Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 933/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 16 tháng 03 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 về ban hành Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020; Quyết định 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 3916/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Quyết định số 5636/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2016;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 239/TTr-SVHTTDL ngày 28/01/2016 và của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 645/SKHĐT-VX ngày 03/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 trở thành trung tâm thể dục, thể thao mạnh của cả nước, bao gồm các nội dung sau:
I. Tên Đề án: Phát triển thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 trở thành trung tâm thể dục, thể thao mạnh của cả nước.
II. Cơ quan lập Đề án: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
III. Nội dung của Đề án:
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án.
2. Các căn cứ pháp lý xây dựng Đề án
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Phần thứ nhất: Thực trạng phát triển thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2015.
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thanh Hóa.
1.1. Khái quát về vị trí địa lý, đơn vị hành chính, diện tích, dân số.
1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội.
2. Tình hình phát triển thể dục thể thao giai đoạn 2010 - 2015.
2.1. Thể dục thể thao cho mọi người
2.1.1. Thể dục thể thao quần chúng.
2.1.2. Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.
2.1.3. Thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang.
2.2. Thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp
2.2.1. Thành tích và trình độ phát triển của thể thao thành tích cao.
2.2.2. Về lực lượng VĐV, trọng tài, huấn luyện viên.
2.2.3. Về công tác đào tạo vận động viên.
2.2.4. Về địa bàn, môn thể thao, vận động viên trọng điểm.
2.2.5. Về phát triển bóng đá chuyên nghiệp.
2.3. Hiện trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thể dục thể thao
2.3.1. Về tổ chức bộ máy và công tác quản lý nhà nước ngành.
2.3.2. Về đội ngũ cán bộ TDTT các cấp.
2.4. Hiện trạng cơ sở vật chất TDTT Thanh Hóa:
2.4.1. Cấp tỉnh.
2.4.2. Cấp huyện, thị, thành phố.
2.4.3. Cấp xã, phường, thị trấn.
2.4.4. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo VĐV, nâng cao thành tích thể thao.
2.5. Hiện trạng công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ TDTT
2.6. Hiện trạng công tác xã hội hóa TDTT
2.6.1. Xã hội hóa TDTT quần chúng.
2.6.2. Xã hội hóa thể thao thành tích cao.
2.7. Hiện trạng hợp tác trong nước và quốc tế về phát triển TDTT
2.7.1. Quan hệ hợp tác trong nước.
2.7.2. Quan hệ quốc tế.
2.8. Chế độ chính sách đã ban hành và nguồn kinh phí đã được đầu tư
2.8.1. Các chế độ chính sách đã ban hành.
2.8.2. Nguồn ngân sách nhà nước (Nguồn sự nghiệp; nguồn đầu tư).
2.8.3. Nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước cấp (XHH).
3. Đánh giá chung
3.1. Những thành tựu đã đạt được.
3.2. Các mặt hạn chế, tồn tại.
4. Nguyên nhân, bài học kinh nghiệm
4.1. Những nguyên nhân.
4.2. Bài học kinh nghiệm.
Phần thứ hai: Dự báo xu thế phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020
1. Dự báo xu thế phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020
1.1. Xu thế phát triển thể dục thể thao cho mọi người.
1.2. Xu thế phát triển thể thao thành tích cao.
1.3. Xu thế phát triển thể thao chuyên nghiệp.
2. Các yêu cầu, điều kiện của trung tâm TDTT mạnh của cả nước
2.1. Yêu cầu, điều kiện về tổ chức bộ máy.
2.2. Yêu cầu, điều kiện về nhân lực (cán bộ, trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên, giáo viên và hướng dẫn viên TDTT).
2.3. Yêu cầu, điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật (sân, bãi, dụng cụ trang thiết bị).
2.4. Yêu cầu, điều kiện về cơ chế, chính sách.
2.5. Yêu cầu, điều kiện khác.
1. Quan điểm
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
3. Nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển
3.1. Nhiệm vụ phát triển thể thao cho mọi người
3.1.1. Phát triển thể dục thể thao quần chúng.
3.1.2. Phát triển giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học.
3.1.3. Phát triển thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang.
3.1.4. Phát triển hệ thống thi đấu TDTT cấp tỉnh, cấp huyện.
3.1.5. Phát triển phong trào thể dục thể thao xã, phường, thị trấn.
3.1.6. Một số chỉ tiêu cụ thể.
3.2. Nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp
3.2.1. Xây dựng cơ chế tổ chức và nội dung tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao theo hướng chuyên nghiệp. Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho công tác đào tạo tài năng thể thao.
3.2.2. Tập trung đầu tư các môn thể thao trọng điểm, các môn thế mạnh truyền thống của Thanh Hóa.
3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện VĐV thành tích cao để chuẩn bị tham gia các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc. Các kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Đại hội thể thao châu Á (ASIAD) và có VĐV tham dự Olympic Gamess.
3.2.4. Tập trung đầu tư cho những VĐV ưu tú có khả năng giành huy chương vàng SEA Games, Huy chương ASIAD, thế giới và Olympic.
3.2.5. Xây dựng các trung tâm đào tạo huấn luyện VĐV nâng cao thành tích thể thao. Xây dựng trường phổ thông năng khiếu thể thao tại thành phố Thanh Hóa; các trung tâm huyện, thị và các câu lạc bộ từng môn thể thao cơ sở.
3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng và nâng cấp hệ thống sân bãi, nhà tập, nhà ở, sân vận động, bể bơi, trường bắn... phục vụ cho việc đào tạo VĐV, nâng cao thành tích thể thao.
3.2.7. Mở rộng hợp tác với các trung tâm thể thao mạnh trong nước và đầu tư cho các VĐV ưu tú tập huấn và thi đấu quốc tế.
3.2.8. Từng bước đầu tư cho việc ứng dụng khoa học công nghệ, y học hồi phục chữa trị chấn thương, chăm sóc dinh dưỡng cho lực lượng VĐV thành tích cao.
3.2.9. Ban hành chế độ, chính sách đặc thù để động viên khuyến khích, để "giữ chân" VĐV tài năng của Thanh Hóa và thu hút các tài năng ở các địa phương khác về phục vụ cho thể thao Thanh Hóa.
3.2.10. Điều chỉnh hợp lý bộ máy tổ chức quản lý ngành thể thao theo Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Văn hóa Thông tin thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác đào tạo, huấn luyện VĐV.
3.2.11. Một số chỉ tiêu cụ thể.
4. Các giải pháp thực hiện Đề án:
4.1. Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về TDTT
4.2. Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà nước về phát triển thể dục, thể thao
4.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách
4.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực thể dục, thể thao
4.5. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao
4.6. Giải pháp về xã hội hóa hoạt động thể dục, thể thao
4.7. Giải pháp nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động TDTT.
4.8. Giải pháp về hợp tác quốc tế trong phát triển thể dục, thể thao.
4.9. Giải pháp về huy động nguồn lực phát triển thể dục, thể thao.
5. Kinh phí thực hiện Đề án:
- Tổng kinh phí thực hiện Đề án (Trong đó, phát triển sự nghiệp TDTT xây dựng cơ sở vật chất TDTT).
- Cơ cấu nguồn kinh phí (NSTW, NS tỉnh; kinh phí sự nghiệp; kinh phí đầu tư phát triển; nguồn XHH).
Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện
1. Thời gian thực hiện: 2016 - 2020
2. Phân công nhiệm vụ:
Nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện, trong đó phân công nhiệm vụ cho đơn vị làm đầu mối theo dõi, tổng hợp báo cáo.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, căn cứ các quy định hiện của pháp luật và nội dung phê duyệt tại quyết định này, xây dựng và hoàn thiện Đề án phát triển thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 trở thành trung tâm thể dục, thể thao mạnh của cả nước; thẩm định và trình duyệt theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; giám đốc các sở; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2015 sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 16/NQ-CP về chương trình hành động theo Nghị quyết 08-NQ/TW nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2014 thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 3787/2015/QĐ-UBND về Quy định chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020
- 4Quyết định 5118/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa trở thành trung tâm mạnh hàng đầu cả nước vào năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 5Quyết định 1234/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 1Quyết định 2198/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2164/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 2160/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2015 sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 16/NQ-CP về chương trình hành động theo Nghị quyết 08-NQ/TW nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2014 thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa
- 7Quyết định 3787/2015/QĐ-UBND về Quy định chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020
- 8Quyết định 3916/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020
- 9Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành
- 10Quyết định 5636/QĐ-UBND năm 2015 về Chương trình công tác năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- 11Quyết định 5118/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa trở thành trung tâm mạnh hàng đầu cả nước vào năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 12Quyết định 1234/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển thể dục, thể thao tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 933/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thể dục, thể thao tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 trở thành trung tâm thể dục, thể thao mạnh của cả nước
- Số hiệu: 933/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/03/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Phạm Đăng Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra