Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 262/TB-VKSTC-V5 | Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2012 |
Tổng hợp kết quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự những tháng đầu năm 2012 của Viện kiểm sát các cấp, Vụ 5 Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo một tình hình triển khai thực hiện BLTTDS (sửa đổi) tại các Viện kiểm sát địa phương, như sau:
1. Về kết quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự
1.1. Về triển khai thực hiện BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011:
Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức các hội nghị tập huấn quán triệt nội dung Hội nghị tập huấn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (tổ chức vào tháng 9, tháng 9 tại Lâm đồng và Quảng Ninh; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác nhằm cụ thể hóa sự chỉ đạo, hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao triển khai thực hiện BLTTDS.
Công tác quản lý, điều hành của Viện kiểm sát các cấp tiếp tục đổi mới: Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, kịp thời trả lời thỉnh thị, giải đáp vướng mắc cho Viện kiểm sát cấp dưới; phân công Kiểm sát viên, cán bộ kiểm sát bản án, quyết định; sổ sách thụ lý, giải quyết vụ việc đảm bảo theo quy định.
2.2. Về kết quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự
(Số liệu về kết quả công tác kiểm sát từ 1/12/2011 đến 31/5/2012)
Thực hiện BLTTDS (sửa đổi), quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát có sự thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự. Bước đầu, tuy còn nhiều khó khăn nhưng Viện kiểm sát các địa phương đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ.
Tổng số kiểm sát thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 148.587 vụ việc (có 140.915 vụ, 7.672 việc), tăng 29.240 vụ việc so với cùng kỳ năm 2011; Kiểm sát thụ lý 8.331 vụ, việc theo thủ tục phúc thẩm, tăng 1.031 vụ việc; Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố kiểm sát thụ lý 317 vụ theo thủ tục giám đốc thẩm.
Qua số liệu trên cho thấy thụ lý kiểm sát theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2011; Kiểm sát viên tham gia 6.049 phiên tòa sơ thẩm, chiếm 40,3% (cùng kỳ năm 2011 và các năm trước khoảng 0,12%); tham gia 3.978 phiên tòa phúc thẩm, chiếm tỷ lệ 78,78% (cùng kỳ năm 2011, tham gia 572 phiên tòa, chiếm tỷ lệ 12,8%); tỷ lệ chấp nhận kháng nghị phúc thẩm đạt 89,4 % (tỷ lệ chấp nhận tăng 5,9%); kháng nghị giám đốc thẩm chấp nhận đạt 78%. Tỷ lệ án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm xét xử sửa, hủy còn chiếm tỷ lệ cao: Hủy chiếm 19% (cùng kỳ năm 2011, là 16,1%), sửa án chiếm 36,2% (cùng kỳ năm 2011, là 38,6%).
Viện kiểm sát các địa phương đã tích cực kiểm sát, phát hiện vi phạm và ban hành 727 kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm pháp luật (giảm 83 kiến nghị so với cùng kỳ năm 2011). Đã phát hiện nhiều bản án, quyết định có vi phạm và ban hành 706 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; 116 kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; riêng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành 57 kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, ít hơn 20 kháng nghị so với cùng kỳ năm 2011.
Số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát chiếm tỷ lệ bình quân là 13,1% so số vụ án bị cấp phúc thẩm hủy, sửa. Có nhiều Viện kiểm sát tỉnh, thành phố có kháng kháng nghị phúc thẩm chiếm tỷ lệ cao so với số bản án sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy, sửa, là: Viện kiểm sát tỉnh Bắc Giang là 24 vụ/32 vụ, tỷ lệ 75,4%; Quảng Ninh 15 vụ/20 vụ (75%); Đồng Nai là 32 vụ/94 vụ (34,1%); Tây Ninh là 39 vụ/104 vụ (37,5%); TP Hồ Chí Minh là 69 vụ/298 vụ (23,1%); TP Hà Nội là 41 vụ/120 vụ (34,1%); Viện kiểm sát tỉnh Long An là 40 vụ/157 vụ (25,5%) .
Viện kiểm sát các địa phương tích cực xây dựng các chuyên đề về kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án; kịp thời thông báo rút kinh nghiệm đối với những vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm bị cấp phúc thẩm sửa, hủy. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp đã nghiên cứu kỹ hồ sơ, thực hiện việc kiểm sát tuân theo pháp luật tại phiên tòa và phát biểu quan điểm theo quy định của BLTTDS và hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bước đầu, khẳng định vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự.
Tuy nhiên, trong công tác kiểm sát, Viện kiểm sát các cấp gặp khó khăn, nhất là thời điểm liên ngành chưa ban hành Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT ngày 1/8/2012 giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao; các văn bản hướng dẫn thực hiện BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011, như Thông tư liên tịch, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chưa ban hành kịp thời; nhiều Viện kiểm sát địa phương thiếu biên chế cán bộ, Kiểm sát viên; kỹ năng, kinh nghiệm công tác kiểm sát của một bộ phận cán bộ, Kiểm sát viên còn hạn chế. Mặt khác, Kiểm sát viên phải tập trung nghiên cứu hồ sơ tham gia phiên tòa, phiên họp nên chưa chú trọng đúng mức trong việc kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết các vụ việc dân sự; công tác phối hợp trong kiểm sát bản án, quyết định chưa chặt chẽ; nên việc phát hiện vi phạm và ban hành kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm của nhiều Viện kiểm sát chưa đạt chỉ tiêu quy định.
2. Một số vướng mắc và kiến nghị trong thực hiện BLTTDS (sửa đổi)
2.1. Về kiểm sát việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho đương sự theo quy định tại Điều 169, Điều 170 BLTTDS quy định: trong thời hạn 03 ngày làm việc (ba ngày), kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Viện kiểm sát địa phương cho rằng thực tế Tòa án chỉ gửi cho Viện kiểm sát thông báo trả lại đơn khởi kiện với nội dung ngắn gọn, chung chung. Muốn xác định việc trả lại đơn khởi kiện có đúng pháp luật hay không, Viện kiểm sát có thể phải mời đương sự lên để lấy lời khai, kiểm tra chứng cứ, tài liệu; vì vậy, thời hạn 03 ngày để có kiện nghị là không thể thực hiện được.
2.2. Điều 165 BLTTDS quy định: Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Quy định như trên có một số trường hợp không thực hiện được. Ví dụ, ông A khởi kiện ông B về yêu cầu chia thừ kế nhà ở; theo đó, kèm theo đơn khởi kiện, ông A phải có bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà đang tranh chấp. Nhưng ông B lại đang quản lý bản chính các giấy tờ về sở hữu căn nhà nên ông A không thể cung cấp cho Tòa án được. Đề nghị Viện kiểm sát tối cao hướng dẫn cụ thể vấn đề này.
2.3. Quá trình Tòa án giải quyết vụ án thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm, theo Điều 21 BLTTDS, nhưng không thông báo để Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Những trường hợp này, sau khi xét xử, Viện kiểm sát mới phát hiện được Tòa án vi phạm pháp luật tố tụng, nhưng về đường lối (nội dung) Tòa án giải quyết đúng pháp luật, Viện kiểm sát có nên kháng nghị hủy bản án sơ thẩm ?.
Một số trường hợp Tòa án lấy lời khai của đương sự, nhân chứng…Nhưng cho rằng đương sự, nhân chứng do không biết chữ (chủ yếu là các vụ án ly hôn) nên Thư ký phải ghi hộ lời khai; đây không phải là hoạt động thu thập chứng cứ, vì vậy không thuộc trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm theo Điêu 21 BLTTDS. Cần có sự nhận thức thống nhất về việc thu thập chứng cứ của Tòa án.
2.4. Qua thực tiến xét xử một số vụ án xin lý hôn, có tranh chấp quyền sử dụng đất. Trường hợp này, Viện kiểm sát có tham gia phiên tòa sơ thẩm theo Điều 21 BLTTDS ?.
2.5. Theo quy định tại Điều 195 BLTTDS thì trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có tên Kiểm sát viên (kể cả Kiểm sát viên dự khuyết, nếu có) tham gia phiên tòa; khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 04/ TTLT: Trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa, phiên họp thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án sơ thẩm, phúc thẩm thông báo thụ lý vụ việc dân sự theo Điều 174, 257, 331 BLTTDS, Viện kiểm sát phải gửi cho Tòa án văn bản phân công Kiểm sát viên…Quy định như trên là không khả thi, khó thực hiện. Bởi lẽ, chỉ trên cơ sở văn bản thông báo thụ lý của Tòa án thì Viện kiểm sát chưa thể xác định được vụ án nào Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa theo quy định của Điều 21 BLTTDS.
2.6. Khi áp dụng các quy định mới ngoài các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa (Điều 85 BLTTDS), thực tiễn có nhiều trường hợp phát sinh chưa được hướng dẫn cụ thể, như: Trường hợp nào là tranh chấp đất đai bắt buộc phải qua hòa giải ở cơ sơ; trường hợp Tòa án xác minh địa chỉ của đương sự, tình trạng hôn nhân, các trương hợp này Tòa án, Viện kiểm sát đều lúng túng về tham gia phiên tòa của Viện kiểm sát.
2.7. Trường hợp Luật sư tham gia và được Tòa án chấp nhận là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; Luật sư có quyền nghiên cứu hồ sơ, sao chụp tài liệu…Nhưng hồ sơ đã chuyển cho Viện kiểm sát nghiên cứu để tham gia phiên tòa và Luật sư yêu cầu được nghiên cứu hồ sơ. Trường hợp này, Viện kiểm sát giải quyết theo quy định nào ?.
2.8. Tại Điều 94 BLTTDS quy định các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày; trường hợp không cung cấp đầy đủ, kịp thời…thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trong thực tế, nếu cơ quan, đơn vị không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ thì Tòa án không thể đưa vụ án ra giải quyết và phải tạm đình chỉ với lý do chờ kết quả phúc đáp của cơ quan, tổ chức. Vạy, trường hợp này có xử lý được cơ quan, tổ chức hay không ? Nếu xử lý theo theo quy định pháp luật nào ?.
2.9. Theo quy định của BLTTDS, tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên chỉ được phát biểu về tố tụng, vậy, Kiểm sát viên có quyền hỏi để làm rõ nội dung của vụ kiện không ?; những vụ án có vi phạm tố tụng ở giai đoạn sơ thẩm mà Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa hoặc có tham gia nhưng không phát hiện được vi phạm thì Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm có được phát biểu ý kiến về những vi phạm đó hay không ?.
2.10. Điều 269 BLTTDS quy định: Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm và bị đơn đồng ý nhưng vụ án lại bị Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Trường hợp này, kháng nghị của Viện kiểm sát được giải quyết thế nào ?.
2.11. Điều 256 BLTTDS quy định trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng nghị đã hết. Thực tế ở địa phương chưa có trường hợp nào khi vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm trong thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát. Do đó, nhiều trường hợp tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, qua nghiên cứu hồ sơ Viện kiểm sát cấp phúc thẩm mới phát hiện Tòa án cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng mà Viện kiểm sát cấp huyện không phát hiện được để kháng nghị, nhưng Viện kiểm sát cấp tỉnh lại không được bổ sung, thay đổi kháng nghị.
2.12. Quá trình tham gia phiên tòa, khi thấy vụ kiện có nhiều tình tiết phát sinh chưa rõ quan điểm giải quyết cho nên đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử cho hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung. Vấn đề này chưa có điều luật nào quy định.
2.13. Điều 288 BLTTDS quy định về trường hợp đơn đề nghị giám đốc thẩm được kéo dài thời hạn xem xét kháng nghị (…). Tuy nhiên để xác định thế nào là bản án có “sai lầm nghiêm trọng” chưa có hướng dẫn cụ thể, vẫn còn phụ thuộc bởi ý chí chủ quan của cá nhân Thẩm phán; mặt khác cần hướng dẫn quy định đương sự có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 BLTTDS và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị. Nếu đơn đề nghị đã được giải quyết của người có thẩm quyền kháng nghị, thì vẫn phải giải quyết tiếp sẽ mất thời gian và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác.
2.14. Đối với trường hợp Viện kiêm sát có công văn yêu cầu ạm hoãn thi hành án để xem xét kháng nghị giám đốc thẩm nhưng sau đó không kháng nghị thì có phát hành công văn thông báo cho cơ quan thi hành án dan sự biết không ?/
2.15. Điều 3 Chỉ thị số 04 ngày 17/5/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm dân sự, hành chính, quy định phiếu kiểm sát phải có chữ ký của Kiểm sát viên và lãnh đạo Viện kiểm sát cấp sơ thẩm, sau đó chuyển bản án, quyết định kèm theo phiếu kiểm sát cho Viện kiểm sát cấp trên. Tại đây, sau khi nghiên cứu, Kiểm sát viên, lãnh đạo Viện phải ký tiếp vào phiếu kiểm sát. Đối với Viện kiểm sát số lượng thụ lý nhiều (như Viện kiểm sát TP Hồ Chí Minh) thì việc Kiểm sát viên, lãnh đạo Viện ký đầy đủ phiếu kiểm sát là khó thực hiện được.
2.16. Hiện nay còn áp dụng Kết luận 2025 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhan dân tối cao; Hướng dẫn số 15 về lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự ?
2.17. Cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương ban hành văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện Điều 32a BLTTDS.
2.18. BLTTDS và Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định về việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) không cụ thể, chưa sát với thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự nên Tòa án có sự nhận thức và áp dụng không thống nhất; việc quy định Viện kiểm sát chỉ có quyền kiến nghị và thời hạn kiến nghị việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ BPKCTT là quá ngắn (03 ngày) nên một số trường hợp không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
2.19. Theo quy định tại điểm b tiểu mục 4.2, mục 4 phần III Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 4/8/2006 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao: Trong thời hạn nguyên đơn có quyền kháng cáo mà nguyên đơn rút đơn khởi kiện và bị đơn có văn bản đồng ý, các đương sự khác không kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị nhưng Tòa án cấp sơ thẩm vẫn phải chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm để mở phiên tòa. Quy định này không phù hợp với quy định tại Điều 242 BLTTDS về tính chất của xét xử phúc thẩm; như vậy, có thể có Tòa án cấp phúc thẩm vẫn phải mở phiên tòa để xét xử. Cần có hướng dẫn về quy định trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trong thời hạn kháng cáo.
2.20. Về khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 04 quy định “Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp…trừ trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm”. Quy định như trên là không phù hợp trong trường hợp Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm chỉ trên cơ sở bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới (không cần hồ sơ vụ án). Khi có kháng nghị, Tòa án cấp sơ thẩm phải chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm để xét xử; vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm sẽ không chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát đã kháng nghị để nghiên cứu tham gia phiên tòa.
Quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 04 đã hạn chế quyền yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để xem xét kháng nghị của Viện kiểm sát, nhất là trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi phạm cần báo cáo Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
2.21. Điều 35 BLTTDS quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ: “Tòa án án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức…”; nhiều trường hợp bị đơn lợi dụng quy định này đã thay đổi nơi cư trú nhằm kéo dìa thời gian giải quyết vụ án.
Cần có hướng dẫn phù hợp để tránh tình trạng kéo dài của bên phải thực hiện ngĩa vụ dân sự.
2.22. Vấn đề định giá tài sản trong các vụ tranh chấp tài sản. Hiện nay, theo quy định của pháp luật, cho pháp sử dụng kết quả định giá của công ty định giá tư nhân; các công ty này định giá thường không chính xác. Vì vậy việc Tòa án giải quyết tranh chấp tài sản trên cơ sở định giá của các công ty tư nhân không bảo đảm chính xác, khách quan.
2.23. BLTTDS không quy định thời hạn Tòa án sửa chữa, bổ sung bản án, quyết định, có một số vụ, việc Viện kiểm sát phát hiện vi phạm và quyết định kháng nghị. Sau đó, Tòa án ra thông báo sửa chữa, bổ sung, đính chính bản án về các vấn đề mà Viện kiểm sát đã kháng nghị nên trường hợp này, kháng nghị của Viện kiểm sát không được chấp nhận.
2.24. Trong thực tế nhiều quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án không có căn cứ theo quy định tại Điều 189 BLTTDS, do xác định việc tạm đình chỉ vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát đã kháng nghị phúc thẩm. Nhưng sau đó, Tòa án lại đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp này Viện kiểm sát phải xử lý như thế nào cho phù hợp ?.
Trên đây là tổng hợp một số vướng mắc về nhận thức và áp dụng một số quy định của BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011, Thông tư liên tịch số 04 và một số văn bản hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong số những vướng mắc mà Viện kiểm sát các địa phương đã nêu, có một số vướng mắc đã được Thông tư liên tịch số 04 giải quyết, có vướng mắc thuộc về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thì Quy chế nghiệp công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự (ban hành kèm theo Quyết định số 567/QĐ-VKSTC ngày 8/10/2012) giải đáp phần nào những vướng mắc của Viện kiểm sát các cấp. Những nội dung liên quan đến trách nhiệm hướng dẫn của liên ngành Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thì hiện nay đang trong quá trình xây dựng, như hướng dẫn thực hiện Điều 32a, Điều 33, Điều 35, Điều 85 Điều 168, Điều 189…của BLTTDS. Vụ 5 sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục tổng hợp vướng mắc để tham mưu cho lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định BLTTDS; sửa đổi quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về lập hờ sơ kiểm sát; phối hợp với các Viện phúc thẩm 1,2,3 tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 04 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm về dân sự, hành chính.
Trên đây là thông báo của Vụ 5 về một số tình hình thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự và những vướng mắc trong thực hiện BLTTDS của Viện kiểm sát các cấp trong thời gian qua.
Nơi nhận: | TL. VIỆN TRƯỞNG |
- 1Hướng dẫn 02/VKSTC-V5 về việc công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2007 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2Kế hoạch 15/KH-VKSTC-V5 sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Chỉ thị 06/2011/CT-VKSTC về triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Công văn 4032/BHXH-PC năm 2014 hướng dẫn tham gia tố tụng dân sự và thi hành án dân sự do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 5Công văn 1020/HTQTCT-HT năm 2015 thực hiện quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành
- 6Hướng dẫn 14/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2018 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Công văn 70/VKSTC-V14 năm 2018 về giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và nghiệp vụ kiểm sát các vụ việc dân sự trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Hướng dẫn 21/HD-VKSTC-V5 năm 2015 về một số vướng mắc trong thực hiện Bộ Luật tố tụng dân sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII "Các biện pháp khẩn cấp tạm thời" của Bộ luật Tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành
- 2Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp phúc thẩm” của bộ luật tố tụng dân sự do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành
- 3Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
- 4Hướng dẫn 02/VKSTC-V5 về việc công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2007 do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6Quyết định 567/QĐ-VKSTC năm 2012 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7Kế hoạch 15/KH-VKSTC-V5 sơ kết một năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8Chỉ thị 06/2011/CT-VKSTC về triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng Dân sự trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9Công văn 4032/BHXH-PC năm 2014 hướng dẫn tham gia tố tụng dân sự và thi hành án dân sự do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 10Công văn 1020/HTQTCT-HT năm 2015 thực hiện quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành
- 11Hướng dẫn 14/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình năm 2018 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 12Công văn 70/VKSTC-V14 năm 2018 về giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và nghiệp vụ kiểm sát các vụ việc dân sự trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 13Hướng dẫn 21/HD-VKSTC-V5 năm 2015 về một số vướng mắc trong thực hiện Bộ Luật tố tụng dân sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Thông báo 262/TB-VKSTC-V5 tình hình thực hiện công tác kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự những tháng đầu năm 2012 và vướng mắc trong quá trình thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự và Thông tư liên tịch 04/TTLT do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 262/TB-VKSTC-V5
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 15/10/2012
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Trần Đình Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra