Hệ thống pháp luật

EBỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2020/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2020

 

THÔNG BÁO

VỀ HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Công ước v thu thập chứng c ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Convention on the taking of evidence abroad in civil or commercial matters), thông qua tại La Hay ngày 18 tháng 3 năm 1970, có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 03 tháng 5 năm 2020.

Khi gia nhập công ước nêu trên, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố và bảo lưu những nội dung sau:

"1. Theo Điều 2 Công ước, chỉ định Bộ Tư pháp là Cơ quan Trung ương.

2. Theo Điều 33 Công ước, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo lưu toàn b các quy định tại khoản 2 Điều 4 và Chương II Công ước.

3. Theo khoản 1 Điều 4 Công ước, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên b văn bản yêu cầu phải lập bằng tiếng Việt hoặc kèm theo bản dịch tiếng Việt.

4. Theo Điều 23 Công ước, Cng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên b không thực hiện Văn bản yêu cầu để thu thập chứng c là các tài liệu liên quan trước khi diễn ra phiên tòa như được biết đến ở các nước theo hệ thống thông luật, trừ khi đáp ứng toàn bộ các điều kiện sau:

- vụ việc đã được tòa án có thm quyền thụ lý;

- tài liệu cần thu thập phải được xác định cụ thể trong yêu cầu về ngày, tháng, ch đề và nội dung thông tin liên quan và tình tiết chng minh thông tin được tìm kiếm liên quan trực tiếp đến vụ việc đưc nêu;

- tài liệu liên quan đến người được yêu cầu hoặc do người đó nắm giữ, s hữu."

Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Ngự

 

INSTRUMENT OF ACCESSION

WHEREAS the Convention on the taking of evidence abroad in civil or commercial matters was done an The Hague on 18 March 1970;

AND WHEREAS the first paragraph of Article 39 of the Convention stipolates that any State not represented at the Eleventh Session of the Hague Conference on Private International Law may accede tho the Convention after it has entered into force in accordance with the first paragraph of Article 38;

NOW THEREFORE 1, Pham Binh Minh, Minister of Foreign Affairs of the Socialist Republic of Viet Nam, declare that the Socialist Republic of Viet Nam, having considered the above-mentioned Convention, accedes to the same and undertakes faithfully to perform and carry out the stipulations therein contained and, upon acceding to the Convention, the Socialist Republic of Viet Nam makes a Declaration pursuant to the Convention.

IN WITNESS WHEREOF, I have signed and sealed this Instrument of Accession.

 

 

DONE at Ha Noi, on 20 January 2020




PHAM BINH MINH
MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS

 

DECLARATION

I, Pham Binh Minh, Minister of Foreign Affairs of the Socialist Republic of Viet Nam,

HEREBY DECLARE that upon acceding to the Convention on the taking of evidence abroad in civil or commercial matters, done at The Hague on 18 March 1970 (hereinafter referred to as ‘the Convention’), the Socialist Republic of Viet Nam makes the following declarations and reservations:

1. In accordance with Article 2 of the Convention, the Ministry of Justice is designated to be the Central Authority.

2. In accordance with Article 33 of the Convention, the Socialist Republic of Viet Nam excludes, in whole, the application of the provisions of paragraph 2 of Article 4, as well as those of Chapter II of the Convention.

3. In accordance with paragraph 1 of Article 4 of the Convention, the Socialist Republic of Viet Nam declares that a Letter of Request shall be in Vietnamese or be accompanied by a translation into Vietnamese.

4. In accordance with Article 23 of the Convention, the Socialist Republic of Viet Nam declares that it will not execute Letters of Request issued for the purpose of obtaining pre-trial discovery of documents as known in Common Law countries, unless all of the following conditions are met:

- The judicial proceeding before competent court has been commenced;

- The documents to be collected arc specified in the Letters of Request as to date, subject and relevant information and facts to prove the direct relationship between information sought and the pending proceeding; and

- The documents are related to the requested person of under the person’s possession or control.

IN WITNESS WHEREOF, I have sign and sealed this Declaration.

 

 

DONE at Ha Noi, on 20 January 2020




PHAM BINH MINH
MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS

 

TUYÊN BỐ, BẢO LƯU CỦA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÔNG ƯỚC LAHAY VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ Ở NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ HOẶC THƯƠNG MẠI

(Kèm theo Quyết định số 70/2020/QĐ-CTN ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Chủ tịch nước)

Khi gia nhập Công ước về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (sau đây gọi là Công ước) lập tại La Hay ngày 18/3/1970, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố và bảo lưu những nội dung sau đây:

1. Theo Điều 2 Công ước chỉ định Bộ Tư pháp là Cơ quan Trung ương.

2. Theo Điều 33 Công ước, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo lưu toàn bộ các quy định tại khoản 2 Điều 4 và Chương II Công ước.

3. Theo khoản 1 Điều 4 Công ước, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố văn bản yêu cầu phải lập bằng tiếng Việt hoặc kèm theo bản dịch tiếng Việt.

4. Theo Điều 23 Công ước, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố không thực hiện Văn bản yêu cầu để thu thập chứng cứ là các tài liệu liên quan trước khi diễn ra phiên tòa như được biết đến ở các nước theo hệ thống thông luật, trừ khi đáp ứng toàn bộ các điều kiện sau:

- vụ việc đã được tòa án có thẩm quyền thụ lý;

- tài liệu cần thu thập phải được xác định cụ thể trong yêu cầu về ngày, tháng, chủ đề và nội dung thông tin liên quan và tình tiết chứng minh thông tin được tìm kiếm liên quan trực tiếp đến vụ việc được nêu;

- tài liệu liên quan đến người được yêu cầu hoặc do người đó nắm giữ, sở hữu.

 

PHỤ LỤC I - BẢN DỊCH

CÔNG ƯỚC LAHAY VỀ THU THẬP CHỨNG CỨ Ở NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ HOẶC THƯƠNG MẠI

(Ký ngày 18 tng 3 năm 1970)

(Kèm theo Tờ trình số 43/TTr-BTP ngày 10/10/2019 ca Bộ Tư pháp)

Các Quốc gia ký kết Công ước này,

Mong muốn tạo thuận lợi cho việc chuyển giao và thực hiện các Văn bản yêu cầu thu thập chứng cứ và để khắc phục sự khác biệt về phương thức thu thập chứng cứ được sử dụng vì mục đích này;

Mong muốn đẩy mạnh sự hợp tác tương trợ tư pháp lẫn nhau trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại;

Đã quyết định ký kết Công ước này và thống nhất các điều khoản sau đây:

CHƯƠNG I - VĂN BẢN YÊU CẦU THU THẬP CHỨNG CỨ

Điều 1

(1) Trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại, cơ quan tư pháp của một Quốc gia ký kết, phù hợp với pháp luật của nước mình, có thể thông qua một Văn bản yêu cầu, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia ký kết khác thực hiện thu thập chứng cứ hoặc thực hiện một số hoạt động tư pháp khác.

(2) Văn bản yêu cầu không được sử dụng để thu thập chứng cứ nếu văn bản đó không được sử dụng trong một thủ tục tố tụng đã được dự kiến hoặc đã bắt đầu.

(3) Khái niệm “hoạt động tư pháp khác” không bao gồm hoạt động tống đạt giấy tờ tư pháp hoặc yêu cầu thi hành bản án hoặc quyết định của tòa án, hoặc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc biện pháp bảo vệ khác.

Điều 2

(1) Quốc gia ký kết có nghĩa vụ chỉ định một Cơ quan Trung ương của nước mình đi tiếp nhận Văn bản yêu cầu của cơ quan tư pháp của Quốc gia ký kết khác và chuyển Văn bản yêu cầu đó đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện. Mỗi Quốc gia ký kết sẽ tổ chức Cơ quan Trung ương theo pháp luật của nước mình.

(2) Các Văn bản yêu cầu sẽ được gửi cho Cơ quan Trung ương của Quốc gia được yêu cầu mà không cần chuyển qua bất kỳ cơ quan thẩm quyền nào khác của Quốc gia đó.

Điều 3

(1) Văn bản yêu cầu phải nêu rõ

a) Cơ quan yêu cầu và cơ quan được yêu cầu thực hiện, nếu cơ quan yêu cầu biết cơ quan đó;

b) Tên và địa chỉ của các bên tham gia tố tụng và đại diện của họ, nếu có;

c) Bản chất của quy trình tố tụng, theo đó chứng cứ cần thu thập, và tất cả các thông tin cần thiết liên quan đến quy trình tố tụng đó;

d) Chứng cứ cần được thu thập hoặc hoạt động tư pháp khác cần được thực hiện.

(2) Khi cần thiết, Văn bản phải nêu rõ, một hoặc một số thông tin sau:

a) Tên và địa chỉ của người được xét hỏi

b) Các câu hỏi đối với những người được xét hỏi hoặc nội dung xét hỏi

c) Các tài liệu hoặc tài sản, bất động sản hoặc tài sản cá nhân, cần được xác minh;

h) Yêu cầu thu thập chứng cứ phải có tuyên thệ hoặc xác nhận và các hình thức thu thập chứng cứ đặc biệt cần được sử dụng;

e) Cách thức hoặc thủ tục đặc biệt thu thập chứng cứ cần được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Công ước này.

(3) Văn bản yêu cầu cũng có thể nêu bất kỳ thông tin cần thiết nào liên quan đến việc áp dụng Điều 11 của Công ước này.

(4) Không yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự hoặc hình thức tương tự.

Điều 4

(1) Văn bản yêu cầu phải được lập bằng ngôn ngữ của Quốc gia được yêu cầu hoặc kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của Quốc gia được yêu cầu.

(2) Tuy nhiên, Quốc gia ký kết phải chấp nhận một Văn bản yêu cầu bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc một bản dịch ra một trong những ngôn ngữ này trừ khi Quốc gia đó có tuyên bố bảo lưu theo quy định của Điều 33 Công ước này.

(3) Một Quốc gia ký kết có nhiều ngôn ngữ chính thức, và do quy định của pháp luật trong nước của mình, không thể chấp nhận Văn bản yêu cầu bằng một trong những ngôn ngữ chính thức của nước mình trên toàn lãnh thổ của mình thì phải, bằng tuyên bố, nêu rõ ngôn ngữ mà Văn bản yêu cầu hoặc bản dịch của nó phải được thể hiện để thực hiện tại những khu vực cụ thể trên lãnh thổ của nước mình. Trong trường hợp Quốc gia ký kết không tuân thủ tuyên bố này mà không có giải thích hợp lý, thì chi phí dịch tài liệu sang ngôn ngữ được yêu cầu sẽ do Quốc gia gửi yêu cầu chịu.

(4) Quốc gia ký kết, bằng tuyên bố, có thể nêu rõ một hoặc nhiều ngôn ngữ khác ngoài những ngôn ngữ được nêu tại các đoạn trên để sử dụng trong Văn bản yêu cầu gửi cho Cơ quan trung ương của nước mình.

(5) Bản dịch được gửi kèm theo Văn bản yêu cầu phải được chứng thực là chính xác bởi viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự hoặc bởi người dịch thuật có tuyên thệ hoặc bất kỳ người nào khác có thẩm quyền của mỗi Quốc gia ký kết.

Điều 5

Nếu Cơ quan Trung ương cho rằng yêu cầu thu thập chứng cứ không tuân theo các quy định của Công ước này, Cơ quan này phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia đã gửi Văn bản yêu cầu và nêu rõ lý do từ chối.

Điều 6

Nếu Văn bản yêu cầu được chuyển đến cơ quan không có thẩm quyền thực hiện. Văn bản yêu cầu này phải được gửi ngay cho cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia đó để thực hiện theo quy định pháp luật nước mình.

Điều 7

Cơ quan yêu cầu, nếu mong muốn, phải được thông báo về thời gian và địa điểm, thủ tục thu thập chứng cứ được thực hiện để các bên liên quan và đại diện của họ, nếu có, có thể có mặt Thông báo này phải được gửi trực tiếp đến các bên hoặc đại diện của họ khi có đề nghị của cơ quan của Quốc gia yêu cầu.

Điều 8

Quốc gia ký kết có thể tuyên bố rằng cán bộ tư pháp của cơ quan yêu cầu của Quốc gia ký kết khác có thể có mặt khi thực hiện Văn bản yêu cầu. Việc có mặt này có thể cần được sự cho phép trước của Cơ quan có thẩm quyền được chỉ định của Quốc gia đưa ra tuyên bố này.

Điều 9

(1) Cơ quan tư pháp thực hiện Văn bản yêu cầu phải tuân thủ các cách thức và thủ tục được quy định trong pháp luật nước mình.

(2) Tuy nhiên, cơ quan này có thể thực hiện thu thập chứng cứ đề nghị của Cơ quan yêu cầu, theo cách thức và thủ tục đặc biệt, trừ khi việc thực hiện yêu cầu này không phù hợp với pháp luật của Quốc gia được yêu cầu hoặc không thể thực hiện được vì thông lệ hay thủ tục trong nước không cho phép hoặc vì những khó khăn thực tiễn.

(3) Văn bản yêu cầu phải được thực hiện một cách nhanh chóng

Điều 10

Khi thực hiện Văn bản Yêu cầu, cơ quan được yêu cầu phải áp dụng các biện pháp bắt buộc phù hợp với các quy định của pháp luật trong nước để thực hiện các quyết định của các Cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia đó hoặc để thực hiện yêu cầu của các bên trong thủ tục tố tụng trong nước.

Điều 11

(1) Khi thực hiện Văn bản Yêu cầu, người có liên quan có thể từ chối cung cấp chứng cứ trong phạm vi người đó có quyền không cung cấp chứng cứ hoặc có nghĩa vụ từ chối cung cấp chứng cứ:

a) theo pháp luật của Quốc gia được yêu cầu; hoặc

b) theo pháp luật của Quốc gia yêu cầu, và quyền hoặc nghĩa vụ từ chối cung cấp chứng cứ đã được nêu cụ thể trong Văn bản yêu cầu; hoặc theo đề nghị của cơ quan được yêu cầu, cơ quan yêu cầu đã xác nhận quyền từ chối cung cấp chứng cứ đó.

(2) Quốc gia ký kết có thể tuyên bố rằng, Quốc gia đó sẽ tôn trọng quyền hoặc nghĩa vụ từ chối cung cấp chứng cứ theo pháp luật hiện hành của các Quốc gia khác ngoài Quốc gia yêu cầu và Quốc gia được yêu cầu trong phạm vi được nêu cụ thể tại tuyên bố đó.

Điều 12

(1) Việc thực hiện Văn bản yêu cầu có thể bị từ chối chỉ trong trường hợp:

a) Tại Quốc gia được yêu cầu, việc thực hiện Văn bản yêu cầu không thuộc chức năng của cơ quan tư pháp của Quốc gia đó; hoặc

b) Quốc gia được yêu cầu thấy rằng, việc thực hiện yêu cầu có thể phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia đó.

(2) Việc thực hiện không thể bị từ chối chỉ dựa trên căn cứ rằng theo quy định của pháp luật trong nước của mình, Quốc gia được yêu cầu có thẩm quyền riêng biệt đối với vụ việc hoặc pháp luật trong nước của Quốc gia đó không thừa nhận quyền khởi kiện đối với vụ việc đó.

Điều 13

(1) Các văn bản xác nhận việc thực hiện Văn bản yêu cầu sẽ được cơ quan thực hiện gửi cho cơ quan yêu cầu theo cùng kênh mà cơ quan yêu cầu đã sử dụng.

(2) Trong mọi trường hợp khi Văn bản yêu cầu không được thực hiện toàn bộ hoặc một phần, cơ quan yêu cầu phải được thông báo ngay và thông báo lý do thông qua cùng kênh mà cơ quan yêu cầu đã sử dụng.

Điều 14

(1) Việc thực hiện Văn bản Yêu cầu không làm phát sinh yêu cầu thanh toán nào về thuế hoặc bất kỳ chi phí thông thường nào.

(2) Tuy nhiên, Quốc gia thực hiện có quyền đề nghị Quốc gia gửi yêu cầu hoàn lại tiền thù lao đã trả cho chuyên gia, người phiên dịch và các chi phí phát sinh do áp dụng các thủ tục đặc biệt theo đề nghị của Quốc gia yêu cầu quy định tại đoạn 2, Điều 9 Công ước này.

(3) Trong trường hợp pháp luật của Quốc gia được yêu cầu quy định các bên có nghĩa vụ tự cung cấp chứng cứ và cơ quan được yêu cầu không thể tự thực hiện Văn bản yêu cầu, cơ quan được yêu cầu có thể chỉ định một người phù hợp để thực hiện Văn bản yêu cầu sau khi có sự đồng ý của cơ quan yêu cầu. Khi yêu cầu sự đồng ý này, cơ quan được yêu cầu phải nêu rõ dự toán chi phí sẽ phát sinh từ thủ tục này. Nếu cơ quan yêu cầu đồng ý thì cơ quan này có nghĩa vụ chi trả mọi chi phí phát sinh; nếu cơ quan yêu cầu không đồng ý thì cơ quan này sẽ không có nghĩa vụ đối với các chi phí.

CHƯƠNG II - THU THẬP CHỨNG CỨ DO VIÊN CHỨC NGOẠI GIAO, VIÊN CHỨC LÃNH SỰ VÀ NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN THỰC HIỆN

Điều 15

(1) Trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại, một viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của Quốc gia ký kết có thể tiến hành thu thập chứng cứ trong lãnh thổ của Quốc gia ký kết khác và trong phạm vi mà người đó thực hiện chức trách của mình theo cách thức không ép buộc đối với công dân của quốc gia mà họ đại diện để hỗ trợ thủ tục tố tụng đã bắt đầu ở tòa án của Quốc gia mà người đó đại diện.

(2) Quốc gia ký kết có thể tuyên bố rằng, viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự chỉ có thể thu thập chứng cứ khi có sự cho phép cơ quan thích hợp được chỉ định bởi Quốc gia đã tuyên bố trên cơ sở đơn yêu cầu được lập bởi viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự hoặc theo ủy quyền của người này.

Điều 16

(1) Một viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của Quốc gia ký kết, trong lãnh thổ của Quốc gia ký kết khác và trong địa hạt mà người đó thực hiện chức trách của mình, có thể thu thập chứng cứ, theo cách thức không ép buộc, đối với công dân của Quốc gia nơi người đó thực hiện chức trách của mình hoặc của Quốc gia thứ ba, để hỗ trợ thủ tục tố tụng đã bắt đầu ở tòa án của Quốc gia mà người đó đại diện, nếu:

a) Một cơ quan có thẩm quyền được chỉ định bởi Quốc gia nơi người đó thực hiện chức trách của mình, đã cho phép, trong mọi trường hợp hoặc trong trường hợp cụ thể, và

b) Người đó phải tuân thủ các điều kiện mà cơ quan có thẩm quyền đã nêu rõ trong việc cho phép.

(2) Quốc gia ký kết có thể tuyên bố rằng chứng cứ có thể được thu thập theo quy định của Điều này mà không cần sự cho phép trước.

Điều 17

(1) Trong vấn đề dân sự hoặc thương mại, một người được chỉ định là người được ủy quyền cho mục đích này, có thể, thu thập chứng cứ theo cách thức không bắt buộc trong lãnh thổ của một Quốc gia ký kết để hỗ trợ thủ tục tố tụng đã bắt đầu ở tòa án Quốc gia ký kết khác nếu:

a) Cơ quan có thẩm quyền được chỉ định bởi Quốc gia nơi chứng cứ được thu thập đã cho phép trong mọi trường hợp hoặc theo từng trường hợp cụ thể; và

b) Người đó phải tuân thủ các điều kiện mà cơ quan có thẩm quyền đã nêu rõ trong việc cho phép.

(2) Quốc gia ký kết có thể tuyên bố rằng chứng cứ có thể được thu thập theo quy định của Điều này mà không cần sự cho phép trước.

Điều 18

(1) Quốc gia ký kết có thể tuyên bố rằng, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự hoặc người được ủy quyền mà được giao thẩm quyền thu thập chứng cứ theo Điều 15, Điều 16 hoặc Điều 17 Công ước này, có thể nộp đơn tới cơ quan có thẩm quyền được chỉ định bởi Quốc gia tuyên bố để yêu cầu hỗ trợ cho việc thu thập chứng cứ bằng biện pháp bắt buộc. Tuyên bố có thể bao gồm các điều kiện mà Quốc gia tuyên bố cho rằng phù hợp để áp dụng.

(2) Nếu cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đơn thì cơ quan này sẽ áp dụng các biện pháp bắt buộc phù hợp và được quy định theo pháp luật của nước mình để áp dụng trong thủ tục tố tụng trong nước.

Điều 19

Cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 15, Điều 16 hoặc Điều 17, hoặc trong khi chấp thuận đơn theo quy định tại Điều 18 Công ước này, ngoài những điều kiện như thời gian và địa điểm thu thập chứng cứ, có thể đặt ra các điều kiện khác cho là phù hợp. Tương tự như vậy, cơ quan nay có thể yêu cầu phải được thông báo trước một cách hợp lý về thời gian, ngày tháng và địa điểm thu thập chứng cứ; trong trường hợp này một đại diện của cơ quan đó có quyền có mặt khi thu thập chứng cứ.

Điều 20

Khi thu thập chứng cứ theo bất kỳ Điều nào của Chương này, những người có liên quan có thể có đại diện hợp pháp của mình.

Điều 21

Trong trường hợp viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự hoặc người được ủy quyền được trao thẩm quyền theo Điều 15, Điều 16 hoặc Điều 17 Công ước này, để thực hiện thu thập chứng cứ:

a) Người đó có thể thu thập tất cả các loại chứng cứ mà không trái với pháp luật của Quốc gia nơi chứng cứ được thu thập hoặc không trái với bất kỳ sự cho phép được đưa ra theo quy định của các Điều nêu trên của Công ước này, và trong phạm vi pháp luật và sự cho phép nêu trên, sẽ có thẩm quyền để giám sát lời tuyên thệ hoặc thực hiện việc xác nhận chứng cứ.

b) Yêu cầu một người có mặt hoặc cung cấp chứng cứ phải được lập bằng ngôn ngữ của nơi thực hiện thu thập chứng cứ hoặc kèm theo bản dịch sang ngôn ngữ đó, trừ khi người được yêu cầu cung cấp chứng cứ là công dân của Quốc gia nơi vụ việc đang chờ giải quyết;

c) Yêu cầu trên phải thông báo rằng người được yêu cầu cung cấp chứng cứ có thể được đại diện hợp pháp và tại bất kỳ Quốc gia chưa đưa ra tuyên bố theo Điều 18 và phải thông báo rằng người này không bị buộc phải có mặt hoặc cung cấp chứng cứ;

d) Các chứng cứ có thể được thu thập theo phương thức được quy định bởi pháp luật áp dụng tại các tòa án nơi giải quyết vụ việc có yêu cầu thu thập chứng cứ với điều kiện phương thức đó không bị cấm bởi pháp luật của Quốc gia nơi chứng cứ được thu thập;

e) Một người được yêu cầu cung cấp chứng cứ có thể viện dẫn quyền không cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ từ chối cung cấp chứng cứ được nêu ở Điều 11 Công ước này.

Điều 22

Việc không thu thập được chứng cứ theo thủ tục quy định tại Chương này do sự từ chối của người được yêu cầu cung cấp chứng cứ không ngăn cản việc sau đó nộp Văn bản yêu cầu thu thập chứng cứ theo quy định tại Chương I Công ước này.

CHƯƠNG III - ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 23

Tại thời điểm ký, phê chuẩn hoặc gia nhập, Quốc gia ký kết có thể tuyên bố rằng, nước đó sẽ không thực hiện Văn bản yêu cầu thu thập chứng cứ là tài liệu liên quan trước khi diễn ra phiên tòa như được biết đến ở các nước theo hệ thống thông luật.

Điều 24

(1) Một Quốc gia ký kết có thể chỉ định các cơ quan khác ngoài Cơ quan Trung ương để tiếp nhận Văn bản yêu cầu và xác định phạm vi thẩm quyền của các cơ quan này. Tuy nhiên, Văn bản yêu cầu có thể được gửi đến Cơ quan Trung ương trong mọi trường hợp.

(2) Quốc gia liên bang được quyền chỉ định nhiều Cơ quan Trung ương để tiếp nhận Văn bản yêu cầu.

Điều 25

Quốc gia ký kết có nhiều hệ thống pháp luật có thể chỉ định Cơ quan của một trong số các hệ thống đó có thẩm quyền riêng biệt để thực hiện Văn bản yêu cầu theo Công ước này.

Điều 26

(1) Quốc gia ký kết, theo quy định của Hiến pháp nước mình, có thể đề nghị Quốc gia yêu cầu hoàn trả phí và chi phí liên quan đến việc thực hiện Văn bản yêu cầu, để tiến hành các thủ tục cần thiết buộc một người có mặt cung cấp chứng cứ, chi phí cho sự có mặt của người đó, và chi phí của việc ghi lại chứng cứ.

(2) Trong trường hợp một Quốc gia đã đưa ra yêu cầu theo đoạn trên, Quốc gia ký kết khác có thể yêu cầu nước này hoàn trả các phí và các chi phí với số tiền tương tự.

Điều 27

Các quy định của Công ước này không ngăn cản một Quốc gia ký kết:

a) Tuyên bố rằng Văn bản yêu cầu có thể được chuyển cho các cơ quan tư pháp của mình thông qua các kênh khác ngoài những kênh được quy định tại Điều 2 Công ước này;

b) Theo quy định pháp luật hoặc thực tế trong nước của nước mình, cho phép bất kỳ hành động nào được quy định trong Công ước này được thực hiện theo điều kiện ít khắt khe hơn;

c) Theo quy định của pháp luật hoặc thực tế trong nước của nước mình, cho phép các cách thức thu thập chứng cứ khác ngoài những cách thức được quy định tại Công ước này.

Điều 28

Công ước này không ngăn cản hai hoặc nhiều Quốc gia thỏa thuận với nhau để không áp dụng;

a) Quy định tại Điều 2 Công ước này liên quan tới các cách thức chuyển giao Văn bản yêu cầu;

b) Quy định tại Điều 4 Công ước này liên quan tới các ngôn ngữ có thể được sử dụng;

c) Quy định tại Điều 8 Công ước này liên quan tới sự có mặt của cán bộ tư pháp khi thực hiện các Văn bản yêu cầu;

d) Quy định tại Điều 11 Công ước này liên quan tới quyền và nghĩa vụ của người làm chứng từ chối cung cấp chứng cứ;

e) Quy định tại Điều 13 Công ước này liên quan tới các cách thức gửi trả kết quả thực hiện Văn bản yêu cầu cho cơ quan yêu cầu;

f) Quy định tại Điều 14 Công ước này liên quan tới phí và chi phí;

g) Quy định tại Chương II Công ước này.

Điều 29

Đối với các Bên tham gia Công ước này và đồng thời cũng tham gia một hoặc cả hai Công ước về tố tụng dân sự được ký tại La-Hay ngày 17 tháng 7 năm 1905 và ngày 01 tháng 03 năm 1954, Công ước này sẽ áp dụng thay thế các Điều từ Điều 8 tới Điều 16 của các Công ước nêu trên.

Điều 30

Công ước này không ảnh hưởng đến việc áp dụng Điều 23 của Công ước năm 1905, hoặc Điều 24 của Công ước năm 1954.

Điều 31

Thỏa thuận bổ sung giữa các Bên tham gia Công ước năm 1905 và 1954 có giá trị áp dụng ngang bằng với Công ước này, trừ khi các Bên có thỏa thuận khác.

Điều 32

Không ảnh hưởng đến các quy định của Điều 29 và Điều 31, Công ước này không loại trừ các Công ước có quy định về những vấn đề được điều chỉnh bởi Công ước này mà các Quốc gia ký kết Công ước này hiện đang là thành viên hoặc sẽ là thành viên.

Điều 33

(1) Một nước có thể, tại thời điểm ký, phê chuẩn hoặc gia nhập có thể loại trừ toàn bộ hoặc một phần việc áp dụng các quy định tại khoản 2 Điều 4 và Chương II Công ước này. Không cho phép bảo lưu nào khác.

(2) Mỗi Quốc gia ký kết có thể rút bảo lưu đã đưa ra vào bất kỳ thời điểm nào; các bảo lưu sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày thứ sáu mươi sau ngày thông báo về việc rút bảo lưu.

(3) Khi một Quốc gia đưa ra bảo lưu, Quốc gia ký kết khác, nếu bị ảnh hưởng bởi bảo lưu đó, có thể áp dụng biện pháp tương tự đối với Quốc gia đã đưa ra bảo lưu.

Điều 34

Quốc gia ký kết có thể rút hoặc thay đổi tuyên bố của mình tại bất kỳ thời điểm nào.

Điều 35

(1) Quốc gia ký kết, tại thời điểm nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập hoặc sau đó, phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Hà Lan việc chỉ định các cơ quan theo quy định tại các Điều 2, 8, 24 và 25 Công ước này.

(2) Quốc gia ký kết phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Hà Lan, khi thích hợp, những vấn đề sau đây:

a) Việc chỉ định các cơ quan nhận thông báo, cơ quan có thẩm quyền cho phép và cơ quan cung cấp hỗ trợ trong thu thập chứng cứ được thực hiện bởi viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự theo quy định tương ứng lại Điều 15, Điều 16 và Điều 18 Công ước này;

b) Việc chỉ định các cơ quan có thẩm quyền cho phép thu thập chứng cứ được thực hiện bởi người được ủy quyền theo quy định tại Điều 17 và của những cơ quan cung cấp hỗ trợ quy định tại Điều 18 Công ước này;

c) Các tuyên bố theo quy định tại các Điều 4, 8, 11, 15, 16, 17, 18, 23 và Điều 27 Công ước này;

d) Việc rút hoặc thay đổi các cơ quan được chỉ định và các tuyên bố nói trên;

e) Việc rút bất kỳ bảo lưu nào.

Điều 36

Bất kỳ vướng mắc nào có thể phát sinh giữa các Quốc gia ký kết liên quan đến thực hiện Công ước này sẽ được giải quyết thông qua con đường ngoại giao.

Điều 37

Công ước này để ngỏ cho các Quốc gia tham dự Phiên họp thứ XI của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế ký.

Công ước phải được phê chuẩn, các văn kiện phê chuẩn được nộp lưu chiểu cho Bộ Ngoại giao của Hà Lan.

Điều 38

(1) Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ sáu mươi sau ngày nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn thứ ba quy định tại đoạn thứ hai của Điều 37 Công ước này.

(2) Công ước này sẽ có hiệu lực đối với, Quốc gia đã ký và phê chuẩn sau đó vào ngày thứ sáu mươi sau ngày Quốc gia đó nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn.

Điều 39

(1) Bất kỳ Quốc gia nào không tham gia Phiên họp thứ XI của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế mà là thành viên của Hội nghị này hoặc của Liên Hợp quốc hoặc của một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp quốc, hoặc là một Bên tham gia Điều lệ của Tòa án Công lý quốc tế đều có thể tham gia Công ước này sau khi nó có hiệu lực theo quy định của đoạn thứ nhất Điều 38 Công ước này.

(2) Các văn kiện được nộp lưu chiểu cho Bộ Ngoại giao của Hà Lan.

(3) Công ước này sẽ có hiệu lực đối với Quốc gia gia nhập vào ngày thứ sáu mươi sau ngày nộp văn kiện gia nhập.

(4) Việc gia nhập sẽ chỉ có hiệu lực trong mối quan hệ giữa Quốc gia gia nhập và Quốc gia ký kết đã tuyên bố chấp nhận sự gia nhập của Quốc gia gia nhập. Tuyên bố này được nộp lưu chiểu tại Bộ Ngoại giao Hà Lan; Bộ này sẽ chuyển tiếp một bản sao chứng nhận cho mỗi Quốc gia ký kết thông qua con đường ngoại giao.

(5) Công ước này sẽ có hiệu lực giữa Quốc gia gia nhập và Quốc gia tuyên bố chấp nhận việc gia nhập của Quốc gia gia nhập vào ngày thứ sáu mươi sau ngày nộp lưu chiểu văn kiện chấp nhận.

Điều 40

(1) Bất kỳ Quốc gia nào, tại thời điểm ký, phê chuẩn hoặc gia nhập, đều có thể tuyên bố rằng Công ước này được áp dụng mở rộng với một hoặc một vài hoặc tất cả vùng lãnh thổ mà quốc gia đó chịu trách nhiệm trong các mối quan hệ quốc tế. Tuyên bố sẽ có hiệu lực vào ngày Công ước có hiệu lực đối với Quốc gia có liên quan.

(2) Vào bất kỳ thời điểm nào sau đó, việc áp dụng mở rộng phải được thông báo cho Bộ Ngoại giao Hà Lan.

(3) Công ước này sẽ có hiệu lực đối với các vùng lãnh thổ được đề cập trong tuyên bố áp dụng mở rộng vào ngày thứ sáu mươi sau ngày thông báo quy định tại đoạn trên.

Điều 41

(1) Công ước này có hiệu lực trong thời hạn năm năm, kể từ ngày Công ước có hiệu lực theo quy định của đoạn đầu tiên của Điều 38, cả đối với những Quốc gia đã phê chuẩn, Công ước cũng như đối với Quốc gia gia nhập sau đó.

(2) Nếu không có tuyên bố rút khỏi Công ước, Công ước sẽ được mặc nhiên gia hạn mỗi lần là năm năm.

(3) Tuyên bố rút khỏi Công ước phải được thông báo cho Bộ Ngoại giao Hà Lan ít nhất sáu tháng trước khi kết thúc thời hạn năm năm.

(4) Nó có thể được giới hạn đối với các vùng lãnh thổ nhất định mà Công ước áp dụng.

(5) Tuyên bố rút khỏi Công ước sẽ chỉ có hiệu lực đối với Quốc gia đã ra thông báo bãi ước. Công ước sẽ duy trì hiệu lực với các nước thành viên khác.

Điều 42

Bộ Ngoại giao Hà Lan phải thông báo cho các nước nêu tại Điều 37, và các nước đã tham gia theo quy định của Điều 39 của Công ước này, những điều sau đây:

a) Việc ký và phê chuẩn quy định tại Điều 37 Công ước này;

b) Ngày Công ước này có hiệu lực theo quy định của đoạn đầu tiên của Điều 38 Công ước này;

c) Việc gia nhập quy định tại Điều 39 Công ước này và ngày mà việc gia nhập có hiệu lực;

d) Việc áp dụng mở rộng quy định tại Điều 40 Công ước này và ngày mà tuyên bố áp dụng mở rộng có hiệu lực;

e) Việc chỉ định, bảo lưu và tuyên bố nêu tại Điều 33 và Điều 35 Công ước này;

f) Tuyên bố bãi ước đề cập tại đoạn thứ ba của Điều 41 Công ước này.

Để làm bằng, các bên dưới đây, được sự ủy quyền hợp lệ của Quốc gia mình đã ký Công ước này.

Lam tại La Hay, ngày 18 tháng 3 năm 1970 bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau, một bản sao phải được lưu chiểu tại cơ quan lưu chiểu của Chính phủ Hà Lan và một bản sao được chứng thực phải được gửi qua đường ngoại giao tới các Quốc gia tham dự Phiên họp thứ XI của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông báo 30/2020/TB-LPQT hiệu lực của Công ước về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Convention on the taking of evidence abroad in civil or commercial matters) do Bộ Ngoại giao ban hành

  • Số hiệu: 30/2020/TB-LPQT
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 18/03/1970
  • Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao
  • Người ký: Nguyễn Văn Ngự
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 363 đến số 364
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản