Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 891/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 13 tháng 04 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG TIẾP NHẬN VÀO NUÔI DƯỠNG TẬP TRUNG TẠI TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;

Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Nghị định 103/2017/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở Bảo trợ Xã hội; Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ban hành Chương trình phát triển công tác xã hộị giai đoạn 2021 -2030;

Căn cứ Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, định mức nhân viên và quy trình, tiêu chuẩn trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội; Thông tư số 02/2018/TT-BLĐTBXH ngày 27/4/2018 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ trợ giúp xã hội;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - TB&XH tại Tờ trình số 43/TTr - SLĐTBXH ngày 31tháng 03 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án mở rộng đối tượng được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

(Chi tiết tại Đề án số 03/ĐA-SLĐTBXH ngày 31/03/2021 của Sở Lao động-TB&XH kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án theo các nội dung sau:

a) Xây dựng kế hoạch triển khai, giao chỉ tiêu tiếp nhận, chăm sóc, quản lý đối tượng cho Trung tâm Công tác xã hội; Trực tiếp theo dõi, kiểm tra, giám sát, việc triển khai Đề án và định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo kết quả hoạt động với UBND tỉnh, Bộ Lao động - TB&XH;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại Trung tâm nuôi dưỡng &PHCN Người tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc theo đúng quy định. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc vận hành và quản lý mô hình theo Đề án, đảm bảo đúng theo quy định pháp luật.

c) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phốphổ biến, tuyên truyền, trao đổi tổ chức thực hiện Đề án đến các phường, xã, thị trấntrên địa bàn để tổ chức thực hiện.

d) Đánh giá hoạt động của Đề án, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đề án, điều chỉnh chính sách trợ giúp đối với các nhóm đối tượng của đề án.

e) Hàng năm, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan chức năng hướng dẫn Trung tâm Công tác xã hội xây dựng dự toán kinh phí, đảm bảo đủ kinh phí cho các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý đối tượng và khấu hao tài sản để đầu tư, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất; báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục theo quy định.

2. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - TB&XH và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí cơ cấu, tiêu chuẩn, định mức viên chức chăm sóc trực tiếp đối tượng tại Trung tâm Công tác xã hội theo Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 29/12/2017 của Bộ Lao động - TB&XH.

3. Sở Tài chính:

- Chủ trì , phối hợp với Sở Lao động – TB&XH xem xét, thẩm định, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí hoạt động theo nội dung Đề án; Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

- Vận động, kết nối nguồn lực tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc hỗ trợ Đề án hoạt động có hiệu quả.

4. Sở Kế hoạch - Đầu tư: Vận động, kết nối nguồn lực tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, tăng cương hợp tác quốc tế trong việc hỗ trợ Đề án hoạt động có hiệu quả.

5. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - TB&XH Hướng dẫn cơ quan thực hiện Đề án xây dựng quy trình kết nối điều trị, khám chuẩn đoán, sàng lọc và phục hồi chức năng thích hợp với từng đối tượng, chăm sóc và điều dưỡng tổng thể.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc: Vận động các tổ chức thành viên và quần chúng nhân dân tham gia trợ giúp và phục hồi chức năng cho các đối tượng yếu thế tại cộng đồng.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn cấp xã, phường, thị trấn chủ động thực hiện việc rà soát phát hiện các nhóm đối tượng theo đề án, lập thủ tục và đề nghị tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm Công tác xã hội; Phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội tiếp tục quản lý, theo dõi đối với các đối tượng khi trở về cộng đồng.

Xây dựng chương trình, thực hiện Kế hoạch trợ giúp xã hội; Chỉ đạo, triển khai các nội dụng, giải pháp của Kế hoạch trên địa bàn các xã, phường, thị trấn.

Định kỳ hàng qúy báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh qua cơ quan thường trực Sở Lao động - TB&XH Vĩnh Phúc.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - TB&XH, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
 KT. CHỦ TỊCH
 PHÓ CHỦ TỊCH




 Vũ Việt Văn