VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ Ô-XTRÂY-LI-A
NỘI DUNG
CÁC ĐIỀU KHOẢN
1. Mục đích
2. Những yếu tố của chương trình hợp tác phát triển
3. Các định nghĩa
4. Các tổ chức phối hợp
5. Những thỏa thuận bổ sung
6. Trách nhiệm của Chính phủ Ô-xtrây-li-a
7. Trách nhiệm của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
8. Ủy ban điều phối dự án chung
9. Giám sát
10. Xem xét và đánh giá
11. Khiếu nại
12. Thuế thu nhập
13. Cung cấp cho dự án những vật liệu chuyên dùng, vật liệu kỹ thuật.
14. Nhập khẩu đồ dùng cá nhân và đồ gia dụng
15. Xuất khẩu vật liệu cá nhân, chuyên dùng, vật liệu kỹ thuật và các loại vật dụng cá nhân gia dụng
16. Sở hữu trí tuệ
17. Thuế, các loại phí và các khoản chi khác cho nhân viên Ô-xtrây-li-a
18. An ninh
19. Gửi tiền về nước
20. Luật lệ và quy tắc của địa phương
21. Đàm phán
22. Giá trị của những hiệp định và thỏa thuận trước đây
23. Sửa đổi
24. Hiệu lực và thời hạn
Chính phủ Ô-xtrây-li-a và Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mong muốn tăng cường những mối quan hệ hữu nghị hiện tại giữa hai nước và hai dân tộc đã quyết định như sau:
Hai Chính phủ sẽ hợp tác trong chương trình hợp tác phát triển phù hợp với những mục tiêu phát triển kinh tế Xã hội của nước CHXHCN Việt Nam và chính sách, các lĩnh vực ưu tiên và thực tế của hai nước. Chương trình sẽ tập trung vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như:
a) Phát triển kinh tế góp phần cải thiện vững chắc chất lượng đời sống
b) Phát triển cơ hội thương mại và đầu tư
c) Tự do hóa thương mại khu vực và thế giới
d) Chia sẻ cam kết vì nền an ninh của khu vực
e) Trao đổi giáo dục và công nghệ
2. Những yếu tố của chương trình hợp tác phát triển:
Chương trình hợp tác phát triển có thể bao gồm những yếu tố sau đây:
a) Cử các đoàn sang nước CHXHCN Việt Nam để hình thành và đánh giá các dự án phát triển tiềm năng.
b) Nghiên cứu, phát triển và thực hiện các dự án được thiết kế nhằm thúc đẩy việc đạt được mục đích văn bản thỏa thuận này.
c) Giúp đỡ kỹ thuật trong việc nghiên cứu, phát triển và thực hiện các dự án.
d) Cấp học bổng cho các công dân của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam học tập và đào tạo chuyên môn ở Ô-xtrây-li-a, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc một nước thứ ba.
e) Bố trí các chuyên gia, cố vấn Ô-xtrây-li-a ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
f) Cung cấp thiết bị, vật liệu và các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhằm thực hiện các dự án phát triển do Ô-xtrây-li-a tài trợ tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
g) Thúc đẩy việc hợp tác nghiên cứu giữa các tổ chức, cá nhân của Ô-xtrây-li-a và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm giúp đỡ cho công cuộc phát triển kinh tế của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
h) Cung cấp viện trợ Ô-xtrây-li-a dưới hình thức nhân viên và thiết bị gắn liền với các dự án phát triển ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế khác.
i) Cung cấp viện trợ Ô-xtrây-li-a dưới hình thức nhân viên và thiết bị gắn liền với các dự án phát triển ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của các cơ quan Liên Hợp Quốc.
j) Viện trợ cho các trường đại học và các viện đào tạo khoa học khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm giúp cải thiện năng lực giảng dạy, nghiên cứu của quốc gia.
k) Khuyến khích và thúc đẩy các mối quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân hai nước.
l) Cung cấp viện trợ bằng cách sử dụng dịch vụ của các tổ chức phi chính phủ của Ô-xtrây-li-a.
m) Cung cấp viện trợ bằng cách tận dụng chương trình hỗ trợ tài chính nhập khẩu phát triển (OIFF).
n) Cung cấp viện trợ bằng cách tận dụng chương trình liên kết khu vực tư nhân (PSPL).
o) Các hình thức viện trợ khác được hai nước cùng thỏa thuận theo thời gian.
Vì mục đích của văn kiện này:
a) “Các hãng của Ô-xtrây-li-a” là các hãng, các tổ chức, công ty, cổ đông, hiệp hội, các pháp nhân, tổ chức chính phủ và các tổ chức khác của Ô-xtrây-li-a có tham gia vào dự án ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần của bản thỏa thuận này.
b) “Nhân viên Ô-xtrây-li-a” là các công dân Ô-xtrây-li-a hoặc các cư dân thường trú ở Ô-xtrây-li-a, hoặc những cá nhân khác không thuộc quốc tịch Việt Nam hoặc không phải là các cư dân thường trú của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những người này đang công tác tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho dự án phù hợp với tinh thần của bản thỏa thuận: tiền lương hoặc các chi phí khác của họ được chu cấp từ phần đóng góp của Chính phủ Ô-xtrây-li-a cho dự án.
c) “Người phụ thuộc” là vợ hoặc chồng và con nhỏ chưa lập gia đình của một nhân viên Ô-xtrây-li-a hoặc có thể là bất cứ cá nhân nào được Chính phủ hai nước công nhận tùy theo thời gian là một người phụ thuộc của công dân Ô-xtrây-li-a.
d) “Vợ hoặc chồng” của một nhân viên Ô-xtrây-li-a bao gồm vợ hoặc chồng trên thực tế khi quan hệ của họ thể hiện được những đặc trưng cơ bản của hôn nhân trong đó:
i) Cả hai đều cho rằng quan hệ của họ sẽ tiếp tục vô thời hạn.
ii) Yêu cầu hai người tự khẳng định mình là một cặp vợ chồng thực sự.
iii) Tính ổn định được thể hiện trong quá khứ.
e) “Vật liệu cá nhân, chuyên dụng và kỹ thuật” là thiết bị các loại hàng hóa do nhân viên Ô-xtrây-li-a hoặc hãng của Ô-xtrây-li-a nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu chuyên môn của họ khi họ tham gia vào dự án theo tinh thần của thỏa thuận này.
f) “Dự án” là chương trình hoặc dự án hợp tác phát triển được bố trí theo tinh thần của thỏa thuận này.
g) “Các khoản cung cấp của dự án” là thiết bị, vật liệu, các đồ vật được cung cấp cho dự án theo tinh thần của thỏa thuận này. Chi phí của các khoản này được lấy từ phần đóng góp của Chính phủ Ô-xtrây-li-a.
h) “Những người nhận học bổng” là các công dân của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lựa chọn và được Chính phủ Ô-xtrây-li-a bảo trợ cho học tập ở Ô-xtrây-li-a, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc một nước thứ ba.
i) “Đơn vị nhận khoán” là hãng của Ô-xtrây-li-a do Chính phủ thuê để quản lý phần đóng góp của Chính phủ Ô-xtrây-li-a cho một dự án theo tinh thần của bản thỏa thuận này.
j) “Cơ quan thực hiện” là một cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện dự án theo tinh thần của bản thỏa thuận này.
k) “Trưởng đoàn Ô-xtrây-li-a” là cá nhân được Chính phủ Ô-xtrây-li-a chỉ định để phối hợp và quản lý viện trợ của Chính phủ Ô-xtrây-li-a cho một dự án theo tinh thần của bản thỏa thuận này.
+ Mỗi chính phủ sẽ phối hợp các dự án hợp tác phát triển theo tinh thần thỏa thuận này thông qua một hoặc nhiều cơ quan hợp tác được chỉ định.
+ Trong việc thực hiện thỏa thuận này, Văn phòng Viện trợ Phát triển Quốc tế Ô-xtrây-li-a (gọi tắt là AIDAB) là cơ quan thẩm quyền đại diện cho Chính phủ Ô-xtrây-li-a và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (gọi tắt là UBKHNN) là cơ quan thẩm quyền đại diện cho Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trừ khi một trong hai chính phủ chỉ định một tổ chức khác có thẩm quyền và sau đó thông báo cho chính phủ kia biết.
+ Hai Chính phủ sẽ thảo luận về đề nghị của mỗi chính phủ nhằm phối hợp thực hiện dựa vào các tổ chức hợp tác của chương trình phát triển.
Phục vụ cho mục tiêu của thỏa thuận này, mỗi tổ chức hợp tác của một chính phủ có thể thỏa thuận với tổ chức hợp tác được chỉ định của chính phủ kia những điều khoản bổ sung cho các hoạt động phát triển cụ thể.
Những thỏa thuận bổ sung là những tham khảo cụ thể cho bản thỏa thuận này.
6. Trách nhiệm của Ô-xtrây-li-a:
1) Trừ khi được nêu khác đi trong những thỏa thuận bổ sung, đóng góp của Chính phủ Ô-xtrây-li-a cho các hoạt động phát triển theo tinh thần bản thỏa thuận này sẽ bao gồm, nhưng không bị hạn chế bởi, những khoản sau:
a) Dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật và các loại dịch vụ khác cần thiết cho việc thực hiện dự án phát triển.
b) Các khoản cung cấp của dự án và chi phí vận tải các khoản này tới điểm tập kết vào nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c) Những đóng góp sau đây có liên quan tới những người nhận học bổng của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện đang học tập bên ngoài nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
i) Chi phí nhập học và học phí.
ii) Tiền sách vở, thiết bị.
iii) Tiền phục vụ đời sống bao gồm cả tiền nhà và quần áo.
iv) Các chi phí thuốc men, bệnh viện.
v) Giá vé hạng economy quốc tế hoặc nội địa cho việc đi tới nơi học và từ nơi học trở về bằng phương tiện giao thông được chấp nhận, phù hợp với những yêu cầu của chương trình học tập.
vi) Phí vận chuyển đồ dùng cá nhân đến và từ nơi học tập trở về.
vii) Các loại chi phí khác liên quan tới học bổng sinh viên và tiền đào tạo.
d) Các khoản đóng góp sau đây có liên quan tới các nhân viên Ô-xtrây-li-a:
i) Lương, phí, tiền ăn ở, chi phí đi lại và các loại trợ cấp khác.
ii) Chi phí vận chuyển giữa nơi ở của họ, cảng cập bến và nơi xuất phát từ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho các loại đồ dùng cá nhân, gia dụng bao gồm cả các loại vật dụng chuyên dùng và kỹ thuật.
iii) Những chi phí đào tạo và bồi dưỡng cần thiết cho nhân viên, phục vụ cho nhiệm vụ của họ ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu có thể dưới dạng định hướng trước và trong thời gian được giao nhiệm vụ.
2) Chính phủ Ô-xtrây-li-a sẽ kịp thời thông báo cho Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nghề nghiệp của nhân viên Ô-xtrây-li-a, những người phụ thuộc của họ phù hợp với quyền và đặc quyền nêu ra trong bản thỏa thuận này.
3) Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể đề nghị triệu hồi hoặc thay thế bất cứ nhân viên nào do phía Ô-xtrây-li-a đề nghị nếu như thái độ hoặc công việc của họ hoàn toàn không thỏa mãn. Trước khi có đề nghị này, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ bàn bạc với Chính phủ Ô-xtrây-li-a.
4) Chính phủ Ô-xtrây-li-a có thể triệu hồi bất cứ nhân viên nào. Trước khi quyết định việc triệu hồi, Chính phủ Ô-xtrây-li-a sẽ bàn bạc với Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vấn đề này và đảm bảo bố trí thay thế nhanh chóng nhân viên bị triệu hồi.
7. Trách nhiệm của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
1) Trừ khi được nêu khác đi trong những thỏa thuận bổ sung, trách nhiệm của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với luật lệ và quy chế hiện hành của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm, nhưng không chỉ hạn chế bởi, những khoản nêu sau đây:
a) Vận tải trong phạm vi nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với những yêu cầu của dự án theo tinh thần bản thỏa thuận này.
b) Tạo thuận lợi cho việc đi lại trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân viên Ô-xtrây-li-a khi thực hiện nhiệm vụ của họ. Việc đi lại này phải được xin phép trước với cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam và được các bộ phận đối tác của Việt Nam đi cùng.
c) Các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ việc cung cấp của dự án phù hợp với mục 7 của bản thỏa thuận này phòng ngừa những yếu tố tự nhiên, mất cấp, hỏa hoạn và các rủi ro khác.
d) Giấy phép, giấy đăng ký và các loại tài liệu cần thiết khác đảm bảo cho các hãng, nhân viên Ô-xtrây-li-a và gia đình họ thực hiện các chức năng của mình tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
e) Các visa cho các nhân viên Ô-xtrây-li-a và những người phụ thuộc của họ, bao gồm:
i) Giấy phép đi lại tự do dài hạn cho phép họ không bị hạn chế trong việc tới các nơi làm việc, nơi ở phù hợp với những luật lệ và quy chế hiện hành.
ii) Trong những trường hợp đưa đi cấp cứu, cho phép họ sang một nước thứ ba tại điểm biên giới thuận tiện gần khu vực dự án.
iii) Visa ra vào nhiều lần có giá trị trong vòng một năm hoặc trong thời gian công tác của họ theo dự án tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng không được quá một năm.
f) Giấy phép nhập khẩu và xuất khẩu vật liệu chuyên dụng, kỹ thuật và các loại đồ dùng cá nhân, gia đình của nhân viên Ô-xtrây-li-a cùng những người phụ thuộc họ, phù hợp với những luật lệ và quy chế hiện hành của hải quan Việt Nam.
g) Tạo thuận lợi cung cấp tất cả các loại giấy tờ cần thiết cho việc vào ra của những thành viên gia đình sống cùng hoặc đi thăm các nhân viên Ô-xtrây-li-a trong giai đoạn các nhân viên này đang tham gia dự án.
h) Cho phép sử dụng các loại phương tiện thông tin liên lạc ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thích hợp với các dự án phát triển và những quy định hiện hành.
i) Bảo đảm cung cấp liên tục nhân viên có trình độ của bộ phận đối tác theo yêu cầu của dự án được thiết kế phù hợp với bản thỏa thuận này.
j) Cung cấp các văn phòng được trang bị và dịch vụ văn phòng cần thiết tại khu vực dự án phát triển cho các hãng và nhân viên Ô-xtrây-li-a thực hiện chức trách của họ.
k) Cung cấp báo cáo, tài liệu, bản đồ, số liệu thống kê và các loại thông tin khác liên quan tới dự án và giúp cho nhân viên Ô-xtrây-li-a thực thi nhiệm vụ của họ phù hợp với những quy định hiện hành của Việt Nam.
l) Các biện pháp khác thuộc phạm vi quyền hạn của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể tạo thuận lợi cho việc thực hiện các dự án theo tinh thần bản thỏa thuận này.
2) Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ đảm bảo rằng toàn bộ những người nhận học bổng là viên chức chính phủ, tiếp tục được lĩnh mức lương phù hợp, các loại phí được cả hai bên quy định về đi lại, sinh hoạt và các loại phí khác có liên quan đến học bổng sinh viên, tiền đào tạo phù hợp với những thủ tục, quy định của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn học tập, đào tạo chuyên môn của họ.
8. Ủy ban điều phối dự án chung:
1) Trách nhiệm đối với việc phát triển chính sách chung, hoạch định, điều phối, quản lý và giám sát dự án một khi dự án đó được coi là phù hợp sẽ thuộc về Ủy ban điều phối dự án chung, Ủy ban thực hiện các chức năng sau tùy theo những đòi hỏi cụ thể dự án:
a) Điều phối chính sách dự án.
b) Xem xét, báo cáo định kỳ về tiến độ của kế hoạch công tác, ngân sách cho cả hai chính phủ.
c) Khuyến nghị với hai chính phủ về bất cứ sự sửa đổi phù hợp nào của dự án bao gồm ngân sách, sự phát triển tương lai thích ứng với kế hoạch công tác hàng năm và ngân sách đã được hai chính phủ quy định.
d) Chuẩn bị báo cáo tóm tắt nêu rõ những vấn đề, những hoạt động được khuyến nghị để gửi cho Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Hà Nội và Ủy ban kế hoạch Nhà nước.
e) Phối hợp bố trí các nhân viên dự án.
f) Theo yêu cầu, gặp gỡ đại diện hai chính phủ báo cáo về tiến độ của dự án, những vấn đề nổi bật, đề ra những hoạt động thúc đẩy tiến độ và nhằm đạt mục tiêu dự án. Việc sắp xếp các cuộc gặp như vậy và việc báo cáo về những quyết định được đưa ra sẽ thuộc về trách nhiệm của một nhân viên do Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Hà Nội chỉ định.
g) Thực hiện các chức năng khác có thể được nêu ra trong những điều khoản bổ sung giữa hai tổ chức hợp tác.
2) Ủy ban điều phối dự án chung bao gồm:
a) Thủ trưởng cơ quan hoặc tổ chức được Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định làm cơ quan thực hiện.
b) Trưởng đoàn Ô-xtrây-li-a do Chính phủ Ô-xtrây-li-a chỉ định có sự bàn bạc với Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c) Và một người được Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a tại Hà Nội bổ nhiệm.
3) Ủy ban điều phối dự án chung họp ít nhất mỗi năm hai lần.
4) Trách nhiệm về việc quản lý dự án có hiệu quả thuộc về người đứng đầu cơ quan thực hiện và người này sẽ phải chuẩn bị các báo cáo thường kỳ cho hai chính phủ về tiến độ của dự án.
5) Kế hoạch công tác hàng năm được Ủy ban điều phối dự án soạn thảo cho hai chính phủ xem xét. Văn kiện dưới dạng bản thảo được chuẩn bị trước ngày 31 tháng 3 hàng năm và cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động được tiến hành, ngân sách, thiết bị, việc mua vật liệu, sắp xếp nhân sự cho thời kỳ từ tháng 7 đến tháng 6 năm sau.
6) Trách nhiệm cuối cùng đối với việc thực hiện các dự án đã được quyết định thuộc về Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc giám sát tiến độ trong mỗi năm tài chính Ô-xtrây-li-a sẽ do Chính phủ Ô-xtrây-li-a thực hiện thông qua Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a dựa trên việc thăm định kỳ dự án. Đại sứ quán Ô-xtrây-li-a sẽ cung cấp các báo cáo thăm dự án cho AIDAB Can-bê-ra và cho Ủy ban điều phối dự án chung.
Việc xem xét, đánh giá tiến độ dự án có thể được thực hiện ở thời điểm thuận lợi do hai chính phủ quy định. Việc xem xét, đánh giá này được thực hiện bởi một đội công tác chung do hai chính phủ chỉ định bao gồm các nhân viên độc lập với các bộ phận tham gia dự án.
1) Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận sẽ không buộc Chính phủ Ô-xtrây-li-a bằng bất cứ cách nào phải có nghĩa vụ pháp lý hoặc chịu trách nhiệm đối với những hoạt động của các hãng và nhân viên Ô-xtrây-li-a.
2) Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ bảo đảm và cam kết sau này sẽ bồi thường cho Chính phủ Ô-xtrây-li-a, các hãng và nhân viên Ô-xtrây-li-a khỏi chịu những thiệt hại do các hoạt động, việc kiện tụng, khiếu nại và đòi hỏi chống lại họ nảy sinh trực tiếp từ việc thực hiện chức năng của họ ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần bản thỏa thuận này, ngoại trừ trường hợp những khiếu nại đó được đưa ra do hành động hoàn toàn cẩu thả hoặc có ý làm sai nguyên tắc của các viên chức Chính phủ Ô-xtrây-li-a, nhân viên và các hãng Ô-xtrây-li-a. Điều khoản này không được áp dụng cho những khiếu nại nảy sinh do tai nạn giao thông.
Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam miễn cho các hãng, nhân viên Ô-xtrây-li-a khỏi chịu thuế thu nhập hoặc các loại thuế tương tự khác về thu nhập, thuế lợi tức, thuế lương thực, thuế đánh vào các khoản trả công tương tự khác mà họ nhận được qua các hoạt động tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần bản thỏa thuận này.
13. Cung cấp cho dự án và những vật liệu chuyên dùng, vật liệu kỹ thuật:
1) Trừ khi hai chính phủ quy định khác đi, quyền sở hữu toàn bộ vật dụng cung cấp của dự án thuộc trách nhiệm của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2) Liên quan tới những cung cấp của dự án và các loại vật liệu chuyên dụng, vật liệu kỹ thuật nhập khẩu từ bên ngoài hoặc được mua trong phạm vi nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần bản thỏa thuận này, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ:
a) Miễn các loại thuế, phí và các khoản chi phí khác.
b) Thực hiện các thủ tục nhập khẩu thông qua hải quan.
c) Tạo thuận lợi cho việc chuyên chở bằng cách cung cấp các dịch vụ hải quan, điều kiện thuế bến thích hợp tại một cánh gần khu vực dự án nhất.
d) Ngoại trừ trường hợp thỏa thuận chung giữa hai chính phủ nêu ra khác đi, đảm bảo việc vận chuyển nhanh tới khu vực dự án.
e) Miễn trừ hoặc chịu trách nhiệm trả các loại phí kiểm tra, lưu kho và các loại thuế, các khoản phí khác đối với những phương tiện phục vụ dự án nhập khẩu hoặc mua tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3) Các phương tiện được cung cấp cho một dự án cụ thể theo tinh thần bản thỏa thuận này chỉ được dùng cho những hoạt động phát triển và không được dùng sai mục đích này nếu không có thỏa thuận chung giữa các cơ quan phối hợp của Ô-xtrây-li-a và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trưởng đoàn Ô-xtrây-li-a thực thi việc giám sát hành chính đối với các loại phương tiện này trong thời gian dự án hoặc cho tới khi cả hai cơ quan phối hợp nhất trí rằng những phương tiện đó có thể được rút ra khỏi dự án. Toàn bộ vấn đề liên quan tới phương tiện không còn được dùng cho những mục tiêu của dự án đều thuộc phạm vi điều chỉnh của thỏa thuận bổ sung.
4) Vật liệu chuyên dùng và vật liệu kỹ thuật không còn được dùng cho những mục tiêu của dự án sẽ phải chịu các loại thuế, chi phí khác mà trước đó đã miễn trừ, ngoại trừ những trường hợp sau:
a) Tái xuất khẩu; hoặc
b) Được bán cho người hưởng quyền miễn trừ tương tự.
14. Nhập khẩu đồ dùng cá nhân và đồ gia dụng:
Đối với các đồ dùng cá nhân và đồ gia dụng, không kể xe mô tô nhập khẩu vào nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phục vụ cho việc sử dụng cá nhân của nhân viên Ô-xtrây-li-a, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ:
a) Miễn cho nhân viên Ô-xtrây-li-a khi họ lần đầu tới Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với thời hạn từ 6 tháng hoặc hơn, khỏi phải đóng thuế, các khoản chi phí khác đối với các đồ dùng cá nhân của họ.
b) Miễn cho nhân viên Ô-xtrây-li-a những người được bổ nhiệm công tác tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong vòng 6 tháng kể từ khi họ đến Việt Nam khỏi phải đóng các loại thuế và các khoản phí khác đối với các đồ gia dụng.
c) Đảm bảo các thủ tục thông qua hải quan.
Đối với việc xuất khẩu khỏi nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam các loại vật liệu chuyên dụng và kỹ thuật cá nhân và các loại vật dụng cá nhân, gia dụng, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ:
a) Miễn thuế xuất khẩu và các loại phí khác.
b) Đảm bảo thủ tục thông qua hải quan và các cơ quan giám sát xuất khẩu khác.
1) Công nhận sự mong muốn sử dụng hoặc khai thác những tiến bộ, những phát hiện có thể được khám phá trong quá trình thực hiện dự án theo tinh thần bản thỏa thuận này, các tổ chức điều phối sẽ thảo luận:
a) Phân phối bình đẳng quyền sở hữu toàn bộ sở hữu trí tuệ nảy sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ dự án.
b) Cấp giấy chứng nhận bình đẳng đối với những loại sở hữu trí tuệ khác tương tự.
c) Trong phạm vi quyền hạn của các tổ chức này, việc cấp giấy chứng nhận bình đẳng các loại sở hữu trí tuệ khác được coi là cần thiết cho việc sử dụng những kết quả của dự án.
2) Nhằm đảm bảo cho điều khoản này có hiệu lực, các tổ chức điều phối sẽ phải có sự quan tâm cân nhắc hợp lý đến các vấn đề, bao gồm:
a) Đóng góp trí tuệ của mỗi nước.
b) Đóng góp tài chính của mỗi nước.
c) Đóng góp về sở hữu trí tuệ, vật liệu, nỗ lực nghiên cứu và công tác chuẩn bị của mỗi một nước.
d) Các loại phương tiện do mỗi nước cung cấp.
e) Những vấn đề cân nhắc khác sẽ có thể được các tổ chức điều phối cùng xác định.
3) “Sở hữu trí tuệ” bao gồm quyền hạn có liên quan tới:
a) Các công trình văn hóa, nghệ thuật và khoa học, thường được coi là bản quyền.
b) Những sáng tạo trong tất cả các lĩnh vực nỗ lực của con người, thường được coi là bằng phát minh.
c) Những phát minh khoa học.
d) Những thiết kế công nghiệp.
e) Mác hàng hóa, dịch vụ và các tên thương mại.
f) Bảo vệ chống lại sự cạnh tranh bất hợp lý.
g) Tất cả những quyền khác xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, nghệ thuật, bao gồm các loại quyền hạn về phần mềm máy vi tính, các công việc khác và hoạt động trí tuệ hoàn toàn hoặc một phần cần giữ bí mật.
4) Mỗi Chính phủ, một khi không có sự thỏa thuận bằng văn bản của Chính phủ khác, sẽ không sử dụng bất cứ sở hữu trí tuệ nào đóng góp vào, hoặc nảy sinh từ bản thỏa thuận này hoặc các dự án theo tinh thần bản thỏa thuận này. Chính phủ này cũng sẽ không làm bất cứ điều gì có hại cho các quyền sở hữu trí tuệ của Chính phủ kia hoặc của bất cứ công dân nào thuộc đất nước của Chính phủ kia.
17. Thuế, các loại phí và các khoản chi phí khác cho nhân viên Ô-xtrây-li-a:
1) Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho việc Chính phủ Ô-xtrây-li-a hoặc tổ chức phối hợp hoặc đại diện của Chính phủ Ô-xtrây-li-a tuyển dụng nhân viên theo yêu cầu của dự án phù hợp với bản thỏa thuận này bằng cách:
a) Miễn thuế thu nhập và các khoản thuế lương, tiêu dùng khác phù hợp với điều khoản 12.
b) Miễn thuế nhập khẩu và các khoản chi khác đối với tài sản cá nhân, đồ gia dụng được nhập khẩu vào thời điểm lần đầu tiên nhận nhiệm vụ ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc trong vòng 6 tháng phù hợp với điều khoản 14.
c) Bảo đảm cho nhân viên dự án Ô-xtrây-li-a mọi “quyền” như áp dụng đối với nhân viên viện trợ của bất cứ nước nào khác.
d) Giải quyết việc cấp tất cả các giấy tờ cần thiết cho việc bắt đầu thực hiện công tác của nhân viên dự án.
e) Miễn thuế nhập khẩu và các khoản chi khác đối với một xe máy cho một người nếu như chiếc xe đó được nhập khẩu hoặc mua trong vòng 6 tháng thực hiện nhiệm vụ ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nếu chiếc xe này được nhập khẩu để bán cho một người khác không được hưởng những quyền lợi như vậy về nhập khẩu thì các khoản thuế phù hợp sẽ được áp dụng.
Trong trường hợp bán lại như vậy, cần phải có trước giấy phép của cơ quan hải quan Việt Nam.
2) Nhân viên và các hãng Ô-xtrây-li-a không tham gia vào bất cứ hình thức tuyển dụng nào khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngoài hình thức được áp dụng cho hợp đồng của họ. Những người phụ thuộc vào nhân viên Ô-xtrây-li-a sẽ không tham gia vào bất cứ hình thức tuyển dụng cố định nào ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không có trước văn bản thỏa thuận của Chính phủ Việt Nam.
Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ tăng cường các biện pháp an ninh nếu Chính phủ Ô-xtrây-li-a xét thấy cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân viên Ô-xtrây-li-a những người phụ thuộc của họ và các tài sản, vật liệu cung cấp của dự án.
Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các hãng, nhân viên Ô-xtrây-li-a được gửi về nước phần thu nhập của họ phù hợp với luật lệ, thủ tục do Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề ra tuân theo quyền lợi và nghĩa vụ của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tư cách là một thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với luật pháp của mình sẽ giúp đỡ cho các hãng, nhân viên Ô-xtrây-li-a gửi tiền về nước.
20. Luật lệ và quy tắc của địa phương:
Theo đề nghị, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ thông báo và cố vấn cho các hãng, nhân viên Ô-xtrây-li-a về luật lệ, quy tắc của địa phương có liên quan tới họ khi họ thừa hành nhiệm vụ của mình.
Theo đề nghị, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ thông báo cho Chính phủ Ô-xtrây-li-a những thay đổi về luật lệ và quy tắc của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện bản Thỏa thuận này.
Theo đề nghị của bất cứ một chính phủ nào, hai Chính phủ sẽ đàm phán với nhau về bất cứ vấn đề gì có liên quan tới những điều khoản của bản Thỏa thuận và sẽ cùng nhau giải quyết bất cứ khó khăn gì hoặc sự hiểu lầm nào có thể xuất hiện.
Hai Chính phủ sẽ tổ chức các cuộc đàm phán ở cấp cao thông thường được tổ chức hàng năm và luân phiên ở cả hai nước. Các cuộc đàm phán này sẽ cân nhắc và đánh giá đóng góp của hợp tác phát triển vào mối quan hệ song phương.
22. Giá trị của những hiệp định và thỏa thuận trước:
Bất cứ thỏa thuận nào giữa hai Chính phủ có liên quan tới các chuyên gia được cung cấp theo chương trình hợp tác kỹ thuật của kế hoạch Cô-lôm-bô mà có hiệu lực từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực của bản thỏa thuận này vẫn được duy trì giá trị.
Hai Chính phủ có thể quyết định sửa đổi bản Thỏa thuận này bằng văn bản.
1) Bản thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày ký. Nó vẫn duy trì hiệu lực đến khi kết thúc bởi một trong hai Chính phủ bằng một văn bản thông báo trước 6 tháng tới Chính phủ kia.
2) Trách nhiệm của hai Chính phủ đối với các hoạt động phát triển đang được thực hiện theo những thỏa thuận bổ sung và được bắt đầu từ khi nhận được thông báo chấm dứt thỏa thuận đã nêu trên, sẽ vẫn tiếp tục được duy trì cho tới khi kết thúc các hoạt động phát triển đó, nếu như bản thỏa thuận này vẫn còn hiệu lực xét về toàn bộ thời hạn dự án.
Đại diện chính thức của cả hai Chính phủ chứng kiến và ký vào bản Thỏa thuận này tại Can-bê-ra ngày 27 tháng 5 năm 1993. Hai bản in bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Mỗi bản đều có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN CHO CHÍNH PHỦ | ĐẠI DIỆN CHO CHÍNH PHỦ |
- 1Thỏa thuận nguyên tắc về Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long giữa Việt Nam và Ô-Xtrây-Li-a
- 2Nghị quyết 09/NQ-CP năm 2011 thành lập Đại sứ quán Việt Nam tại Cô-lôm-bô (Xri Lan-ca), Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Pớt (Ô-xtrây-li-a) và Van-cu-vơ (Ca-na-đa) do Chính phủ ban hành
- 3Thông báo hiệu lực của Thỏa thuận Hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a
- 1Thỏa thuận nguyên tắc về Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long giữa Việt Nam và Ô-Xtrây-Li-a
- 2Nghị quyết 09/NQ-CP năm 2011 thành lập Đại sứ quán Việt Nam tại Cô-lôm-bô (Xri Lan-ca), Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Pớt (Ô-xtrây-li-a) và Van-cu-vơ (Ca-na-đa) do Chính phủ ban hành
- 3Thông báo hiệu lực của Thỏa thuận Hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a
Thỏa thuận về Hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 27/05/1993
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Ôxtrâylia
- Người ký: Đỗ Quốc Sam, GORDON BILNEY, MP
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/05/1993
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực