Điều 2 Thỏa thuận số 248/WTO/VB ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp-DSU
1. Cơ quan Giải quyết tranh chấp được thành lập theo Thoả thuận này để quản lý những quy tắc và thủ tục của Thoả thuận này và các điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định có liên quan, trừ khi trong hiệp định có liên quan có quy định khác. Theo đó, DSB phải có thẩm quyền thành lập ban hội thẩm, thông qua các Báo cáo của ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, duy trì sự giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép tạm hoãn việc thi hành những nhượng bộ và nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan. Đối với những tranh chấp chấp phát sinh từ một hiệp định có liên quan, mà đó là Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên, thuật ngữ “Thành viên” ở đây chỉ dùng để chỉ các bên của Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên này. Khi DSB áp dụng những điều khoản giải quyết tranh chấp của một Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên thì chỉ những Thành viên là các bên của Hiệp định này mới có thể tham gia vào việc quyết định hoặc những hoạt động của DSB liên quan tới tranh chấp đó.
2. DSB phải thông báo với các Hội đồng và ủy ban có liên quan của WTO về bất kỳ những diễn biến nào của tranh chấp liên quan tới các quy định của những hiệp định có liên quan tương ứng.
3. DSB phải họp khi cần thiết nhằm thực hiện các chức năng của mình trong thời hạn được nêu ra trong Thỏa thuận này.
4. Khi những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này quy định DSB phải ra quyết định, thì DSB phải ra quyết định này trên cơ sở đồng thuận.[1]
Thỏa thuận số 248/WTO/VB ghi nhận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp-DSU
- Số hiệu: 248/WTO/VB
- Loại văn bản: WTO_Văn bản
- Ngày ban hành: 15/04/1994
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/1900
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và áp dụng
- Điều 2. Quản lý
- Điều 3. Các quy định chung
- Điều 4. Tham vấn
- Điều 5. Môi giới, hòa giải và trung gian
- Điều 6. Thành lập ban hội thẩm
- Điều 7. Các điều khoản tham chiếu của ban hội thẩm
- Điều 8. Thành phần ban hội thẩm
- Điều 9. Thủ tục đối với đơn kiện có nhiều nguyên đơn
- Điều 10. Các bên thứ ba
- Điều 11. Chức năng của ban hội thẩm
- Điều 12. Thủ tục của ban hội thẩm
- Điều 13. Quyền tìm kiếm thông tin
- Điều 14. Tính bảo mật
- Điều 15. Giai đoạn rà soát giữa kỳ
- Điều 16. Thông qua báo cáo của ban hội thẩm
- Điều 17. Xét xử phúc thẩm
- Điều 18. Liên lạc với ban hội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm
- Điều 19. Các khuyến nghị của ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm
- Điều 20. Thời hạn ra quyết định của cơ quangiải quyết tranh chấp
- Điều 21. Giám sát thực hiện các khuyến nghị và phán quyết
- Điều 22. Bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ
- Điều 23. Tăng cường hệ thống đa biên
- Điều 24. Thủ tục đặc biệt liên quan đến những thành viên kém phát triển nhất
- Điều 25. Trọng tài
- Điều 26. 1. Khiếu kiện không có vi phạm thuộc dạng được nêu trong khoản 1(b) Điều XXIII của GATT 1994
- Điều 27. Trách nhiệm của ban thư ký