Điều 21 Thỏa thuận số 248/WTO/VB ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp-DSU
Điều 21:Giám sát thực hiện các khuyến nghị và phán quyết
1. Việc tuân thủ ngay lập tức những khuyến nghị hoặc phán quyết của DSB là điều thiết yếu nhằm bảo đảm việc giải quyết hữu hiệu tranh chấp vì lợi ích của tất cả các Thành viên.
2. Cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề lợi ích của các Thành viên là các nước đang phát triển liên quan đến các biện pháp là đối tượng của việc giải quyết tranh chấp.
3. Tại cuộc họp của DSB được tổ chức trong vòng 30 ngày[11] sau ngày thông qua báo cáo của ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm, Thành viên liên quan phải thông báo cho DSB về các dự định của mình đối với việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Nếu không thể thực hiện được việc tuân theo ngay lập tức các khuyến nghị và phán quyết thì Thành viên liên quan phải có một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện. Khoảng thời gian hợp lý phải là:
(a) khoảng thời gian do Thành viên có liên quan đề xuất, với điều kiện là thời hạn đó được DSB thông qua; hoặc, nếu không được thông qua như vậy, thì là
(b) khoảng thời gian được các bên tranh chấp thỏa thuận trong vòng 45 ngày sau ngày thông qua các khuyến nghị và phán quyết; hoặc, nếu không đạt được thỏa thuận như vậy giữa các bên, thì là
(c) khoảng thời gian được xác định thông qua quyết định trọng tài có giá trị ràng buộc trong vòng 90 ngày sau ngày thông qua các khuyến nghị và phán quyết[12]. Trong tố tụng trọng tài như vậy thì một hướng dẫn đói với trọng tài viên[13] là khoảng thời gian hợp lý để thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của ban hội thẩm hay Cơ quan Phúc thẩm, không được vượt quá 15 tháng kể từ ngày thông qua báo cáo của ban hội thẩm hoặc của Cơ quan Phúc thẩm. Tuy nhiên, thời gian đó có thể dài hoặc ngắn hơn, tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể.
4. Trừ khi ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm kéo dài thời hạn đưa ra báo cáo của mình theo khoản 9 của Điều 12, hay khoản 5 của Điều 17, thì thời hạn kể từ ngày DSB thành lập ban hội thẩm cho tới ngày quyết định thời hạn hợp lý phải không vượt quá 15 tháng trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác. Khi ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm kéo dài thời hạn đưa ra báo cáo của mình, thì thời gian kéo dài phải được cộng vào thời hạn 15 tháng; với điều kiện là tổng số thời gian không vượt quá 18 tháng trừ khi các bên tranh chấp thỏa thuận là có các tình huống ngoại lệ.
5. Khi có bất đồng về sự tồn tại hay sự phù hợp với một hiệp định có liên quan của các biện pháp được thực hiện để thi hành các khuyến nghị và phán quyết thì tranh chấp như vậy phải được quyết định thông qua các thủ tục giải quyết tranh chấp ở đây, gồm cả việc sử dụng ban hội thẩm ban đầu nếu có thể. Ban hội thẩm phải chuyển báo cáo của mình trong vòng 90 ngày sau ngày vấn đề này được đưa cho ban hội thẩm. Khi ban hội thẩm cho rằng không thể hoàn thành báo cáo trong thời hạn đó, ban hội thẩm phải thông báo cho DSB bằng văn bản về lý do trì hoãn này với khoảng thời gian dự kiến phải đệ trình báo cáo.
6. DSB phải duy trì giám sát việc thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết đã được thông qua. Vấn đề thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết có thể được bất cứ Thành viên nào đặt ra tại DSB vào bất cứ thời điểm nào sau khi được thông qua. Trừ khi DSB quyết định khác, vấn đề thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết phải được đưa vào chương trình nghị sự của DSB sau 6 tháng kể từ ngày thời hạn hợp lý theo khoản 3 được ấn định và phải vẫn nằm trong chương trình nghị sự của DSB cho tới khi vấn đề được giải quyết. ít nhất là 10 ngày trước mỗi cuộc họp như vậy của DSB, Thành viên liên quan phải cung cấp cho DSB bản báo cáo bằng văn bản về tiến triển của việc thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết này.
7. Nếu vấn đề được Thành viên đang phát triển đưa ra, thì DSB phải xem xét để có hành động tiếp theo thích hợp với các tình tiết.
8. Nếu tranh chấp do Thành viên đang phát triển đưa ra, thì khi cân nhắc biện pháp thích hợp có thể được áp dụng, DSB phải cân nhắc không chỉ phạm vi áp dụng về thương mại của các biện pháp bị khiếu nại, mà còn cả những ảnh hưởng của chúng tới nền kinh tế của các Thành viên đang phát triển có liên quan.
Thỏa thuận số 248/WTO/VB ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp-DSU
- Số hiệu: 248/WTO/VB
- Loại văn bản: WTO_Văn bản
- Ngày ban hành: 15/04/1994
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và áp dụng
- Điều 2. Quản lý
- Điều 3. Các quy định chung
- Điều 4. Tham vấn
- Điều 5. Môi giới, hòa giải và trung gian
- Điều 6. Thành lập ban hội thẩm
- Điều 7. Các điều khoản tham chiếu của ban hội thẩm
- Điều 8. Thành phần ban hội thẩm
- Điều 9. Thủ tục đối với đơn kiện có nhiều nguyên đơn
- Điều 10. Các bên thứ ba
- Điều 11. Chức năng của ban hội thẩm
- Điều 12. Thủ tục của ban hội thẩm
- Điều 13. Quyền tìm kiếm thông tin
- Điều 14. Tính bảo mật
- Điều 15. Giai đoạn rà soát giữa kỳ
- Điều 16. Thông qua báo cáo của ban hội thẩm
- Điều 17. Xét xử phúc thẩm
- Điều 18. Liên lạc với ban hội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm
- Điều 19. Các khuyến nghị của ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm
- Điều 20. Thời hạn ra quyết định của cơ quangiải quyết tranh chấp
- Điều 21. Giám sát thực hiện các khuyến nghị và phán quyết
- Điều 22. Bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ
- Điều 23. Tăng cường hệ thống đa biên
- Điều 24. Thủ tục đặc biệt liên quan đến những thành viên kém phát triển nhất
- Điều 25. Trọng tài
- Điều 26. 1. Khiếu kiện không có vi phạm thuộc dạng được nêu trong khoản 1(b) Điều XXIII của GATT 1994
- Điều 27. Trách nhiệm của ban thư ký