụ của các Trung tâm
Các Trung tâm văn hóa có nhiệm vụ góp phần phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, truyền thông, khoa học và kỹ thuật, và giới thiệu trực tiếp cho công chúng sự phong phú và những thành tựu của hai nước trong các lĩnh vực này.
Điều 4. Qui chế về các Trung tâm
CCF thuộc quyền quản lý của Đại sứ Pháp tại Hà Nội, với tư cách là đại diện của Bộ Ngoại giao và châu Âu của Pháp.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đại diện cho Chính phủ Việt Nam trong các quan hệ với CCF về tất cả những gì liên quan đến việc thực hiện Hiệp định này.
CCV thuộc quyền quản lý của Đại sứ Việt Nam tại Paris, với tư cách đại diện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bộ Ngoại giao và châu Âu của Pháp đại diện cho Chính phủ Pháp trong các quan hệ với CCV về tất cả những gì liên quan tới việc thực hiện Hiệp định này.
Các Trung tâm Văn hóa có thể thiết lập quan hệ trực tiếp với tất cả mọi pháp nhân và thể nhân theo quy định của công pháp hay tư pháp, của cả hai Bên, để tổ chức các hoạt động được nêu tại Điều 5 của Hiệp định này.
Phù hợp với pháp luật của Quốc gia tiếp nhận, các Trung tâm được tự do:
(i) - tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật (đặc biệt là các hội nghị, hội thảo, biểu diễn, hòa nhạc và triển lãm),
- thiết kế và triển khai các dự án hợp tác văn hóa và khoa học,
- duy trì một thư viện đa phương tiện cho phép tra cứu và mượn tài liệu mang tính chất văn hóa, giáo dục du lịch, khoa học và kỹ thuật,
- quảng bá và giảng dạy ngôn ngữ, nghệ thuật, thể thao của nước cử,
- mời và đón tiếp các nhà nghiên cứu, các diễn giả, các nghệ sĩ... đến từ Quốc gia cử,
(ii) - ấn hành và phổ biến các chương trình thông tin, các catalô giới thiệu và các tài liệu khác mang tính chất văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch, kinh tế, khoa học và kỹ thuật,
- giới thiệu và trình chiếu các bộ phim và các tài liệu nghe nhìn khác,
(iii) - tổ chức mọi hoạt động cho phép công chúng hiểu rõ hơn về nước cử và phát triển hợp tác giữa hai nước.
Phù hợp với pháp luật của Quốc gia tiếp nhận, các Bên đảm bảo cho công chúng được tự do tiếp cận với các hoạt động của các trung tâm, diễn ra ở trong hay ngoài trụ sở các Trung tâm, và tạo điều kiện cho các Trung tâm có thể sử dụng mọi phương tiện có sẵn nhằm thông tin cho công chúng về hoạt động của mình.
Theo các điều kiện quy định tại Điều 9 của hiệp định này, các Trung tâm được:
- thu phí vào xem đối với các hoạt động do mình tổ chức, phí đăng ký học và các hoạt động của trung tâm,
- bán các sản phẩm văn hóa và các vật phẩm khác có liên quan trực tiếp với các hoạt động do mình tổ chức, dưới bất kỳ hình thức vật phẩm nào,
- hưởng các khoản tài trợ,
- tiếp nhận quà, tài sản cho tặng, di tặng, phù hợp với pháp luật của Quốc gia tiếp nhận,
- ký các hợp đồng chuyển nhượng mang tính thương mại đối với trụ sở của mình trên cơ sở tôn trọng luật thương mại và luật lao động của nước tiếp nhận.
Điều 8. Công trình xây dựng và qui hoạch
Sau khi nhận được giấy phép xây dựng, Quốc gia cử chỉ đạo các nghiên cứu, việc xây dựng và qui hoạch trong các Trung tâm của mình và các chi nhánh Trung tâm phù hợp với các quy định về qui hoạch về đô thị của Quốc gia tiếp nhận. Quốc gia cử tự chọn doanh nghiệp, phù hợp với luật thương mại và luật lao động của nước tiếp nhận.
Điều 9. Chế độ thuế quan đối với các Trung tâm
Chế độ thuế đối với các Trung tâm được quy định bởi luật pháp của Quốc gia tiếp nhận, trừ khi trái với các điều khoản của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp ký ngày 10 tháng 2 năm 1993 về tránh đánh thuế hai lần và phòng ngừa trốn lậu thuế thu nhập và thuế tài sản,
Trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, và phù hợp với pháp luật của Quốc gia tiếp nhận về thuế hải quan và thuế xuất nhập khẩu văn hóa phẩm, các Trung tâm được miễn thuế hải quan và các loại thuế, phí khác khi nhập khẩu tài sản sau đây:
- các động sản, trang thiết bị, đồ dùng văn phòng cần thiết cho hoạt động hành chính thông thường,
- các tài liệu và văn hóa phẩm đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu và/hoặc đã được phép phát hành, dưới bất kỳ hình thức vật phẩm nào,
- các phim dùng để trình chiếu tại các trung tâm,
- các dụng cụ và đồ vật có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tổ chức tại các Trung tâm.
Các tài sản chỉ được cho mượn, cho thuê, cầm cố hay bán theo các điều kiện quy định bởi pháp luật của Quốc gia tiếp nhận.
Điều 10. Qui chế đối với nhân viên
Mỗi Trung tâm được đặt dưới sự quản lý của một Giám đốc, người có trách nhiệm điều hành các hoạt động và đảm bảo sự vận hành của Trung tâm. Giám đốc thực hiện quyền quản lý đối với toàn bộ nhân sự của Trung tâm. Giám đốc có thể có một phó giám đốc trợ giúp.
Giám đốc có thể là một thành viên nhân sự ngoại giao của Nhà nước cử. Như vậy, Giám đốc này được ghi tên trong danh sách thành viên nhân sự ngoại giao.
Giám đốc, phó giám đốc và nhân viên của các Trung tâm do Quốc gia cử bổ nhiệm. Họ có thể là công dân của Quốc gia cử, của Quốc gia tiếp nhận, hay của một nước thứ ba.
Nếu nhân sự thường trực là công dân của một nước thứ ba, việc bổ nhiệm phải được sự chấp thuận của Quốc gia tiếp nhận.
Nếu nhân sự thường trực là công dân của Quốc gia tiếp nhận, Trung tâm sẽ chuyển hồ sơ tiếp nhận tới các cơ quan có thẩm quyền.
Các bên thông báo cho nhau biết về việc tuyển dụng, thời gian bắt đầu cũng như kết thúc nhiệm vụ của nhân sự lãnh đạo.
Điều 11. Luật áp dụng cho nhân viên
Đối với các viên chức, có trong biên chế chính thức hoặc không, là công dân của Quốc gia cử, và là nhân sự của các Trung tâm và tạm trú tại Quốc gia tiếp nhận, thì áp dụng luật lao động và luật bảo hiểm xã hội của Quốc gia cử.
Đối với các nhân viên được tuyển dụng tại chỗ của các Trung tâm tại Quốc gia tiếp nhận, là công dân của Quốc gia tiếp nhận hoặc cư trú thường xuyên và hợp pháp tại đó, thì áp dụng luật pháp Quốc gia tiếp nhận. Họ phải tuân thủ chế độ bảo hiểm xã hội của Quốc gia tiếp nhận, trừ phi hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội có những quy định khác.
Điều 12. Chế độ thuế đối với các thành viên của các Trung tâm
Chế độ thuế đối với thành viên của các Trung tâm được quy định bởi pháp luật của Quốc gia tiếp nhận, trừ khi trái với các quy định trong Hiệp định ngày 10 tháng 2 năm 1993 về tránh đánh thuế hai lần và phòng chống trốn lậu thuế thu nhập và thuế tài sản.
Quốc gia tiếp nhận cho phép các thành viên của các Trung tâm sang làm việc tại nước mình có nhiệm kỳ công tác từ trên một năm, trong thời hạn sáu tháng tính từ khi đảm nhiệm chức vụ, được nhập động sản và đồ dùng cá nhân (trừ xe ô tô) miễn thuế hải quan và các loại thuế, phí khác phù hợp với luật pháp hiện hành áp dụng trên lãnh thổ của mình.
Chế độ miễn thuế này chỉ áp dụng cho thời gian người đó làm việc tại Trung tâm Văn hóa với điều kiện khi hết nhiệm kỳ, phải tái xuất các đồ đạc đó hoặc chuyển giao cho người thay thế.
Chế độ miễn thuế này không áp dụng cho các thành viên của các Trung tâm là công dân của nước tiếp nhận hoặc là người thường trú tại Quốc gia tiếp nhận.
Điều 13. Qui chế của công dân châu Âu được coi như công dân Pháp
Kiều dân các nước châu Âu được coi như công dân Pháp được hưởng các quyền như công dân Pháp khi áp dụng Hiệp định này.
Quốc gia tiếp nhận cam kết dành cho các thành viên sang làm việc tại Trung tâm văn hóa cũng như vợ/chồng và con đang phải nuôi của họ những thuận lợi trong việc cấp thị thực nhập cảnh và thẻ cư trú trong thời gian họ làm việc tại Trung tâm.
Điều 15. Qui định đặc biệt liên quan tới việc mở các Trung tâm Văn hóa
Các Bên tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập trụ sở và các chi nhánh Trung tâm Văn hóa ở mỗi nước.
Các Bên ghi nhận:
Trung tâm Văn hóa Việt Nam (CCV) đóng trụ sở tại 19-19 Bis rue Albert 75013 Paris và Trung tâm Văn hóa Pháp (CCF) đóng trụ sở tại 24 Tràng Tiền, Hà Nội.
Các vấn đề liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định này được giải quyết thông qua con đường ngoại giao.
Mỗi Bên thông báo bằng văn bản cho bên kia việc hoàn tất các thủ tục pháp lý nội bộ để Hiệp định này có hiệu lực.
Hiệp định này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản cuối cùng.
Điều 18. Thời hạn của Hiệp định
Hiệp định này được ký cho một thời hạn là mười năm. Hiệp định được mặc nhiên gia hạn với thời hạn tương tự.
Hiệp định có thể bị hủy bởi một Bên thông qua thông báo bằng văn bản trước một năm.
Điều 19. Các điều khoản cuối cùng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, và Bộ Ngoại giao và châu Âu của Pháp có trách nhiệm thi hành Hiệp định này.
Hiệp định này thay thế cho Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pháp về việc thiết lập đại diện Trung tâm ngôn ngữ và văn minh Pháp tại Hà Nội, ký ngày 26 tháng 4 năm 1991 tại Hà Nội.
Hai Bên tiến hành trao đổi các văn bản cần thiết nhằm cụ thể hóa các quy định riêng và đặc thù của từng Trung tâm.
Làm tại Hà nội, ngày 12 tháng 11 năm 2009, thành hai bản gốc, bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, hai văn bản có giá trị như nhau.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
- 1Thông báo hiệu lực của Hiệp định củng cố Đề án tăng cường giảng dạy tiếng Pháp tại Đông Nam Á (VALOFRASE)
- 2Thông báo hiệu lực của Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giữ gìn trật tự an toàn xã hội giữa Việt Nam - Pháp
- 3Thông báo hiệu lực của Thỏa thuận hợp tác về đào tạo tiếng Pháp cho cán bộ ngoại giao và công chức Việt Nam giữa Việt Nam và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ
- 1Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005
- 2Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn và lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam - Pháp
- 3Thông báo hiệu lực của Hiệp định củng cố Đề án tăng cường giảng dạy tiếng Pháp tại Đông Nam Á (VALOFRASE)
- 4Thông báo hiệu lực của Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giữ gìn trật tự an toàn xã hội giữa Việt Nam - Pháp
- 5Thông báo hiệu lực của Thỏa thuận hợp tác về đào tạo tiếng Pháp cho cán bộ ngoại giao và công chức Việt Nam giữa Việt Nam và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ
Thông báo 47/2013/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về các trung tâm văn hóa giữa Việt Nam - Pháp
- Số hiệu: 47/2013/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 12/11/2009
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà Pháp, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Huỳnh Vĩnh Ái, Hervé Bolot
- Ngày công báo: 18/10/2013
- Số công báo: Từ số 663 đến số 664
- Ngày hiệu lực: 01/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực