Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 112/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2023 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRẦN HỒNG HÀ TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO BỘ Y TẾ VÀ CÁC CHUYÊN GIA VỀ DỰ THẢO CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2045
Chiều ngày 29 tháng 3 năm 2023 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế và các chuyên gia trong lĩnh vực dược về Dự thảo Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan; đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ và các chuyên gia do Bộ Y tế mời.
Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo Bộ Y tế, ý kiến các chuyên gia về Dự thảo Chiến lược, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau:
1. Cảm ơn các chuyên gia trong lĩnh vực dược đã có nhiều ý kiến xác đáng, có giá trị đóng góp cho Dự thảo Chiến lược. Đề nghị các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu, có ý kiến về Dự thảo Chiến lược, gửi về Bộ Y tế để nghiên cứu, tiếp thu, hoàn chỉnh Dự thảo Chiến lược, trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Đề nghị Bộ Y tế tiếp tục bám sát Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới để rà soát, hoàn chỉnh Dự thảo Chiến lược, nhất là xác định rõ hướng đi, tận dụng cơ hội khi hội nhập ngày càng sâu rộng, có cách tiếp cận để ngành dược Việt Nam từ trình độ trung bình hiện nay lên mức cao hơn và đi nhanh lên hiện đại (như lĩnh vực viễn thông đã thực hiện trong giai đoạn đầu), trong đó:
a) Đánh giá đầy đủ tiềm năng, thế mạnh và xác định rõ mục tiêu cho từng khâu, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả kinh tế và phù hợp với năng lực. Trong đó, lưu ý phát huy lợi thế của từng khâu và lựa chọn giải pháp phát triển, bảo đảm hiệu quả cho từng khâu; phải lựa chọn được những trọng tâm mà khi được tạo các điều kiện cần thiết thì phát triển có hiệu quả, ví dụ như có thể đi thẳng lên hiện đại việc phát triển thuốc sinh học, đối với lĩnh vực dược liệu có thể chỉ tập trung vào phát triển vùng nguyên liệu để phục vụ sản xuất và cung ứng.
b) Xác định rõ các tiêu chí về kinh tế, năng lực thực hiện để từ đó đề xuất, lựa chọn hướng đi, các hoạt động đầu tư cho phù hợp, bảo đảm khả thi, hiệu quả.
c) Đánh giá lại khâu sử dụng thuốc, hoạt động dược lâm sàng (trong đó lưu ý đến những tác dụng của thuốc đối với sức khỏe con người), xác định nguyên nhân làm cho chi phí thuốc tăng cao để có giải pháp phù hợp.
d) Phải tập trung hoàn thiện thể chế, trong đó thực hiện hài hòa chính sách phù hợp thông lệ quốc tế, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với lĩnh vực dược của Tổ chức y tế thế giới và của các quốc gia tiên tiến, thực hiện việc công nhận lẫn nhau nhằm chuẩn hóa quá trình sản xuất và phân phối.
đ) Hợp tác quốc tế cần được xác định là giải pháp “mũi nhọn” nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để ngành dược Việt Nam tham gia các chuỗi giá trị của các doanh nghiệp dược hàng đầu thế giới. Nhà nước phải xác định các tiêu chí, quy định, trong đó chia sẻ về bản quyền và công nghệ là yêu cầu tiên quyết khi quyết định các hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp dược hàng đầu thế giới, các doanh nghiệp có công nghệ bào chế hiện đại... cần có các giải pháp căn cơ trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác với các đối tác chiến lược của Việt Nam.
e) Nhà nước có vai trò dẫn dắt và cần có chính sách hỗ trợ để tăng cường hoạt động nghiên cứu phát triển, khuyến khích đầu tư của tư nhân trong lĩnh vực này.
Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng phòng thí nghiệm chuyên ngành để phục vụ nghiên cứu phát triển thuốc, trong đó Nhà nước là chủ đạo và có cơ chế khuyến khích, ưu đãi phù hợp (về đất đai, về khoa học và công nghệ...) để các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu tham gia đầu tư.
g) Tiếp tục có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nuôi trồng dược liệu, trong đó chú trọng các hợp tác với các doanh nghiệp có công nghệ bào chế hiện đại; thúc đẩy phát triển lĩnh vực thuốc dược liệu, y dược cổ truyền, nâng cao năng lực, hiệu quả ngành thực phẩm chức năng.
h) Đánh giá đầy đủ và có giải pháp phù hợp đối với hoạt động phân phối, cung ứng và hạ tầng bảo quản thuốc trên tinh thần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư và xã hội hóa.
i) Xác định các dự án, nhiệm vụ ưu tiên cần tập trung để thực hiện đến năm 2025 và kế hoạch thực hiện đến năm 2030.
3. Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành dược, có sự tham gia của các bộ, ngành và một số cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp lớn.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
- 1Công văn 7335/BYT-QLD năm 2017 về xây dựng kế hoạch và báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Cục Quản lý dược ban hành
- 2Công văn 7137/BYT-QLD năm 2017 về báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 & tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Y tế ban hành
- 3Kế hoạch 1955/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại tỉnh Ninh Thuận
- 4Thông báo 160/TB-VPCP năm 2023 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1165/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông báo 168/TB-VPCP năm 2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2035, Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025, Đề án cơ cấu lại và Danh mục doanh nghiệp chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước
- 7Quyết định 388/QĐ-BYT năm 2024 Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định 1165/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8Công văn 2279/VPCP-KGVX năm 2024 về ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Quốc hội tại buổi thăm và làm việc với Bộ Y tế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Công văn 7335/BYT-QLD năm 2017 về xây dựng kế hoạch và báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Cục Quản lý dược ban hành
- 3Công văn 7137/BYT-QLD năm 2017 về báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 & tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Y tế ban hành
- 4Kế hoạch 1955/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại tỉnh Ninh Thuận
- 5Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2023 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Thông báo 160/TB-VPCP năm 2023 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1165/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông báo 168/TB-VPCP năm 2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2035, Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025, Đề án cơ cấu lại và Danh mục doanh nghiệp chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước
- 10Quyết định 388/QĐ-BYT năm 2024 Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định 1165/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 11Công văn 2279/VPCP-KGVX năm 2024 về ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Quốc hội tại buổi thăm và làm việc với Bộ Y tế do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo 112/TB-VPCP năm 2023 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại buổi làm việc với Lãnh đạo Bộ Y tế và các chuyên gia về Dự thảo Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 112/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 04/04/2023
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Sỹ Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra