Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TRUNG TÂM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 97/QĐ-VSD | Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2017 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ BÙ TRỪ
TỔNG GIÁM ĐỐC
TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh;
Căn cứ Thông tư số 11/2016/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2015 của chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh và Thông tư số 23/2017/TT-BTC ngày 16 tháng 03 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2016/TT-BTC;
Căn cứ Quyết định số 171/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 2880/QĐ-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam;
Căn cứ Công văn số 1383/UBCK-PTTT ngày 16 tháng 03 năm 2017 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc chấp thuận ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Bù trừ và Thanh toán Giao dịch Chứng khoán,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2017.
Điều 3. Giám đốc Chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh, Trưởng phòng Hành chính Quản trị, Trưởng phòng Bù trừ và Thanh toán Giao dịch Chứng khoán, Trưởng các phòng thuộc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TỔNG GIÁM ĐỐC |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ BÙ TRỪ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 97/QĐ-VSD ngày 23 tháng 03 năm 2017 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định các nội dung liên quan đến việc đóng góp, quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng của Quy chế này bao gồm:
a. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (sau đây viết tắt là VSD);
b. Thành viên bù trừ (sau đây viết tắt là TVBT).
Điều 2. Mục đích hoạt động của Quỹ bù trừ
Quỹ bù trừ được hình thành từ các khoản đóng góp của TVBT với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán phái sinh đứng tên TVBT trong trường hợp TVBT, nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
Điều 3. Tài sản đóng góp vào Quỹ bù trừ
2. Quy định về chứng khoán đóng góp vào Quỹ bù trừ
Chứng khoán đóng góp vào Quỹ bù trừ là trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (trừ tín phiếu Kho bạc) trong danh sách đủ điều kiện ký quỹ quy định tại Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh của VSD và được VSD công bố trên trang thông tin điện tử của VSD.
Chương II
NGUỒN THU VÀ CÁC NỘI DUNG CHI TỪ QUỸ BÙ TRỪ
Điều 4. Nguồn thu Quỹ bù trừ
1. Mức đóng góp tối thiểu ban đầu: là 10 tỷ đồng đối với TVBT trực tiếp, 15 tỷ đồng đối với TVBT chung.
2. Khoản đóng góp do định kỳ đánh giá lại (nếu có):
Hàng tháng, VSD sẽ thực hiện đánh giá quy mô Quỹ bù trừ và định giá lại giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ để xác định nghĩa vụ đóng góp của TVBT. Quy mô Quỹ bù trừ chỉ được đánh giá sau khi có đủ dữ liệu giá giao dịch của các hợp đồng tương lai trong tối thiểu 252 ngày giao dịch. Phương pháp đánh giá dựa trên phương pháp kiểm tra khả năng chịu rủi ro (Stress test), căn cứ vào dữ liệu giao dịch trên thị trường phái sinh và mức độ rủi ro thị trường được nêu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này. Quy mô Quỹ bù trừ được tính toán nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho VSD trong trường hợp có 02 TVBT có mức lỗ tiềm tàng lớn nhất (trong thời gian đánh giá) đồng thời mất khả năng thanh toán.
Tỷ lệ chiết khấu chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ và giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ được định giá theo giá trị tài sản ký quỹ quy định tại Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh.
Khoản đóng góp của từng TVBT do định kỳ đánh giá lại đảm bảo không thấp hơn mức đóng góp tối thiểu ban đầu quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Đóng góp bổ sung bất thường: TVBT có trách nhiệm đóng góp bổ sung bất thường vào Quỹ bù trừ theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Thông tư 11/2016/TT-BTC ngày 19/01/2016 của Bộ Tài chính (sau đây viết tắt là Thông tư 11).
4. Lãi tiền gửi: phát sinh từ tài khoản tiền gửi Quỹ bù trừ tại ngân hàng thanh toán theo mức lãi do ngân hàng thanh toán công bố tại từng thời điểm.
5. Tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ thu từ TVBT mất khả năng thanh toán.
Điều 5. Các nội dung chi từ Quỹ bù trừ.
1. Hoàn trả lại tài sản đóng góp vào Quỹ bù trừ khi thu hồi Giấy chứng nhận TVBT theo quy định tại Điều 10 Quy chế này.
2. Chi trả cho TVBT phần chênh lệch theo đề nghị trong trường hợp số dư đóng góp Quỹ bù trừ lớn hơn nghĩa vụ phải đóng góp.
3. Chi phí quản lý tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thanh toán.
4. Chi phí phát sinh đối với việc xử lý các nghiệp vụ liên quan khi TVBT mất khả năng thanh toán (phí giao dịch, phí thanh toán...)
Chương III
QUẢN LÝ QUỸ BÙ TRỪ
Điều 6. Quản lý Quỹ bù trừ
1. Tài sản đóng góp vào Quỹ bù trừ là tài sản thuộc sở hữu của TVBT và được VSD theo dõi và quản lý theo từng TVBT. Chậm nhất vào ngày làm việc thứ 2 của tháng tiếp theo, VSD sẽ gửi thông báo các thông tin liên quan đến Quỹ bù trừ đến từng TVBT (bao gồm lãi tiền gửi, tiền lãi sử dụng được phân bổ, nghĩa vụ đóng góp, giá trị tài sản hiện có tại Quỹ và số thiếu cần nộp bổ sung/số thừa có thể rút). Trường hợp phát hiện sai lệch, TVBT có trách nhiệm thông báo cho VSD vào ngày làm việc tiếp theo.
Trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày thông báo của VSD, TVBT có trách nhiệm hoàn tất việc đóng góp bổ sung (nếu có). TVBT chậm nộp khoản đóng góp Quỹ bù trừ sẽ bị xử lý theo quy định tại Quy chế Thành viên bù trừ của VSD.
2. VSD mở tài khoản quản lý tiền, chứng khoán của TVBT đóng góp vào Quỹ bù trừ theo quy định tại Điều 23, Thông tư 11.
3. Các quyền phát sinh liên quan tới chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ của TVBT sẽ được VSD tổng hợp chung vào danh sách người sở hữu chứng khoán lưu ký thực hiện quyền được lập tại ngày đăng ký cuối cùng theo quy định tại Quy chế thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán của VSD.
4. TVBT được rút phần tài sản đóng góp Quỹ bù trừ trong phạm vi số thừa có thể rút theo thông báo của VSD. Trường hợp rút tài sản đóng góp Quỹ, TVBT gửi VSD giấy đề nghị rút tài sản Quỹ bù trừ (Mẫu 03/QBT của Quy chế này) trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày VSD thông báo.
5. Ngoài trường hợp rút chứng khoán trong phạm vi số thừa theo quy định tại Khoản 4 Điều này, TVBT được quyền thay thế chứng khoán đóng góp với điều kiện chứng khoán thay thế phải đáp ứng quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế này.
6. TVBT buộc phải thay thế chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ trong trường hợp Trái phiếu Chính phủ/trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đến thời hạn đáo hạn.
VSD sẽ gửi văn bản yêu cầu thay thế tài sản đóng góp Quỹ bù trừ (Mẫu 01/QBT của Quy chế này) bằng fax cho TVBT. Trong vòng hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của VSD, TVBT thực hiện quy trình thay thế bằng cách nộp tài sản đóng góp Quỹ bù trừ mới, sau đó rút tài sản đóng góp Quỹ bù trừ cần thay thế.
7. Quy trình nộp, rút tài sản đóng góp Quỹ bù trừ thực hiện theo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 7. Sử dụng, hoàn trả khoản hỗ trợ từ Quỹ bù trừ
Việc sử dụng, hoàn trả tài sản đóng góp Quỹ bù trừ trong trường hợp bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của TVBT mất khả năng thanh toán thực hiện theo quy định tại Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh.
Điều 8. Tính tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ
1. Trong vòng một (01) ngày kể từ ngày sử dụng tiền đóng góp Quỹ bù trừ, TVBT có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã sử dụng để hỗ trợ thanh toán cùng tiền lãi được tính như sau:
I = 0,03% x P (1)
Trong đó:
I: tiền lãi sử dụng
P: số tiền đã sử dụng từ Quỹ bù trừ để hỗ trợ thanh toán
2. Quá thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này, TVBT phải chịu tiền lãi sử dụng chậm trả được tính theo công thức:
Ic = 0,0375%/ngày x Pc x nc (2)
Trong đó:
Ic: tiền lãi sử dụng chậm trả
Pc : số tiền sử dụng chậm trả
nc : số ngày chậm trả
Điều 9. Phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ
1. Nguyên tắc phân bổ:
Lãi tiền gửi phát sinh từ tài khoản tiền gửi Quỹ bù trừ và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ thu được từ TVBT mất khả năng thanh toán sẽ được VSD phân bổ cho các TVBT phù hợp với số tiền và thời gian đóng góp của từng thành viên sau khi trừ phí quản lý tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thanh toán (nếu có) (chi tiết quy định tại Phụ lục 3 Quy chế này).
2. Thời gian phân bổ:
a. VSD thực hiện phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng vào ngày cuối tháng. Riêng trường hợp TVBT bị thu hồi Giấy chứng nhận TVBT, thời gian phân bổ thực hiện theo quy định tại Điều 10 Quy chế này.
b. Tổng số tiền được phân bổ sẽ được VSD ghi nhận vào số dư đóng góp Quỹ bù trừ của từng TVBT.
Điều 10. Xử lý đối với trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận TVBT
1. VSD thực hiện hoàn trả Quỹ bù trừ đối với TVBT bị chấm dứt tư cách TVBT hoặc không còn là TVBT theo quy định tại Khoản 6 Điều 23 Thông tư 11. Quy trình hoàn trả được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Đối với TVBT còn nợ Quỹ bù trừ: Kể từ thời điểm ngừng cung cấp dịch vụ, TVBT không phải chịu tiền lãi đối với khoản sử dụng chưa hoàn trả Quỹ bù trừ.
3. VSD thực hiện tính toán số đóng góp và lãi phát sinh trong tháng (nếu có) tại thời điểm quyết định thu hồi Giấy chứng nhận TVBT và hoàn trả Quỹ bù trừ cho TVBT sau khi VSD đã khấu trừ các khoản phải trả (nghĩa vụ nợ) và các khoản phải thanh toán để thực hiện các vị thế đứng tên TVBT đó sau quy định.
Chương IV
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của VSD đối với Quỹ bù trừ
1. Quyền của VSD:
a. Quy định nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ.
b. Giám sát việc tuân thủ quy định của TVBT trong việc đóng góp, sử dụng và hoàn trả Quỹ bù trừ.
c. Áp dụng các hình thức xử lý vi phạm trong trường hợp TVBT không tuân thủ các nội dung liên quan tới Quỹ bù trừ theo quy định tại Quy chế thành viên bù trừ của VSD.
d. Khấu trừ các khoản phải trả (nghĩa vụ nợ), các khoản sử dụng Quỹ bù trừ của TVBT và chi phí phát sinh liên quan tới việc xử lý các nghiệp vụ khi TVBT mất khả năng thanh toán.
2. Nghĩa vụ của VSD:
a. Quản lý tài sản đóng góp Quỹ bù trừ tách biệt với tài sản của VSD.
b. Đảm bảo việc quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ theo đúng quy định tại Quy chế này và các văn bản pháp luật liên quan.
c. Thực hiện công tác kế toán, kiểm toán và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
d. Cung cấp số liệu liên quan tới đóng góp quỹ, lãi được phân bổ của TVBT định kỳ hoặc theo yêu cầu của chính TVBT.
e. Cung cấp số liệu liên quan tới Quỹ bù trừ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của TVBT đối với Quỹ bù trừ
1. Quyền của TVBT:
a. Được sử dụng Quỹ bù trừ để đảm bảo khả năng thanh toán trong trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của VSD.
b. Được nhận thông tin liên quan tới số đóng góp, số tiền sử dụng, tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ được phân bổ (nếu có), lãi tiền gửi ngân hàng được phân bổ và quyền phát sinh đối với chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ của chính thành viên.
c. Được rút phần tài sản đóng góp Quỹ bù trừ trong trường hợp số dư đóng góp lớn hơn nghĩa vụ phải đóng góp theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Quy chế này.
2. Nghĩa vụ của TVBT:
a. Đóng góp Quỹ bù trừ.
b. Hoàn trả khoản tiền sử dụng, tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ (nếu có) theo đúng quy định.
Chương V
KẾ TOÁN QUỸ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 13. Kế toán Quỹ bù trừ
1. VSD có trách nhiệm mở sổ kế toán, hạch toán rõ ràng, đầy đủ các khoản thu, chi phát sinh theo các quy định pháp luật về kế toán và Thông tư hướng dẫn về chế độ kế toán của VSD do Bộ Tài chính ban hành.
2. Việc theo dõi, hạch toán kế toán Quỹ bù trừ phải đảm bảo nguyên tắc tách biệt với vốn và tài sản của VSD.
3. Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Chế độ báo cáo
VSD có trách nhiệm lập báo cáo về tình hình sử dụng Quỹ bù trừ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Điều khoản thi hành
1. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các bên liên quan liên hệ với VSD để được hướng dẫn, giải quyết.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Tổng Giám đốc VSD quyết định sau khi được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước./.
PHỤ LỤC 1
QUY TRÌNH NỘP, RÚT, HOÀN TRẢ ĐÓNG GÓP QUỸ BÙ TRỪ
(Ban hành kèm theo Quy chế Quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ)
I. Quy trình nộp tài sản đóng góp Quỹ bù trừ
1. Quy trình nộp tiền để đóng góp/hoàn trả tiền nhận hỗ trợ từ Quỹ bù trừ
a. TVBT thực hiện chuyển tiền đóng góp Quỹ bù trừ, chuyển tiền hoàn trả tài sản nhận hỗ trợ từ Quỹ bù trừ vào tài khoản tiền Quỹ bù trừ của VSD tại NHTT.
Trường “Nội dung chuyển tiền” trên lệnh chuyển cần thực hiện đúng theo fomat sau:
(i) Đối với trường hợp nộp đóng góp ban đầu tối thiểu:
CF//Mã TVBT/DGBD
(ii) Đối với trường hợp nộp đóng góp bổ sung:
CF//Mã TVBT/NBS
(iii) Đối với trường hợp TVBT nộp tiền để hoàn trả khoản nhận hỗ trợ từ Quỹ bù trừ:
CF//Mã TVBT/HTSD
Ví dụ: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, có mã TVBT là: SSI
- Nộp đóng góp ban đầu vào Quỹ bù trừ, nội dung chuyển tiền như sau: CF//SSI/DGBD
- Nộp đóng góp bổ sung vào Quỹ bù trừ, nội dung chuyển tiền như sau: CF//SSI/NBS
- Nộp để hoàn trả khoản nhận hỗ trợ từ Quỹ bù trừ, nội dung chuyển tiền như sau: CF//SSI/HTSD
b. Sau khi TVBT nộp tiền vào tài khoản thành công, NHTT sẽ gửi báo Có cho VSD dưới dạng điện MT910- Báo Có cho tài khoản quỹ bù trừ.
Căn cứ vào điện báo có của NHTT, VSD thực hiện hạch toán tăng tiền đóng góp Quỹ bù trừ cho TVBT.
c. Trường hợp nội dung chuyển tiền không khớp với định dạng yêu cầu, khoản tiền nộp sẽ không được ghi nhận vào hệ thống, VSD sẽ thông báo cho TVBT biết, TVBT gửi công văn đề nghị điều chỉnh lên VSD để thực hiện xử lý.
2. Quy trình nộp chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ
a. TVBT gửi yêu cầu chuyển khoản chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ (Mẫu 02/QBT của Quy chế này) từ tài khoản lưu ký chứng khoán của TVBT vào tài khoản chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ tại VSD.
b. VSD thực hiện kiểm tra chứng khoán đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế này.
c. Trường hợp chấp thuận, trong vòng một (01) ngày làm việc, VSD chuyển khoản chứng khoán từ tài khoản của TVBT sang tài khoản Quỹ bù trừ tại VSD và thông báo lại cho TVBT.
d. Trường hợp không chấp thuận, VSD gửi thông báo từ chối và nêu rõ lý do.
II. Rút tài sản đóng góp Quỹ bù trừ
1. TVBT gửi VSD giấy đề nghị rút tài sản Quỹ bù trừ (Mẫu 03/QBT của Quy chế này).
2. VSD thực hiện kiểm tra các điều kiện theo quy định tại Khoản 4, 5 Điều 6 Quy chế này:
a. Trường hợp chấp thuận, trong vòng 01 ngày làm việc, VSD thực hiện:
+ Đối với rút tiền đóng góp Quỹ bù trừ: VSD gửi yêu cầu cho NHTT để thực hiện chuyển trả tiền vào tài khoản TVBT đã đăng ký với VSD dưới dạng điện MT103- yêu cầu chuyển trả một phần/toàn phần tiền từ quỹ bù trừ cho TVBT.
+ Đối với rút chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ: VSD thực hiện chuyển khoán chứng khoán đóng góp từ tài khoản chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ về tài khoản lưu ký của TVBT. Sau khi chuyển khoản thành công, VSD gửi thông báo xác nhận cho TVBT.
b. Trường hợp không chấp thuận, VSD gửi thông báo từ chối và nêu rõ lý do.
III. Hoàn trả đóng góp Quỹ bù trừ
VSD hoàn trả tài sản đóng góp Quỹ bù trừ cho TVBT khi bị thu hồi Giấy chứng nhận TVBT.
1. Hoàn trả tiền đóng góp: VSD gửi yêu cầu cho NHTT để thực hiện chuyển trả tiền vào tài khoản thanh toán của TVBT đã đăng ký với VSD dưới dạng điện MT103- yêu cầu chuyển trả một phần/toàn phần tiền từ quỹ bù trừ cho TVBT.
2. Hoàn trả chứng khoán đóng góp: VSD thực hiện chuyển khoán chứng khoán đóng góp từ tài khoản chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ về tài khoản lưu ký của TVBT.
PHỤ LỤC 2
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUY MÔ QUỸ BÙ TRỪ
(Ban hành kèm theo Quy chế Quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ)
Dựa trên dữ liệu giá, số vị thế nắm giữ trong quá khứ, VSD sử dụng các công thức xác suất thống kê nhằm ước lượng Số thua lỗ tối đa có thể xảy ra (PML - Probable maximum loss) của TVBT với mức biến động giá cực đại có thể xảy ra.
Bước 1: Xác định tỷ lệ biến động giá tối đa trong quá khứ
- Xác định tập hợp giá của HĐTL có tháng đáo hạn gần nhất (leading month contract) và tập hợp giá của các loại HĐTL khác, bao gồm giá giao dịch được quan sát trong khoảng thời gian từ ngày giao dịch đầu tiên của thị trường cho tới ngày hiện tại;
- Đối với mỗi tập hợp giá:
(i) Xác định tỷ lệ biến động giá như sau:
; ; ……;
(Xi là giá sản phẩm phái sinh tại ngày i)
(ii) Trong dãy {1, 2, …, n-1}, chọn i là có giá trị lớn nhất tương ứng với mức tăng giá lớn nhất và chọn j là có giá trị nhỏ nhất tương ứng với mức giảm giá lớn nhất (nếu có).
- So sánh các i và j của các tập hợp giá để chọn i - max và j - min, là 02 mức biến động giá sẽ được sử dụng trong kịch bản Stress test:
(1) Kịch bản tăng (i - max)%
(2) Kịch bản giảm (j - min)%
Bước 2: Tính toán khoản thua lỗ với các điều kiện Stress.
- Sử dụng khoảng thay đổi giá theo 02 kịch bản để tính lỗ lãi vị thế cho các tài khoản của TVBT hàng ngày căn cứ vào dữ liệu thực của TVBT trong vòng 06 tháng ngay trước thời điểm tính toán. Công thức tính lỗ lãi 1 ngày theo từng kịch bản như sau:
Lỗ lãi vị thế = Max (Số lượng HĐTL cùng loại của TVBT sau khi bù trừ vị thế; Số lượng HĐTL của tài khoản nắm giữ lớn nhất) x DSP x Hệ số nhân của HĐ x Khoảng thay đổi giá theo từng kịch bản
- Tổng lỗ/lãi theo mỗi kịch bản sẽ là lỗ/lãi cộng dồn theo các vị thế HĐ => tổng lỗ lớn nhất sẽ được gọi “Số thua lỗ trong Stress test”
Bước 3: Tính số lỗ tối đa có thể xảy ra của mỗi TVBT dựa trên số lượng vị thế mà các TVBT này đang đứng tên (PML)
- PML cơ bản của TVBT = Số thua lỗ trong Stress test ± Lỗ/lãi vị thế của ngày giao dịch trước liền kề - Số ký quỹ yêu cầu tại ngày giao dịch trước liền kề (TK tự doanh + TK khách hàng).
(Ghi chú: lỗ/lãi vị thế, số ký quỹ yêu cầu là dữ liệu thực của TVBT)
- Sau đó, xác định tổng PML cơ bản của 02 TVBT có PML lớn nhất tại mỗi ngày giao dịch.
Bước 4. Xác định Quy mô Quỹ bù trừ
Xác định ngày có tổng PML lớn nhất => Số lỗ này sẽ là tổng yêu cầu đóng góp Quỹ bù trừ khi thực hiện đánh giá lại.
Bước 5. Xác định nghĩa vụ đóng góp yêu cầu theo quy mô Quỹ của từng TVBT
- Nghĩa vụ đóng góp của TVBT được xác định căn cứ vào:
+ Tỷ lệ giữa giá trị ký quỹ duy trì yêu cầu (MR) của TVBT với tổng MR của tất cả các TVBT trong tháng liền trước;
+ Quy mô Quỹ bù trừ
+ Mức đóng góp tối thiểu ban đầu
PHỤ LỤC 3
CÁCH THỨC NHẬN VÀ PHÂN BỔ LÃI TIỀN GỬI VÀ TIỀN LÃI SỬ DỤNG QUỸ BÙ TRỪ
(Ban hành kèm theo Quy chế Quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ)
1. Nhận lãi tiền gửi phát sinh từ tài khoản tiền gửi Quỹ bù trừ:
- Khi phát sinh lãi tiền gửi, ngân hàng thanh toán thông báo số tiền lãi cho VSD dưới dạng điện MT910- Báo CÓ cho lãi nhập gốc cho tài khoản quỹ bù trừ.
- VSD thực hiện hạch toán tăng tài khoản tiền gửi Quỹ bù trừ và thực hiện phân bổ cho TVBT theo quy định tại Điều 9 Quy chế này.
2. Phân bổ lãi tiền gửi và tiền lãi sử dụng Quỹ bù trừ cho TVBT được xác định theo công thức:
Trong đó:
Zi: số tiền phân bổ cho TVBT i
B: là tổng số lãi tiền gửi Quỹ bù trừ phát sinh trong giai đoạn tính toán (đã trừ phí quản lý tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thanh toán, nếu có).
V: là tổng số tiền lãi sử dụng thu từ các TVBT mất khả năng thanh toán tiền trong giai đoạn tính toán.
R: là tổng số tiền lãi ngân hàng và lãi sử dụng đã phân bổ cho các TVBT bị thu hồi Giấy chứng nhận phát sinh trong giai đoạn tính toán)
: là tổng số dư tiền đóng góp Quỹ của tất cả các ngày trong giai đoạn tính toán của TVBT i. (j: 1-> m, m là số ngày tính phân bổ lãi)
: là tổng số dư tiền đóng góp Quỹ của tất cả các ngày trong giai đoạn tính toán của tất cả các TVBT (i: 1-> nj, nj là số TVBT đóng góp Quỹ tại ngày j).
Lưu ý: Giai đoạn tính theo quy định tại Điều 9 và 10 Quy chế này.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
- 1Thông tư 05/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 96/QĐ-VSD năm 2017 về quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022 về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
- 1Quyết định 145/QĐ-VSD năm 2017 về sửa đổi Quy chế Quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ kèm theo Quyết định 97/QĐ-VSD do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022 về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
- 1Luật Chứng khoán 2006
- 2Quyết định 171/2008/QĐ-TTg thành lập Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật chứng khoán sửa đổi 2010
- 4Quyết định 2880/QĐ-BTC năm 2013 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 05/2015/TT-BTC hướng dẫn hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh
- 7Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư 23/2017/TT-BTC sửa đổi Thông tư 11/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9Quyết định 96/QĐ-VSD năm 2017 về quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành
Quyết định 97/QĐ-VSD năm 2017 về quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 97/QĐ-VSD
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/03/2017
- Nơi ban hành: Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
- Người ký: Dương Văn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/05/2017
- Ngày hết hiệu lực: 09/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra