Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 132/2004/TT-BTC

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2004

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 132/2004/TT-BTC NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 42/2003/NĐ-CP ngày 02/05/2003 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài nộp đơn yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ tiến hành các công việc hay cung cấp các dịch vụ yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định chi tiết tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này, phải nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

II. MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ

1. Mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mức thu phí, lệ phí quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này đã bao gồm tất cả các chi phí liên quan như: chi phí in hoặc mua mẫu đơn, tiếp nhận đơn, thẩm định (xét nghiệm), in (mua) văn bằng hoặc giấy chứng nhận, vào sổ đăng ký quốc gia và các chi phí liên quan khác.

III. TỔ CHỨC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

1. Cơ quan tổ chức thu phí, lệ phí.

Cơ quan quản lý Nhà nước về Sở hữu trí tuệ có nhiệm vụ tổ chức thu, nộp và quản lý phí, lệ phí thu được theo quy định tại Thông tư này (dưới đây gọi tắt là cơ quan thu phí, lệ phí).

2. Thủ tục thu, nộp phí, lệ phí.

a. Đối tượng nộp phí, lệ phí phải nộp một lần toàn bộ số tiền phí, lệ phí theo mức thu quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này ngay khi nộp đơn, hồ sơ yêu cầu cơ quan thu phí, lệ phí thực hiện các công việc hoặc cung cấp các dịch vụ tương ứng.

b. Khi nộp phí, lệ phí, đối tượng nộp phí, lệ phí có quyền yêu cầu cơ quan thu phí, lệ phí lập và cấp biên lai thu phí, lệ phí đối với tiền phí, lệ phí cho đối tượng nộp phí, lệ phí, trong đó ghi đúng số tiền thực tế đã nộp.

c. Phí, lệ phí quy định tại Thông tư này được thu bằng đồng Việt Nam.

d. Cơ quan thu phí, lệ phí được mở tài khoản "tạm giữ tiền phí, lệ phí" tại Kho bạc nhà nước nơi thu, nộp để theo dõi, quản lý tiền phí, lệ phí thu được. Hàng ngày, lập bảng kê, tạm gửi số tiền phí, lệ phí thu được vào tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán áp dụng đối với đơn vị hành chính sự nghiệp có thu.

3. Quản lý và sử dụng phí, lệ phí.

a. Phí, lệ phí sở hữu công nghiệp thu được theo quy định tại Thông tư này là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước và không phải chịu thuế.

b. Định kỳ mỗi tháng một lần, cơ quan thu phí, lệ phí phải kê khai, làm thủ tục nộp 50% tổng số tiền phí, lệ phí thu được trong kỳ vào ngân sách Nhà nước theo chương, loại, khoản, mục thuộc Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

c. Cơ quan thu phí, lệ phí được trích 50% tổng số tiền phí, lệ phí thu được trong tháng trước khi nộp ngân sách Nhà nước, để trang trải chi phí cho việc thu phí, lệ phí theo những nội dung, công việc quy định tại tiết d dưới đây.

d. Phần phí, lệ phí được trích nêu trên, cơ quan thu phí, lệ phí có trách nhiệm quản lý để chi cho các hoạt động của đơn vị để thực hiện các công việc, dịch vụ được thu phí, lệ phí; bao gồm các khoản chi sau đây:

(i) Chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, thù lao, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công cho lao động theo chế độ hiện hành; trong đó mức lương tối thiểu không quá mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp có thu;

(ii) Chi sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc; Chi mua công nghệ, kể cả quyền sử dụng công nghệ được bảo hộ sở hữu trí tuệ; Chi phí cho việc thiết lập, quản lý và tổ chức khai thác mạng lưới các cơ sở dữ liệu thông tin về sở hữu trí tuệ;

(iii) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, xăng xe, công tác phí, công vụ phí và các khoản chi khác như in ấn, mua các biểu mẫu, chứng chỉ, văn bằng bảo hộ và các ấn phẩm khác;

(iv) Chi phí thuê dịch vụ bên ngoài phục vụ các công việc quản lý và phát triển hoạt động, như: thuê cơ sở vật chất, văn phòng làm việc, thuê khoán chuyên môn, thuê dịch vụ tra cứu, cung cấp thông tin, xét nghiệm sáng chế của của các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia hoặc quốc tế;

(v) Chi phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nước và ngoài nước về chuyên môn, nghiệp vụ sở hữu trí tuệ; chi phí tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về sở hữu trí tuệ; chi phí xây dựng và thực hiện đề tài, đề án thuộc nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên nhằm phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sở hữu trí tuệ;

(vi) Chi phí thực hiện dịch vụ phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về sở hữu công nghiệp và tranh chấp, khiếu kiện thương mại liên quan đến sở hữu công nghiệp;

(vii) Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.

đ. Số tiền phí, lệ phí được trích để lại trong năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi tiêu theo chế độ quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra cơ quan thu phí, lệ phí thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này và pháp luật về phí và lệ phí hiện hành.

2. Cơ quan thu phí, lệ phí có trách nhiệm:

a. Hàng năm, lập dự toán thu, chi cùng với dự toán thu, chi tài chính của đơn vị theo đúng hướng dẫn tại điểm 4, phần C, mục III Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;

b. Đăng ký, kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí; hạch toán kế toán phí, lệ phí và công khai chế độ phí, lệ phí theo đúng hướng dẫn tại phần C, D và Đ, mục IV Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, áp dụng đối với các đơn yêu cầu bảo hộ về sở hữu trí tuệ kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực và thay thế Thông tư số 23 TC/TCT ngày 09/05/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp và sử dụng phí và lệ phí sở hữu công nghiệp.

Đối tượng nộp phí, lệ phí đã nộp đủ số tiền phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật về phí, lệ phí thì Nhà nước không thực hiện hoàn trả hay truy thu phần chênh lệch giữa mức thu mới và mức thu cũ.

Đối với các đơn yêu cầu bảo hộ đã nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà các công việc hoặc dịch vụ chưa hoàn thành và chưa nộp phí, lệ phí, nay có yêu cầu và được thực hiện, thì phải nộp phí, lệ phí theo mức quy định tại Thông tư này.

4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật về phí và lệ phí được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về phí, lệ phí được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về phí và lệ phí.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.

Trương Chí Trung

(Đã ký)

BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 132 /2004/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính)

STT

Danh mục phí, lệ phí sở hữu công nghiệp

Mức thu (nghìn đồng)

Sáng chế

Giải pháp

hữu

ích

Kiểu dáng công nghiệp

Nhãn hiệu

hàng

hoá

Tên

gọi

xuất

xứ hàng hoá

Thiết kế

bố

trí mạch tích

hợp

A. LỆ PHÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

1

Lệ phí nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

1.1

Lệ phí nộp đơn (đối với nhãn hiệu hàng hoá cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phưương án, đối với sáng chế/giải pháp hữu ích cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ)

150

150

150

150

150

150

- Nếu đơn nhãn hiệu hàng hoá có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

25

- Nếu Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích có trên 5 trang, từ trang thứ sáu trở đi phải nộp thêm cho mỗi trang

10

10

1.2

Lệ phí yêu cầu hưưởng quyền ưưu tiên (mỗi Đơn/yêu cầu)

500

500

500

500

1.3

Lệ phí yêu cầu sửa đổi Đơn, kể cả yêu cầu bổ sung, tách đơn, chuyển nhưượng, chuyển đổi đơn (mỗi Đơn)

100

100

100

100

100

100

1.4

Lệ phí nộp Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (mỗi đối tưượng)

100

100

100

100

100

1.5

Lệ phí nộp Hồ sơ yêu cầu cấp li-xăng không tự nguyện (mỗi đối tưượng)

500

500

500

1.6

Lệ phí nộp Đơn xin gia hạn sửa đổi, bổ sung tài liệu (mỗi lần)

100

100

100

100

100

100

2

Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

2.1

Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ, Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

100

100

100

100

100

100

2.2

Lệ phí sửa đổi Văn bằng bảo hộ

100

100

100

100

100

100

2.3

Lệ phí cấp Quyết định bắt buộc cấp li-xăng không tự nguyện

300

300

300

3

Lệ phí duy trì, gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

3.1

Lệ phí duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ (mỗi năm)- cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ

- Năm thứ 1; Năm thứ 2

250

250

- Năm thứ 3; Năm thứ 4

400

400

- Năm thứ 5; Năm thứ 6

650

650

- Năm thứ 7; Năm thứ 8

1 000

1 000

- Năm thứ 9; Năm thứ 10

1 500

1 500

- Năm thứ 11 - Năm thứ 13

2 100

- Năm thứ 14 - Năm thứ 16

2 750

- Năm thứ 17 - Năm thứ 20

3 500

3.2

Lệ phí khôi phục hiệu lực Văn bằng bảo hộ

1 000

1 000

3.3

Lệ phí gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ (đối với nhãn hiệu hàng hoá cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phưương án của từng sản phẩm)

450

450

3.4

Lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực muộn (cho mỗi tháng nộp muộn)

10% lệ phí duy trì/gia hạn

3.5

Lệ phí đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ

150

150

150

150

150

150

4

Lệ phí công bố thông tin sở hữu công nghiệp

4.1

Lệ phí công bố Đơn, kể cả Đơn sửa đổi

100

100

100

100

100

100

- Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình

50

50

50

50

4.2

Lệ phí đăng bạ Văn bằng bảo hộ (kể cả Văn bằng sửa đổi), Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

100

100

100

100

100

100

- Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình

50

50

50

50

4.3

Lệ phí công bố Quyết định cấp, sửa đổi, gia hạn Văn bằng bảo hộ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

100

100

100

100

100

100

- Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình

50

50

50

50

5

Lệ phí đăng bạ Đại diện sở hữu công nghiệp

5.1

Lệ phí đăng bạ Ngưười đại diện sở hữu công nghiệp (mỗi cá nhân)

100

5.2

Lệ phí đăng bạ Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (mỗi Tổ chức)

150

B. PHÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

6

Phí xét nghiệm, thẩm định, giám định về sở hữu công nghiệp

6.1

Phí xét nghiệm nội dung Đơn (đối với nhãn hiệu hàng hoá cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phưương án của từng sản phẩm, đối với sáng chế/giải pháp hữu ích cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ) - không bao gồm phí tra cứu thông tin

350

300

250

250

250

- Nếu đơn nhãn hiệu hàng hoá có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

50

- Nếu đơn sáng chế/giải pháp hữu ích có yêu cầu xét nghiệm nội dung đưược nộp muộn hơn thời hạn ấn định, phải nộp phí nộp muộn

200

200

6.2

Phí thẩm định Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (mỗi đối tưượng) - không bao gồm phí tra cứu nhãn hiệu liên kết

150

150

150

150

150

6.3

Phí thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp li-xăng không tự nguyện (mỗi đối tưượng)

1 000

1 000

1 000

6.4

Phí thẩm định, giám định pháp lý về sở hữu công nghiệp (đối với nhãn hiệu hàng hoá cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm, đối với sáng chế/giải pháp hữu ích cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ) - không bao gồm phí tra cứu, cung cấp thông tin

350

300

250

250

250

150

- Nếu đơn nhãn hiệu hàng hoá có trên 6sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

50

6.5

Phí kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp (mỗi môn)

200

6.7

Phí phúc tra kết quả kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp (mỗi môn)

100

7

Phí cung cấp dịch vụ để giải quyết khiếu nại về sở hữu công nghiệp

7.1

Phí tra cứu thông tin

Theo mức thu quy định tại mục 8 Biểu phí này.

7.2

Phí xét nghiệm, thẩm định, giám định pháp lý về sở hữu công nghiệp

Theo mức thu quy định tại mục 6.1 đến 6.4 Biểu phí này.

8

Phí tra cứu, cung cấp thông tin về sở hữu công nghiệp

8.1

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc xét nghiệm, thẩm định, giám định và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm/dịch vụ, đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm, đối với sáng chế/giải pháp hữu ích cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ)

100

100

100

50

50

- Nếu đơn nhãn hiệu hàng hoá có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

20

8.2

Phí tra cứu nhãn hiệu hàng hoá liên kết phục vụ việc thẩm định Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (mỗi nhãn hiệu)

50

9

Phí cấp các loại bản sao, phó bản, bản cấp lại các tài liệu sở hữu công nghiệp

9.1

Phí cấp phó bản, bản cấp lại Văn bằng bảo hộ

100

100

100

100

100

100

9.2

Phí cấp bản sao các tài liệu do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hoặc lưưu giữ (trang đầu)

10

10

10

10

10

10

- Từ trang thứ hai trở đi, mỗi trang thu thêm

5

5

5

5

5

5

9.3

Phí sao Đơn quốc tế PCT (mỗi trang)

5

9.4

Phí xác nhận đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực tại Việt Nam (mỗi đăng ký quốc tế)

50

10

Phí lập và gửi đơn đăng ký quốc tế về sở hữu công nghiệp

10.1

Phí gửi Đơn quốc tế (PCT) - không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế

500

10.2

Phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá - không bao gồm các khoản phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế

1500

10.3

Phí sửa đổi, chuyển nhưượng nhãn hiệu hàng hoá đăng ký quốc tế nguồn gốc Việt Nam

750

10.4

Phí dịch vụ cung cấp tài liệu xin xác nhận quyền ưưu tiên

50

50

50

50

- Từ trang thứ hai trở đi, mỗi trang thu thêm

5

5

5

5

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 132/2004/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 132/2004/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 30/12/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Trương Chí Trung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 15 đến số 16
  • Ngày hiệu lực: 31/01/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản