BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2021/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2021 |
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Ca-ta về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau, ký tại Đô-ha ngày 08 tháng 3 năm 2009, có hiệu lực từ ngày 08 tháng 12 năm 2021.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Ca-ta, sau đây gọi là “Các Bên ký kết”;
Mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy mạnh mẽ hơn hoạt động đầu tư của nhà đầu tư của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia;
Thừa nhận rằng khuyến khích và bảo hộ những hoạt động đầu tư này sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư và công nghệ giữa hai Bên ký kết vì lợi ích phát triển kinh tế;
Đã thỏa thuận như sau:
Với mục đích của Hiệp định này và trừ khi có qui định khác, những từ và thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Nhà đầu tư” với mỗi Bên ký kết có nghĩa là:
a) Thể nhân có quốc tịch của Bên ký kết phù hợp với quy định của pháp luật của Bên ký kết đó; hoặc
b) Pháp nhân, tổ chức, tập đoàn, công ty, hãng hoặc hiệp hội thương mại được thành lập hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật của Bên ký kết đó và có trụ sở chính trên lãnh thổ của Bên ký kết đó,
đã thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.
2. “Đầu tư” có nghĩa là bất kỳ loại tài sản nào được thành lập hoặc có được, bao gồm cả việc thay đổi hình thức của khoản đầu tư nói trên, phù hợp với pháp luật quốc gia của Bên ký kết mà trên lãnh thổ của Bên đó hoạt động đầu tư được diễn ra và bao gồm cụ thể nhưng không chỉ là:
a) Động sản và bất động sản cũng như những quyền tài sản khác như quyền thế chấp, quyền đối với tài sản bảo đảm, quyền cầm cố;
b) Cổ phiếu và cổ phần và trái phiếu của công ty và bất kỳ hình thức tham gia tương tự nào khác vào công ty;
c) Quyền đòi tiền hoặc quyền đối với bất kỳ việc thực hiện hợp đồng nào có giá trị tài chính;
d) Quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với pháp luật có liên quan của Bên ký kết tương ứng;
e) Nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng, bao gồm nhượng quyền tìm kiếm và khai thác dầu mỏ và tài nguyên thiên nhiên khác.
3. “Thu nhập” có nghĩa là khoản tiền thu được từ hoạt động đầu tư và bao gồm, cụ thể nhưng không chỉ là, lợi nhuận, lãi tiền vay, thu nhập từ vốn, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí. Thu nhập được tái đầu tư được bảo hộ tương tự như đầu tư.
4. “Lãnh thổ” có nghĩa:
a) Đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là lãnh thổ đất liền, các hải đảo, nội thủy, lãnh hải và vùng trời phía trên đó, các vùng biển ngoài lãnh hải bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với pháp luật quốc gia và luật pháp quốc tế.
b) Đối với Nhà nước Ca-ta, là các vùng đất liền, nội thủy và lãnh hải bao gồm đáy biển, vùng đất dưới đáy biển, vùng trời trên đó, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Nhà nước Ca-ta mà trên đó Nhà nước Ca-ta thực hiện chủ quyền và quyền chủ quyền phù hợp với quy định của luật quốc tế và pháp luật quốc gia của Ca-ta.
Hiệp định này được áp dụng cho tất cả các khoản đầu tư được tiến hành bởi nhà đầu tư của mỗi Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia, được chấp thuận bằng văn bản bởi Bên ký kết là nước tiếp nhận đầu tư phù hợp với luật pháp, quy định và chính sách của Bên đó, cho dù khoản đầu tư này tồn tại vào thời điểm Hiệp định này có hiệu lực hoặc được thành lập sau đó. Tuy nhiên, Hiệp định này không áp dụng cho những khiếu nại phát sinh từ những sự kiện đã xảy ra hoặc những khiếu nại được đưa ra trước thời điểm Hiệp định này có hiệu lực.
1. Mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư của Bên ký kết kia đầu tư vào lãnh thổ của mình, và tiếp nhận khoản đầu tư đó phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành của nước mình.
2. Đầu tư và thu nhập của nhà đầu tư của mỗi Bên ký kết sẽ được dành sự đối xử công bằng và bình đẳng trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.
ĐỐI XỬ QUỐC GIA VÀ ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ
1. Mỗi Bên ký kết sẽ, tùy thuộc vào quy định của pháp luật nước mình, dành cho đầu tư của các nhà đầu tư của Bên ký kết kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó, trong điều kiện tương tự, dành cho đầu tư trên lãnh thổ của mình của nhà đầu tư của nước mình (“đối xử quốc gia’’) hoặc đầu tư của nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào (“đối xử tối huệ quốc”), liên quan đến việc sử dụng, quản lý, điều hành, hoạt động và bán hoặc định đoạt khác đối với khoản đầu tư.
2. Quy định tại điều khoản này sẽ không được hiểu là bắt buộc một Bên ký kết phải dành cho nhà đầu tư của Bên ký kết kia lợi ích của bất kỳ một sự đối xử nào, sự ưu đãi hoặc đặc quyền nào xuất phát từ:
a. Bất kỳ liên minh thuế quan, khu vực mậu dịch tự do, liên minh tiền tệ, hoặc những hình thức hiệp định kinh tế song phương, khu vực và quốc tế hoặc bất kỳ một hiệp định quốc tế nào tương tự mà mỗi Bên ký kết là thành viên hoặc có thể trở thành thành viên.
b. Bất kỳ hiệp định song phương, khu vực, quốc tế hoặc các thỏa thuận tương tự mà mỗi Bên ký kết là thành viên hoặc có thể trở thành thành viên hoặc bất kỳ văn bản pháp luật quốc gia nào liên quan toàn bộ hoặc phần lớn đến thuế.
3. Để rõ ràng hơn, đối xử tối huệ quốc không bao gồm yêu cầu dành cho các nhà đầu tư của Bên ký kết kia trình tự giải quyết tranh chấp nào khác ngoài trình tự quy định trong Hiệp định này.
TƯỚC QUYỀN SỞ HỮU VÀ BỒI THƯỜNG
1. Khoản đầu tư sẽ không là đối tượng, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, của bất kỳ hành vi tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hóa hoặc bất kỳ một thủ tục nào khác có kết quả tương tự, trừ trường hợp vì lợi ích công cộng, không phân biệt đối xử, và được bồi thường công bằng và bình đẳng, theo trình tự pháp luật và nguyên tắc chung của sự đối xử quy định tại khoản 2 của Điều này.
2. Việc đền bù nói trên phải tương xứng với giá thị trường của khoản đầu tư bị tước quyền sở hữu tại thời điểm tước quyền sở hữu hoặc tuyên bố tước quyền sở hữu và được xác định phù hợp với điều kiện kinh tế bình thường tại thời điểm trước khi có bất kỳ nguy cơ nào về tước quyền sở hữu. Tiền bồi thường sẽ được trả không chậm trễ nếu không có lý do và được tự do chuyển ra nước ngoài. Trong trường hợp trì hoãn không có lý do, khoản bồi thường sẽ bao gồm tiền lãi kể từ ngày tước quyền sở hữu cho đến ngày thanh toán tính theo lãi suất LIBOR 6 tháng.
3. Không ảnh hưởng tới quyền của nhà đầu tư theo Điều 8 của Hiệp định này, theo luật của Bên ký kết thực hiện việc tước quyền sở hữu, nhà đầu tư có quyền được cơ quan tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền độc lập khác của Bên ký kết đó xem xét lại việc định giá khoản bồi thường của mình phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Điều này. Bên ký kết thực hiện tước quyền sở hữu sẽ cố gắng bảo đảm rằng việc xem xét này được tiến hành nhanh chóng.
4. Nếu một Bên ký kết tước quyền sở hữu tài sản của một công ty được thành lập hoặc tổ chức theo pháp luật có hiệu lực trên bất cứ phần lãnh thổ nào của Bên đó, và nhà đầu tư của Bên ký kết kia nắm giữ phần vốn góp của Công ty đó, Bên ký kết ban đầu sẽ đảm bảo rằng quy định của khoản 1 Điều này được áp dụng trong một chừng mực cần thiết để đảm bảo bồi thường công bằng và bình đẳng liên quan đến khoản đầu tư đó cho nhà đầu tư của Bên ký kết kia sở hữu phần vốn góp này.
5. Nhà đầu tư của một Bên ký kết có khoản đầu tư trên lãnh thổ của Bên ký kết kia bị thiệt hại do chiến tranh hoặc xung đột vũ trang khác, tình trạng khẩn cấp quốc gia, hoặc rối loạn dân sự trên lãnh thổ của Bên ký kết kia sẽ được Bên ký kết kia dành cho sự đối xử, liên quan đến hoàn trả, bồi thường, đền bù hoặc phương thức giải quyết khác, không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên ký kết đó dành cho nhà đầu tư của họ hoặc dành cho nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào. Khoản thanh toán sẽ được tự do chuyển ra nước ngoài.
CHUYỂN ĐẦU TƯ VÀ THU NHẬP RA NƯỚC NGOÀI
1. Mỗi Bên ký kết sẽ, tùy thuộc vào thủ tục trong nước của mình, cho phép các khoản tiền của nhà đầu tư của Bên ký kết kia liên quan đến khoản đầu tư trong lãnh thổ của nước mình được chuyển tự do ra nước ngoài không chậm trễ nếu không có lý do và trên cơ sở không phân biệt đối xử. Những khoản tiền này bao gồm:
a. Vốn đầu tư và vốn đầu tư bổ sung để duy trì và gia tăng đầu tư;
b. Thu nhập;
c. Tiền thanh toán cho bất kỳ khoản vay nào liên quan đến đầu tư, bao gồm cả tiền lãi;
d. Khoản tiền thu được từ bán cổ phiếu;
e. Khoản tiền do nhà đầu tư thu được từ việc bán hoặc bán một phần hoặc thanh lý;
f. Thu nhập của công dân của một Bên ký kết thu được từ việc làm liên quan đến đầu tư trên lãnh thổ của Bên ký kết kia;
g. Khoản thanh toán phát sinh từ tranh chấp đầu tư;
h. Tiền bồi thường theo Điều 5 của Hiệp định này.
2. Trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên, tiền chuyển ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều này sẽ là đồng tiền của khoản đầu tư ban đầu hoặc bất kỳ một đồng tiền nào khác có thể chuyển đổi. Việc chuyển tiền ở trên được thực hiện theo tỷ giá thị trường hiện hành vào ngày chuyển đổi.
Nếu một Bên ký kết hoặc cơ quan do Bên đó chỉ định đã bảo đảm đền bù cho rủi ro phi thương mại liên quan đến đầu tư của bất kỳ nhà đầu tư nào của nước mình trên lãnh thổ của Bên ký kết kia và đã thanh toán cho nhà đầu tư đó liên quan đến quyền đòi tiền của nhà đầu tư đó theo Hiệp định này, Bên ký kết kia đồng ý rằng Bên ký kết ban đầu hoặc cơ quan do Bên đó chỉ định, do hiệu lực của việc thế quyền, được thực hiện các quyền và quyền đòi tiền của nhà đầu tư này. Các quyền và quyền đòi tiền được thế quyền không vượt quá quyền hoặc quyền đòi tiền ban đầu của nhà đầu tư đó.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA MỘT BÊN KÝ KẾT VÀ NHÀ ĐẦU TƯ CỦA BÊN KÝ KẾT KIA
1. Bất kỳ tranh chấp pháp lý theo quy định của Hiệp định này giữa một Bên ký kết và nhà đầu tư của Bên ký kết kia, phát sinh trực tiếp từ một khoản đầu tư, sẽ được giải quyết trên cơ sở hòa giải giữa các bên tranh chấp.
2. Nếu tranh chấp này không được giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này trong vòng 6 tháng kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản về việc giải quyết tranh chấp, mỗi bên tranh chấp có thể đệ trình tranh chấp cho:
a. Tòa án có thẩm quyền của Bên ký kết chủ nhà;
b. Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư được thành lập theo Công ước về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư giữa Nhà nước và Công dân của Nhà nước khác ngày 18 tháng 3 năm 1965 tại Washington, D.C., nếu cả hai Bên ký kết là thành viên của Công ước; hoặc
c. Một Tòa trọng tài theo vụ việc (ad hoc).
Mỗi bên tranh chấp đầu tư đã lựa chọn một trong những phương thức giải quyết tranh chấp nêu trên thì không thể lựa chọn hai phương thức giải quyết tranh chấp còn lại.
3. Tòa trọng tài theo vụ việc quy định tại khoản 2 (c) sẽ được thành lập như sau:
a. Mỗi bên tranh chấp sẽ chỉ định một trọng tài, và hai trọng tài được chỉ định này sẽ cùng nhau thỏa thuận lựa chọn một trọng tài thứ ba. Trọng tài thứ ba này phải là công dân của một nước thứ ba và sẽ được hai bên tranh chấp chỉ định làm Chủ tịch Tòa trọng tài. Tất cả các trọng tài phải được chỉ định trong vòng hai (2) tháng kể từ ngày một bên thông báo cho bên kia việc đệ trình tranh chấp ra trọng tài.
b. Nếu thời hạn được quy định tại khoản 3 (a) ở trên không được tuân thủ, nếu không có bất kỳ thỏa thuận nào khác, mỗi bên sẽ mời Tổng thư ký, hoặc Phó Tổng thư ký của Tòa Trọng tài Thường trực, người không phải là công dân của các Bên ký kết, tiến hành sự chỉ định cần thiết.
c. Tòa trọng tài theo vụ việc sẽ quyết định theo biểu quyết đa số. Những quyết định này sẽ là quyết định cuối cùng và có giá trị pháp lý ràng buộc các bên và sẽ được thi hành phù hợp với pháp luật trong nước của Bên ký kết tham gia tranh chấp. Những quyết định này sẽ được thực hiện phù hợp với quy định của Hiệp định này và pháp luật của Bên ký kết tham gia tranh chấp.
d. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, địa điểm trọng tài sẽ ở tại La Hay (Hà Lan)
Phù hợp với quy định nêu trên, Tòa trọng tài sẽ tuân theo Quy tắc Trọng tài của Ủy ban về Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL)
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA CÁC BÊN KÝ KẾT
1. Hai Bên ký kết sẽ cố gắng với thiện chí và hợp tác lẫn nhau để giải quyết công bằng và nhanh chóng bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa các Bên ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này. Theo đó, hai Bên ký kết đồng ý tiến hành đàm phán khách quan trực tiếp để giải quyết tranh chấp. Nếu tranh chấp không được giải quyết trong vòng sáu (6) tháng kể từ ngày một trong hai Bên ký kết nêu vấn đề, theo yêu cầu của một trong hai Bên ký kết, tranh chấp sẽ được đệ trình lên Tòa trọng tài gồm ba (3) thành viên.
2. Trong thời hạn hai (2) tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu nói trên mỗi Bên ký kết sẽ chỉ định một trọng tài, và hai trọng tài được chỉ định, trong thời hạn hai (2) tháng và với sự chấp thuận của cả hai Bên ký kết, sẽ chỉ định một công dân của nước thứ ba làm Chủ tịch Tòa trọng tài.
3. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 của Điều này mà không thực hiện được những sự chỉ định cần thiết, mỗi Bên ký kết có thể, trong trường hợp không có bất kỳ thỏa thuận nào khác, mời Chủ tịch của Tòa án Quốc tế để đưa ra những chỉ định cần thiết. Nếu Chủ tịch là công dân của một trong hai Bên ký kết hoặc vì những lý do khác mà không thực hiện được công việc nêu trên, Phó Chủ tịch sẽ được mời để đưa ra những chỉ định cần thiết. Nếu Phó Chủ tịch là công dân của một trong hai Bên ký kết hoặc vì những lý do khác mà không thực hiện được công việc nêu trên, thành viên cấp cao tiếp theo của Tòa án Quốc tế mà không là công dân của một trong hai Bên ký kết sẽ được mời để đưa ra sự chỉ định cần thiết.
4. Tòa trọng tài sẽ quyết định theo đa số. Những quyết định nêu trên có hiệu lực bắt buộc đối với cả hai Bên ký kết. Mỗi Bên ký kết sẽ phải chịu các chi phí cho các trọng tài của mình và chi phí tham gia của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài; chi phí của Chủ tịch và các chi phí còn lại khác sẽ chia đều cho hai Bên ký kết. Tuy nhiên, Tòa trọng tài có thể quyết định một trong hai Bên ký kết sẽ phải chịu phần chi phí cao hơn và quyết định này sẽ có hiệu lực bắt buộc với cả hai Bên ký kết. Tòa trọng tài sẽ tự quyết định thủ tục giải quyết tranh chấp của mình.
5. Trừ trường hợp các Bên ký kết có thỏa thuận khác, địa điểm trọng tài sẽ là La Hay (Hà Lan).
6. Tất cả khiếu nại sẽ được đệ trình và các phiên xét xử sẽ được thực hiện trong thời hạn tám (8) tháng kể từ ngày thành viên thứ ba được chỉ định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tòa trọng tài sẽ đưa ra quyết định trong thời hạn hai (2) tháng kể từ ngày đệ trình bản luận cứ cuối cùng hoặc ngày kết thúc phiên xét xử chung, tùy thuộc ngày nào chậm hơn.
7. Nếu tranh chấp đã được đưa ra một Tòa trọng tài khác theo quy định của Điều 8 nêu trên và đang trong quá trình xét xử ở Tòa trọng tài đó thì sẽ không được đưa ra giải quyết tại Tòa trọng tài theo các quy định của Điều này. Quy định này không cản trở việc tiến hành đàm phán trực tiếp trên tinh thần xây dựng giữa các Bên ký kết.
NHẬP CẢNH VÀ LƯU TRÚ CỦA CÁ NHÂN
Bên ký kết sẽ, tùy theo pháp luật có hiệu lực trong từng thời điểm của nước mình liên quan đến nhập cảnh và lưu trú của người không phải là công dân nước mình, cho phép thể nhân của Bên ký kết kia và những người được nhà đầu tư của Bên ký kết kia bổ nhiệm hoặc tuyển dụng được nhập cảnh và lưu trú trên lãnh thổ của mình với mục đích tiến hành các hoạt động liên quan đến đầu tư.
1. Trừ khi Hiệp định này có quy định khác, tất cả hoạt động đầu tư sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật có hiệu lực trên lãnh thổ của Bên ký kết nơi thực hiện đầu tư.
2. Bất kể khoản 1 của Điều này, Hiệp định này không ngăn cản Bên ký kết chủ nhà tiến hành các hành động để bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu của mình hoặc trật tự công cộng hoặc chuẩn mực đạo đức liên quan đến trật tự công cộng hoặc trong các trường hợp khẩn cấp phù hợp với quy định của luật pháp được áp dụng bình thường và hợp lý trên cơ sở không phân biệt đối xử.
Hiệp định này không làm ảnh hưởng đến:
1. Pháp luật quốc gia của mỗi Bên ký kết;
2. Nghĩa vụ theo những hiệp định quốc tế mà cả hai Bên ký kết là thành viên hoặc có thể trở thành thành viên; và
3. Nghĩa vụ của mỗi Bên ký kết, bao gồm nghĩa vụ trong các thỏa thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư;
Trong trường hợp các quy định nêu trên dành sự đối xử thuận lợi hơn sự đối xử được đưa ra tại Hiệp định này trong tình huống tương tự.
Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi (30) sau ngày nhận được thông báo cuối cùng theo đó các Bên ký kết thông báo cho nhau bằng văn bản, thông qua kênh ngoại giao, về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để Hiệp định này có hiệu lực.
THỜI HẠN, SỬA ĐỔI VÀ CHẤM DỨT HIỆU LỰC
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong thời hạn mười (10) năm và sau đó được tự động gia hạn trừ khi một trong hai Bên ký kết gửi cho Bên ký kết kia thông báo bằng văn bản trước một (1) năm về dự định chấm dứt Hiệp định của mình.
2. Bất kể việc chấm dứt Hiệp định theo quy định tại khoản 1 Điều này, đối với các khoản đầu tư đã thực hiện trước ngày chấm dứt Hiệp định, Hiệp định này sẽ tiếp tục có hiệu lực trong thời hạn mười (10) năm kể từ ngày chấm dứt Hiệp định.
3. Hiệp định này có thể được sửa đổi theo thỏa thuận bằng văn bản giữa hai Bên ký kết. Sửa đổi sẽ có hiệu lực tương tự như hiệu lực của Hiệp định này.
Để làm chứng những điều trên đây, những người ký tên dưới đây được ủy quyền hợp lệ của Chính phủ mình đã ký Hiệp định này.
Làm thành hai bản tại Đô ha vào ngày 8 tháng 3 năm 2009, bằng tiếng Việt, tiếng Ả Rập và tiếng Anh; tất cả các văn bản có giá trị như nhau, trong trường hợp có sự giải thích khác nhau thì văn bản tiếng Anh được dùng làm cơ sở.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ | THAY MẶT CHÍNH PHỦ |
The Government of the Socialist Republic of Viet Nam, and the Government of the State of Qatar, hereinafter referred to as the “Contracting Parties”;
Desiring to create favorable conditions for fostering greater investment by investors of one Contracting Party in the territory of the other Contracting Party;
Recognizing that the promotion and protection of these investments will stimulate the flow of capital and technology between the two Contracting Parties in the interest of economic development;
Have agreed as follows:
For the purposes of this Agreement and unless stated otherwise the following words and terms shall have the corresponding meanings:
1. “Investor” with respect to a Contracting Party means:
a) A natural person having the nationality of that Contracting Party in accordance with its applicable laws and regulations; or
b) A legal person, organization, corporation, company, firm or business associations incorporated or constituted under the applicable laws and regulations of that Contracting Party and having their headquarters in the territory of that Contracting Party,
that has made an investment in the territory of the other Party.
2. “Investment” means every kind of asset established or acquired, including changes in the form of such investment, in accordance with the national laws of the Contracting Party in whose territory the investment is made and in particular, though not exclusively, includes:
a) movable and immovable property as well as other rights in rem such as mortgages, liens or pledges;
b) shares in and stock and debentures of a company and any other similar forms of participation in a company;
c) rights to money or to any performance under contract having a financial value;
d) intellectual property rights in accordance with the relevant laws of the respective Contracting Party;
e) business concessions conferred by law or under contract, including concession to search for and extract oil and other natural resources.
3. “Returns” means the monetary amounts yielded by an investment and includes in particular, though not exclusively, profit, interest, capital gains, dividends, royalties and fees. Returns reinvested shall have the same protection as enjoyed by an investment.
4. “Territory” means:
a) In respect of the Socialist Republic of Viet Nam, its land territory, islands, internal waters, territorial sea and airspace above them, the maritime areas beyond territorial sea including seabed and subsoil thereof over which the Socialist Republic of Viet Nam exercises sovereignty, sovereign rights and jurisdiction in accordance with national legislation and international law.
b) In respect of the State of Qatar, the State of Qatar’s lands, internal and territorial waters including its bed and subsoil, the air space over them, the exclusive economic zone and the continental shelf, over which the State of Qatar exercises its sovereignty and its sovereign rights in accordance with the provisions of international law and Qatar’s internal laws and regulations.
This Agreement shall apply to all investments made by investors of either Contracting Party in the territory of the other Contracting Party, specifically approved in writing by the host Contracting Party in accordance with its laws, regulations and policies, whether in existence as of the date of entry into force of this agreement or established thereafter. However, this agreement does not apply to claims arising out of events which occurred, or claims which had been raised, prior to the entry into force of this Agreement.
PROMOTION AND PROTECTION OF INVESTMENT
1. Each Contracting Party shall encourage and create favorable conditions for investors of the other Contracting Party to make investments in its territory, and admit such investments in accordance with its laws and regulations in force.
2. Investments and returns of investors of each Contracting Party shall at all times be accorded fair and equitable treatment in the territory of the other Contracting Party.
NATIONAL AND MOST-FAVOURED NATION TREATMENT OF INVESTMENTS
1. Each Contracting Party shall, subject to its laws and regulations, accord to investments of investors of the other Contracting Party treatment no less favorable than that it accords, in like circumstances, to investments in its territory of its own investors (“national treatment") or investments of investors of any third State (“most-favoured nation treatment’'), with respect to the use, management, conduct, operation, and sale or other disposition of investments.
2. The provisions of this Article shall not be construed so as to oblige one Contracting Party to extend to the investors of the other Contracting Party the benefit of any treatment, preference or privilege resulting from:
a. Any customs unions, free trade area, monetary union, or other forms of international, regional and bilateral economic agreement or other similar international agreements, to which either of the Contracting Party is or may become a party;
b. Any international, regional or bilateral agreement or other similar arrangements to which either Contracting Party is or may become a party or any domestic legislation relating wholly or mainly to taxation.
3. For greater certainty, most-favoured nation treatment does not encompass a requirement to extend to the investors of another Contracting Party dispute settlement procedures other than those set out in this Agreement.
EXPROPRIATION AND COMPENSATION
1. The investment shall not be subject, either directly or indirectly, to any act of expropriation or nationalization or to any other procedure of similar effect, unless it is intended for public interest and without discrimination against fair and equitable compensation paid in accordance with the legal procedures and general principles of the type of treatment stipulated in paragraph (2) of this Article.
2. The said compensation shall be equivalent to the market value for the expropriated investment at the time of its expropriation or its declaration and shall be estimated in accordance with a normal economic situation prevailing prior to any threat of expropriation. The compensation due shall be paid without unreasonable delay and shall enjoy free transfer. In case of unreasonable delay, the compensation shall include interest at the applicable six month LIBOR rate from the date of expropriation until the date of payment.
3. Without prejudice to the rights of the investor under Article (8) of this Agreement, he shall have right, under the law of the Contracting Party making the expropriation, to review, by a judicial or other independent authority of that Party, of the valuation of his or its compensation in accordance with the principles set out in this Article. The Contracting Party making the expropriation shall make every endeavour to ensure that such review is carried out promptly.
4. Where a Contracting Party expropriates the assets of company which is incorporated or constituted under the law in force in any part of its own territory, and in which investors of the other Contracting Party own shares, it shall ensure that the provisions of paragraph (1) of this Article are applied to the extent necessary to ensure fair and equitable compensation in respect of their investment to such investors of the other Contracting Party who are owners of those shares.
5. Investors of one Contracting Party whose investments in the territory of the other Contracting Party suffer losses owing to war or other armed conflict, a state of national emergency or civil disturbances in the territory of the latter Contracting Party shall be accorded by the latter Contracting Party, treatment as regards restitution, indemnification, compensation or other settlement no less favorable than that which the latter Contracting Party accords to its own investors or to investors of any third state. Resulting payments shall be freely transferable.
REPATRIATION OF INVESTMENT AND RETURNS
1. Each Contracting Party shall, subject to its domestic procedures, permit all funds of an investor of the other Contracting Party related to an investment in its territory to be freely transferred, without unreasonable delay and on a non-discriminatory basis. Such funds include:
a. Capital and additional capital amounts used to maintain and increase investment;
b. Returns;
c. Repayments of any loan including interest thereon, relating to the investment;
d. Proceeds from sales of their shares;
e. Proceeds received by investors in case of sale or partial sale or liquidation;
f. The earnings of citizens/nationals of one Contracting Party who work in connection with an investment in the territory of the other Contracting Party;
g. Payments arising from an investment dispute;
h. Compensation pursuant to Article (5) of this Agreement.
2. Unless otherwise agreed between the parties, currency transfer under paragraph 1 of this Article shall be permitted in the currency of the original investment or any other convertible currency. Such transfer shall be made at the prevailing market rate of exchange on the date of transfer.
Where one Contracting Party or its designated agency has guaranteed any indemnity against non-commercial risks in respect of an investment by any of its investors in the territory of the other Contracting Party and has made payment to such investors in respect of their claims under this Agreement, the other Contracting Party agrees that the first Contracting Party or its designated agency is entitled by virtue of subrogation to exercise the rights and assert the claims of those investors. The subrogated rights or claims shall not exceed the original rights or claims of such investors.
SETTLEMENT OF DISPUTES BETWEEN A CONTRACTING PARTY AND AN INVESTOR OF THE OTHER CONTRACTING PARTY
1. Any legal dispute under the provisions of this Agreement, arising directly from an investment between a Contracting Party and an investor of the other Contracting Party shall be settled amicably among themselves.
2. If such disputes cannot be settled according to the provisions of paragraph (1) of this Article within six months from the date of request in writing for settlement, either party to the dispute may submit the dispute to:
a. the competent court of the host Contracting Party;
b. the International Center for the Settlement of Investment Disputes established under the Convention on the Settlement of Investment Disputes between States and Nationals of other States of March 18, 1965 done in Washington, D.C., if both Contracting Parties are Parties of the Convention; or
c. an Ad Hoc Arbitral Tribunal.
Either party to the investment dispute who chooses one of the above mentioned ways of the settlement of dispute, can not choose the two other ways.
3. The Ad Hoc Arbitral Tribunal specified under paragraph 2 (c) shall be established as follows:
a. Each party to the dispute shall appoint one arbitrator, and the two arbitrators thus appointed, shall select by mutual agreement a third arbitrator, who must be a citizen of a third country, and who shall be appointed as Chairman of the Tribunal by the two parties. All the arbitrators must be appointed within two months from the date of notification by one party to the other party of its intention to submit the dispute to arbitration.
b. If the periods specified in paragraph 3 (a) herein above have not been respected, either party, in the absence of any other agreement, shall invite the Secretary General, or Vice-Secretary General of the Permanent Court of Arbitration who is not a national of either Contracting Party to make the necessary appointments.
c. The Ad Hoc Arbitral Tribunal shall reach its decisions by a majority of votes. These decisions shall be final and legally binding upon the parties and shall be enforced in accordance with the domestic law of the Contracting Party to the dispute. The decisions shall be taken in conformity with the provisions of this Agreement and the laws of the Contracting Party to the dispute.
d. Unless otherwise agreed by the parties, the venue of arbitration will be at the Hague (Netherlands).
Subject to the above, the Tribunal shall follow the Arbitration Rules of the United Nations Commission for International Trade Law (UNCITRAL).
SETTLEMENT OF DISPUTES BETWEEN THE CONTRACTING PARTIES
1. The two Contracting Parties shall strive with good faith and mutual cooperation to reach a fair and quick settlement of any dispute arising between them concerning interpretation or execution of this Agreement. In this connection the two parties hereby agree to enter into direct objective negotiations to reach such settlement. If the disagreement has not been settled within a period of six months from the date on which the matter was raised by either Contracting Party, it may submitted at the request of either Contracting Party to an Arbitral Tribunal composed of three members.
2. Within a period of two months from the date of receiving the said request each Contracting Party shall appoint one arbitrator, and the two arbitrators so appointed shall appoint, within a period of two months and with the approval of both Contracting Parties, a national of a third country as Chairman of the Tribunal.
3. If within the periods specified in paragraph (2) of this Article the necessary appointments have not been made, either Contracting Party may, in the absence of any other agreement invite the President of the International Court of Justice to make any necessary appointments. If the President is a national of either Contracting Party or otherwise prevented from discharging the said function, the Vice- President shall be invited to make the necessary appointments. If the Vice-President is a national of either Contracting Party or if he too is prevented from discharging the said function, the Member of the International Court of Justice next in seniority who is not a national of either Contracting Party shall be invited to make the necessary appointments.
4. The Arbitral Tribunal shall reach its decision by a majority of votes. Such decisions shall be binding on both Contracting Parties. Each Contracting Party shall bear the cost of its own member of the tribunal and of its representation in the arbitral proceedings; the cost of the Chairman and the remaining costs shall be borne in equal parts by the Contracting Parties. The Tribunal may, however in its decision direct that a higher proportion of costs shall be borne by one of the two Contracting Parties and this award shall be binding on both Contracting Parties. The Tribunal shall determine its own procedures.
5. Unless agreed otherwise by the Contracting Parties, the venue of Arbitration shall be The Hague, Netherlands.
6. All claims shall be submitted and hearing sessions shall be completed within a period of eight months from the date the third member is appointed, unless otherwise agreed. The tribunal shall issue its decision within two months from the date of submitting the final statements or the date of closing the general sessions, whichever is later.
7. It shall not be permitted to submit a dispute to an Arbitration Tribunal pursuant to the rules of this Article if the same dispute was submitted to another Arbitration Tribunal pursuant to the rules of Article (8) above and which is still under hearing by that Tribunal. This, however, shall not affect entering into direct and constructive negotiations between the Contracting Parties.
ENTRY AND SOJOURN OF PERSONNEL
A Contracting Party shall, subject to its laws applicable from time to time relating to the entry and sojourn of non-citizens, permit natural persons of the other Contracting Party and other persons appointed or employed by investors of the other Contracting Party to enter and remain in its territory for the purpose of engaging in activities connected with investments.
1. Except as otherwise provided in this Agreement, all investments shall be governed by the laws in force in the territory of the Contracting Party in which such investments are made.
2. Notwithstanding paragraph 1 of this Article nothing in this Agreement precludes the host Contracting Party from taking action for the protection of its essential security interests or public order or morality affecting public order or in circumstances of extreme emergency in accordance with its laws normally and reasonably applied on a non-discriminatory basis.
This Agreement shall not derogate:
1. National legislation of either Contracting Party;
2. Obligations under international agreements to which both Contracting Parties are or may become parties; and
3. Obligations assumed by either Contracting Party, including those contained in an investment agreement or an investment authorization;
Wherever the above authorize more favourable treatment than that offered by this Agreement in similar situations.
This Agreement shall enter into force on the thirtieth day after the date of receipt of the latter notification whereby the Contracting Parties notify each other in writing, though the diplomatic channel, that their respective legal requirements for its entry into force have been completed.
DURATION, AMENDMENT AND TERMINATION
1. This Agreement shall remain in force for a period of ten years and thereafter it shall be automatically extended unless either Contracting Party gives to the other Contracting Party one year in advance a written notice of its intention to terminate the Agreement.
2. Notwithstanding termination of this Agreement pursuant to paragraph (1) of this Article the Agreement shall continue to be effective for a further period of ten years from the date of its termination in respect of investments made or acquired before the date of termination of this Agreement.
3. This Agreement may be amended by written agreement between the two Contracting Parties, The amendments shall enter into force in the same manner as this Agreement.
IN WITNESS WHEREOF the undersigned duly authorized thereto by their respective Governments, have signed this Agreement.
Done in duplicate at Doha on this 8 day of March 2009, in the Vietnamese, Arabic and English languages, all texts being equally authentic, in case of any divergence the English text shall prevail.
FOR THE GOVERNMENT OF | FOR THE GOVERNMENT OF |
- 1Thông báo hiệu lực của Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Ô-man
- 2Thông báo 14/2016/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Ma-xê-đô-ni-a
- 3Thông báo 05/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ
- 1Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban liên hiệp quốc về Luật thương mại quốc tế năm 1985
- 2Công ước về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác
- 3Thông báo hiệu lực của Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Ô-man
- 4Thông báo 14/2016/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Ma-xê-đô-ni-a
- 5Thông báo 05/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ
Thông báo 32/2021/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Ca-ta
- Số hiệu: 32/2021/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 08/03/2009
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Nhà nước Ca-ta
- Người ký: Phạm Gia Khiêm, Sheikh Fahd Bin Jassim Bin Mohamed Al-Thani
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1033 đến số 1034
- Ngày hiệu lực: 08/12/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực