Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THƯƠNG MẠI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 938/2000/QĐ-BTM | Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2000 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Hiệp định Quá cảnh hàng hoá giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ngày 23/4/1994 và Hiệp định ngày 18/01/2000 giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào sửa đổi bổ sung một số điều của Hiệp định Quá cảnh hàng hoá ký ngày 23/4/1994;
Căn cứ Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài;
Sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Hải quan;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về hàng hoá của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào quá cảnh lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy chế này thay thế cho Quy chế về hàng hoá của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào quá cảnh lãnh thổ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1163/TM-XNK ngày 20/9/1994 và Quyết định số 690 TM/XNK ngày 09/8/1996 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
| Vũ Khoan (Đã ký) |
VỀ HÀNG HOÁ CỦA CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO QUÁCẢNH LÃNH THỔ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 0938/2000/QĐ-BTM ngày 30 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)
1. Hàng quá cảnh nêu trong Quy chế này là hàng hoá của chủ hàng quá cảnh Lào đi qua lãnh thổ Việt Nam để sang nước thứ ba hoặc từ nước thứ ba về Lào hoặc đưa từ địa phương này sang địa phương khác của Lào có đi qua lãnh thổ Việt Nam.
2. Việc quá cảnh hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu được quy định như sau:
a) Cấm quá cảnh hàng hoá mà pháp luật và tập quán quốc tế nghiêm cấm gồm: đồ cổ; ma tuý; hoá chất độc; chất phóng xạ; sản phẩm văn hoá đồi truỵ, phá hoại sự ổn định chính trị của hai nước; các loại thực vật và động vật quý hiếm.
b) Phải được phép bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam trên cơ sở văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch Lào khi quá cảnh lãnh thổ Việt Nam vũ khí đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị quân sự nhằm mục đích quốc phòng và an ninh quốc gia của Lào.
c) Đối với việc quá cảnh gỗ tròn, gỗ xẻ thì vào đầu năm, Bộ Thương mại và Du lịch Lào thông báo kế hoạch quá cảnh trong năm, cụ thể về số lượng, chủng loại, cửa khẩu, tuyến đường. Căn cứ đơn xin quá cảnh có xác nhận của Bộ Thương mại và Du lịch Lào hoặc cơ quan được Bộ Thương mại và Du lịch Lào uỷ quyền, Bộ Thương mại Việt Nam cấp Giấy phép Quá cảnh một lần và được phép vận chuyển quá cảnh nhiều lần cho đến hết theo quy định trong Giấy phép.
d) Quá cảnh hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (trừ các hàng hoá đã nêu tại các mục a, b, c ở trên) phải được phép của Bộ Thương mại Việt Nam (Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội hoặc Đà Nẵng) trên cơ sở đơn xin quá cảnh có xác nhận của Bộ Thương mại và Du lịch Lào hoặc cơ quan được Bộ Thương mại và Du lịch Lào uỷ quyền.
3. Các loại hàng hoá mà Việt Nam không cấm xuất khẩu, không cấm nhập khẩu (dưới đây gọi tắt là hàng quá cảnh thông thường), được phép làm thủ tục quá cảnh trực tiếp tại Hải quan cửa khẩu Việt Nam.
4. Hàng quá cảnh chịu sự giám sát của Hải quan Việt Nam trong suốt thời gian lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam; vào và ra khỏi Việt Nam theo đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định; lượng hàng xuất ra phải đúng bằng lượng hàng nhập vào, nguyên đai nguyên kiện.
5. Hàng quá cảnh được lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu. Thời hạn này có thể được Bộ Thương mại (nếu là hàng quá cảnh theo giấy phép) hoặc Cục hải quan tỉnh, thành phố đang giám sát lô hàng quá cảnh (nếu là hàng quá cảnh thông thường) gia hạn. Mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày và tối đa không quá 3 lần gia hạn cho một lô hàng quá cảnh.
6. Chủ hàng quá cảnh phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác áp dụng cho hàng quá cảnh theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam.
7. Hàng quá cảnh không được tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam; trường hợp đặc biệt phải được phép của Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam.
8. Thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh phương tiện vận chuyển và người áp tải; thủ tục lưu kho, lưu bãi hàng quá cảnh; thủ tục sang mạn, thay đổi phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh được thực hiện theo hướng dẫn của Hải quan Việt Nam.
II. CỬA KHẨU QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ
Việc quá cảnh hàng hoá qua biên giới Việt - Lào được thực hiện qua các cặp cửa khẩu sau đây:
Tên cửa khẩu phía Việt Nam | Đường qua biên giới | Tên cửa khẩu phía Lào |
Lao Bảo | Đường 9 | Đen Savan |
Keo Nưa (cầu treo) | Đường 8 | Nậm Phao (Na Pe) |
Na Mèo | Đường 217 | Bản Lơi |
Tây Trang | Đường 42 | Xốp Hun |
Pa Háng | Đường 43 | Sốp Bau |
Nậm Cắn | Đường 7 | Nậm Cắn |
Cha Lo (đèo Mụ Giạ) | Đường 12 | Thông Khảm |
Bờ Y | Đường 18 | Phou Nhang |
III. CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG QUÁ CẢNH
1. Đối với hàng quá cảnh theo giấy phép nêu tại điểm 2, phần I quy chế này, chủ hàng quá cảnh Lào gửi đơn xin quá cảnh hàng hoá tới Bộ Thương mại Việt Nam (đơn được lập theo mẫu 01 đính kèm Quy chế này).
Việc gia hạn Giấy phép Quá cảnh được thực hiện trên cơ sở đơn đề nghị của chủ hàng quá cảnh Lào gửi đến Bộ Thương mại Việt Nam trước khi hết thời hạn quá cảnh.
2. Đối với hàng quá cảnh thông thường, việc gia hạn thời gian quá cảnh được thực hiện trên cơ sở văn bản đề nghị của chủ hàng quá cảnh Lào gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố đang giám sát lô hàng trước khi đến hạn xuất ra khỏi Việt Nam.
3. Chủ hàng quá cảnh Lào được phép tự vận chuyển và làm thủ tục quá cảnh hoặc thuê doanh nghiệp Việt Nam thực hiện.
4. Chủ hàng quá cảnh Lào phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Việt Nam các văn bản sau:
a) Các chứng từ hàng hoá có liên quan theo quy định của Tổng cục Hải quan.
b) Giấy phép Quá cảnh của Bộ Thương mại (trường hợp quá cảnh theo giấy phép).
c) Giấy phép lưu hành tạm thời do Sở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có cửa khẩu nhập hàng quá cảnh, cấp cho phương tiện vận chuyển hàng quá cảnh (nếu có):
d) Văn bản của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố cho phép lưu kho lưu bãi trên 30 ngày, thay đổi phương tiện vận chuyển hoặc thay đổi bao bì hàng hoá (nếu có); văn bản gia hạn Giấy phép Quá cảnh (nếu có).
e) Trường hợp chủ hàng quá cảnh Lào thuê doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ vận chuyển hàng hoá quá cảnh thì doanh nghiệp Việt Nam, ngoài các hồ sơ nêu tại mục a, b, c, d nói trên, phải xuất trình thêm cho cơ quan Hải quan hợp đồng vận chuyển hàng hoá quá cảnh ký với chủ hàng quá cảnh Lào hoặc đại lý giao nhận được chủ hàng quá cảnh Lào uỷ nhiệm.
5. Các phương tiện của Việt Nam và Lào tham gia vận chuyển hàng hoá quá cảnh bằng đường bộ đều phải tuân thủ Hiệp định vận tải đường bộ, Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào và các quy định khác có liên quan của Việt Nam.
1. Việc thay đổi tuyến đường vận chuyển hoặc cửa khẩu xuất, nhập hàng hoá quá cảnh sẽ do Bộ Thương mại xem xét giải quyết (nếu là hàng quá cảnh có giấy phép) hoặc do Cục Hải quan tỉnh, thành phố đang giám sát lô hàng xem xét giải quyết (nếu là hàng quá cảnh thông thường) trên cơ sở văn bản đề nghị của chủ hàng quá cảnh Lào.
2. Trong quá trình vận chuyển lưu kho trên lãnh thổ Việt Nam nếu hàng hoá quá cảnh có sự cố (đổ vỡ, mất mát, hư hỏng...) thì chủ hàng quá cảnh Lào (hoặc doanh nghiệp vận chuyển) phải kịp thời thông báo cho Hải quan (nơi nào không có Hải quan thì thông báo cho chính quyền địa phương nơi gần nhất từ cấp xã trở lên) nơi xảy ra sự cố lập biên bản xác nhận tình trạng hàng hoá. Biên bản xác nhận sự cố là cơ sở để Hải quan cửa khẩu xuất hàng làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng.
3. Tranh chấp phát sinh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và chủ hàng quá cảnh Lào trong quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng quá cảnh sẽ do các bên giải quyết thông qua thương lượng. Nếu thương lượng không đạt được kết quả thì tranh chấp sẽ do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giải quyết.
4. Việc thanh toán lệ phí và chi phí phát sinh từ hoạt động quá cảnh sẽ được thực hiện phù hợp với các quy định trong Hiệp định thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cho từng thời kỳ giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
5. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.
ngày.... tháng.... năm 200....
Kính gửi: Bộ Thương mại
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Chủ hàng: ................................. (ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại, fax).
Đề nghị Bộ Thương mại Việt Nam cho phép quá cảnh hàng hoá theo các điều sau đây:
1. Tên hàng:
2. Số lượng (ghi rõ đơn vị tính):
3. Trị giá:
4. Bao bì và ký mã hiệu:
5. Cửa khẩu nhập hàng:
6. Cửa khẩu xuất hàng:
7. Tuyến đường vận chuyển:
8. Phương tiện vận chuyển:
9. Thời điểm quá cảnh (dự kiến ngày hàng hoá quá cảnh vào và ra khỏi Việt Nam):
II. Người vận chuyển (nếu tự vận chuyển thì ghi "tự vận chuyển". Nếu ký hợp đồng vận chuyển với doanh nghiệp Việt Nam thì ghi rõ tên, địa chỉ, điện thoại và số fax của doanh nghiệp Việt Nam):
....... (tên chủ hàng).......... cam kết tuân thủ Luật pháp Việt Nam về quá cảnh hàng hoá.
Kèm theo đơn này là xác nhận và đề nghị của Bộ Thương mại Lào.
Ký tên và đóng dấu
(ghi rõ chức danh người ký)
XÁC NHẬN VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA BỘ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC BỘ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH LÀO UỶ QUYỀN)
Bộ Thương mại và Du lịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (hoặc cơ quan được Bộ Thương mại và Du lịch Lào uỷ quyền) xác nhận nội dung của đơn xin quá cảnh hàng hoá này và đề nghị Bộ Thương mại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấp giấy phép quá cảnh hàng hoá cho..... (chủ hàng quá cảnh Lào).
Ký tên và đóng dấu
(ghi rõ chức danh người ký)
BỘ THƯƠNG MẠI Số: ...../TM-XNK | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
T/y: V/v quá cảnh hàng hoá. Hà Nội, ngày... tháng... năm 200....
Kính gửi:................ (chủ hàng quá cảnh Lào)
Trả lời đơn xin quá cảnh hàng hoá của.............. (chủ hàng quá cảnh Lào ghi rõ tên, địa chỉ), Bộ Thương mại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép........... (chủ hàng quá cảnh Lào) quá cảnh hàng hoá theo các quy định sau đây:
1. Tên hàng:
2. Số lượng (ghi rõ đơn vị tính):
3. Trị giá:
4. Bao bì và ký mã hiệu:
5. Cửa khẩu nhập hàng:
6. Cửa khẩu xuất hàng:
7. Tuyến đường vận chuyển:
8 . Phương tiện vận chuyển :
9. Thời điểm quá cảnh (dự kiến ngày hàng hoá quá cảnh đến, ngày hàng hoá quá cảnh ra khỏi cửa khẩu Việt Nam):
10. Tuân thủ Luật pháp Việt Nam về quá cảnh hàng hoá.
Văn bản này có hiệu lực đến ngày...... tháng....... năm 200....
Bộ trưởng Bộ Thương mại
(ký tên đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như trên,
- Tổng cục Hải quan,
- Tổng cục Cảnh sát nhân dân,
- Bộ Tư lệnh Biên phòng,
- Lưu VT, XNK, PQL XNK khu vực...
- 1Quyết định 1163/TM-XNK năm 1994 về việc hàng hóa của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quá cảnh lãnh thổ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2Quyết định 690-TM/XNK năm 1996 bổ sung Quy chế hàng hoá của CHDCND Lào quá cảnh lãnh thổ Việt Nam kèm theo Quyết định 1163-TM/XNK năm 1994 do Bộ trưởng Bộ thương mại ban hành
- 3Nghị định 57/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài
- 4Thông tư 22/2009/TT-BCT về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 5353/QĐ-BCT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương chủ trì hoặc liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành của Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Quyết định 1163/TM-XNK năm 1994 về việc hàng hóa của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào quá cảnh lãnh thổ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- 2Quyết định 690-TM/XNK năm 1996 bổ sung Quy chế hàng hoá của CHDCND Lào quá cảnh lãnh thổ Việt Nam kèm theo Quyết định 1163-TM/XNK năm 1994 do Bộ trưởng Bộ thương mại ban hành
- 3Thông tư 22/2009/TT-BCT về quá cảnh hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Công thương ban hành
- 4Quyết định 5353/QĐ-BCT năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Công Thương chủ trì hoặc liên tịch ban hành hết hiệu lực thi hành của Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 8257/QĐ-BCT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
Quyết định 938/2000/QĐ-BTM ban hành Quy chế về hàng hoá của Lào quá cảnh lãnh thổ nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành
- Số hiệu: 938/2000/QĐ-BTM
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/06/2000
- Nơi ban hành: Bộ Thương mại
- Người ký: Vũ Khoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra