- 1Quyết định 153/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6Quyết định 122/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2622/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 191/NQ-HĐND năm 2015 Thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 926/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 08 tháng 04 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 191/NQ-HĐND ngày 23/3/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 802/TTr-SYT ngày 06/4/2015,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng công bằng, hiệu quả, phát triển bền vững và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, nâng cao chất lượng dân số góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương cũng như yêu cầu về đảm bảo an ninh quốc phòng tại khu vực biên giới.
2.1. Tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở
Nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu có chất lượng.
2.2. Phát triển mạng lưới y tế dự phòng
Đủ khả năng giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật gây ra; nâng cao năng lực xét nghiệm, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, nước sạch, nước thải; đảm bảo công tác kiểm dịch y tế quốc tế; đẩy mạnh công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm giảm số ca mắc và tử vong do ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Khuyến khích phát triển y tế dự phòng ngoài công lập phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh trong khuôn khổ pháp luật quy định.
2.3. Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và hệ thống cấp cứu
Đảm bảo thuận lợi cho người dân được tiếp cận với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng tại tất cả các tuyến. Đảm bảo sự phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện chuyên khoa và đa khoa; chú trọng phát triển các kỹ thuật cao, chuyên sâu trên địa bàn; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh ngoài công lập phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.
2.4. Đẩy mạnh chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Đảm bảo quy mô và cơ cấu dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Chú trọng nâng cao chất lượng giống nòi nhằm từng bước nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ và trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước.
2.5. Phát triển mạng lưới lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc
Đảm bảo cung ứng kịp thời, đủ thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý và ổn định thị trường thuốc phục vụ phòng bệnh và chữa bệnh.
2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng
Đảm bảo trang thiết bị thiết yếu và từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại cho hệ thống y tế dự phòng, hệ thống khám, chữa bệnh và hệ thống cấp cứu; phát triển hệ thống cung ứng, sửa chữa trang thiết bị và vật tư y tế.
2.7. Phát triển nguồn nhân lực y tế
Đảm bảo về số lượng và chất lượng nhằm từng bước khắc phục khó khăn về nhân lực cho các đơn vị y tế tuyến cơ sở, nhất là vùng sâu vùng xa biên giới, hải đảo và các chuyên khoa đặc thù. Thực hiện các chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút, giữ chân và đào tạo đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, chuyên sâu.
2.8. Xây dựng các cơ chế tài chính đủ mạnh, hợp lý, ổn định cho y tế
Đảm bảo công bằng trong bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, giúp cho người dân trên địa bàn tránh được bẫy đói nghèo khi mắc bệnh, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
2.9. Thiết lập và duy trì có hiệu quả mạng lưới thông tin y tế
Trong phạm vi toàn tỉnh và đảm bảo kết nối thường xuyên, liên tục với các cơ quan trung ương, các địa phương trong và ngoài tỉnh.
CÁC CHỈ TIÊU | Năm 2013 | Năm 2015 | Năm 2020 | Năm 2030 |
Chi tiêu đầu vào: |
|
|
|
|
Số Bác sĩ/vạn dân | 9,5 | 10,5 | 12 | 15 |
Số Dược sĩ đại học/vạn dân | 1,5 | 2,2 | 2,5 | 3 |
Tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động (%) | 100 | 100 | 100 | 100 |
Tỷ lệ Trạm y tế có bác sĩ làm việc tại trạm (%) | 100 | 100 | 100 | 100 |
Tỷ lệ Trạm y tế xã có nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi làm việc (%) | 97,8 | 100 | 100 | 100 |
Số giường bệnh/vạn dân (Bao gồm cả Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí và Bệnh viện ngành Than) | 42,3 | 42,3 | 56,8 | 64,9 |
Chỉ tiêu hoạt động: |
|
|
|
|
Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%) | 96 | > 96 | > 98 | > 98 |
Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (%) | 56,4 | 100 | 100 | 100 |
Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế (%) | 77,5 | > 80 | > 90 | > 95 |
Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý (%) | 100 | 100 | 100 | 100 |
Chỉ tiêu đầu ra: |
|
|
|
|
Tuổi thọ trung bình (tuổi) | 73,6 | 74 | 76 | 78 |
Tỷ số chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống | 4,46 | < 22 | < 20 | < 18 |
Tỷ suất chết trẻ em < 1 tuổi (‰) | 8,38 | 13 | < 10 | 9 |
Tỷ suất chết trẻ em < 5 tuổi (‰) | 10,3 | < 18 | < 16 | < 12 |
Quy mô dân số (triệu người) | 1,20 | 1,225 | 1,285 | 1,367 |
Mức giảm tỷ suất sinh (‰) | 0,2 | 0,2 | 0,15 | 0,15 |
Tỷ lệ tăng dân số (%) | 1,27 | 1,15 | 1,1 | 1,1 |
Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái) | 114,6 | 113 | 110 | 105 |
Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (%) | 15,1 | < 15 | < 12 | < 10 |
Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS (%) | 0,42 | < 0,42 | < 0,4 | < 0,35 |
II. Nội dung chủ yếu quy hoạch
1. Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế
Kiện toàn, đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của mạng lưới y tế từ tuyến tỉnh, tuyến huyện đến tuyến xã. Từ năm 2015, triển khai thực hiện thí điểm việc đổi mới tổ chức bộ máy và hoạt động của y tế tuyến huyện, tuyến xã theo các nguyên tắc sau:
- Kiện toàn hệ thống y tế theo hướng tinh gọn, tăng hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương.
- Điều chỉnh một số nhiệm vụ của các cơ sở y tế.
- Rà soát, phân loại và sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ của từng trạm y tế, bố trí nhân lực, đầu tư trang thiết bị trạm y tế xã phù hợp với thực tế từng địa bàn.
- Tuyến tỉnh
Từng bước kiện toàn hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh theo mô hình Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch (CDC) trong giai đoạn 2020 - 2030, đảm bảo đủ khả năng dự báo, kiểm soát các dịch bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống.
Thành lập Trung tâm Giám định pháp y theo quy định của Luật giám định tư pháp vào năm 2015.
- Tuyến huyện
Năm 2015, thực hiện sáp nhập Trung tâm Y tế huyện với Bệnh viện đa khoa trên cùng địa bàn theo mô hình Trung tâm Y tế thực hiện 2 chức năng dự phòng và điều trị. Đến năm 2016, hoàn chỉnh việc xây dựng bổ sung, nâng cấp, mở rộng các khoa phòng làm việc của Trung tâm y tế huyện sau sáp nhập; đảm bảo đủ điều kiện để các Trung tâm này hoạt động hiệu quả.
- Tuyến xã
Từ năm 2015, thực hiện điều chỉnh đồng bộ cả về chức năng, nhiệm vụ, nhân lực, trang thiết bị tại từng trạm y tế theo 3 mô hình phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và nâng cao hiệu quả hoạt động. Phấn đấu 100% xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã vào năm 2015.
3. Mạng lưới khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và hệ thống cấp cứu
3.1. Mạng lưới các Bệnh viện
- Tuyến tỉnh
Bệnh viện đa khoa tỉnh: Nâng quy mô lên 800 giường bệnh và phấn đấu là bệnh viện hạng I trong giai đoạn 2016 - 2020, xem xét tăng số giường bệnh theo tình hình thực tiễn sau năm 2020. Tập trung phát triển một số chuyên khoa mũi nhọn, trước mắt xây dựng Trung tâm Tim mạch.
Bệnh viện Bãi Cháy: Nâng quy mô lên 800 giường bệnh và phấn đấu nâng lên thành bệnh viện hạng I trong giai đoạn 2016 - 2020, xem xét tăng số giường bệnh theo tình hình thực tiễn sau năm 2020. Tập trung phát triển một số chuyên khoa mũi nhọn, trước mắt xây dựng Trung tâm Ung bướu.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả: Nâng quy mô lên 300 giường bệnh trong giai đoạn 2016-2020 và 350 giường bệnh sau năm 2020, duy trì bệnh viện hạng II.
Bệnh viện Y Dược cổ truyền: Nâng quy mô lên 300 giường bệnh trong giai đoạn 2016 - 2020 và 350 giường bệnh vào sau năm 2020, duy trì bệnh viện hạng II.
Bệnh viện Lao và Phổi: Duy trì 200 giường bệnh và bệnh viện hạng II trong giai đoạn 2016 - 2020 và 250 giường bệnh sau năm 2020.
Bệnh viện Bảo vệ Sức khỏe tâm thần: Nâng quy mô lên 280 giường bệnh, phấn đấu đạt bệnh viện hạng II giai đoạn 2016 - 2020, nâng quy mô 300 giường bệnh vào sau năm 2020. Xây mới Trung tâm bảo trợ tâm thần trong năm 2015 - 2016 để nuôi dưỡng và chăm sóc 150 người bệnh lang thang, bị bỏ rơi, không còn khả năng điều trị; nâng lên quy mô 200 người giai đoạn 2016 - 2020 và 250 người sau năm 2020.
Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng: Nâng quy mô lên 120 giường bệnh và đạt bệnh viện hạng II giai đoạn 2016 - 2020, lên 200 giường bệnh vào sau năm 2020.
Bệnh viện Sản - Nhi: Nâng quy mô lên 350 giường bệnh, đạt bệnh viện hạng II giai đoạn 2016 - 2020; đạt quy mô 400 giường bệnh và hạng I sau năm 2020.
Trung tâm Ung bướu: Dự kiến thành lập mới với quy mô 200 giường bệnh giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở phát triển từ Trung tâm Ung bướu của Bệnh viện Bãi Cháy.
Trung tâm Tim mạch: Dự kiến thành lập mới với quy mô 200 giường bệnh giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở phát triển từ Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa Tỉnh.
Bệnh viện Lão khoa: Dự kiến thành lập mới trước năm 2020 với quy mô 200 giường bệnh; đồng thời, kêu gọi đầu tư một Viện Dưỡng lão để chăm sóc người cao tuổi.
Bệnh viện Mắt: Dự kiến thành lập mới sau năm 2020 với quy mô 100 giường bệnh, đến năm 2030 nâng quy mô lên 150 giường bệnh.
- Tuyến huyện:
Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên: Nâng quy mô lên 200 giường bệnh, đạt bệnh viện hạng II trong giai đoạn 2016 - 2020 và lên quy mô 300 giường bệnh vào sau năm 2020.
Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái: Duy trì Bệnh viện hạng II; Nâng quy mô lên 250 giường bệnh trong giai đoạn 2016 - 2020 và 300 giường sau năm 2020.
Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả: Nâng quy mô lên 350 giường bệnh giai đoạn 2016 - 2020 và 400 giường bệnh sau năm 2020, duy trì là Bệnh viện hạng II.
Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều: Xây dựng mở rộng bệnh viện, nâng quy mô lên 400 giường bệnh và đạt bệnh viện hạng II giai đoạn 2016 - 2020 và 450 giường bệnh sau năm 2020.
Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên: Xây dựng ở vị trí mới với quy mô 350 giường bệnh, đạt bệnh viện hạng II giai đoạn 2016 - 2020 và 450 giường bệnh sau năm 2020.
Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ: Nâng quy mô lên 200 giường bệnh, đạt bệnh viện hạng II giai đoạn 2016 - 2020 và có quy mô 250 giường bệnh sau năm 2020.
Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn: Nâng quy mô lên 200 giường bệnh trong giai đoạn 2016 - 2020 và 300 giường bệnh, đạt bệnh viện hạng II sau năm 2020.
Trung tâm Y tế huyện Hải Hà: Nâng quy mô lên 120 giường bệnh trong giai đoạn 2016 - 2020 và 200 giường bệnh, đạt bệnh viện hạng II sau năm 2020.
Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà: Nâng cấp mở rộng lên quy mô 80 giường bệnh giai đoạn 2016 - 2020, đạt bệnh viện hạng II và quy mô 120 giường bệnh sau năm 2020.
Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu: Nâng cấp mở rộng quy mô lên 60 giường bệnh trong giai đoạn 2016 - 2020 và quy mô 100 - 120 giường bệnh, đạt hạng II sau năm 2020.
Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ: Nâng cấp mở rộng quy mô lên 60 giường bệnh trong giai đoạn 2016 - 2020 và quy mô 100 - 120 giường bệnh, đạt hạng II sau năm 2020.
Trung tâm Y tế huyện Cô Tô: giai đoạn 2016 - 2020 đạt quy mô 50 giường bệnh (bao gồm cả Phân viện Thanh Lân) và 70 giường bệnh vào sau năm 2020.
Trung tâm Y tế thành phố Hạ Long: Thực hiện chức năng dự phòng của Trung tâm Y tế tuyến huyện; chức năng khám chữa bệnh ban đầu của y tế cơ sở.
Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí: Thực hiện chức năng dự phòng của Trung tâm Y tế tuyến huyện; chức năng khám chữa bệnh ban đầu của y tế cơ sở.
Phòng khám đa khoa khu vực: Duy trì hoạt động của 7/10 phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc các Trung tâm y tế tuyến huyện (sáp nhập 03 phòng khám đa khoa khu vực: Nam Khê, Uông Bí; Quảng La, Hoành Bồ và Trà Cổ, Móng Cái với Trạm y tế trên địa bàn).
- Tuyến xã: Từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; chú trọng các giải pháp huy động bác sĩ về làm việc tại xã.
- Các đơn vị y tế ngoài công lập: Thực hiện chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, phấn đấu đến sau năm 2015 có tối thiểu một dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế tại thành phố Hạ Long với quy mô từ 150 đến 300 giường bệnh.
Trong giai đoạn 2016 - 2020 thu hút đầu tư xây dựng Bệnh viện Quốc tế Móng Cái với quy mô 200 giường bệnh; Bệnh viện Quốc tế Vân Đồn với quy mô 200 giường bệnh; xây dựng Bệnh viện tư nhân Cẩm Phả hoặc chuyển đổi một Bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố theo mô hình Bệnh viện công tư kết hợp.
Xây dựng kế hoạch xác định vị trí cụ thể, tạo quỹ đất để mở rộng các bệnh viện, các cơ sở y tế được quy hoạch tăng quy mô giường bệnh hoặc dự kiến xây dựng mới để đảm bảo lộ trình đầu tư.
3.2. Chỉ tiêu giường bệnh đến năm 2020
Giữ nguyên số giường bệnh hiện nay đến hết năm 2015; giai đoạn 2016-2020 tăng số giường bệnh lên 7.320 giường bệnh và 8.880 giường bệnh vào năm 2030 (bao gồm cả số giường bệnh của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí và các Bệnh viện ngành Than; không tính giường bệnh viện ngoài công lập).
Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân tăng từ 42,3 giường bệnh năm 2015 lên 56,8 giường bệnh vào năm 2020 và 64,9 giường bệnh vào năm 2030 (chưa kể có 6,6 giường bệnh của bệnh viện tư nhân vào năm 2020 và 7,7 giường bệnh của bệnh viện tư nhân vào năm 2030).
3.3. Quy hoạch mạng lưới cấp cứu
- Cấp cứu trong bệnh viện
+ Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Bãi Cháy có khoa cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa/Trung tâm Chống độc.
+ Các bệnh viện chuyên khoa: Theo chức năng, nhiệm vụ và đặc thù chuyên khoa bố trí và xây dựng khoa cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc cho phù hợp nhằm đảm bảo tốt nhất công tác cấp cứu người bệnh.
+ 100% Trung tâm y tế tuyến huyện có khoa Hồi sức cấp cứu; củng cố các đội vận chuyển, cấp cứu lưu động.
- Cấp cứu ngoài bệnh viện
+ Từ năm 2015, Trung tâm Vận chuyển cấp cứu tỉnh tăng cường năng lực cấp cứu, vận chuyển người bệnh; phát triển thêm 1 trạm vận chuyển cấp cứu ở khu vực miền Đông và 1 trạm ở khu vực miền Tây của tỉnh.
+ Bổ sung phương tiện vận chuyển cấp cứu trên biển tại các xã và huyện đảo.
+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dịch vụ vận chuyển cấp cứu bệnh nhân.
4. Mạng lưới an toàn thực phẩm
- Tuyến tỉnh: Củng cố về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, các nguồn lực tài chính cho Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm và bố trí đủ biên chế, cán bộ làm việc tại khoa an toàn thực phẩm đã được giao theo kế hoạch. Phát triển Trung tâm Quản lý, giám sát Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm vào năm 2020.
- Tuyến huyện: Thành lập khoa An toàn thực phẩm thuộc Trung tâm Y tế trong giai đoạn 2016 - 2020.
- Tuyến xã: Từ năm 2015, mỗi trạm y tế tuyến xã có 01 cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác an toàn thực phẩm.
5. Quy hoạch phát triển Y dược cổ truyền
- 100% Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, Trung tâm y tế huyện có khoa Y học cổ truyền hoặc bộ phận Y học cổ truyền với tỷ lệ giường bệnh dành cho Y học cổ truyền/tổng số giường bệnh chung đạt 7% với bệnh viện có quy mô từ 300 giường trở lên, đạt tỷ lệ 10 - 15% đối với bệnh viện có quy mô từ 100 đến 300 giường.
- Khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền đến năm 2015 tuyến tỉnh đạt 15%, tuyến huyện 20%, tuyến xã 30% trong tổng số khám, chữa bệnh chung, các tỷ lệ trên đạt 20%, 25%, 40% đến năm 2020.
- Đến năm 2020 xây dựng được 1 - 2 vùng thâm canh, nuôi trồng dược liệu và bào chế thuốc thành phẩm Y học cổ truyền; có từ 15 - 20 loại chế phẩm thuốc Y dược cổ truyền sản xuất từ nguyên dược liệu nuôi, trồng trong tỉnh. Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh tự sản xuất và bào chế được một số các loại thuốc Y học cổ truyền phục vụ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.
6. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới dân số kế hoạch hóa gia đình từ tuyến tỉnh, đến tuyến huyện và tuyến xã. Các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2020 cụ thể:
+ Mức giảm tỉ suất sinh hàng năm đạt 0,15‰.
+ Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái) ≤ 110.
+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%.
7. Mạng lưới sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối thuốc
- Nâng cao năng lực của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh vào năm 2015 đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005, đạt nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc - GLP” và duy trì trong các năm sau.
- Phát triển công nghiệp Dược theo hướng hiện đại hóa, xây dựng nhà máy đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc - GMP”, đến năm 2020 có ít nhất: 01 nhà máy đạt GMP và 01 nhà máy sản xuất nguyên liệu, thuốc từ dược liệu; từng bước hình thành vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp Dược.
- Điều tra tài nguyên cây thuốc; lập quy hoạch phát triển cây thuốc trên địa bàn tỉnh vào năm 2015, bảo tồn nguồn gen một số dược liệu quý của Quảng Ninh như: Ba kích, Bảy lá một hoa, Bình vôi hoa đầu, Hoa tiên, Trà hoa vàng... vào năm 2018.
- Phối hợp với các ngành chức năng điều tra về nguồn dược liệu biển, định hướng phát triển ngành công nghiệp Dược.
8. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế
8.1. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị mạng lưới y tế dự phòng
- Tuyến tỉnh: Giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại theo chuẩn quốc gia để các Trung tâm y tế hệ dự phòng đủ khả năng dự báo và phòng chống dịch bệnh.
- Tuyến huyện: Giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng bổ sung, nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm y tế tuyến huyện phù hợp chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức sau sáp nhập.
- Tuyến xã: Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các Trạm y tế phù hợp theo 03 mô hình để đảm bảo đến cuối năm 2015, 100% các xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế.
8.2. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị mạng lưới khám, chữa bệnh
- Giai đoạn 2016 - 2020: Nâng cấp, cải tạo, đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị y tế các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh; Đầu tư xây dựng và nâng cấp các khoa hệ dự phòng của các Trung tâm y tế theo mô hình đơn vị y tế 2 chức năng sau khi sáp nhập. Đến năm 2020 các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh được trang bị đủ số lượng, đảm bảo chất lượng theo danh mục trang thiết bị y tế và phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế. Xây dựng mới Bệnh viện Lão khoa; Trung tâm Ung bướu, Trung tâm Tim mạch.
- Xây dựng mới Bệnh viện Mắt sau năm 2020.
- Từ năm 2015, đầu tư xử lý chất thải rắn Y tế nguy hại với mô hình tập trung tại 3 địa điểm tại các địa phương: Uông Bí, Cẩm Phả, Tiên Yên.
9. Phát triển nguồn nhân lực y tế
- Số cán bộ y tế/10.000 dân đạt 50 vào năm 2015 và 60 vào năm 2020; số bác sĩ/10.000 dân đạt 10,5 vào năm 2015 và 12 vào năm 2020; số dược sỹ đại học/10.000 dân đạt 2,2 vào năm 2015 và 2,5 vào năm 2020. Tỷ lệ điều dưỡng, nữ hộ sinh/Bác sĩ trong các cơ sở điều trị đạt 2,5.
- 100% số thôn, bản có nhân viên y tế thôn bản được đào tạo theo quy định của Bộ Y tế.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao; tăng cường đào tạo về lý luận chính trị, quản lý, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ y tế.
Củng cố, hoàn thiện hệ thống thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại tại các cơ sở y tế trong tỉnh. Đến năm 2015, hoàn thành việc triển khai ứng dụng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý y tế và hệ thống khám chữa bệnh y tế từ xa; đến năm 2017, 100% văn bản lưu trữ được số hóa.
11. Quản lý, điều hành hệ thống y tế
- Tăng cường nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch, điều hành, giám sát năng lực hoạch định chính sách y tế của hệ thống y tế trong tỉnh.
- Tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành, huy động sự tham gia của các ngành, địa phương trong việc hỗ trợ quản lý, điều hành hệ thống y tế.
Hoàn thiện hệ thống y tế của tỉnh, bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục của từng tuyến và sự phối hợp thống nhất giữa các tuyến trong hoạt động chuyên môn; phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, giữa y tế phổ cập và y tế chuyên sâu, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền, giữa dự phòng với điều trị, giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập, giữa các vùng miền trong tỉnh.
Lĩnh vực khám chữa bệnh và phục hồi chức năng
Đầu tư phát triển hợp lý về các chuyên khoa phù hợp với quy mô, đặc điểm mô hình bệnh tật, điều kiện tự nhiên và độ bao phủ về mạng lưới khám, chữa bệnh trên địa bàn.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh phấn đấu trở thành bệnh viện hạng đặc biệt; 60% số Bệnh viện chuyên khoa của tỉnh đạt hạng I, số còn lại đạt hạng II; 60% số Trung tâm y tế huyện đạt hạng II.
Lĩnh vực y tế dự phòng
Đầu tư phát triển hiện đại hóa Trung tâm y tế dự phòng tỉnh; đặc biệt, xây dựng các labo xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III.
Các Trung tâm y tế tuyến huyện tiếp tục được đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp các trang thiết bị hiện đại để có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ.
Nâng cao năng lực công tác kiểm dịch y tế ở các cửa khẩu và các cảng biển, đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch quốc tế.
Hệ thống tổ chức bộ máy của lĩnh vực an toàn thực phẩm được củng cố ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực quản lý an toàn thực phẩm.
Mạng lưới y tế cơ sở
Củng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ trạm y tế xã; đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đáp ứng được đầy đủ các kỹ thuật theo phân tuyến.
Phát triển mô hình bác sỹ gia đình, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
IV. Giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Tăng cường cam kết chính trị và xã hội hóa công tác y tế
1.1. Về cơ chế, chính sách
- Xây dựng và ban hành các chính sách để triển khai và thực hiện có hiệu quả các đường lối của Đảng, các quy định của Nhà nước trong bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và giá dịch vụ khám chữa bệnh trong các đơn vị y tế công lập theo hướng tính đúng tính đủ chi phí. Triển khai các gói dịch vụ phù hợp trong các cơ sở Y tế.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hệ thống y tế ngoài công lập, tạo điều kiện bình đẳng giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.
1.2. Tăng cường vai trò lãnh đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và phối hợp liên ngành trong bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy Đảng, Chính quyền, các Ban, ngành, tổ chức đoàn thể xã hội các cấp đối với công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của tỉnh.
- Củng cố và đổi mới phương thức hoạt động của Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân, Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu các cấp; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành.
- Tăng tỷ lệ hỗ trợ đầu tư từ ngân sách các địa phương cho công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh.
1.3. Tăng cường hợp tác y tế
Đẩy mạnh hợp tác về chuyên môn, kỹ thuật, đào tạo chất lượng cao và hợp tác trao đổi chuyên gia, chuyển giao công nghệ phát triển y tế chuyên sâu; khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài triển khai hoạt động nhân đạo vì sức khỏe.
2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực y tế
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Xây dựng bổ sung và thực hiện các chính sách thu hút, đãi ngộ hấp dẫn để phát triển nguồn nhân lực y tế chất lượng cao; đa dạng hóa hình thức đào tạo, khuyến khích cán bộ y tế đi đào tạo sau đại học và đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài; chú trọng việc đào tạo nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ quản lý y tế, nhất là đào tạo về quản lý, quản trị bệnh viện.
3. Giải pháp về quản lý nhà nước về y tế
- Nâng cao năng lực xây dựng và triển khai các cơ chế chính sách y tế phù hợp với Quy hoạch của hệ thống y tế trong tỉnh.
- Thiết lập và duy trì hệ thống chỉ tiêu và thường xuyên theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động thực hiện chính sách, kế hoạch y tế trên địa bàn.
- Tăng cường áp dụng thành tựu khoa học công nghệ; ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn và quản lý y tế.
4. Giải pháp về tài chính y tế
- Ngân sách nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư cho ngành y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi từ ngân sách nhà nước cho ngành y tế cao hơn tốc độ tăng chi ngân sách nhà nước hàng năm; bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án hỗ trợ y tế từ trung ương, vốn ODA, viện trợ...
- Xây dựng các cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển hệ thống y tế Quảng Ninh.
- Thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo hướng tính đúng, tính đủ, có tích lũy nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; có chính sách hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Giao tự chủ Tài chính cho các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định của Chính phủ.
5. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng
Tăng cường tuyên truyền giáo dục sức khỏe, đa dạng hóa các phương thức và loại hình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, có kiến thức để tự bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng.
V. Kinh phí đảm bảo triển khai thực hiện Quy hoạch
1. Nhu cầu kinh phí sự nghiệp Y tế
Tăng tỷ lệ chi ngân sách cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung ngân sách của tỉnh theo Nghị quyết 18/2008/QH12 của Quốc hội. Dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng.
2. Nhu cầu đầu tư cho hệ thống cơ sở y tế công lập
Năm 2015 là: 526 tỷ đồng; trong đó: Xây dựng cơ sở vật chất: 380 tỷ đồng, trang thiết bị: 141 tỷ đồng, đào tạo 5 tỷ đồng.
Giai đoạn 2016 - 2020 là: 2.500 tỷ đồng; trong đó: Xây dựng cơ sở vật chất: 1.701 tỷ đồng, trang thiết bị: 729 tỷ đồng, đào tạo: 70 tỷ đồng.
3. Nguồn vốn:
+ Ngân sách địa phương, ngân sách trung ương.
+ Vốn vay ODA, vốn viện trợ.
+ Nguồn xã hội hóa, các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
4. Nhu cầu đầu tư và nguồn vốn cho hệ thống cơ sở y tế ngoài công lập
Quy mô và nguồn vốn đầu tư cho các bệnh viện quốc tế và bệnh viện tư nhân do nhà đầu tư quyết định, sau khi có ý kiến phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
(Phụ lục chi tiết kèm theo)
1. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét quyết định.
- Tổ chức công bố, phổ biến đến các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh.
- Hướng dẫn, phối hợp với các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện; hàng năm sơ kết, đánh giá, đề xuất các chính sách, giải pháp thực hiện điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tế, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm bố trí và cân đối các nguồn lực cho y tế để thực hiện quy hoạch theo đúng tiến độ; giám sát việc thực hiện quy hoạch.
3. Sở Tài chính chịu trách nhiệm bảo đảm nguồn ngân sách cấp cho y tế theo kế hoạch. Cùng với Sở Y tế cân đối ngân sách toàn ngành và cho lĩnh vực ưu tiên trong quy hoạch.
4. Các Sở, ban, ngành có liên quan căn cứ nội dung Quy hoạch và chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Y tế để tổ chức thực hiện quy hoạch đảm bảo kết quả, hiệu quả cao.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch được phân cấp quản lý.
Điều 3.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4.Các ông, bà Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh và các đơn vị liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ GIAI ĐOẠN 2014 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 926/QĐ-UBND ngày 8/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT | Tên dự án | Giai đoạn thực hiện | Quy mô dự án | Ghi chú |
I | CÁC DỰ ÁN CHO CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ TUYẾN TỈNH |
|
|
|
1 | Dự án xây dựng Trung tâm bảo trợ tâm thần tỉnh Quảng Ninh | 2015-2016 | 150 người | Xây dựng trong khuôn viên bệnh viện |
2 | Dự án xây dựng Bệnh viện Lão khoa | 2016-2020 | 200 (Giường bệnh) | Vị trí dự kiến tại phường Đại Yên, TP. Hạ Long |
3 | Dự án xây dựng TT Ung bướu | 2016-2020 | 200 (Giường bệnh) | Vị trí tại BV Bãi Cháy |
4 | Dự án xây dựng TT Tim mạch | 2016-2020 | 200 (Giường bệnh) | Vị trí tại BV đa khoa Tỉnh |
5 | Dự án xây dựng Bệnh viện Mắt | 2020-2030 | 150 (Giường bệnh) | Vị trí dự kiến tại phường Đại Yên. TP. Hạ Long |
II | CÁC DỰ ÁN CHO CÁC ĐƠN VỊ TUYẾN HUYỆN |
|
|
|
1 | Dự án đầu tư xây dựng mới Trung tâm y tế thị xã Quảng Yên | 2014-2018 | 350 (Giường bệnh) | Đã có QĐ phê duyệt dự án số 2972/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh |
2 | Dự án xây dựng nâng cấp mở rộng Trung tâm y tế huyện Tiên Yên | 2016-2020 | 200 (Giường bệnh) | Xây dựng trong khuôn viên bệnh viện |
3 | Dự án xây dựng nâng cấp, mở rộng Trung tâm y tế thị xã Đông Triều | 2015-2020 | 400 (Giường bệnh) | Đã có QĐ phê duyệt dự án số 2996/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh |
4 | Dự án xây dựng nâng cấp Trung tâm y tế thành phố Cẩm Phả | 2015-2020 | 350 (Giường bệnh) | Xây dựng trong khuôn viên bệnh viện |
5 | Dự án xây dựng nâng cấp, mở rộng Trung tâm y tế huyện Đầm Hà | 2015-2020 | 80 (Giường bệnh) | Đã có QĐ phê duyệt dự án số 2998/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh |
III | CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ NGOÀI CÔNG LẬP |
|
|
|
1 | Dự án Bệnh viện quốc tế Hạ Long | 2015-2020 | 150-300 (Giường bệnh) | Vị trí dự kiến tại TP. Hạ Long |
2 | Dự án Bệnh viện quốc tế Móng Cái | 2016-2020 | 200 (Giường bệnh) | Vị trí dự kiến tại phường Hải Yên, TP. Móng Cái |
3 | Dự án Bệnh viện quốc tế Vân Đồn | 2016-2020 | 200 (Giường bệnh) | Vị trí dự kiến tại xã Đông Xá, huyện Vân Đồn |
4 | Dự án Bệnh viện tư nhân Cẩm Phả | 2015-2020 | 150 (Giường bệnh) | Vị trí dự kiến tại thành phố Cẩm Phả |
- 1Nghị quyết 72/2017/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Bình Định đến năm 2025 (điều chỉnh, bổ sung)
- 2Nghị quyết 26/2017/NQ-HĐND điều chỉnh nội dung trong quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2020 kèm theo Nghị quyết 31/2011/NQ-HĐND
- 3Quyết định 43/2017/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Bình Định đến năm 2025 (điều chỉnh, bổ sung)
- 4Quyết định 845/QĐ-UBND năm 2023 về danh mục Quy hoạch hết hiệu lực theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- 1Quyết định 1196/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 845/QĐ-UBND năm 2023 về danh mục Quy hoạch hết hiệu lực theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- 1Quyết định 153/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 6Nghị quyết số 18/2008/QH12 về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân do Quốc hội ban hành
- 7Luật giám định tư pháp 2012
- 8Quyết định 122/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2622/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị quyết 191/NQ-HĐND năm 2015 Thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11Nghị quyết 72/2017/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Bình Định đến năm 2025 (điều chỉnh, bổ sung)
- 12Nghị quyết 26/2017/NQ-HĐND điều chỉnh nội dung trong quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2020 kèm theo Nghị quyết 31/2011/NQ-HĐND
- 13Quyết định 43/2017/QĐ-UBND về Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Bình Định đến năm 2025 (điều chỉnh, bổ sung)
Quyết định 926/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 926/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/04/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Văn Đọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực