Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/2008/QĐ-UBND | Biên Hòa, ngày 30 tháng 12 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 955/QĐ-UBND ngày 18/4/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực tại Tờ trình số 829/TTr-BCĐ ngày 12/9/2008 về việc chỉnh sửa, bổ sung Quyết định số 64/2007/QĐ-UBND ngày 26/11/2007 của UBND tỉnh ban hành Quy định hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
| ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI |
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-UBND ngày 30/12/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai)
Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hỗ trợ
Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010 (sau đây gọi là chương trình) bao gồm các hoạt động nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu nhiệm vụ phát triển công nghiệp theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII nhiệm kỳ 2006 - 2010.
Các doanh nghiệp tham gia Chương trình sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí cho các hoạt động phát triển doanh nghiệp theo nội dung quy định tại Chương II, về nội dung, mức hỗ trợ và nguồn kinh phí hỗ trợ.
Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia đáp ứng đủ các điều kiện của Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực ban hành kèm theo Quyết định số 955/QĐ-UBND ngày 18/4/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai.
NỘI DUNG, MỨC HỖ TRỢ VÀ NGUỒN KINH PHÍ HỖ TRỢ
1. Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm chủ lực đầu tư vào các cụm công nghiệp đã được quy hoạch tại các địa bàn huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú được hỗ trợ 60% chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng vận dụng theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.
2. Ưu tiên hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp thuộc 16 nhóm sản phẩm chủ lực đầu tư các hạng mục công trình bảo vệ môi trường như đầu tư công nghệ xử lý nước thải, chất thải nguy hại hoặc đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
3. Hỗ trợ 100% kinh phí tư vấn cho việc lập các dự án đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc sản phẩm công nghiệp chủ lực, nhưng không quá 50 triệu đồng/dự án.
1. Hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị công nghệ; nghiên cứu tiết kiệm nguyên vật liệu, đề tài nghiên cứu sản xuất nguyên vật liệu mà trong nước chưa sản xuất được, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất; được ưu tiên thực hiện đề tài, dự án cấp tỉnh với mức hỗ trợ kinh phí được Hội đồng Khoa học cấp tỉnh xem xét thông qua, tùy theo mức độ của đề tài, dự án mà kinh phí hỗ trợ thực hiện sẽ có mức hỗ trợ kinh phí thu hồi hoặc không thu hồi.
2. Hỗ trợ 10% kinh phí cho 01 lần chuyển giao công nghệ mới (tiên tiến so với công nghệ cũ) nhưng tổng kinh phí hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho 01 doanh nghiệp không quá 20 triệu đồng một năm.
3. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực sẽ được hỗ trợ chi phí tư vấn khoa học công nghệ như sau: Tư vấn nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới; Tư vấn đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ; Tư vấn chuyển giao công nghệ; Tư vấn tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu. Mức hỗ trợ cho các hợp đồng tư vấn loại này là 30% giá trị hợp đồng nhưng tổng kinh phí hỗ trợ cho 01 doanh nghiệp không quá 40 triệu đồng một năm.
4. Ưu tiên hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh (do Sở Khoa học và Công nghệ quản lý) để các doanh nghiệp thực hiện dự án hoàn thiện công nghệ (sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, quy trình mới, đổi mới thiết bị công nghệ,...) được vay vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất để thực hiện dự án, không phải thế chấp tài sản trong trường hợp dự án được Hội đồng Thẩm định của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đánh giá dự án có tính khả thi cao. Đối với các doanh nghiệp thực hiện ứng dụng các đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành nghề sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp chủ lực được Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh xem xét hỗ trợ, trong đó mức hỗ trợ không hoàn lại không vượt quá quy định của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh.
Điều 5. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp
1. Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, HACCP, SA 8000, GMP, TQM. Mức hỗ trợ bằng 50% giá trị hợp đồng xây dựng lần đầu nhưng tổng kinh phí hỗ trợ cho 01 doanh nghiệp không quá 40 triệu đồng cho 01 hệ thống.
2. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện cải tiến, đổi mới quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất. Mức hỗ trợ cho các hợp đồng tư vấn trên là 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng tổng kinh phí hỗ trợ cho 01 doanh nghiệp không quá 40 triệu đồng một năm.
3. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng Website, mức hỗ trợ kinh phí cho việc thiết kế, xây dựng 01 Website là 50% giá trị hợp đồng nhưng tổng kinh phí hỗ trợ cho 01 doanh nghiệp không quá 50 triệu đồng. Mỗi doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ để thiết kế và xây dựng 01 Website.
Điều 6. Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký quyền sở hữu công nghiệp
1. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích:
Hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ các sáng chế, giải pháp hữu ích ở trong nước, ưu tiên hỗ trợ cho các giải pháp đoạt giải thi Sáng tạo Kỹ thuật hàng năm, mức hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ tư vấn tra cứu thông tin, viết bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích 5.000.000 đồng/hợp đồng.
- Hỗ trợ 100% lệ phí nộp đơn Quốc gia sáng chế, giải pháp hữu ích (theo quy định của Thông tư 132/2004/TT-BTC ngày 30/12/2004 của Bộ Tài chính khoảng 2.000.000 đồng).
2. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
Hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp ở trong nước, mức hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ tư vấn nghiên cứu, thiết kế kiểu dáng công nghiệp 5.000.000 đồng/hợp đồng.
- Hỗ trợ 100% lệ phí nộp đơn Quốc gia kiểu dáng công nghiệp (theo quy định của Thông tư 132/2004/TT-BTC ngày 30/12/2004 của Bộ Tài chính khoảng 1.500.000 đồng). Đối với các kiểu dáng công nghiệp có nhiều phương án thì mức hỗ trợ tối đa là 01 kiểu dáng công nghiệp và 02 phương án (tương đương 3.500.000 đồng).
3. Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
a) Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trong nước:
- Hỗ trợ tư vấn nghiên cứu, thiết kế nhãn hiệu hàng hóa không quá 5.000.000 đồng/hợp đồng.
- Với mỗi nhãn hiệu hàng hóa đăng ký cho một nhóm sản phẩm, hỗ trợ 100% lệ phí nộp đơn Quốc gia (theo quy định của Thông tư 132/2004/TT-BTC ngày 30/12/2004 của Bộ Tài chính khoảng 1.200.000 đồng). Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa 03 nhãn hiệu hàng hóa, mỗi nhãn cho một nhóm sản phẩm hoặc tối đa 01 nhãn hiệu hàng hóa cho 05 nhóm sản phẩm (tương đương 3.500.000 đồng).
- Tổng cộng mức hỗ trợ cho 01 doanh nghiệp là 8.500.000 đồng.
b) Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài:
Mức hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài là 15 triệu đồng cho 01 nhãn hiệu tại 01 Quốc gia; mức hỗ trợ tối đa là 03 Quốc gia, tương đương 45 triệu đồng.
Điều 7. Hỗ trợ xúc tiến thương mại
1. Các doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Nai sẽ được Nhà nước xem xét hỗ trợ, mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005 về việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia giai đoạn 2006 - 2010; Thông tư số 03/2008/TT-BCT ngày 14/3/2008 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển.
2. Các doanh nghiệp được hỗ trợ thông qua các chương trình hợp tác với các tỉnh, liên kết các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức liên quan giúp tìm đầu ra cho các sản phẩm hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các kênh phân phối ở thành phố Hồ Chí Minh. Được ưu tiên tham gia các hội nghị, hội thảo chuyên đề do các cơ quan Nhà nước tổ chức, giúp các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc sản phẩm công nghiệp chủ lực có thêm thông tin về hệ thống pháp luật, các quy định về kinh doanh xuất nhập khẩu, rào cản kỹ thuật, nhu cầu thị trường, yêu cầu sản phẩm… tại các thị trường nước ngoài (chủ yếu là hỗ trợ thông tin liên quan đến ngành hàng).
Điều 8. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
Đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc sản phẩm công nghiệp chủ lực của địa phương không kể địa bàn đầu tư và quy mô doanh nghiệp, nếu có nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, ngân sách tỉnh sẽ xem xét ưu tiên hỗ trợ kinh phí đào tạo cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và người lao động trong doanh nghiệp theo mức kinh phí vận dụng tại chương trình khuyến công. Mức hỗ trợ đào tạo nghề cho một doanh nghiệp trong một năm không quá 100 triệu đồng.
Điều 9. Nguồn kinh phí hỗ trợ của chương trình
1. Kinh phí hỗ trợ theo Điều 3:
- Chi phí sử dụng hạ tầng cụm công nghiệp và kinh phí hỗ trợ tư vấn lập dự án đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp từ nguồn kinh phí khuyến công (trường hợp kinh phí khuyến công không đáp ứng được, ngân sách tỉnh xem xét bổ sung).
- Chi phí hỗ trợ vay vốn đầu tư các hạng mục công trình bảo vệ môi trường từ nguồn Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai.
2. Kinh phí hỗ trợ theo Điều 4, 5, 6:
Từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hàng năm do UBND tỉnh giao và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh.
3. Kinh phí hỗ trợ theo Điều 7:
- Nguồn kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại được lấy từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu (nếu tham gia chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia) và từ Quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại tỉnh Đồng Nai (nếu tham gia chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh).
- Nguồn kinh phí hỗ trợ kênh thông tin thông qua hội nghị, hội thảo, giới thiệu tiếp cận các nguồn thông tin, kênh phân phối được Nhà nước hỗ trợ 100% từ nguồn Quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại tỉnh Đồng Nai, thông qua đơn vị chủ trì chương trình.
4. Kinh phí hỗ trợ theo Điều 8: Từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh.
- 1Quyết định 64/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã hết hiệu lực
- 3Quyết định 80/2007/QĐ-UBND hủy bỏ một số nội dung của Quyết định 40/2005/QÐ-UBBT ban hành Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tham gia xuất khẩu của tỉnh Bình Thuận đến năm 2010
- 4Quyết định 1120/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 1Quyết định 64/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã hết hiệu lực
- 1Quyết định 279/2005/QĐ-TTg về Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn
- 3Thông tư 113/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Thông tư 132/2004/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 03/2008/TT-BCT hướng dẫn Quyết định 55/2007/QĐ-TTg về phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển do Bộ Công thương ban hành
- 7Quyết định 955/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 8Quyết định 80/2007/QĐ-UBND hủy bỏ một số nội dung của Quyết định 40/2005/QÐ-UBBT ban hành Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tham gia xuất khẩu của tỉnh Bình Thuận đến năm 2010
- 9Quyết định 1120/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực và có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
Quyết định 95/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- Số hiệu: 95/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/12/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Trần Văn Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/01/2009
- Ngày hết hiệu lực: 08/03/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra