Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 901/QĐ-UBND .HC | Đồng Tháp, ngày 01 tháng 09 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1438/SKHĐT-TH ngày 25 tháng 8 năm 2015 về việc đề nghị phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương và Dự toán kinh phí điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (kèm theo Đề cương và Dự toán kinh phí), với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên dự án: Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Cơ quan lập Quy hoạch: Sở Công Thương.
3. Mục tiêu, yêu cầu:
a) Mục tiêu:
- Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020: về quan điểm, mục tiêu, phương hướng, tính toán quy mô, tiến độ theo lĩnh vực, ngành hàng, theo phân bố không gian lãnh thổ; xây dựng các giải pháp nhằm thực hiện khả thi quy hoạch trong khung quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Chi tiết hóa phần quy hoạch hệ thống chợ đến năm 2020.
- Bổ sung mục tiêu và phương hướng phát triển đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
b) Yêu cầu:
- Rà soát, đối chiếu các chỉ tiêu quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 - 2015; đánh giá và phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra trong Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; đánh giá, phân tích các thành tựu, tồn tại, bài học kinh nghiệm; đánh giá, phân tích, dự báo các bối cảnh mới có tác động đến phát triển ngành thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; đánh giá các mặt thực hiện được, các mặt tồn tại, nguyên nhân khách quan và chủ quan; các bài học kinh nghiệm.
- Điều chỉnh quy hoạch dựa trên các cơ sở sau:
+ Các kết quả đã thực hiện và động thái phát triển ngành thương mại và hệ thống chợ trong chuỗi diễn biến 2011-2015;
+ Bối cảnh kinh tế xã hội hiện trạng và các dự báo phát triển mới, các thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức;
+ Khung phát triển của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp đến 2020 (có đồng bộ hóa với điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp đến 2020, tầm nhìn đến 2030) và quy hoạch các ngành hàng, mạng lưới chợ, cấp vùng có liên quan đến địa bàn;
+ Bám sát các cơ sở pháp lý;
+ Căn cứ vào tiềm năng về vị trí địa lý kinh tế, các nguồn lực và khả năng phát triển liên vùng, phát triển theo chuỗi giá trị, chuỗi ngành hàng, cụm liên ngành, khả năng phát triển và kêu gọi đầu tư hệ thống chợ…
- Các giai đoạn điều chỉnh quy hoạch: 2016-2020; 2021-2025; tầm nhìn đến 2030.
- Số hóa các bản đồ có liên quan.
4. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch:
a) Phạm vi: Ranh giới hành chính tỉnh Đồng Tháp;
b) Thời kỳ lập điều chỉnh quy hoạch: Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
5. Nội dung điều chỉnh Quy hoạch: thực hiện theo Đề cương điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
6. Sản phẩm của dự án Quy hoạch:
- Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch: 10 bộ.
- Báo cáo tóm tắt rà soát, điều chỉnh quy hoạch: 20 bộ.
- Các loại bản đồ tỷ lệ 1/100.000.
- Đĩa CD chứa báo cáo và bản đồ: 05 đĩa.
7. Kinh phí và nguồn vốn thực hiện:
- Kinh phí điều chỉnh Quy hoạch: 216.000.000 đồng (Hai trăm mười sáu triệu đồng chẵn).
- Nguồn vốn thực hiện: vốn sự nghiệp kinh tế.
8. Thời gian lập hoàn chỉnh điều chỉnh Quy hoạch: 08 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Điều 2. Sở Công Thương (Chủ đầu tư) có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch theo Đề cương được phê duyệt tại
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Tháp và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐIỀU CHỈNH
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 901/QĐ-UBND.HC ngày 01 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
I. SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
1. Thương mại là ngành có quy mô đứng hàng thứ 3 trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Tháp (sau ngành nông nghiệp và công nghiệp), là một trong các động lực quan trọng đối với phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh và có tác động lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, đặc biệt trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế của cả nước, liên kết phát triển vùng và đẩy mạnh hiệu quả của chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ.
Theo Quyết định số 448/QĐ-UBND-HC ngày 24/4/2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, các chỉ tiêu phấn đấu đạt được của ngành đến năm 2020 như sau:
- Giá trị sản xuất của ngành thương mại đạt 3.430,9 tỷ đồng vào năm 2015 và 5.972,2 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 11,15%/năm và 11,72%/năm giai đoạn 2016-2020.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm giai đoạn 2011 - 2015 là 13,92%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 13,86%/năm.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 là 12,96%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 12,51%/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 839 triệu USD (trong đó xuất khẩu qua biên giới 54 triệu USD); năm 2020 đạt 1.688 triệu USD (trong đó xuất khẩu qua biên giới 166 triệu USD). Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 14,73%, giai đoạn 2016-2020 là 15,01%/năm.
- Kim ngạch nhập khẩu đến năm 2015 đạt 588 triệu USD (trong đó nhập khẩu qua biên giới 16 triệu USD); đến năm 2020 đạt 1.084 triệu USD (trong đó nhập khẩu qua biên giới 31 triệu USD). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 6,07%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 13,01%/năm.
- Tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực thương mại của Tỉnh đến năm 2020 là 5.696 tỷ đồng (theo giá hiện hành là 12.964 tỷ đồng), trong đó vốn đầu tư cho các công trình xây dựng hạ tầng thương mại theo giá hiện hành là 1.113 tỷ đồng
- Số cơ sở kinh doanh năm 2020 là 121.550 cơ sở với số lao động là 227.000 người.
- Năm 2020 số lao động qua đào tạo dự kiến đạt 113.500 người chiếm tỷ lệ 50%/tổng lao động thương mại (trong đó, đào tạo nghề là 33% với số lao động tương ứng là 74.910 người).
2. Sau khi Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 được phê duyệt, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 470/QĐ- TTg ngày 30/3/2011với các chỉ tiêu chính như sau: phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,0%/năm giai đoạn 2011-2015 và 12,4%/năm giai đoạn 2016 - 2020; đến năm 2015, cơ cấu ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 37,0%-30,0%-33,0%; đến năm 2020 là 28,5%-36,5%-35,0%.
Đối chiếu với các chỉ tiêu được phê duyệt theo Quyết định số 448/QĐ-UBND- HC của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, các chỉ tiêu phát triển ngành thương mại đã giảm thấp hơn. Nhiệm vụ của ngành thương mại được xác định như sau:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,2%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 9,4%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng ngành thương mại, phát triển mạnh đô thị hóa, phát triển các ngành dịch vụ cao cấp.
- Phát triển các loại hình thương mại hiện đại, siêu thị, siêu thị chuyên doanh, các khu phố thương mại để trở thành hạt nhân ở các khu thương mại - dịch vụ trung tâm, đảm bảo các yêu cầu hiện đại và mang bản sắc văn hóa kinh doanh truyền thống, khắc phục được tình trạng phát triển trùng lặp ở các cửa hàng, cửa hiệu mặt phố. Khuyến khích phát triển phương thức kinh doanh chuỗi trên cơ sở liên kết và liên doanh của những nhà kinh doanh nhỏ.
- Phát triển các chợ bán lẻ hàng công nghiệp tiêu dùng thành các siêu thị tổng hợp hoặc chuyên doanh.
- Phát triển mạng lưới các khu logistics tập trung để cung cấp đồng bộ các dịch vụ hậu cần phân phối.
3. Trong giai đoạn 2011-2015, hoạt động thương mại vẫn duy trì phát triển trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động; nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt, thích ứng với những biến động của thị trường, hàng hóa nội được khuyến khích sử dụng, một số sản phẩm của tỉnh như: trái cây, rau củ quả, nem, bánh phồng tôm, các sản phẩm sau gạo, bước đầu đã xâm nhập vào các hệ thống siêu thị của Tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Phnom Penh, một số doanh nghiệp đã đi đầu xây dựng thương hiệu gạo cao cấp hướng đến hệ thống phân phối quốc gia và nước ngoài, xuất khẩu hàng hóa được duy trì với
02 mặt hàng chủ lực lúa, thủy sản, công tác xúc tiến thương mại, đầu tư chuyển biến tích cực. Tuy nhiên nhìn chung khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ nói chung và ngành thương mại nói riêng trên địa bàn tỉnh phát triển có phần chậm lại dưới tác động của suy thoái kinh tế; tốc độ tăng trưởng nhìn chung giảm. Trong giai đoạn này, ước tính khu vực thương mại - dịch vụ tăng 13,0% theo giá so sánh 1994; nếu tính toán lại theo tiêu chí của Tổng Cục Thống kê theo giá so sánh 2010 chỉ tăng 6,6%/năm; như vậy tốc độ tăng trưởng của khu vực thương mại - dịch vụ giảm so với quy hoạch.
4. Như vậy, dựa trên các cơ sở sau:
- Dưới tác động của suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng thương mại giai đoạn 2011-2015 sụt giảm so với kỳ vọng.
- Do có những điều chỉnh phù hợp với bối cảnh phát triển mới, các chỉ tiêu liên quan phát triển đến ngành thương mại trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 2016-2020 đều thấp hơn so với các chỉ tiêu trong Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 (Quyết định số 448/QĐ-UBND-HC ngày 24/4/2009).
- Kinh tế sau thời kỳ suy thoái bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, đồng thời cần dự báo các khả năng về thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong các bối cảnh: (i) tăng trưởng về thu nhập và đa dạng hóa nhu cầu tiêu dùng trong dân; (ii) quá trình tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; (iii) quá trình đẩy mạnh lưu thông phân phối và thương mại hóa nông sản, công nghệ phẩm theo hướng liên vùng, cụm liên ngành; (iv) quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp theo hướng phát triển chuỗi giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ và các chuỗi ngành hàng thương mại chủ lực; (v) chuyển dịch dòng đầu tư và thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa.
Do đó, cần thiết phải điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và dự kiến tầm nhìn đến 2030, nhằm:
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra trong Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
- Điều chỉnh quy hoạch ngành phù hợp với bối cảnh phát triển mới, các chỉ tiêu liên quan phát triển đến thương mại trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 2016-2020, Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị quyết đảng bộ nhiệm kỳ 2016-2020;
- Điều chỉnh quy hoạch trên cơ sở cập nhật hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, thương mại trên địa bàn tỉnh, phân tích các động thái phát triển mới và các cơ hội, thách thức, dự báo mới;
- Bổ sung định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Ngoài ra, trong Báo cáo Quy hoạch này, phát triển hệ thống chợ đến 2020 sẽ được tách ra thành phần riêng nhằm chi tiết hóa Quy hoạch hệ thống chợ để đưa vào kế hoạch phát triển chợ giai đoạn 2016-2020.
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về việc quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ;
- Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020;
- Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
- Quyết định số 6300/QĐ-BCT ngày 15/7/2014 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 6077/QĐ-BCT ngày 15/10/2012 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Campuchia đến năm 2020;
- Quyết định số 6481/QĐ-BCT ngày 26/6/2015 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP , Nghị định số 92/2006/NĐ-CP và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ;
- Thông tư số 02/2012/TT-BKHĐT ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Quy định năm 2010 làm năm gốc thay cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh;
- Quyết định số 945/QĐ-UBND.HC ngày 26/9/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt ban hành kế hoạch triển khai chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2013-2020;
- Quyết định số 448/QĐ-UBND-HC ngày 24/4/2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
- Quyết định số 620/QĐ-UBND.HC ngày 04/7/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tham khảo Quy hoạch chung 15 đô thị trên địa bàn tỉnh đồng Tháp và Quy hoạch chung trung tâm các xã nông thôn mới;
- Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020.
- Kế hoạch triển khai ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
1. Đánh giá, phân tích, dự báo các bối cảnh mới có tác động đến phát ngành thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2. Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020: quan điểm, mục tiêu, phương hướng, tính toán quy mô, tiến độ theo lĩnh vực, ngành hàng, theo phân bố không gian lãnh thổ; xây dựng các giải pháp nhằm thực hiện khả thi quy hoạch trong khung quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Chi tiết hóa phần quy hoạch hệ thống chợ đến 2020
4. Bổ sung mục tiêu và phương hướng phát triển đến 2025 và tầm nhìn đến 2030
1. Rà soát, đối chiếu các chỉ tiêu Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp từ 2010 đến 2015. Đánh giá và phân tích các tình hình thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra trong Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. Đánh giá, phân tích các thành tựu, tồn tại, bài học kinh nghiệm.
2. Rà soát, đánh giá các mặt thực hiện được, các mặt tồn tại, nguyên nhân khách quan và chủ quan; các bài học kinh nghiệm.
3. Điều chỉnh quy hoạch dựa trên các cơ sở sau:
- Các kết quả đã thực hiện và động thái phát triển ngành thương mại và hệ thống chợ trong chuỗi diễn biến 2011-2015;
- Bối cảnh kinh tế xã hội hiện trạng và các dự báo phát triển mới, các thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức;
- Khung phát triển của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp đến 2020 (có đồng bộ hóa với điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp đến 2020, tầm nhìn đến 2030) và quy hoạch các ngành hàng, mạng lưới chợ, cấp vùng có liên quan đến địa bàn;
- Bám sát các cơ sở pháp lý;
- Căn cứ vào tiềm năng về vị trí địa lý kinh tế, các nguồn lực và khả năng phát triển liên vùng, phát triển theo chuỗi giá trị, chuỗi ngành hàng, cụm liên ngành, khả năng phát triển và kêu gọi đầu tư hệ thống chợ…
4. Các giai đoạn điều chỉnh quy hoạch: 2016-2020; 2021-2025; tầm nhìn đến 2030.
5. Số hóa các bản đồ có liên quan.
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011-2015 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI
- Tổng sản phẩm nội địa (GRDP): tốc độ tăng trưởng, GRDP/người từ 2010 đến 2015, xuất nhập khẩu.
- Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Các nguồn lực và yếu tố phát triển chủ yếu có liên quan đến ngành thương mại: dân số và nhân lực, đầu tư và tiêu dùng trong dân, công nghệ, thị trường.
- Phân tích, đánh giá tác động của ngành thương mại trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 2011-2015
1. Tổng quan về phát triển thương mại giai đoạn 2011 - 2015: giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và tăng trưởng
2. Hệ thống tổ chức kinh doanh thương mại: doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ kinh doanh cá thể.
3. Thực trạng hoạt động nội thương: tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa xã hội, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn, thực trạng lưu thông hàng hóa
4. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu: tổng kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thị trường xuất khẩu. Tổng kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, thị trường nhập khẩu
5. Lao động ngành thương mại: số lượng và cơ cấu lao động, trình độ lao động
6. Thực trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật ngành thương mại: hệ thống mạng lưới bán buôn, bán lẻ, hệ thống chợ, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại; các kênh thu mua, chế biến, tiêu thụ hàng nông, thủy sản; liên kết chuỗi giá trị ngành hàng.
7. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thương mại: hệ thống tổ chức và thực hiện nhiệm vụ
8. Nhận xét đánh giá chung về hoạt động thương mại giai đoạn 2011-2015; phân tích, đánh giá các động thái phát triển.
III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ
1. Tổng quan về hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh: số lượng - quy mô phân theo loại chợ; theo chức năng; phân bố theo huyện, thị, thành phố. Vị trí các chợ trong hệ thống thương mại.
2. Thực trạng hoạt động của hệ thống các chợ: cơ cấu ngành hàng, số lượng doanh nghiệp và cơ sở - hộ sản xuất, lao động, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa xã hội, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn, lưu thông hàng hóa.
3. Thực trạng cơ sở vật chất - kỹ thuật: nhà lồng, sạp, khu phố chợ, vệ sinh môi trường và PCCC; hệ thống kỹ thuật phụ trợ.
4. Hệ thống tổ chức quản lý chợ: quản lý nhà nước, xã hội hóa.
5. Thực trạng hoạt động hệ thống chợ tác động đến môi trường: hệ thống thoát nước, thu gom rác thải...
6. Nhận xét đánh giá chung về hoạt động của hệ thống chợ; phân tích, đánh giá các động thái phát triển.
IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH NGÀNH THƯƠNG MẠI
1. Đối chiếu chỉ tiêu quy hoạch với thực hiện giai đoạn 2011-2015
Đối chiếu các chỉ tiêu về giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, tăng trưởng, cơ cấu trong toàn nền kinh tế và cơ cấu nội bộ, phát triển doanh nghiệp, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa xã hội, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn, xuất nhập khẩu, cơ sở vật chất - kỹ thuật, phát triển hệ thống chợ.
2. Phân tích nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực hiện đạt - vượt - không vượt so với kế hoạch; nguyên nhân chủ quan và khách quan thực hiện phát triển hiện trạng đúng hướng hoặc lệch hướng so với quy hoạch
- Phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm cần xem xét và áp dụng trong kỳ quy hoạch sắp tới.
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
I. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MỚI CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
1. Tác động của bối cảnh quốc tế: dòng dịch chuyển vốn và đầu tư giữa các nước, quá trình sở hữu, sát nhập và toàn cầu hóa doanh nghiệp thương mại, dự báo nhu cầu thị trường thế giới về sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh.
2. Tác động của các xu thế phát triển chung trong phạm vi toàn cần: hội nhập kinh tế thế giới theo xu hướng toàn cầu hóa, tái cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp, phát triển theo chuỗi giá trị, chuỗi ngành hàng, liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ, các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu.
3. Tác động của xu thế phát triển ngành thương mại cả nước, của vùng đối với phát triển ngành thương mại trên địa bàn tỉnh.
4. Tác động của xu thế phát triển ngành thương mại liên vùng và phát triển theo cụm ngành hàng.
5. Khái quát về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020 qua các chỉ tiêu có liên quan sau: dự báo GRDP, tốc độ tăng trưởng, GRDP/người, xuất nhập khẩu; dự báo cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nhu cầu và dự báo các nguồn lực, yếu tố phát triển chủ yếu có liên quan đến ngành thương mại: dân số và nhân lực, đầu tư và tiêu dùng trong dân, công nghệ, thị trường.
6. Vị trí của ngành thương mại trong bối cảnh các tác động mới và trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
II. BỔ SUNG - ĐIỀU CHỈNH QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm
- Quan điểm về tính hệ thống trong phát triển.
- Quan điểm về phát triển đồng bộ, hiệu quả, bền vững, đa dạng.
- Quan điểm về thu hút đầu tư, phát huy các nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Quan điểm nâng cao năng lực, vai trò quản lý của nhà nước, tác động xã hội và bảo vệ môi trường
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chiến lược đến 2030
- Vị trí và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.
- Tăng trưởng và phát triển các lĩnh vực chủ lực.
- Các mục tiêu chiến lược về hệ thống kinh doanh, nội thương, xuất nhập khẩu, lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo vệ môi trường
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, 2025
- Tăng trưởng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm; cơ cấu trong kinh tế khu vực III và toàn nền kinh tế.
- Các thành phần kinh tế tham gia thị trường bán buôn, bán lẻ (kinh doanh thương mại)
- Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa xã hội, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
- Lao động và lao động qua đào tạo
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật
- Bảo vệ môi trường
III. BỔ SUNG - ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
1. Các phương án Điều chỉnh phát triển
- Xây dựng 2-3 phương án phát triển
- Luận chứng và chọn phương án phát triển
2. Điều chỉnh không gian lãnh thổ phát triển ngành thương mại
- Phân tích các kênh thương mại hóa trong và ngoài địa bàn tỉnh
- Phân bố không gian phát triển thương mại theo 3 cấp: cơ sở, trung gian, chi phối
- Phân bố không gian phát triển thương mại khu vực nông thôn
- Phân bố không gian phát triển thương mại khu vực đô thị
3. Điều chỉnh phát triển thương mại theo các thành phần kinh tế
- Định hướng chung cơ cấu
- Quy hoạch các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại: doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ kinh doanh cá thể
4. Điều chỉnh phát triển thương mại theo loại hình kinh doanh
- Phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ (bao gồm: xăng, dầu, gas...)
- Phát triển hệ thống trung tâm và khu thương mại - dịch vụ
- Phát triển mạng lưới chợ
- Phát triển mạng lưới thu mua nông sản, thủy sản
- Phát triển mạng lưới kho vận, hệ thống logictics
- Định hướng phát triển thương mại điện tử
5. Tính toán, điều chỉnh lao động cho phát triển thương mại
- Nhu cầu lao động chung
- Nhu cầu lao động qua đào tạo
6. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư
- Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phân theo loại hình: xây dựng cơ bản, kinh doanh, phát triển nguồn lực
- Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phân theo nguồn
7. Các chương trình mục tiêu và dự án trọng điểm
Luận chứng các lĩnh vực ưu tiên đầu tư, các chương trình mục tiêu và danh mục dự án ưu tiên đầu tư (quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư…)
8. Đánh giá hiệu quả của điều chỉnh quy hoạch
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả môi trường
IV. BỔ SUNG - ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ
1. Điều chỉnh bố trí hệ thống chợ
- Phân tích không gian tác động của hệ thống bán lẻ tập trung theo chợ và luồng thương mại phân bố theo chợ.
- Phân bố hệ thống chợ theo chức năng: chợ đầu mối, chợ vựa, chợ dân sinh, chợ chuyên.
- Phân bố hệ thống chợ theo loại: 1, 2, 3, nông thôn
- Phân bố hệ thống chợ theo huyện, thị, thành phố.
2. Điều chỉnh tiến độ phát triển hệ thống chợ: giữ nguyên, nâng cấp cải tạo, xây mới.
3. Điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển chợ: cơ cấu ngành hàng, số lượng doanh nghiệp và cơ sở - hộ sản xuất, lao động, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa xã hội, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán buôn, lưu thông hàng hóa.
4. Nhu cầu vốn đầu tư
- Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phân theo loại hình: xây dựng cơ bản, kinh doanh
- Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phân theo nguồn: ngân sách, xã hội hóa.
5. Các dự án trọng điểm: quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư…
1. Giải pháp phát triển thị trường:
- Thị trường nội địa.
- Thị trường xuất khẩu.
2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng thương mại.
3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
4. Giải pháp về phát triển hàng hóa.
5. Giải pháp về chính sách hợp tác quốc tế, khu vực và phát triển liên vùng.
- Giải pháp thu hút đầu tư
- Giải pháp thu hút, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
- Giải pháp phát triển khoa học công nghệ
- Giải pháp bảo vệ môi trường thương mại.
- Hoàn thiện và đổi mới quản lý nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại chợ.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHUYÊN ĐỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHỢ
- Giải pháp thu hút đầu tư và đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư
- Giải pháp tăng cường quy mô, độ đa dạng hoạt động thương mại của hệ thống
- Giải pháp bảo vệ môi trường chợ
- Giải pháp tăng cường, đổi mới quản lý hệ thống chợ
IV. TỔ CHỨC VÀ HÀNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ DỰ TOÁN KINH PHÍ
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Ban hành định mức các khoản mục của dự án quy hoạch và chỉnh quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
Theo đó,
- Giá dự toán quy hoạch ngành:
GiáQHN = Gchuẩn x H1 x H2 x H3 x QN x K (1)
Trong đó:
GiáQHN là tổng mức chi phí cho dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu (đơn vị triệu đồng).
Gchuẩn là mức chi phí cho dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu (đơn vị triệu đồng).
H1 là hệ số cấp độ địa bàn quy hoạch (cả nước, vùng hoặc tỉnh).
H2 là hệ số điều kiện làm việc và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn quy hoạch.
H3 là hệ số về quy mô diện tích tự nhiên của địa bàn quy hoạch.
Qn là hệ số khác biệt giữa quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
K là hệ số điều chỉnh lương tối thiểu và mặt bằng giá tiêu dùng.
- Giá dự toán của điều chỉnh quy hoạch ngành thương mại được tính theo công thức:
GiáQHTM = GiáQHN x 65% (2)
1. Tính (1) có làm tròn
Gchuẩn = 850.000.000 đ
H1 = 1 (quy hoạch cấp tỉnh)
H2 = 1,65(vùng đồng bằng sông Cửu Long)
H3 = 1,12 (diện tích tỉnh: 3.377 km2)
Qn = 0.15
K = (0,3x1,1131%)+(0,7x1.150.000/830 000) = 1,3
GiáQHN = 850.000.000 x 1,0 x 1,65 x 1,12 x 0,15 x 1,3 = 306.000.000 đ
2. Tính (2) có làm tròn
GiáQHTM = 306.000 000 x 65% = 199.000.000 đ
Tính tổng trị giá kể cả thuế VAT 10% cho đơn vị tư vấn
GiáQHTM (VAT) = 199.000.000 +(199.000.000 x 84% x 10%) = 216.000.000 đ
(Hai trăm mười sáu triệu đồng)
Căn cứ quyết định đã dẫn, tổng giá dự toán điều chỉnh quy hoạch ngành thương mại bao gồm các hạng mục sau:
TT | Khoản mục chi phí | Mức chi phí tối đa (%) | Chi phí (đ) |
I | Chi phí xây dựng nhiệm vụ và dự toán | 2,50 | 4 975 000 |
1 | Chi phí xây dựng đề cương, nhiệm vụ | 1,50 | 2 985 000 |
1.1 | Chi phí lập dự toán theo đề cương, nhiệm vụ | 1,00 | 1 990 000 |
II | Chi phí xây dựng quy hoạch | 84,00 | 167 420 000 |
1 | Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu | 7,00 | 13 930 000 |
2 | Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch | 4,00 | 7 960 000 |
3 | Chi phí khảo sát thực địa | 20,00 | 39 800 000 |
4 | Chi phí thiết kế quy hoạch | 53,00 | 105 730 000 |
4.1 | Phân tích, đánh giá vai trò và vị trí của ngành | 1,00 | 1 990 000 |
4.2 | Phân tích, dự báo các tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển ngành của khu vực, của cả nước tác động tới phát triển ngành của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch | 3,00 | 5 970 000 |
4.3 | phân tích đánh giá hiện trạng phát triển của ngành của tỉnh | 4,00 | 7 960 000 |
4.4 | Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển ngành của tỉnh | 3,00 | 5 970 000 |
4.5 | Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển | 6,00 | 12 200 000 |
4.6 | Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu | 20,00 | 39 800 000 |
| a) Luận chứng các phương án phát triển | 5,00 | 9 950 000 |
| b) Xây dựng phương án phát triển, đào tạo nguồn nhân lực | 1,00 | 1 990 000 |
| c) Xây dựng các phương án và giải pháp phát triển khoa học công nghệ | 1,00 | 1 990 000 |
| d) Xây dựng các phương án và giải pháp bảo vệ môi trường | 1,50 | 2 985 000 |
| đ) Xây dựng các phương án, tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu tư | 4,00 | 7 960 000 |
| e) Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng điểm | 1,50 | 2 985 000 |
| g) Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ | 3,00 | 5 970 000 |
| h) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện | 3,00 | 5 970 000 |
4.7 | Xây dựng báo cáo tổng hợp và hệ thống các báo cáo liên quan | 8,00 | 15 920 000 |
| a) Xây dựng báo cáo đề dẫn | 1,00 | 1 990 000 |
| b) Xây dựng báo cáo tổng hợp | 6,00 | 11 940 000 |
| c) Xây dựng các báo cáo tóm tắt | 0,60 | 1 194 000 |
| d) Xây dựng văn bản trình thẩm định | 0,20 | 398 000 |
| đ) Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy hoạch | 0,20 | 398 000 |
4.8 | Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch | 8,00 | 15 920 000 |
III | Chi phí khác | 13,50 | 26 865 000 |
1 | Chi phí quản lý dự án quy hoạch | 4,00 | 7 960 000 |
2 | Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán | 1,50 | 2 985 000 |
3 | Chi phí thẩm định quy hoạch | 4,50 | 8 955 000 |
4 | Chi phí công bố quy hoạch | 3,50 | 6 965 000 |
IV | VAT (chỉ tính trên phần II) |
| 16 740 000 |
V | Cộng |
| 216 000 000 |
- 1Quyết định 1836/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển ngành Thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 2Quyết định 81/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán kinh phí thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 3Quyết định 1388/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 4265/2016/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 5Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Quyết định 470/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Thông tư 02/2012/TT-BKHĐT quy định năm 2010 làm năm gốc thay cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thông kê theo giá so sánh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 9Quyết định 939/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 6077/QĐ-BCT năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam-Camphuchia đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 11Quyết định 1836/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển ngành Thương mại tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 12Quyết định 448/QĐ-UBND-HC năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
- 13Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 14Nghị định 164/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 15Luật đấu thầu 2013
- 16Quyết định 81/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán kinh phí thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 17Quyết định 6300/QĐ-BCT năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, thương mại tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 18Quyết định 1388/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 19Quyết định 2146/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 620/QĐ-UBND.HC năm 2014 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 21Quyết định 6481/QĐ-BCT năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 22Quyết định 4265/2016/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 901/QĐ-UBND.HC năm 2015 phê duyệt Đề cương và Dự toán kinh phí điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 901/QĐ-UBND.HC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/09/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Nguyễn Thanh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/09/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra