Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 91-SL NGÀY 1 THÁNG 10 NĂM 1947
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 và Sắc lệnh số 77 ngày 21-12-1945 tổ chức chính quyền nhân dân và các Uỷ ban hành chính;
Chiểu Sắc lệnh số 1-SL ngày 18-12-1946 thành lập các Uỷ ban Bảo vệ và Thông lệnh liên bộ số 6-NV/ct ngày 18-12-1946 thi hành Sắc lệnh ấy;
Chiểu Sắc lệnh số 3-NV/sl ngày 28-12-1946 tạm hoãn các cuộc tuyển cử vào Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Hành chính;
Chiểu Sắc lệnh số 78-SL ngày 3-9-47 tổ chức lại các Uỷ ban kháng chiến khu.
Chiểu Quyết định của Hội đồng Chính phủ trong những phiên họp ngày 5-7-1947, 19-7-1947, 17-8-1947 và 12-9-47.
Chiểu quyết định của Hội đồng Liên bộ trong phiên họp ngày 13-9-47.
Sau khi Ban thường trực Quốc hội thoả thuận;
RA SẮC LỆNH:
Điều 1
Trong thời kỳ kháng chiến tại các cấp tỉnh, huyện, phủ hay châu, xã, Uỷ ban Kháng chiến và Uỷ ban Hành chính nay hợp lại thành Uỷ ban Kháng chiến kiêm hành chính, viết tắt là UBKCKHC.
Điều 2
Thành phần UBKCKHC tại mỗi cấp định như sau:
Cấp xã: 5 uỷ viên hành chính,
1 uỷ viên quân sự, Cộng tất cả 7 uỷ viên
1 uỷ viên nhân dân
Cấp huyện, phủ hay châu:
3 uỷ viên hành chính,
1 uỷ viên quân sự, Cộng tất cả 7 uỷ viên
3 uỷ viên nhân dân
Cấp tỉnh: 3 uỷ viên hành chính,
1 uỷ viên quân sự Cộng tất cả 7 uỷ viên
3 uỷ viên nhân dân
Điều 3
Tại cấp tỉnh nếu có đại biểu vệ quốc đoàn, thì đại biểu vệ quốc đoàn sẽ giữ chức uỷ viên quân sự chính thức. Đại biểu dân quân có quyền tham dự nhưng không biểu quyết. Nếu không có đại biểu Vệ quốc đoàn, thì đại biểu dân quân sẽ được cử làm uỷ viên quân sự chính thức.
Tại các cấp phủ huyện hay châu và cấp xã, uỷ viên quân sự là một đại biểu dân quân.
Điều 4
Trong sự thành lập các UBKCKHC các uỷ viên trong UBHC cũ cũng như các uỷ viên trong UBKC cũ sẽ, theo quyết định của UBKCKHC cấp trên công nhận, làm uỷ viên UBKCKHC. Chỉ thay thế đối với uỷ viên hành chính và kháng chiến tỉnh sẽ do Uỷ ban kháng chiến Khu quyết định.
Điều 5
Sự cử người thay thế những uỷ viên hành chính không đắc lực vào UBKCKHC sẽ theo những cách thức sau đây:
- Cấp xã sẽ do Hội đồng nhân dân xã bầu ra và UBKCKHC phủ huyện hay châu duyệt y;
- Cấp phủ huyện hay châu, sẽ do Hội đồng nhân dân các xã bầu ra và UBKCKHC tỉnh duyệt y;
- Cấp tỉnh sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu ra và UBKC Khu duyệt y.
Điều 6
Sự cử người thay thế những uỷ viên quân sự bất lực hoặc không hợp với Điều 3, sẽ do uỷ viên quân sự cấp trên đề nghị và toàn ban cấp trên duyệt y.
Điều 7
Sự cử người thay thế những uỷ viên nhân dân bất lực vào UBKCKHC sẽ do đề nghị của Chủ tịch UBKHKHC cấp trên đề nghị và toàn ban cấp trên duyệt y .
Điều 8
Sự cử người thay thế các uỷ viên UBKHKHC vì những lý do khác (chết, từ chức, v.v...) cũng theo cách thức định trong những Điều 5,6,7.
Điều 9
Các Uỷ viên UBKCKHC mỗi cấp sẽ bầu lấy một Uỷ viên làm Chủ tịch và một Uỷ viên làm Phó chủ tịch.
Nếu Chủ tịch được bầu là Uỷ viên hành chính thì phó chủ tịch sẽ phải chọn trong các Uỷ viên quân sự hay nhân dân.
Nếu Chủ tịch được bầu không phải là Uỷ viên hành chính thì Phó chủ tịch phải chọn trong các Uỷ viên hành chính.
Kết quả những cuộc bầu sẽ do UBKCKHC cấp trên chuẩn y. Kết quả cuộc bầu cử Chủ tịch và Phó chủ tịch UBKCKHC tỉnh sẽ do UBKC Khu duyệt y và báo cáo lên Chính phủ.
Điều 10
Liên hệ giữa các UBKCKHC các cấp đối với nhau và đối với UBKC khu cũ theo hệ thống tổ chức trước.
Điều 11
Riêng về mặt hành chính, liên hệ giữa các UBKCKHC đối với các cơ quan như Hội đồng nhân dân, bộ Nội vụ v.v... cũng giống như liên hệ giữa các UBKC cũ đối với những cơ quan nói trên.
Điều 12
Các UBKCKHC và các UBKC Khu đặt dưới quyền điều khiển và kiểm soát chung của Hội đồng liên bộ (Nội vụ - Quốc phòng - Tư pháp - Kinh tế - Tài chính - Tổng chỉ huy QĐ QG).
Các văn kiện tập trung tại Văn phòng Chủ tịch Chính phủ.
Điều 13
Ngoài các UBKCKHC tỉnh, phủ, huyện hay châu và xã, một Sắc lệnh sẽ chỉ định những thành phố nào cần tổ chức UBKCKHC thành phố.
Điều 14
Những điều trái với Sắc lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 15
Các Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kinh tế, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Chánh Văn phòng chủ tịch Chính phủ chiểu Sắc lệnh thi hành.
| Hồ Chí Minh (Đã ký)
|
- 1Sắc lệnh số 132/SL về việc cử các ông làm uỷ viên trong uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính Nam bộ do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 2Sắc lệnh số 133/SL về việc chuẩn y ông Phạm Văn Bạch, làm Chủ tịch, các ông Phạm Ngọc Thần, Nguyễn Bình làm Phó Chủ tịch UBKC kiêm hành chính Nam bộ do Chủ tịch nước ban hành
- 1Sắc lệnh số 63/SL về việc tổ chức các Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 2Sắc lệnh số 77 về việc tổ chức chính quyền nhân dân ở các thị xã và thành phố do Chủ tịch Chính phủ lâm thời ban hành
- 3Sắc lệnh số 03 về việc tạm hoãn các cuộc tuyển cử vào Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính do Chủ tịch cHính phủ ban hành
- 4Sắc lệnh số 78/SL về việc ấn định thành phần Ủy bang kháng chiến khu và cách chỉ định các uỷ viên trong uỷ ban kháng chiến khu do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 5Sắc lệnh số 132/SL về việc cử các ông làm uỷ viên trong uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính Nam bộ do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 6Sắc lệnh số 133/SL về việc chuẩn y ông Phạm Văn Bạch, làm Chủ tịch, các ông Phạm Ngọc Thần, Nguyễn Bình làm Phó Chủ tịch UBKC kiêm hành chính Nam bộ do Chủ tịch nước ban hành
Sắc lệnh số 91/SL về việc hợp nhất Ủy ban kháng chiến hành chính từ cấp tỉnh trở xuống do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 91/SL
- Loại văn bản: Sắc lệnh
- Ngày ban hành: 01/10/1947
- Nơi ban hành: Chủ tịch nước
- Người ký: Hồ Chí Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra