Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 946/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỈNH LÂM ĐỒNG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Pháp lệnh số 01/2018/QH14 ngày 22 tháng 12 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch;
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng tại Tờ trình số 3374/TTr-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2021 về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm định số 2513/BC-HĐTĐ ngày 04 tháng 05 năm 2021 của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh và Báo cáo số 93/BC-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc tiếp thu, giải trình các ý kiến của Hội đồng thẩm định.
QUYẾT ĐỊNH:
I. TÊN, PHẠM VI, THỜI KỲ QUY HOẠCH
1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi quy hoạch: Phần lãnh thổ tỉnh Lâm Đồng với tổng diện tích tự nhiên là 9.783,34 km2.
a) Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Đắk Lắk.
b) Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận.
c) Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đồng Nai.
d) Phía Tây giáp tỉnh Bình Phước.
3. Thời kỳ Quy hoạch:
a) Thời kỳ Quy hoạch: 2021 - 2030.
b) Tầm nhìn dài hạn: Đến năm 2050.
II. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC LẬP QUY HOẠCH
1. Việc lập “Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” phải phù hợp với quan điểm, mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của cả nước và tầm nhìn Việt Nam đến năm 2045, đồng thời phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt là khả năng huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững; phấn đấu xây dựng Lâm Đồng trở thành tỉnh có mức tăng trưởng khá của cả nước.
2. Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng nhanh, toàn diện và bền vững trên cơ sở tăng cường liên kết vùng, lấy liên kết là nền tảng phát triển. Xây dựng Lâm Đồng trở thành một khu vực kinh tế động lực của vùng Tây Nguyên, góp phần tạo tiền đề cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển kinh tế - xã hội theo chiều sâu, chú trọng chất lượng tăng trưởng để đảm bảo tính bền vững và tăng trưởng xanh. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
3. Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ sự phát triển giữa các ngành, các địa phương trong tỉnh, phù hợp với khả năng cân đối về nguồn lực, tính khả thi trong triển khai; đáp ứng các nhu cầu trong giai đoạn hiện nay và tạo nền tảng phát triển cho các giai đoạn tiếp theo, phù hợp với tầm nhìn đề ra; dựa trên việc đánh giá đầy đủ các điều kiện và bối cảnh quốc tế, khu vực, trong nước tác động trực tiếp đến phát triển của tỉnh và khả năng khai thác các liên kết với cả nước và giữa các tỉnh trong vùng, trước hết là kết nối hạ tầng giao thông, quản lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, thị trường hàng hóa và khoa học công nghệ; hỗ trợ, tạo điều kiện trong thu hút, triển khai các dự án đầu tư, đảm bảo tính công khai, minh bạch.
4. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tận dụng tốt mọi cơ hội phát triển, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
5. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại hướng đến phát triển hệ thống đô thị đô thị thông minh, xanh, nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao.
6. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược tăng trưởng xanh và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; tăng cường hợp tác với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Tây Nguyên, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ.
7. Bảo đảm nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch quy định tại Điều 4 Luật Quy hoạch.
1. Phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, đưa Lâm Đồng trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện của cả nước. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, trọng tâm là tái cơ cấu nông nghiệp, hướng đến ngành nông nghiệp toàn diện và hiện đại, là trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; phát triển du lịch chất lượng cao, xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch của cả nước và khu vực Đông Nam Á và là trung tâm giáo dục nghiên cứu, sáng tạo khoa học; phát triển công nghiệp theo hướng chọn lọc, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị - nông thôn; phát triển mạnh giáo dục và khoa học kỹ thuật; phát triển hệ thống y tế theo hướng hiện đại; nâng cao vai trò văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc; đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội; tăng cường quản lý tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
2. Quy hoạch tỉnh sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tỉnh phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định. Quy hoạch tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa các quy hoạch cấp trên ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
3. Quy hoạch tỉnh là công cụ pháp lý quan trọng hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa các quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, làm cơ sở lập quy hoạch xây dựng các vùng huyện và liên huyện; quy hoạch đô thị và nông thôn và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành có liên quan nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
4. Quy hoạch tỉnh là cơ sở để quản lý và thu hút các nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh các khâu đột phá chiến lược phát triển tỉnh, loại bỏ các chồng chéo cản trở đầu tư phát triển trên địa bàn, cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai minh bạch, công bằng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cũng như phát huy tối đa hiệu lực và sử dụng bền vững, hiệu quả các nguồn lực trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
1. Yêu cầu về nội dung lập quy hoạch
a) Định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội hướng đến tăng trưởng nhanh và bền vững với 03 trụ cột chính: (1) Nông nghiệp hiện đại, là trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế; (2) Du lịch - dịch vụ chất lượng cao, xây dựng thành phố Đà Lạt thành đô thị thông minh, xanh, trung tâm du lịch chất lượng cao, trung tâm giáo dục nghiên cứu, sáng tạo khoa học; (3) Công nghiệp theo hướng chọn lọc, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp thân thiện với môi trường, tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp chế biến sâu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến dược liệu, dược phẩm và thực phẩm chức năng từ sản phẩm nông nghiệp.
b) Đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành, các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh và tăng cường liên kết vùng; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
c) Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự phát triển cân bằng giữa kinh tế, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia.
d) Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.
2. Xác định nội dung Quy hoạch
Nội dung Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương.
b) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn.
c) Đánh giá về việc thực hiện Quy hoạch thời kỳ trước.
d) Xây dựng quan điểm, xác định mục tiêu và lựa chọn các phương án phát triển, phương án quy hoạch, phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh:
- Xây dựng quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh.
- Xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và lựa chọn các phương án:
Phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội;
Phương án quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị, nông thôn, các khu vực và khu chức năng; phương án tổ chức lãnh thổ và phân bố dân cư (thực hiện theo đúng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch);
Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (thực hiện theo đúng quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch);
Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện;
Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng hóa sinh học trên địa bàn tỉnh;
Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh;
Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh;
Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện;
Giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch.
đ) Các nội dung đề xuất nghiên cứu:
Các nội dung được tích hợp vào quy hoạch tỉnh Lâm Đồng được nghiên cứu đề xuất đảm bảo Quy hoạch được thực hiện theo hướng tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan trong việc lập quy hoạch trên phạm vi lãnh thổ của tỉnh nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.
1. Yêu cầu về phương pháp lập Quy hoạch
Hệ thống các phương pháp lập Quy hoạch phải đảm bảo tính tiếp cận tổng hợp, khoa học, phù hợp với thực tiễn, đa chiều, đa lĩnh vực và ứng dụng công nghệ hiện đại.
2. Các phương pháp lập Quy hoạch
a) Tích hợp quy hoạch.
b) So sánh đối chiếu, lồng ghép bản đồ với việc áp dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS).
c) Dự báo phát triển và quy hoạch chiến lược.
d) Phân tích hệ thống, đánh giá tổng hợp, so sánh, mô hình tối ưu.
đ) Chuyên gia, hội nghị, hội thảo.
e) Tiếp cận từ thực địa.
g) Nghiên cứu tại bàn.
h) Các phương pháp khác phù hợp với quy trình kỹ thuật lập Quy hoạch tỉnh.
VI. THÀNH PHẦN, CHI PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ LẬP QUY HOẠCH
1. Thành phần hồ sơ
a) Phần văn bản:
- Tờ trình thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tỉnh.
- Dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh.
- Báo cáo Quy hoạch tỉnh gồm Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt và các báo cáo liên quan; các phụ lục, sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về Quy hoạch.
- Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường).
- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan khác.
b) Hệ thống bản đồ và sơ đồ:
Danh mục và tỷ lệ bản đồ Quy hoạch tỉnh quy định tại mục IX, Phụ lục I, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, gồm:
- Bản đồ in tỷ lệ 1:250.000 - 1:1.000.000: Bản đồ vị trí và các mối quan hệ của tỉnh Lâm Đồng.
- Bản đồ số và bản đồ in, tỷ lệ 1:25.000 - 1:100.000:
Các bản đồ về hiện trạng phát triển;
Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng;
Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn;
Bản đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng;
Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội;
Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật;
Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất;
Bản đồ phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên;
Bản đồ phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu;
Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện;
Bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện;
Hệ thống bản đồ chuyên đề khác (nếu có).
- Bản đồ in tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000: Bản đồ hiện trạng và định hướng phát triển khu vực trọng điểm của tỉnh (nếu có).
2. Chi phí lập quy hoạch: Thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Thời hạn lập quy hoạch: Không quá 18 tháng kể từ ngày nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh được phê duyệt.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng căn cứ nội dung nhiệm vụ được phê duyệt tại
Trong quá trình lập Quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng chủ động phối hợp, cập nhật thông tin với quy hoạch cấp cao hơn để điều chỉnh, bổ sung đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tính thống nhất, đồng bộ giữa các cấp quy hoạch theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch và quy định pháp luật liên quan.
2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng triển khai thực hiện lập Quy hoạch bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 136/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 301/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 442/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 1399/BKHCN-ĐTG năm 2021 hướng dẫn nội dung khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Công văn 5746/BKHĐT-QLQH năm 2021 hướng dẫn kỹ thuật về khung cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 1Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Quy hoạch 2017
- 4Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2018 về triển khai thi hành Luật Quy hoạch do Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch
- 6Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 7Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 8Pháp lệnh 01/2018/UBTVQH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch
- 9Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 10Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 11Nghị quyết 69/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2019 do Chính Phủ ban hành
- 12Nghị quyết 110/NQ-CP năm 2019 về Danh mục quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch do Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 136/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 301/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Quyết định 442/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Công văn 1399/BKHCN-ĐTG năm 2021 hướng dẫn nội dung khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 17Công văn 5746/BKHĐT-QLQH năm 2021 hướng dẫn kỹ thuật về khung cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Quyết định 946/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 946/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/06/2021
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Lê Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra