Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/2006/QĐ-TTG | Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2006 |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC RÀ PHÁ BOM, MÌN, VẬT NỔ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 30/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện rà phá bom, mìn, vật nổ trên phạm vi toàn quốc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và quy định của Chính phủ; tổ chức thực hiện rà phá bom, mìn, vật nổ đối với các dự án đầu tư và xây dựng cơ bản trên phạm vi cả nước; chịu trách nhiệm về sự an toàn của dự án, công trình trong quá trình xây dựng và khai thác sử dụng có liên quan đến vấn đề bom, mìn, vật nổ.
Điều 2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm:
2. Xây dựng Đề án điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá mức độ tồn lưu bom, mìn, vật nổ để lập bản đồ trên phạm vi cả nước, trình Chính phủ và tổ chức thực hiện.
3. Thống nhất với các Bộ, ngành liên quan để ban hành theo thẩm quyền các định mức, phương thức lập dự toán rà phá bom, mìn, vật nổ; chế độ, chính sách phục vụ cho công tác rà phá bom, mìn, vật nổ…
4. Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế tiếp nhận và tổ chức nước ngoài tài trợ về vấn đề khắc phục hậu quả bom, mìn, vật nổ do chiến tranh để lại, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 3. Kinh phí bảo đảm cho công tác rà phá bom, mìn, vật nổ quy định như sau:
1. Kinh phí để bảo đảm công tác rà phá bom, mìn, vật nổ là một khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư của từng dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc một dự án độc lập được nhà nước đầu tư để thực hiện rà phá bom, mìn, vật nổ giải phóng mặt bằng.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của Nhà nước…), đơn giá (đơn giá/1 ha) cho rà phá bom, mìn, vật nổ được tính theo nguyên tắc bảo đảm các chi phí cần thiết, tối thiểu cho hoạt động bình thường, ổn định lâu dài và phát triển của các đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ và được xác định như sau:
a) Chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ (không tính chi phí nhân công).
b) Chi phí vật liệu, chi phí máy được tính đủ.
c) Chi phí chung, chi phí khác được tính theo tỷ lệ % theo quy định hiện hành.
d) Không tính các khoản thu nhập chịu thuế tính trước và các khoản thuế.
3. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khác, đơn giá cho rà phá bom, mìn, vật nổ được tính đúng, tính đủ theo quy định hiện hành.
4. Dự toán kinh phí để thực hiện rà phá bom, mìn, vật nổ phải được Bộ Quốc phòng thẩm định trước khi tổng hợp vào tổng dự toán kinh phí của dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư:
1. Bộ Xây dựng:
Phối hợp với Bộ Quốc phòng ban hành các định mức dự toán rà phá bom, mìn, vật nổ cho các dự án theo nguồn vốn đầu tư quy định tại
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Bộ Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc xây dựng định mức bồi dưỡng, phụ cấp, trợ cấp cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện rà phá bom, mìn, vật nổ; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh quá thẩm quyền, bảo đảm cho công tác rà phá bom, mìn, vật nổ triển khai được thuận lợi; vận động viện trợ không hoàn lại của các nước và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho công tác rà phá bom, mìn, vật nổ.
5. Các Bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư:
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng để đề xuất nhu cầu rà phá bom, mìn, vật nổ ngay từ khi có chủ trương đầu tư dự án; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, tiết kiệm và đúng quy định.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
- 1Nghị định 64/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- 2Nghị định 33-CP/NĐ năm 1973 về việc tàng trữ và sử dụng vật liệu nổ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 504-TTg năm 1994 về việc tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 47/CP năm 1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- 5Chỉ thị 281-TTg năm 1980 về việc chấn chỉnh và tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ, quản lý vũ khí thô sơ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 168/2007/QĐ-BQP về việc chuẩn bị mặt bằng các dự án thuộc Đề án Đường tuần tra biên giới đất liền do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 7Công văn số 1747/VPCP-QHQT về việc Bộ Tư lệnh Công binh thuộc Bộ Quốc phòng tiếp nhận lô hàng trang thiết bị rà phá bom mìn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 30/2013/QĐ-TTg sửa đổi chế độ đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ kèm theo Quyết định 122/2007/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
- 1Nghị định 64/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
- 2Nghị định 33-CP/NĐ năm 1973 về việc tàng trữ và sử dụng vật liệu nổ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 504-TTg năm 1994 về việc tăng cường công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 47/CP năm 1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- 5Chỉ thị 281-TTg năm 1980 về việc chấn chỉnh và tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ, quản lý vũ khí thô sơ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 7Thông tư 146/2007/TT-BQP hướng dẫn Quyết định 96/2006/QĐ-TTg về quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ do Bộ Quốc phòng ban hành
- 8Quyết định 168/2007/QĐ-BQP về việc chuẩn bị mặt bằng các dự án thuộc Đề án Đường tuần tra biên giới đất liền do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 9Công văn số 1747/VPCP-QHQT về việc Bộ Tư lệnh Công binh thuộc Bộ Quốc phòng tiếp nhận lô hàng trang thiết bị rà phá bom mìn do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 30/2013/QĐ-TTg sửa đổi chế độ đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ rà phá bom, mìn, vật nổ kèm theo Quyết định 122/2007/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 96/2006/QĐ-TTg về việc quản lý và thực hiện công tác rà phá bom, mìn, vật nổ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 96/2006/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/05/2006
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra