Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 90/2009/QĐ-UBND

Vinh, ngày 25 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG THIẾT YẾU CHO THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 1507/SGTVT-KHTH ngày 03 tháng 9 năm 2009 và Văn bản số 545/STP-VB ngày 14/5/2009 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển hạ tầng giao thông thiết yếu thị xã Cửa Lò, giai đoạn đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Chủ tịch UBND thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương và Thủ trưởng các ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. /.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Đức Phớc

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG THIẾT YẾU CHO THỊ XÃ CỬA LÒ, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 90/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh Nghệ An)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thị xã Cửa Lò là đô thị loại III, nằm sát bờ biển phía Đông Nam tỉnh Nghệ An, có diện tích 4.935,5ha.

Thị xã Cửa Lò có vị trí địa lý: Phía Đông giáp Biển Đông, phía Đông Bắc giáp Khu kinh tế Đông Nam, phía Tây Nam giáp huyện Nghi Lộc, Phía Nam giáp thành phố Vinh và qua sông Lam là huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Thị xã Cửa Lò có vị trí địa lý thuận lợi, kết nối với thành phố Vinh, Khu Kinh tế Đông Nam được xác định trở thành cửa ngõ, trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ, giao lưu rất thuận tiện với các tỉnh trong nước và quốc tế bằng các tuyến đường theo trục Bắc – Nam hoặc Đông – Tây, đặc biệt có cảng Cửa Lò, một trong những cảng lớn miền Trung, có tầm quan trọng đối với sự phát triển của thị xã Cửa Lò và tỉnh Nghệ An...

Trong những năm qua được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh, hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại của thị xã Cửa Lò đã có bước phát triển tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Tuy nhiên, so với nhu cầu cũng như sự phát triển của thị xã trong giai đoạn tới thì cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống giao thông nói riêng còn chưa tương xứng với quy mô của đô thị du lịch. Để thị xã Cửa Lò có thể trở thành đô thị kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch thì việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh là rất quan trọng, trong đó việc phát triển hạ tầng giao thông thiết yếu là hết sức cần thiết và cấp bách.

Do vậy cần phải xây dựng Đề án phát triển hạ tầng giao thông thiết yếu cho thị xã Cửa Lò, giai đoạn đến năm 2020 để xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn, làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án giao thông phù hợp với tình hình mới.

Các căn cứ pháp lý xây dựng đề án:

- Kết luận số 20-KL/TW ngày 02/6/2003 của Bộ Chính trị về Nghệ An và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV và một số chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đến năm 2005 và 2010.

- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010.

- Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

- Quyết định số 6000/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

- Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 30/6/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

- Căn cứ quy hoạch các ngành, Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp liên quan trên địa bàn tỉnh.

- Căn cứ theo sự phân công của UBND tỉnh giao cho Sở GTVT chủ trì xây dựng Đề án phát triển hạ tầng giao thông thiết yếu thị xã Cửa Lò giai đoạn đến năm 2020.

Phần 1

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG THỊ XÃ CỬA LÒ

I . GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI:

1. Đường bộ:

Bao gồm các tuyến như Quốc lộ 1A đoạn từ Diễn Châu - Quán Bánh, Quốc lộ 1A đoạn tránh Vinh, Quốc lộ 46, đường Ven sông Lam Cửa Hội - Nam Đàn, đường từ trung tâm Vinh - Cửa Lò, TL534, TL535, TL536,…

1.1. Quốc lộ 1:

Quốc lộ 1 là một tuyến đường giao thông quan trọng theo hướng Bắc - Nam, từ QL1 có các trục giao thông nối với thị xã Cửa Lò như tuyến Quốc lộ 46, TL536, Tỉnh lộ 534, đường ven sông lam,…

+ Đoạn từ Diễn Châu đến Quán Bánh nền đường rộng 12m, mặt đường bêtông nhựa rộng 11m; riêng đoạn qua thị trấn Quán Hành (2 Km) nền đường rộng 28m, mặt đường bêtông nhựa rộng 19,5m, giải phân cách giữa, vỉa hè 2 bên.

1.2. Đường QL1 tránh TP Vinh: Điểm đầu từ Quán Hành - Nghi Lộc, điểm cuối Bến Thủy - TP Vinh, chiều dài 25Km, nền đường rộng 12m, mặt rộng 11m.

1.3. Quốc lộ 46: Gồm có 2 nhánh, nhánh 1 điểm đầu từ Cửa Lò, điểm cuối đến Cửa khẩu Thanh Thuỷ, chiều dài 82km và nhánh 2 điểm đầu từ Cầu Rộ, điểm cuối đến Thị trấn Đô Lương, chiều dài 25km. Tuỳ theo từng đoạn tuyến có quy mô đạt tiêu chuẩn đường từ cấp IV đến Cấp II, một số đoạn qua đô thị được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, mặt đường thảm bê tông nhựa toàn tuyến. Đoạn từ đường Hồ Chí Minh đến Cửa khẩu Thanh Thuỷ địa hình phức tạp, mái dốc lớn. Quy mô hiện trạng từng đoạn như sau:

+ Đoạn từ cảng Cửa Lò (Km0) - ngã tư Quán Bánh (Km14): Nền đường rộng 16m, mặt đường bêtông nhựa rộng 15m (đoạn từ ngã tư Quán Bánh đến ngã tư chợ Vinh trùng QL1, không tính vào QL46).

+ Đoạn từ ngã tư chợ Vinh (Km14) - hồ cá Cửa Nam (Km15+100) đoạn này là đường Phan Đình Phùng rộng 45m, mặt đường bêtông nhựa rộng 14m và 2 đường bên rộng 2x3m; giải phân cách bên rộng 2x3m, vỉa hè hai bên.

+ Đoạn từ hồ cá Cửa Nam (Km15+100) – Hưng Chính (Km17+200): Mặt đường bêtông nhựa rộng 2x8.5m, nền đường rộng 19m, giải phân cách giữa rộng 1m.

+ Đoạn từ Hưng Chính (Km17+200) - cầu Mượu (Km21+700): Mặt đường bêtông nhựa rộng 2x7m, nền đường rộng 16m, giải phân cách giữa rộng 1m.

+ Đoạn từ cầu Mượu (Km21+700) - cầu Rộ (Km49+500): Nền đường rộng 12m, mặt đường bêtông nhựa rộng 11m; đối với đoạn thuộc thị trấn Nam Đàn nền đường rộng 18m, mặt đường bêtông nhựa rộng 15m, vỉa hè rộng 2x1.5m.

+ Đoạn từ cầu Rộ (Km49+500) đến giao đường Hồ Chí Minh (Km60) mặt đường bêtông nhựa rộng 7m, nền đường rộng 9m.

+ Đoạn từ đường Hồ Chí Minh – Cửa khẩu Thanh Thuỷ nền đường rộng 7.5m, mặt đường bêtông nhựa rộng 5.5m.

1.4. Đường ven sông Lam (Cửa Hội - Vinh - Nam Đàn): Tuyến chính dài 56Km, quy mô đường cấp III: nền rộng 11m, mặt rộng 9m. Riêng đoạn qua thành phố Vinh (từ cổng kho xăng dầu Hưng Hoà đến nút giao với QL1) nền rộng 42m, mặt rộng 2x11m, giải phân cách giữa rộng 4m, vỉa hè 2x8m và đoạn thuộc thị trấn Nam Đàn quy mô theo quy hoạch thị trấn, nền rộng 15m, mặt rộng 12m. Hiện tại đoạn từ Cửa Hội - Vinh đã hoàn chỉnh, đoạn Vinh - Nam Đàn đang đẩy nhanh tiến đô thi công, dự kiến đến Quý IV /2009 hoàn thành.

1.5. Đường trung tâm Vinh - Cửa Lò: Là tuyến đường nối từ ga đường sắt cao tốc - ngã ba Quán Bàu - Cửa Lò, dài 18Km. Hiện tại đang triển khai thi công đoạn từ ngã ba Quán Bàu đến đường Trương Văn Lĩnh, dài 1.1Km, quy mô mặt cắt ngang 72m, mặt đường rộng 2x16m, giải phân cách giữa rộng 20m, vỉa hè hai bên rộng 2x10m. Đoạn còn lại hiện đang lập dự án đầu tư.

1.6. Đường tỉnh 535 (Vinh - Cửa Hội): Dài 11km, đoạn qua TP Vinh (đường Lê Viết Thuật) nền đường rộng 36m, mặt đường rộng 21m; đoạn còn lại nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 5,5m, thảm nhựa đã lâu, đường chật hẹp.

1.7. Đường tỉnh 536 (Nam Cấm - Cửa Lò): Dài 7,5Km, hiện tại đã được nâng cấp nền đường rộng 12m, mặt đường BTN rộng 11m. Đây là tuyến đường quan trọng nối QL1 - Khu kinh tế Đông Nam với cảng Cửa Lò.

1.8. Đường tỉnh 534: Xuất phát từ nút giao QL46 thuộc xã Nghi Khánh, điểm cuối giao TL538 tại thị trấn Yên Thành, tổng chiều dài 42, 5Km. Phạm vị của Đề án nghiên cứu đoạn từ giao QL46 đến giao QL7, quy mô hiện trạng như sau:

+ Đoạn từ QL46 (Km0) đến thị trấn Quán Hành (Km5+500) dài 5, 5Km nền đường rộng 7,5m, mặt đường đá dăm láng nhựa rộng 5,5m; đoạn từ Km5 +500 – Km7+500 đi trùng QL1 và đường tránh QL1.

+ Đoạn từ Km7 +500 - Km36 nền đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 3, 5m láng nhựa; đoạn còn lại mặt đường đá dăm nước.

1.9. Đường ven biển nối ĐT536 - đập Nghi Quang - Nghi Thiết - Nghi Yên: Dài 16Km, nền đường rộng 6,5m, mặt đường đá dăm láng nhựa rộng 3,5m.

2. Đường sắt: Tuyến chính đường sắt Bắc - Nam đi qua địa phận tỉnh Nghệ An dài 84Km chạy song song với QL1. Dọc tuyến đường sắt có nhiều đường ngang dân sinh giao cùng mức với đường sắt, chưa có đường gom và hệ thống báo hiệu bảo đảm an toàn chạy tàu.

3. Đường thuỷ:

3.1. Cảng Cửa Lò:

Cảng biển Cửa Lò là cảng tổng hợp quốc gia. Cảng hiện có 4 bến cho tàu 01 vạn tấn với tổng chiều dài 656m; có 03 kho hàng với diện tích khoảng 13.000 m2, hoạt động tốt; hệ thống đê chắn sóng, chắn cát phía Bắc dài 370m; Trong thời gian qua Cảng không ngừng đầu tư mua sắm trang thiết bị để nâng cao năng lực xếp dỡ hàng hoá, sản lượng hàng qua cảng năm 2008 đạt 1, 4 triệu tấn.

Luồng cảng hiện tại sâu -5,5m, rộng 80m, bảo đảm cho tàu 1 vạn tấn ra vào an toàn.

3.2. Cảng Cửa Hội: có cảng Hải quân, cảng cá và các cảng dịch vụ khác.

3.3. Cảng Bến Thuỷ:

Cảng Bến Thuỷ có 04 bến với tổng chiều dài 150m, 02 kho, năng lực thông qua 300.000 - 500.000 tấn hàng hoá/năm, trong đó mặt hàng than rời là chủ yếu, chiếm 50% lượng hàng hoá thông qua cảng. Ngoài ra tại khu vực này còn có một số bến vật liệu xây dựng như cát, sỏi....

Luồng vào cảng cạn, tàu cỡ dưới 1.000 tấn ra vào khó khăn, thường xuyên phải nạo vét rất tốn kém. Cảng phải lưu bãi thường xuyên một lượng lớn than rời nên gây bụi, ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan đô thị, hiện đã có chủ trương di dời cảng về phía Hưng Hoà cách cảng cũ 2km.

2.4. Tuyến vận tải thuỷ từ Đảo Lan Châu - Đảo Ngư:

Bộ GTVT đã cho phép triển khai tuyến vận tải thuỷ đi từ đảo Lan Châu đến đảo Hòn Ngư và ngược lại. Hiện các bên liên quan đang xúc tiến để đầu tư hệ thống nhà hạt quản lýB, thuyền phục vụ vận tải khách, phao tiêu báo hiệu,…

4. Cảng hàng không Vinh:

Cảng hàng không Vinh là cảng hàng không nội địa, dùng chung giữa dân dụng và quân sự. Cảng có đường băng dài 2.400m, rộng 45m, tiếp nhận các loại máy bay hạng trung A320 - A321 và tương đương. Cảng có nhà ga rộng 2.000m2, sân đỗ ôtô và sân đỗ máy bay đạt tiêu chuẩn quốc gia. Hiện nay chỉ có 01 tuyến bay nội địa đi TP Hồ Chí Minh với tần suất 03 chuyến /ngày. Đang triển khai nâng cấp mở rộng một số hạng mục như lắp đặt hệ thống đèn đêm; lắp đặt thiết bị hỗ trợ cất, hạ cánh tự động (ILS); mở rộng đường trục vào cảng hàng không, sân đỗ ôtô, sân đỗ máy bay,...

II. GIAO THÔNG NỘI THỊ:

Hệ thống đường phố của thị xã Cửa Lò đã và đang được xây dựng theo quy hoạch. Đến nay toàn thị xã có 35 tuyến đường đã được đặt tên với tổng chiều dài 65km, bao gồm cả đường đô thị và đường khu dân cư (đường rộng >9m), trong đó mặt đường thảm bêtông nhựa 18km, còn lại là mặt đường đá dăm láng nhựa và các kết cấu khác.

Các trục đường phố chính gồm các đường: Bình Minh, Mai Thúc Loan, Nguyễn Huệ, Phan Sào Nam, Nguyễn Sinh Cung. Hiện tại trên toàn bộ các tuyến này tình trạng đường tương đối tốt, nền đường rộng từ 30-:-47m, mặt đường rộng từ 7-:-21m.

Ngoài ra còn có một số trục dọc, ngang khác như đường Phạm Nguyễn Du, Nguyễn Cảnh Quế, Phùng Khắc Kiều, Nguyễn Thúc Tự, Trần Văn Cung, Ngô Quảng, Hoàng Trọng Mậu,… Hiện tại nền đường rộng từ 12 - 30m, mặt đường rộng từ 11-:-14m.

Phần 2

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

I. MỤC TIÊU:

Quy hoạch, xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thiết yếu cho thị xã Cửa Lò tương xứng với quy mô của đô thị du lịch đến năm 2020; phát triển mạng lưới giao thông đối ngoại, liên kết các trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch và công nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, khu vực Vinh - Cửa Lò là đầu mối giao thông, cửa ra vào quan trọng của vùng Bắc Trung bộ.

II. NHIỆM VỤ:

1. Đường bộ:

1.1. Quốc lộ 1 đoạn từ Diễn Châu – Quán Bánh (dài khoảng 33km):

- Đoạn từ Vinh (Quán Bánh) đến phía Bắc ngã 3 đường tránh QL1 (cách ngã 3 đường tránh khoảng 2km): Dài khoảng 10,5km, đoạn này đi sát đường sắt Bắc Nam, mốc lộ giới về phía Tây cách tim đường sắt 50m, quy mô mặt cắt ngang gồm đường chính 6 làn xe, đường gom, giải phân cách giữa, giải phân cách ngoài và vỉa hè.

- Đoạn từ Bắc ngã 3 đường tránh QL1 đến Diễn Châu: Dài khoảng 22,5km, lộ giới rộng 72m, quy mô mặt cắt ngang gồm mặt đường 6 làn xe, giải phân cách giữa, đoạn qua khu dân cư, khu thương mại, công nghiệp, dịch vụ (sau đây gọi tắt là khu dân cư) có vỉa hè.

- Xây dựng cầu vượt tại nút giao đường sắt tại Nghi Kim và một số cầu vượt dân sinh thiết yếu.

Tổng mức đầu tư dự kiến 2200 tỷ đồng.

- Giai đoạn từ năm 2010 - 2015:

Đầu tư xây dựng đoạn từ Quán Bánh đến phía Nam thị trấn Quán Hành, dài khoảng 6km; đoạn từ Bắc ngã 3 đường tránh QL1 đến Diễn Châu dài khoảng 22,5km; Xây dựng cầu vượt đường sắt tại nút giao Nghi Kim.

Kinh phí đầu tư dự kiến 1730 tỷ đồng.

- Giai đoạn từ năm 2015 - 2020:

Đầu tư xây dựng đoạn từ Nam thị trấn Quán Hành đến Bắc ngã 3 đường tránh QL1 dài khoảng 4km và đầu tư hoàn chỉnh từng đoạn theo mặt cắt ngang quy hoạch. Đầu tư xây dựng cầu vượt dân sinh tại các vị trí thiết yếu.

Kinh phí đầu tư dự kiến 470 tỷ đồng.

1.2. Đường gom đường sắt Bắc Nam đoạn từ Quán Bánh - Nam Cấm:

Dài khoảng 14.5km, mốc lộ giới cách tim đường sắt 50m về phía Đông, quy hoạch với quy mô đường cấp 4.

Tổng mức đầu tư dự kiến 290 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện từ 2010 – 2015.

1.3. Quốc lộ 1 đoạn tránh TP Vinh:

Điểm đầu từ thị trấn Quán Hành, điểm cuối tại Bến Thủy, chiều dài 25km. Quy hoạch lộ giới rộng 100m, quy mô mặt cắt ngang gồm đường chính 6 làn xe, giải phân cách; các đoạn qua khu dân có đường gom, vỉa hè. Xây dựng nút giao thông khác mức tại các vị trí thiết yếu.

Tổng mức đầu tư dự kiến 1050 tỷ đồng.

- Giai đoạn từ năm 2010-2015: Thảm lại mặt đường BTN toàn tuyến.

Kinh phí đầu tư dự kiến 100 tỷ đồng.

- Giai đoạn từ năm 2015-2020: Đầu tư xây dựng phần đường chính 6 làn xe, giải phân cách; các đoạn qua khu dân cư có đường gom, vỉa hè. Xây dựng nút giao thông khác mức tại các vị trí thiết yếu.

Kinh phí đầu tư dự kiến 950 tỷ đồng.

1.4. Xây dựng đường bộ cao tốc Hà Nội - Vinh: Quy hoạch mặt cắt ngang với quy mô gồm 8 làn xe. Dự kiến giai đoạn 1 năm 2012 khởi công với quy mô mặt cắt ngang gồm 6 làn xe.

1.5. Quốc lộ 46 đoạn Cửa Lò - Nam Đàn:

Quy hoạch QL46 đoạn Cửa Lò - Nam Đàn với quy mô mặt cắt ngang các đoạn như sau:

- Đoạn Cửa Lò - Quán Bánh (dài 14Km): Lộ giới rộng 60m, quy mô mặt cắt ngang gồm đường chính 6 làn xe, giải phân cách giữa, đoạn qua khu dân cư có đường gom, giải phân cách ngoài, vỉa hè 2 bên.

- Đoạn từ ngã tư chợ Vinh – hồ cá Cửa Nam: Lộ giới rộng 45m, giữ nguyên quy mô mặt cắt ngang như hiện tại.

- Đoạn từ hồ cá Cửa Nam – Cầu Mượu (dài 6,60Km): Lộ giới rộng 36m, quy mô mặt cắt ngang gồm mặt đường 4 làn xe, giải phân cách giữa, vỉa hè hai bên. Xây dựng cầu vượt đường sắt Cửa Nam.

- Đoạn từ Cầu Mượu – Nam Đàn (dài 9,4Km): Lộ giới rộng 36m, quy mô mặt cắt ngang gồm mặt đường 4 làn xe, giải phân cách giữa, đoạn qua khu dân cư có vỉa hè hai bên.      Tổng mức đầu tư dự kiến 850 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ năm 2010 - 2015 đầu tư nâng cấp đoạn Cửa Lò - Quán Bánh (dài 14Km) với quy mô mặt cắt ngang gồm 6 làn xe; đoạn từ hồ cá Cửa Nam – Cầu Mượu theo quy mô quy hoạch.

Kinh phí đầu tư dự kiến 620 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ năm 2015 - 2020 đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch.

Kinh phí đầu tư dự kiến 230 tỷ đồng.

1.6. Quốc lộ 46 đoạn tránh TP Vinh:

Điểm đầu tại Quán Bánh, điểm cuối tại Nam Giang (Nam Đàn), chiều dài 10km. Quy hoạch lộ giới rộng 60m, quy mô mặt cắt ngang gồm đường chính 6 làn xe, giải phân cách giữa, đoạn qua khu dân cư có đường gom, giải phân cách ngoài, vỉa hè 2 bên. Xây dựng cầu vượt đường sắt tại nút giao Quán Bánh.

Tổng mức đầu tư dự kiến 620 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ năm 2009 - 2015 đầu tư xây dựng đoạn từ Khu CN Bắc Vinh (cuối đường Đặng Thái Mai) - đường tránh QL1 – Eo Gió – Nam Giang nền đường rộng 16m, mặt đường rộng 14m.

Kinh phí đầu tư dự kiến 190 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2 từ năm 2015 - 2020 đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch.

Kinh phí đầu tư dự kiến 430 tỷ đồng.

1.7. Đường ven Sông Lam:

Điểm đầu tại Cửa Hội, điểm cuối tại thị trấn Nam Đàn, chiều dài tuyến chính 56km. Quy hoạch đến năm 2020, đoạn từ Cửa Hội đến thành phố Vinh (nút giao với QL1) lộ giới rộng 42m, quy mô mặt cắt ngang gồm mặt đường 6 làn xe, giải phân cách giữa, vỉa hè 2 bên; Đoạn từ TP Vinh đến đầu thị trấn Nam Đàn lộ giới rộng 45m, quy mô đường cấp 3; Đoạn qua thị trấn Nam Đàn quy mô theo quy hoạch thị trấn với lộ giới rộng 15m, nền đường rộng 15m, mặt rộng 12m, vỉa hè 2 bên.

Tổng mức đầu tư dự kiến 690 tỷ đồng.

- Giai đoạn đến năm 2010: Hoàn thiện xây dựng xong tuyến chính theo tiêu chuẩn đường cấp 3 nền rộng 11m, mặt rộng 9m (riêng đoạn từ Hưng Hoà đến nút giao với QL1 và đoạn qua thị trấn Nam Đàn đã được thi công hoàn chỉnh theo quy hoạch).

Kinh phí đầu tư 200 tỷ đồng.K

- Giai đoạn từ năm 2015 - 2020: Xây dựng đoạn từ Cửa Hội đến Hưng Hoà theo quy mô quy hoạch.

Kinh phí đầu tư 490 tỷ đồng.

1.8. Đường Trung tâm Vinh - Cửa Lò:

Điểm đầu từ Ga đường sắt cao tốc, điểm cuối tại Cửa Lò, chiều dài khoảng 18km. Quy hoạch quy mô các đoạn cụ thể như sau:

- Đoạn từ Ga đường sắt cao tốc đến đường Trương Văn Lĩnh dài 7Km, lộ giới rộng 72m, quy mô mặt cắt ngang gồm mặt đường 8 làn xe, giải phân cách giữa, vỉa hè 2 bên. Xây dựng cầu vượt đường sắt Bắc -Nam.

- Đoạn từ đường Trương Văn Lĩnh - Cửa Lò dài 11Km, lộ giới rộng 160m, quy mô mặt cắt ngang gồm đường chính 8 làn xe, giải phân cách giữa, giải phân cách ngoài, 2 đường bên và vỉa hè.

Tổng mức đầu tư dự kiến 1.735 tỷ đồng.

+ Giai đoạn đến năm 2015:

Đầu tư xây dựng đoạn từ ngã 3 Quán Bàu đến Cửa Lò, dài 12Km.

Kinh phí đầu tư dự kiến 1.220 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ năm 2015 - 2020:

Đầu tư xây dựng đoạn từ ngã ba Quán Bàu đến Ga đường sắt cao tốc, dài 6Km.

Kinh phí đầu tư dự kiến 515 tỷ đồng.

1.9. Đường tỉnh 535 (Vinh - Cửa Hội):

Điểm đầu tại Hưng Lộc (TP Vinh), điểm cuối tại Cửa Hội, chiều dài 11Km. Quy hoạch lộ giới rộng 45m, quy mô mặt cắt ngang gồm mặt đường 6 làn xe, giải phân cách giữa, đoạn qua khu dân cư có vỉa hè 2 bên.

Thời gian thực hiện 2010 - 2015.

Tổng mức đầu tư dự kiến 435 tỷ đồng.

1.10. Đường tỉnh 536 (Cửa Lò - Nam Cấm):

Điểm đầu tại Cửa Lò, điểm cuối tại Nam Cấm (giao QL1), chiều dài 7, 5Km. Quy hoạch lộ giới rộng 50m, quy mô mặt cắt ngang gồm mặt đường 6 làn xe, giải phân cách giữa, đoạn qua khu dân cư có vỉa hè 2 bên.

Thời gian thực hiện 2015 - 2020.

Tổng mức đầu tư dự kiến 255 tỷ đồng.

1.11. Đường bộ ven biển đoạn Nghi Sơn - Cửa Lò:

Điểm đầu tại Đông Hồi (giáp Nghi Sơn), điểm cuối tại Cửa Hội, chiều dài khoảng 84km. Quy hoạch toàn tuyến quy mô đường cấp 3, lộ giới rộng 52m.

Riêng đoạn đi qua phía Tây thị xã Cửa Lò là đường vành đai của thị xã, lộ giới rộng 64m, quy mô mặt cắt ngang gồm đường chính 6 làn xe, giải phân cách giữa, đường gom, giải phân cách ngoài và vỉa hè 2 bên; Đoạn qua Khu kinh tế Đông Nam, khu công nghiệp Đông Hồi và đô thị Hoàng Mai, lộ giới rộng 60m, quy mô mặt cắt ngang gồm đường chính 6 làn xe, đường gom, giải phân cách ngoài và vỉa hè 2 bên.

Tổng mức đầu tư dự kiến 3350 tỷ đồng.

- Giai đoạn từ năm 2010 – 2015: Đầu tư xây dựng các đoạn qua thị xã Cửa Lò, Khu kinh tế Đông Nam, Khu công nghiệp Đông Hồi, đô thị Hoàng Mai theo quy mô đường cấp 3. Các đoạn còn lại đầu tư xây dựng theo quy mô đường cấp 4.

Kinh phí đầu tư dự kiến 1.550 tỷ đồng.

- Giai đoạn từ năm 2015 – 2020: Đầu tư xây dựng theo quy hoạch và cầu Cửa Hội qua sông Lam.

Kinh phí đầu tư giai đoạn dự kiến 1800 tỷ đồng.

1.12. Đường nối từ Cửa Lò - Nam Cấm - Đường bộ cao tốc - Hoà Sơn (Đô Lương) - Tân Long (Tân Kỳ):

Điểm đầu tại Cửa Lò, điểm cuối tại Tân Long (Tân Kỳ), chiều dài tuyến khoảng 90Km. Quy hoạch đường theo quy mô mặt cắt ngang gồm 4 làn xe, trong đó đoạn Cửa Lò - Đường bộ cao tốc lộ giới rộng 56m, quy mô mặt cắt ngang gồm mặt đường 8 làn xe, giải phân cách giữa, vỉa hè 2 bên.

Tổng mức đầu tư dự kiến 2380 tỷ đồng.

- Giai đoạn từ năm 2009 - 2015 đầu tư xây dựng theo mặt cắt quy hoạch đoạn từ xã Nghi Hợp đến xã Nghi Thuận, dài khoảng 8km; Đoạn từ Nghi Thuận đến Đô Lương (giao QL7) theo quy mô đường cấp 3, dài khoảng 55km.

Kinh phí đầu tư 1280 tỷ đồng.

- Giai đoạn từ năm 2015 - 2020 đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch.

Kinh phí đầu tư 1100 tỷ đồng.

1.13. Đường tỉnh 534 đoạn từ QL46 đến QL7:

Điểm đầu giao QL46 tại Nghi Khánh (Nghi Lộc), điểm cuối giao QL7 tại Bảo Thành (Yên Thành), chiều dài 36, 5km. Quy hoạch nâng cấp đoạn từ QL46 đến QL7 quy mô các đoạn như sau:

- Đoạn từ QL46 đến QL1 dài 5,5Km, lộ giới rộng 52m, quy mô mặt cắt ngang gồm nền đường rộng 16m, mặt đường rộng 15m.

- Đoạn trùng với QL1 và QL1 tránh Vinh theo quy mô quy hoạch của các tuyến trên.

- Đoạn từ QL1 tránh Vinh đến QL7 dài 30Km, lộ giới rộng 52m, quy mô đường cấp 3.

Tổng mức đầu tư dự kiến 600 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ năm 2010 - 2015 đầu tư nâng cấp đoạn từ QL46 (chợ Sơn) – QL1 dài 5, 5Km theo quy mô quy hoạch; Đoạn từ QL1 tránh Vinh đến QL7 theo quy mô đường cấp 4.

Kinh phí đầu tư dự kiến 430 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ năm 2015 - 2020 đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch.

Kinh phí đầu tư dự kiến 170 tỷ đồng.

1.14. Đường nối từ Chợ Sơn – Ven Sông Lam: Điểm đầu nối với QL46 tại vị trí gần ngã tư chợ Sơn, điểm cuối giao với đường ven sông Lam, chiều dài tuyến khoảng 6km. Quy hoạch lộ giới rộng 65m, quy mô mặt cắt ngang gồm đường chính 8 làn xe, giải phân cách giữa, đường gom, giải phân cách ngoài và vỉa hè 2 bên.

Tổng mức đầu tư dự kiến 490 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ năm 2010 - 2015 đầu tư xây dựng theo quy mô đường cấp 4.

Kinh phí đầu tư dự kiến 130 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ năm 2015–2020 đầu tư xây dựng theo quy hoạch.2

Kinh phí đầu tư dự kiến 360 tỷ đồng.

1.15. Xây dựng cầu Bến Thuỷ II: Vị trí cách cầu cũ khoảng 800m về phía thượng lưu, nối QL1 tránh Vinh sang Hà Tĩnh. Thời gian thực hiện dự kiến 2009–2013. Tổng mức đầu tư dự kiến 1200 tỷ đồng.2

1.16. Đường Hưng Hoà - Hưng Lộc - Nghi Đức - Nghi Ân - Nghi Trường - Nghi Xá - Nghi Thiết - Nghi Quang:

Điểm đầu tại Hưng Hòa § (Vinh), điểm cuối tại Nghi Quang (Nghi Lộc), chiều dài tuyến khoảng 25km. Quy hoạch lộ giới rộng 45m, quy mô mặt cắt ngang gồm mặt đường 6 làn xe, giải phân cách giữa, đoạn qua khu dân cư có vỉa hè 2 bên.

Tổng mức đầu tư dự kiến 1500 tỷ đồng.

- Giai đoạn từ năm 2010 - 2015 đầu tư xây dựng đoạn tuyến từ Hưng Hoà đến giao với QL46, dài khoảng 9km, theo quy mô đường cấp 4.

Kinh phí đầu tư dự kiến 100 tỷ đồng.

- Giai đoạn từ năm 2015 - 2020 đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Kinh phí đầu tư dự kiến 1400 tỷ đồng.

1.17. Đường Nghi Thái - Nghi Vạn - Đô Lương:

Điểm đầu tại xã Nghi Thái § (Vinh), điểm cuối tại Thịnh Sơn (Đô Lương), chiều dài tuyến khoảng 60Km, quy hoạch quy mô các đoạn như sau:

- Đoạn từ Nghi Thái đến QL1 đoạn tránh Vinh dài khoảng 14Km, lộ giới rộng 52m, quy mô đường cấp 3; Đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

- Đoạn từ QL1 đoạn tránh Vinh đi Đô Lương dài khoảng 46Km, lộ giới rộng 25m, quy mô đường cấp 5; Đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Tổng mức đầu tư dự kiến 1300 tỷ đồng.

+ Giai đoạn từ năm 2010 - 2015 đầu tư xây dựng đoạn Nghi Thái - QL1 đoạn tránh Vinh theo quy mô đường cấp 4.

Kinh phí đầu tư dự kiến 90 tỷ đồng.K

+ Giai đoạn từ năm 2015 - 2020 đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Kinh phí đầu tư dự kiến 520 tỷ đồng.K

1.18. Xây dựng cầu Cửa Hội: Nối đường ven biển tỉnh Nghệ An với đường ven biển Hà Tĩnh. Thời gian thực hiện 2015 - 2020.

Tổng mức đầu tư dự kiến 1500 tỷ đồng.

2. Đường thủy:

2.1. Cảng Cửa Lò:

Xây dựng, nâng cấp Cảng đảm bảo cho các tàu tải trọng lớn có thể ra vào được, tăng năng suất bốc xếp của cảng, xây dựng thành cảng đầu mối của khu vực, phục vụ cho phát triển Khu Kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An và là một trong các cửa ngõ tiếp chuyển hàng quá cảnh cho Lào, Đông Bắc Thái Lan.

Xây dựng 3 khu bến, gồm: Khu bến hiện tại tiếp nhận tàu 1 vạn DWT; Khu bến phía Nam (nằm giữa đê phía Nam và Hòn Lèn Chu) tiếp nhận tàu đến 3 vạn DWT; Khu bến phía Bắc (nằm giữa Mũi Rồng và Mũi Gà) tiếp nhận tàu trên 5 vạn DWT, gắn liền với khu phi thuế quan thuộc Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An.

Tổng mức đầu tư 3000 tỷ đồng.

- Giai đoạn đến năm 2015: Tiếp tục xây dựng đê chắn sóng phía Bắc (giai đoạn 2) và đê chắn sóng phía Nam, nạo vét luồng vào cảng; Xây dựng bến số 5 và 6 đảm bảo tiếp nhận tàu 3 vạn DWT.

Kinh phí đầu tư 1000 tỷ đồng.

- Giai đoạn từ năm 2015 - 2020: Xây dựng bến mới đảm bảo tiếp nhận tàu trên 5 vạn DWT.

Kinh phí đầu tư 2000 tỷ đồng.

2.2. Cảng Cửa Hội:

Xây dựng cảng cá Cửa Hội đạt quy mô cảng cấp IV, khả năng tiếp nhận phương tiện đến 500 tấn, đảm bảo phục vụ cho trên 1000 tàu thuyền đánh cá ra vào thuận lợi.

Thời gian thực hiện 2010 - 2015.

Tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng.

2.3. Cảng Bến Thủy:

Nâng cấp cảng Bến Thuỷ hiện tại thành cảng du lịch, chuyển cảng than ra khỏi thành phố và cảng hàng hoá chuyển về xã Hưng Hòa (cách hạ lưu Cảng Bến Thuỷ hiện tại khoảng 3Km).

Tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng.

- Giai đoạn 1 đến năm 2015:

+ Chuyển cảng hàng hóa về xã Hưng Hòa, giai đoạn 1 đầu tư xây dựng cảng có công suất thông qua đạt 250.000 tấn /năm cho các cỡ tàu <1000 tấn.

+ Chuyển cảng than về phía Cửa Hội (cách Cửa Hội khoảng 6km) và nâng cấp cảng Bến Thủy hiện tại thành cảng du lịch.

Kinh phí đầu tư 200 tỷ đồng.K

- Giai đoạn 2015 - 2020 đầu tư xây dựng cảng hàng hóa Hưng Hòa đạt cảng cấpII.

Kinh phí đầu tư 100 tỷ đồng.

2.4. Tuyến đường thuỷ từ đảo Lan Châu ra đảo Ngư:

Giai đoạn đến năm 2011 đầu tư xây dựng nhà trạm, cảng khách du lịch, phao tiêu báo hiệu và phương tiện vận tải khách,…

Tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng.

3. Đường sắt:

3.1. Đường sắt cao tốc Bắc– Nam:

Xây dựng đoạn qua tỉnh Nghệ An, hướng tuyến đi về phía Tây đường sắt Bắc Nam, phía Tây hồ Xuân Dương và hồ ồ ?, phía Đông núi Mượu và phía Tây đường QL1 tránh Vinh. Quy hoạch Ga đường sắt cao tốc ở khu vực phía Tây đường tránh QL1, phía Bắc QL46, phía Đông của đường sắt cao tốc.

Thời gian thực hiện dự kiến năm 2012 - 2020.

3.2. Đường sắt Bắc– Nam:

Giai đoạn từ nay đến năm 2010: Lắp đặt đầy đủ hệ thống biển cảnh báo đường sắt, nâng cấp hệ thống đường ngang, chắn đường sắt, hệ thống thông tin tín hiệu, báo động khi có tàu đi qua,…

3.3. Quy hoạch ga Phủ Diễn, tuyến đường sắt xuống Cửa Lò, lên Đô Lương, Tân Kỳ phục vụ vận chuyển hàng hoá qua cảng Cửa Lò:

Tổng mức đầu tư dự kiến 3600 tỷ đồng.

Giai đoạn từ năm 2010 - 2015: Chuyển Ga Si về Ga Diễn Châu, chuyển Ga Quán Hành ra khỏi thị trấn Quán Hành.

Kinh phí đầu tư dự kiến 100 tỷ đồng.K

Giai đoạn từ năm 2015 - 2025: Tách Ga hàng hoá ra khỏi Ga Vinh hiện nay, xây dựng Ga hàng hoá tại Diễn Châu; Xây dựng tuyến từ Ga Mỹ Lý (hoặc Nam Cấm) xuống cảng Cửa Lò dài khoảng 12km và tuyến từ Ga Diễn Châu lên Tân Kỳ dài khoảng 74km.

Kinh phí đầu tư dự kiến 3500 tỷ đồng.

4. Cảng hàng không Vinh:

Nâng cấp, đầu tư xây dựng cảng hàng không Vinh theo quy hoạch Tổng thể đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 06/QĐ-BGTVT ngày 03/01/2006 (giai đoạn đến 2015 và định hướng đến 2025) đạt cấp cảng hàng không 4C (theo ICAO) và sân bay quân sự cấp 2.

Tổng mức đầu tư khoảng 900 tỷ đồng.

- Giai đoạn từ nay đến 2010:

Hoàn thành đầu tư xây dựng đường trục vào cảng hàng khôngH, hệ thống đèn tín hiệu phục vụ bay đêm, hệ thống thiết bị hạ cánh tự động (ILS), mở rộng sân đỗ ôtô, sân đỗ máy bay, hệ thống hàng rào xung quanh sân bay,…

Kinh phí đầu tư dự kiến 300 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2010 - 2015: Nâng cấp hệ thống đường lăn, kéo dài đường băng về phía Bắc, … Xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch.

Kinh phí đầu tư dự kiến 600 tỷ đồng

Tổng kinh phí đầu tư­ xây dựng hạ tầng giao thông thiết yếu cho thị xã Cửa Lò đến năm 2020 là 24, 721 tỷ đồng.

Đơn vị: Tỷ đồng

TT

Nhu cầu vốn

Nguồn vốn (dự kiến)

Địa phương

Trung ương

Trái phiếu Chính phủ

BT

Vốn khác

Tổng cộng

1

Giai đoạn đến 2010

73

559

548

28

 

1,208

2

Giai đoạn từ 2010 - 2015

817

3,760

3,568

391

1,287

9,822

3

Giai đoạn từ 2015 - 2020

1,890

7,060

2,375

172

2,195

13,692

Tổng cộng

2,780

11,379

6,490

590

3,482

24,721

Ghi chú: Tổng kinh phí trên không bao gồm kinh phí đầu tư tuyến đường bộ cao tốc và đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

Để thực hiện được mục tiêu đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông thiết yếu cho thị xã Cửa Lò hội đủ các tiêu chí của đô thị du lịch đến năm 2020, khu vực Vinh - Cửa Lò là đầu mối giao thông, cửa ra vào quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, cả nước và quốc tế, cần có những giải pháp cụ thể và đồng bộ như sau:

1. Về quy hoạch:

- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông phù hợp với quy hoạch chung của thị xã và phát triển giao thông đối ngoại.

- Cắm mốc lộ giới theo quy hoạch ngoài thực địa; Tổ chức quản lý hành lang giao thông để không xảy ra vi phạm, lấn chiếm.

- Khi xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu thương mại, dịch vụ phải xây dựng hệ thống đường gom trước khi nối vào đường quốc lộ, tỉnh lộ.

- Các cấp, các ngành liên quan đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật (như cấp thoát nước, thông tin liên lạc, điện lực...) cần phải có quy hoạch cụ thể trên cơ sở hạ tầng giao thông thiết yếu của thị xã Cửa Lò để phối hợp thực hiện, tránh tình trạng đầu tư không đồng bộ, kém hiệu quả và gây lãng phí.

2. Về nguồn vốn đầu tư:

- Ưu tiên tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho các dự án giao thông quan trọng, cấp thiết.

- Tăng cường thu hút đầu tư từ nhiều nguồn, kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nhiệp bỏ vốn xây dựng hạ tầng giao thông, thực hiện đầu tư bằng các hình thức BT, BOT, và các nguồn hợp pháp khác...huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; lồng ghép các chương trình, mục tiêu để phát triển hạ tầng giao thông.

- Đề nghị Trung ương ưu tiên bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn ODA... để đầu tư cho các dự án giao thông trọng điểm, kinh phí đầu tư lớn.

- Đề nghị Chính phủ cho Nghệ An phát hành trái phiếu công trình xây dựng hạ tầng giao thông...

3. Về cơ chế chính sách:

Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi, tạo môi trường đầu tư thuận lợi như cam kết tỉnh hỗ trợ GPMB, hỗ trợ lãi suất chậm trả...

4. Về quản lý:

- Tập trung chỉ đạo, có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, chính quyền các cấp trong công tác GPMB, đẩy nhanh tiến độ dự án;

- Nâng cao năng lực quản lý, đảm bảo chất lượng công trình; có các biện pháp hữu hiệu để chống thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản;

- Ban hành các quy định về quản lý vận hành, khai thác sử dụng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cấp, các ngành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các dự án có trong đề án (cụ thể có bảng phụ lục kèm theo). Sở Giao thông vận tải theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện đề án.

2. Các ngành, các huyện, các cơ quan liên quan theo phân cấp quản lý các tuyến đường, tiến hành việc cắm mốc lộ giới và biển mặt cắt ngang quy hoạch, xong trong năm 2010. Tổ chức tốt việc quản lý hành lang giao thông, không để lấn chiếm vi phạm, việc đấu nối vào các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ phải theo quy hoạch được duyệt và theo các quy định của Nghị định và hướng dẫn về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, đơn vị chủ trì thực hiện dự án tham mưu bố trí vốn thực hiện đề án.

4. Căn cứ vào Đề án phát triển hạ tầng giao thông thiết yếu cho thị xã Cửa Lò, giai đoạn đến năm 2020 được phê duyệt các ngành, các huyện điều chỉnh các quy hoạch của ngành, huyện mình quản lý cho phù hợp, đồng bộ, tránh chồng chéo.

5. Những nội dung trong các đề án về phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn đã ban hành trái với nội dung trong đề án này thì được thay thế bằng nội dung trong Đề án phát triển hạ tầng giao thông thiết yếu thị xã Cửa Lò giai đoạn đến năm 2020. /.

 

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG THIẾT YẾU THỊ XÃ CỬA LÒGIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Danh mục công trình

Quy mô

Tổng mức đầu tư

Nhu cầu vốn đến 2010

Nhu cầu vốn 2010 - 2015

Nhu cầu vốn 2015 - 2020

Dự kiến nguồn vốn

 

 

I

ĐƯỜNG BỘ

 

20.515

735

8.830

10.190

 

 

1

Quốc lộ 1

Đường ô tô cấp II & đô thị

2.200

 

1.730

470

Vốn TPCP

 

2

Đường gom phía Đông đường sắt Bắc Nam (Nam Cấm - Vinh)

Đường ô tô cấp IV

290

 

290

 

TW+NSĐP

 

3

Quốc lộ 1 tránh Vinh

Đường ô tô cấp II & đô thị

1.050

 

100

950

TPCP + Vốn khác

 

4

Đường bộ cao tốc Hà Nội - Vinh

Cao tốc

Kinh phí xây dựng đường bộ cao tốc không tính vào KH này

 

5

Quốc lộ 46 đoạn Cửa Lò - Nam Đàn

Đường ô tô cấp II & đô thị

850

 

620

230

Vốn TW

 

6

Quốc lộ 46 tránh Vinh

Đường ô tô cấp II & đô thị

690

30

160

430

Vốn TW

 

7

Đường ven sông Lam

Đường ô tô cấp III & đô thị

690

200

 

490

TPCP+NSĐP

 

8

Đường Trung tâm Vinh - Cửa Lò

Đường đô thị

1.735

75

1.145

515

Vốn TW +BT

 

9

Đường tỉnh 535

Đường ô tô cấp II & đô thị

435

 

435

 

NSĐP + Vốn khác

 

10

Đường tỉnh 536

Đường ô tô cấp II & đô thị

255

 

 

255

Vốn khác +BT

 

11

Đường bộ ven biển đoạn Nghi Sơn - Cửa Lò

Đường ô tô cấp III & đô thị

3.350

 

1.550

1.800

Vốn TW + Vốn khác

 

12

Đường Cửa Lò - Nam Cấm - đường bộ cao tốc - Đô Lương - Tân Kỳ

Đường ô tô cấp II & đô thị

2.380

130

1.150

1.100

TPCP+NSĐP

 

13

Đường TL 534 - đoạn từ QL46 đến QL7

Đường ô tô cấp III & đô thị

600

 

430

170

NSĐP + Vốn khác

 

14

Đường Chợ Sơn - Ven sông Lam

Đường đô thị

490

 

130

360

NSĐP + Vốn khác

 

15

Dự án cầu Bến Thuỷ II

 

1.200

300

900

 

TPCP

 

16

Đường H­ng Hoà - Nghi Quang

Đường ô tô cấp II & đô thị

1.500

 

100

1.400

NSĐP + Vốn khác

 

17

Đường Nghi Thái - Nghi Vạn - Đô Lương

Đường ô tô cấp V, III và đường đô thị

1.300

 

90

520

NSĐP + Vốn khác

 

18

Dự án cầu Cửa Hội

 

1.500

 

 

1.500

Vốn TW

 

II

ĐƯỜNG THỦY

 

3.460

255

1.055

2.100

 

 

1

Cảng Cửa Lò

 

3.000

200

800

2.000

Vốn TW

 

2

Cảng Cửa Hội

 

100

 

100

 

Vốn TW + Vốn khác

 

3

Cảng Bến Thuỷ

 

300

40

110

100

NSĐP + TW

 

4

Tuyến vận tải thuỷ từ đảo Lan Châu - đảo Ngư

 

60

15

45

 

TW+NSĐP +BT

 

III

ĐƯỜNG SẮT

 

3.600

0

100

2.000

 

 

1

Đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh

Cao tốc

Kinh phí xây dựng đường sắt cao tốc không tính vào KH này

 

2

Tách ga hàng hoá ra khỏi ga hành khách Vinh; Xây dựng tuyến đường sắt Quán Hành - Cửa Lò và tuyến Đô Lương - Quán Hành

 

3.600

 

100

2.000

Vốn TW + Vốn khác

 

IV

CẢNG HÀNG KHÔNG VINH

Cấp 4C, sân bay quân sự cấp 2

900

300

600

 

Vốn TW

 

TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN

1.208

9.822

13.947

 

 

TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG THIẾT YẾU THỊ XÃ CỬA LÒ ĐẾN NĂM 2020 LÀ: 24.976 TỶ ĐỒNG

Trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách địa phương: 2.780 tỷ đồng

- Nguồn vốn Trung ương:  11.379 tỷ đồng

- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ: 6.490 tỷ đồng

- Nguồn vốn BT:  675 tỷ đồng

- Nguồn vốn hợp pháp khác: 3.652 tỷ đồng

Ghi chú: Tổng kinh phí trên không bao gồm kinh phí đầu tư tuyến đường bộ cao tốc và đường sắt cao tốc.

 

PHÂN CÔNG CHỦ TRÌ THỰC HIỆN VÀ THAM MƯU CHO TỈNH KÊU GỌI ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN CÓ TRONG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG THIẾT YẾU THỊ XÃ CỬA LÒ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

TT

Danh mục công trình

Quy mô

Tổng mức đầu tư

Phân công nhiệm vụ chủ trì

Ghi chú

I

ĐƯỜNG BỘ

 

 

 

 

1

Quốc lộ 1 đoạn Diễn Châu - Quán Bánh

Đường ô tô cấp II & đô thị

2.200

Sở GTVT chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi Trung ương đầu tư

 

2

Đường gom phía Đông đường sắt Bắc Nam (Nam Cấm - Vinh)

Đường ô tô cấp IV

290

Sở GTVT chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi đầu tư

 

3

Quốc lộ 1 tránh Vinh

Đường ô tô cấp II & đô thị

1.050

Sở GTVT tham mưu cho tỉnh kêu gọi Trung ương đầu tư

 

4

Đường bộ cao tốc Hà Nội - Vinh

Cao tốc

 

Sở GTVT tham mưu cho tỉnh kêu gọi Trung ương đầu tư

Cục đường bộ làm chủ đầu tư

5

Quốc lộ 46 đoạn Cửa Lò - Nam Đàn

Đường ô tô cấp II & đô thị

850

Sở GTVT tham mưu cho tỉnh kêu gọi Trung ương đầu tư

 

6

Quốc lộ 46 tránh Vinh

Đường ô tô cấp II & đô thị

690

Sở GTVT chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi Trung ương đầu tư

 

7

Đường ven Sông Lam

Đường ô tô cấp II & đô thị

690

Sở GTVT chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi đầu tư

 

8

Đường trung tâm Vinh - Cửa Lò

Đường đô thị

1.735

Sở Xây dựng và Sở GTVT tham mưu cho tỉnh thu hút vốn đầu tư

 

9

Đường tỉnh 535

Đường ô tô cấp II & đô thị

435

Sở GTVT chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi đầu t ư

 

10

Đường tỉnh 536

Đường ô tô cấp II & đô thị

255

Khu Kinh tế Đông Nam chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi đầu tư

 

11

Đường bộ ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò

Đường ô tô cấp III & đô thị

3.350

Sở GTVT chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi Trung ương đầu tư

 

12

Đường Cửa Lò - Nam Cấm - đường bộ cao tốc - Đô Lương - Tân Kỳ

Đường ô tô cấp II & đô thị

2.380

Ban QL Khu kinh tế Đông Nam chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi đầu tư

 

13

Đường TL 534 - đoạn từ QL46 đến QL7

Đường ô tô cấp III & đô thị

600

Sở GTVT chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi đầu t ư

 

14

Đường Chợ Sơn - Ven sông Lam

Đường đô thị

490

Thị xã Cửa Lò chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi đầu tư

 

15

Dự án cầu Bến Thuỷ II

 

1.200

Đường ô tô cấp II & đô thị

Cục đường bộ làm chủ đầu tư

16

Đường Hưng Hoà - Nghi Quang

Đường ô tô cấp II & đô thị

1.500

TPVinh, huyện Nghi Lộc chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi đầu tư

 

17

Đường Nghi Thái - Nghi Vạn - Đô Lương

Đường ô tô cấp V, III và đường đô thị

1.300

Huyện Nghi Lộc, Đô Lương chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi đầu tư

 

18

Dự án cầu Cửa Hội

 

1.500

Sở GTVT chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi Trung ương đầu t ư

Cục đường bộ làm chủ đầu tư

II

ĐƯỜNG THUỶ

 

3.460

 

 

1

Cảng Cửa Lò

 

3.000

Sở GTVT Sở GTVT chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi Trung ương đầu tư

Cục Hàng hải làm chủ đầu tư

2

Cảng Cửa Hội

 

100

Sở Nông nghiệp và PTNT Sở GTVT chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi đầu tư

 

3

Cảng Bến Thuỷ

 

300

Cảng Nghệ Tĩnh tham mưu cho tỉnh kêu gọi Trung ương đầu tư

 

4

Tuyến vận tải từ đảo Lan Châu - Đảo ngư

 

60

Thị xã Cửa Lò chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi đầu tư

 

III

ĐƯỜNG SẮT

 

3.600

 

Không bao gồm kinh phí đầu tư tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam

1

Đường sắt cao tốc Hà Nội - TP Hồ Chí Minh

Cao tốc

 

Sở GTVT chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi Trung ương đầu tư

Cục đường sắt làm chủ đàu tư

2

Tách ga hàng hoá ra khỏi ga hành khách Vinh; Xây dựng tuyến đường sắt Quán Hành - Cửa Lò và tuyến Đô Lương - Quán Hành

 

3.600

Sở GTVT chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi đầu tư

 

IV

CẢNG HÀNG KHÔNG VINH

Cấp 4C, sân bay quân sự cấp 2

900

Sở GTVT chủ trì, tham mưu cho tỉnh kêu gọi Trung ương đầu tư

Cụm cảng hàng không Miền Bắc làm chủ đầu tư