TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 883/QĐ-TLĐ | Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2009 |
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Căn cứ Đề án số 1172 /ĐA-TLĐ ngày 16/7/2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc TLĐ;
- Theo đề nghị của Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, chức năng, nhiệm vụ cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định số 293/QĐ-TLĐ, ngày 22/02/2001 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 3. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và các ban của Tổng Liên đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CƠ QUAN LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ, CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG ƯƠNG, CÔNG ĐOÀN TỔNG CÔNG TY TRỰC THUỘC TỔNG LIÊN ĐOÀN
(ban hành kềm theo Quyết định số 883QĐ-TLĐ ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam )
1. Căn cứ phân loại: Căn cứ địa giới hành chính, đơn vị theo quy định của Chính phủ đối với các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố và phạm vi hoạt động đối với công đoàn ngành TW, công đoàn tổng công ty trực thuộc TLĐ. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW theo quy định Điều lệ Công đoàn Việt Nam và khả năng tài chính của tổ chức Công đoàn.
2. Tiêu chí phân loại: Được xác định trên cơ sở phạm vi hoạt động, đầu mối chỉ đạo trực tiếp, số lượng đoàn viên công đoàn quản lý trực tiếp theo phân cấp và có tính đến dự báo tình hình phát triển của tổ chức Công đoàn đến sau Đại hội XI Công đoàn Việt Nam.
Điều 2. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố có 4 loại như sau:
1. Loại đặc biệt: Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh.
2. Loại 1: có từ 100.000 đoàn viên trở lên hoặc từ 1.800 công đoàn cơ sở trở lên.
3. Loại 2: có từ 50.000 đoàn viên đến dưới 100.000 đoàn viên hoặc từ 1.000 CĐCS đến dưới 1.800 CĐCS.
4. Loại 3: có dưới 50.000 đoàn viên và dưới 1.000 CĐCS.
Điều 3. Công đoàn ngành trung ương gồm có 3 loại như sau:
1. Loại 1: có từ 100.000 đoàn viên hoặc từ 500 công đoàn cơ sở trở lên.
2. Loại 2: có từ 50.000 đoàn viên đến dưới 100.000 đoàn viên hoặc từ 50 CĐCS đến dưới 500 CĐCS.
3. Loại 3: có dưới 50.000 đoàn viên và dưới 50 CĐCS.
Điều 4. Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn gồm có 2 loại như sau:
1. Loại 2: có từ 50.000 đoàn viên hoặc từ 50 CĐCS trở lên.
2. Loại 3: có dưới 50.000 đoàn viên và dưới 50 CĐCS.
1. Chức năng.
Là cơ quan tham mưu của ban chấp hành, ban thường vụ về các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch công tác của Công đoàn phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Tổng Liên đoàn và chức năng của tổ chức Công đoàn; giúp ban chấp hành, ban thường vụ hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn.
2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu nắm vững chủ trương, Nghị quyết của Tổng Liên đoàn, của ban chấp hành, ban thường vụ; các chính sách, chế độ của Nhà nước có liên quan đến nhiệm vụ của Công đoàn. Đề xuất với ban thường vụ về chủ trương và kế hoạch chỉ đạo thực hiện. Chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thuộc chuyên đề theo yêu cầu của Ban Thường vụ.
- Giúp ban thường vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chủ trương công tác đã được ban thường vụ, ban chấp hành thông qua. Đề nghị khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích.
- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác công đoàn và theo dõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, các chỉ thị, nghị quyết của ban chấp hành.
Điều 6. Ban Chính sách - Pháp luật.
1. Chức năng:
Nghiên cứu, tham mưu giúp ban chấp hành, ban thường vụ tham gia, đề xuất với cấp uỷ đảng, cơ quan Nhà nước những nội dung có liên quan đến thực thi pháp luật, chính sách kinh tế- xã hội; tham gia xây dựng pháp luật về lao động và Công đoàn, chế độ, chính sách đối với CNVCLĐ; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước trong CNVCLĐ. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Tổ chức chỉ đạo công tác BHLĐ. Hướng dẫn, chỉ đạo và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của tổ chức Công đoàn. Hướng dẫn các hoạt động trợ giúp pháp lý, dạy nghề, giới thiệu việc làm, các hoạt động xã hội của công đoàn.
2. Nhiệm vụ:
- Đề xuất các vấn đề về cơ chế quản lý kinh tế, xã hội, chính sách lao động, việc làm, tiền lương, tiền công, thu nhập, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở và các chính sách xã hội có liên quan đến CNVCLĐ.
- Nghiên cứu, đề xuất nội dung tham gia xây dựng pháp luật và văn bản pháp luật có liên quan đến CNVCLĐ và Công đoàn theo yêu cầu của Tổng Liên đoàn.
- Theo dõi, hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động hội nghị cán bộ công chức, đại hội công nhân viên chức, hội nghị người lao động; tổ chức và hoạt động thanh tra nhân dân.
- Chủ trì và phối hợp với các ban thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo quy định của Nhà nước. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ và các cấp công đoàn.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động, luật Công đoàn và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến CNVCLĐ. Theo dõi, hướng dẫn các cấp công đoàn thực hiện kiểm tra, giám sát thi hành chính sách, pháp luật về lao động, Luật Công đoàn. Chỉ đạo các cấp công đoàn tham gia các đoàn điều tra tai nạn lao động. Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bảo hộ lao động và chỉ đạo phong trào quần chúng trong công tác bảo hộ lao động.
- Hướng dẫn và thực hiện công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật về lao động, Luật Công đoàn; về hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm, hoạt động quỹ vay vốn giải quyết việc làm. Phối hợp với Ban Tổ chức tham mưu giúp ban thường vụ về thành lập, nâng cấp, sáp nhập, giải thể các đơn vị có liên quan đến dạy nghề, giới thiệu việc làm, tư vấn pháp luật, hoạt động xã hội từ thiện.
- Theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo các cấp công đoàn trong việc giải quyết tranh chấp lao động, đình công, của tập thể người lao động; hướng dẫn việc thực hiện vai trò tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi người lao động trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp…
- Theo dõi, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện cơ chế đối thoại, hợp tác tại nơi làm việc; thương lượng tập thể và đối thoại xã hội ở các cấp công đoàn; theo dõi vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
1. Chức năng: Nghiên cứu, tham mưu giúp ban chấp hành, ban thường vụ về công tác vận động nữ CNVCLĐ; chính sách, pháp luật có liên quan đến nữ CNVCLĐ; những vấn đề về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn; công tác cán bộ nữ và vì sự tiến bộ của nữ CNVCLĐ.
2.Nhiệm vụ:
- Đề xuất chủ chương về công tác vận động, giáo dục nữ CNVCLĐ.
- Tham mưu, đề xuất các hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ, cán bộ nữ; các vấn đề về công tác gia đình, về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới; công tác bảo vệ, chăm sóc bà mẹ-trẻ em và công tác dân số/SKSS/KHHGĐ.
- Phối hợp với các ban, đơn vị, các tổ chức và cơ quan liên quan đề xuất, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, luật pháp đối với lao động nữ, trẻ em.
- Theo dõi, hướng dẫn hoạt động chuyên đề nữ công của công đoàn các cấp. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác nữ công. Chủ động phối hợp với các ban triển khai, sơ kết, tổng kết những chuyên đề công tác về nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công. Tổng hợp tình hình nữ CNVCLĐ và hoạt động nữ công báo cáo ban thường vụ và Tổng Liên đoàn.
1. Chức năng:
Tham mưu và giúp ban chấp hành, ban thường vụ quản lý tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế và đầu tư xây dựng cơ bản của Công đoàn theo quy định của pháp luật. Giúp ban chấp hành, ban thường vụ ban hành các quy định, hướng dẫn về thu, phân phối, sử dụng, quản lý ngân sách Công đoàn.
2. Nhiệm vụ:
- Chỉ đạo và hướng dẫn các công đoàn cấp dưới, các đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách hàng năm; xét duyệt và tổng hợp dự toán hàng năm, quyết toán hàng quý và cả năm, báo cáo Ban Thường vụ trước khi gửi về Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Thực hiện công tác kế toán, thống kê, tổng hợp tình hình thu, chi và quản lý tài chính, tài sản theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Thực hiện chức năng giám đốc tài chính, thông qua công tác tài chính giúp ban thường vụ chỉ đạo thực hiện các mặt công tác khác của công đoàn.
- Tổ chức kiểm tra tài chính, tài sản các công đoàn cấp dưới, các đơn vị trực thuộc, bảo đảm thu, chi và quản lý tốt tài chính, tài sản công đoàn.
- Đề xuất kế hoạch tổ chức việc làm kinh tế của công đoàn; hướng dẫn các cấp công đoàn làm kinh tế công đoàn.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tài chính các cấp công đoàn và các đơn vị trực thuộc.
1. Chức năng:
Nghiên cứu, tham mưu, giúp ban chấp hành, ban thường vụ phát triển đoàn viên; xây dựng hệ thống tổ chức, đội ngũ cán bộ công đoàn; hướng dẫn và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ công đoàn.
2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các đề án về tổ chức bộ máy, cán bộ công đoàn các cấp. Nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng đội ngũ cán bộ, chính sách cán bộ, đào tạo cán bộ; chương trình, kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, xây dựng CĐCS và nghiệp đoàn vững mạnh.
- Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phối hợp với ủy ban Kiểm tra thực hiện kiểm tra thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của ban chấp hành, ban thường vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo cán bộ; tổ chức đại hội công đoàn các cấp; phát triển đoàn viên; thành lập CĐCS; xây dựng CĐCS vững mạnh; cấp phát và hướng dẫn sử dụng thẻ đoàn viên. Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ.
- Thẩm định và trình ban thường vụ các đề án về tổ chức, cán bộ, nhân sự dự kiến đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Thẩm tra, xác minh đối với cán bộ công đoàn khi có yêu cầu.
- Thực hiện nhiệm vụ do ban thường vụ uỷ quyền: Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế các ban, các cấp công đoàn và các đơn vị trực thuộc; dự thảo các quyết định của ban thường vụ về thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp của công đoàn. Quản lý cán bộ theo phân cấp của cấp uỷ và ban thường vụ, bao gồm các công việc: Quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, bố trí, phân công, điều động cán bộ; nhận xét, đánh giá cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ; thực hiện chính sách cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ và công tác văn phòng Đảng đoàn; dự thảo các quyết định của ban thường vụ về công tác cán bộ; Quản lý công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Sơ kết, tổng kết công tác phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh, công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo cán bộ.
- Giúp ban thường vụ xét duyệt, đề nghị Tổng Liên đoàn tặng thưởng kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn cho cán bộ, đoàn viên. Phối hợp với Ban Chính sách-Pháp luật xét duyệt khen thưởng và đề nghị Tổng Liên đoàn khen thưởng các đơn vị trong tổ chức Công đoàn.
1. Chức năng:
Nghiên cứu, tham mưu giúp ban chấp hành, ban thường vụ trong lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ; tham mưu, hướng dẫn triển khai công tác tuyên giáo công đoàn.
2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, hướng dẫn nội dung, biện pháp tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Công đoàn, công tác phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội trong CNVCLĐ.
- Nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp đặc điểm, điều kiện của CNVCLĐ trong các thành phần kinh tế; nắm bắt tình hình tư tưởng, nguyện vọng của CNVCLĐ; bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.
- Giúp ban thường vụ theo dõi, kiểm tra, định hướng hoạt động và quản lý nội dung báo, tạp chí, bản tin công đoàn; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn.
- Tham mưu, hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, doanh nghiệp văn hoá; xây dựng nội dung, hướng dẫn các cấp công đoàn quản lý nhà văn hoá và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao trong CNVCLĐ.
- Hướng dẫn các cấp công đoàn tham gia tổ chức việc học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho CNVCLĐ.
- Tổ chức tổng kết thực tiễn về hoạt động tuyên giáo Công đoàn; tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ.
1. Chức năng: Tham mưu, giúp việc ban chấp hành, ban thường vụ trong lãnh đạo, điều hành, chỉ đạo hoạt động công đoàn các cấp và cơ quan. Tham mưu về tình hình CNVCLĐ và công tác công đoàn. Trực tiếp quản tài sản và phối hợp với các ban đảm bảo phục vụ các hoạt động tại cơ quan. Là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo.
2. Nhiệm vụ:
- Giúp ban chấp hành, ban thường vụ xây dựng, tổ chức thực quy chế làm việc và chương trình công tác. Là đầu mối phối hợp, điều hoà chương trình công tác của chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên ban thường vụ để thực hiện quy chế làm việc và chương trình công tác của ban thường vụ.
- Quản lý các văn bản và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của các văn bản do ban chấp hành, ban thường vụ ban hành. Tiếp nhận, phát hành, lưu trữ công văn, tài liệu.
- Tổ chức công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của thường trực và ban thường vụ. Theo dõi, đôn đốc các cấp công đoàn thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
- Tham gia phối hợp với các ban, đơn vị hữu quan nghiên cứu, tổng hợp tình hình CNVCLĐ; đề xuất một số chủ trương công tác đối với CNVCLĐ và Công đoàn. Chủ trì hoặc phối hợp cùng các ban tham gia xây dựng các văn bản và một số đề án do ban thường vụ giao. Theo dõi, đánh giá, tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương của ban chấp hành, ban thường vụ. Phối hợp với các ban, đơn vị giúp ban thường vụ chỉ đạo kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, quyết định các chuyên đề công tác của ban chấp hành, ban thường vụ.
- Bảo đảm điều kiện vật chất phục vụ hoạt động của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực. Bố trí phương tiện, nơi làm việc cho các ban, đón tiếp khách đến làm việc. Tổ chức phục vụ các hội nghị, quản lý tài sản, đảm bảo trật tự, trị an trong cơ quan. Giúp thủ trưởng cơ quan cùng với công đoàn cơ quan tổ chức sơ kết, tổng kết, hội nghị dân chủ cơ quan.
Điều 12. Văn phòng Uỷ ban Kiểm tra.
1. Chức năng: Giúp Uỷ ban Kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Quy chế hoạt động của uỷ ban kiểm tra do ban chấp hành thông qua. Chủ trì phối hợp với các ban và cùng các cơ quan liên quan giải quyết đơn thư khiếu tố của CNVCLĐ. Theo dõi, hướng dẫn việc giải quyết đơn thư khiếu tố của các cấp công đoàn.
2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban kiểm tra theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; quy chế hoạt động của uỷ ban kiểm tra.
- Theo dõi, hưỡng dẫn chỉ đạo, kiểm tra uỷ ban kiểm tra công đoàn cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động định kỳ của uỷ ban kiểm tra và chuẩn bị nội dung các kỳ họp uỷ ban kiểm tra.
- Tổng hợp xây dựng báo cáo hoạt động và đề xuất chương trình công tác của uỷ ban kiểm tra trong các kỳ họp thường kỳ ban chấp hành.
- Chủ động phối hợp với các ban giải quyết đơn thư khiếu tố và các công việc khác có liên quan; tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi các quy định có liên quan đến công tác kiểm tra.
- Giúp uỷ ban kiểm tra triển khai việc kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của Công đoàn cấp mình và cấp dưới.
- Giúp uỷ ban kiểm tra đề xuất, kiến nghị với ban chấp hành, ban thường vụ và các đơn vị được kiểm tra những vấn đề có liên quan đến hoạt động kiểm tra.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra. Tổng kết thực tiễn hoạt động uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp.
1. Cơ cấu tổ chức và tên gọi các ban theo mô hình 3 ban như sau :
a. Văn phòng: Chức năng nhiệm vụ thực hiện theo Điều 11 của Quy định này.
b. Ban Công tác cơ sở: Chức năng nhiệm vụ thực hiện theo Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10.
c. Văn phòng Uỷ ban Kiểm tra: Chức năng nhiệm vụ thực hiện theo Điều 12.
2. Cơ cấu tổ chức và tên gọi các ban theo mô hình 4 ban như sau :
a. Văn phòng: Chức năng nhiệm vụ thực hiện theo Điều 11.
b. Ban Công tác cơ sở: Chức năng nhiệm vụ thực hiện theo Điều 6, Điều 7, Điều 9 và Điều 10.
c. Ban Tài chính: Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Điều 8.
d. Văn phòng Uỷ ban Kiểm tra: Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Điều 12.
3. Cơ cấu tổ chức và tên gọi các ban theo mô hình 5 ban như sau :
a. Văn phòng: Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Điều 11.
b. Ban Công tác cơ sở: Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Điều 6, Điều 9.
c. Ban Tuyên giáo và Nữ công: Chức năng nhiệm vụ thực hiện theo Điều 7, Điều 8.
d. Ban Tài chính: Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Điều 8.
e. Văn phòng Uỷ ban Kiểm tra: Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Điều 12.
4. Cơ cấu tổ chức và tên gọi các ban theo mô hình 6 ban như sau :
a. Văn phòng: Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Điều 11.
b. Ban Tổ chức: Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Điều 19.
c. Ban Tuyên giáo và Nữ công: Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Điều 7, Điều 10.
d. Ban Chính sách- Pháp luật: Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Điều 6.
e. Ban Tài chính: Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Điều 8.
f. Văn phòng Uỷ ban Kiểm tra: Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Điều 12.
5. Cơ cấu tổ chức và tên gọi các ban theo mô hình 7 ban như sau :
a. Văn phòng.
b. Ban Tổ chức.
c. Ban Tuyên giáo
d. Ban Chính sách- Pháp luật.
e. Ban Tài chính.
f. Ban Nữ công.
g. Văn phòng Uỷ ban Kiểm tra.
Điều 14. Số ban nghiệp vụ và biên chế cán bộ chuyên trách công đoàn.
Căn cứ phân loại liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW, công đoàn tổng công ty quy định tại Điều 2, Điều 3 của Quy định này, để tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ chuyên trách công đoàn như sau:
1. Đối với các LĐLĐ tỉnh, thành phố.
a. Loại đặc biệt: Được thành lập không quá 07 ban. Biên chế từ 60 đến 68 cán bộ chuyên trách công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
b. Loại 1: Được thành lập từ 05 ban đến không quá 07 ban. Biên chế từ 45 đến 60 cán bộ chuyên trách công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
c. Loại 2: Được thành lập từ 04 ban đến không quá 06 ban. Biên chế từ 25 đế 45 cán bộ chuyên trách công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
d. Loại 3: Được thành lập từ 03 đến không quá 05 ban. Biên chế không quá 25 cán bộ chuyên trách công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
Phân loại | Tiêu chí | Số ban nghiệp vụ (Ban) | Số biên chế (người) |
Loại đặc biệt | LĐLĐ thành phố Hà Nội, LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh | 07 | 60- 68 |
Loại 1 | có từ 100.000 đoàn viên hoặc từ 1.800 công đoàn cơ sở trở lên. | 05-07 | 45-60 |
Loại 2 | có từ 50.000 đoàn viên đến dưới 100.000 đoàn viên hoặc từ 1.000 CĐCS đến dưới 1.800 CĐCS. | 04- 06 | 25-45 |
Loại 3 | có dưới 50.000 đoàn viên và dưới 1.000 CĐCS. | 03-05 | 25 |
2. Đối với công đoàn ngành trung ương:
a. Loại 1: Được thành lập từ 05 ban đến không quá 07 ban. Biên chế từ 35 đến 40 cán bộ chuyên trách công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
b. Loại 2: Được thành lập từ 04 ban đến không quá 06 ban. Biên chế từ 25 đến 35 cán bộ chuyên trách công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
c. Loại 3: Được thành lập từ 03 ban đến không quá 05 ban. Biên chế không quá 25 cán bộ chuyên trách công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
Phân loại | Tiêu chí | Số ban nghiệp vụ | Số biên chế |
Loại 1 | có từ 100.000 đoàn viên hoặc từ 500 công đoàn cơ sở trở lên. | 07 | 35-40 |
Loại 2 | có từ 50.000 đoàn viên đến dưới 100.000 đoàn viên hoặc từ 50 CĐCS đến dưới 500 CĐCS. | 04 - 06 | 25-35 |
Loại 3 | có dưới 50.000 đoàn viên và dưới 50 CĐCS. | 03- 05 | 25 |
3. Đối với công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn:
a. Loại 2: Được thành lập từ 04 ban đến không quá 06 ban. Biên chế từ 25 đế 35 cán bộ chuyên trách Công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
b. Loại 3: Được thành lập từ 03 ban đến không quá 05 ban. Biên chế từ 15 đến 25 cán bộ chuyên trách Công đoàn, không kể hợp đồng lao động.
Phân loại | Tiêu chí | Số ban nghiệp vụ | Số biên chế |
Loại 2 | có từ 50.000 đoàn viên hoặc 50 công đoàn cơ sở trở lên. | 04-06 | 25-35 |
Loại 3 | có dưới 50.000 đoàn viên và dưới 50 CĐCS. | 03- 05 | 15- 25 |
4. Trong trường hợp đặc biệt, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc TLĐ.
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ THẨM QUYỀN
Điều 15. Đối với ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực.
Các ban tham mưu giúp việc chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo về mọi mặt của ban chấp hành, trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ và thường trực; thực hiện chế độ báo cáo, xin chỉ thị và đề xuất các vấn đề thuộc trách nhiệm của lĩnh vực được phân công với ban thường vụ và thường trực.
Điều 16. Đối với các ban thuộc Tổng Liên đoàn.
Các ban tham mưu giúp việc định kỳ báo cáo công tác và chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các ban Tổng Liên đoàn theo quy định.
Điều 17. Thẩm quyền quyết định.
1. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quy định tổ chức bộ máy, tên gọi các ban, số lượng biên chế cán bộ cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
2. Biên chế cán bộ các ban thuộc cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố do ban thường vụ liên đoàn lao động tỉnh thành phố quyết định trong phạm vi biên chế chung của cơ quan đã được Tổng Liên đoàn và Ban Tổ chức Trung ương, tỉnh uỷ phê duyệt.
3. Biên chế cán bộ các ban thuộc cơ quan công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn do ban thường vụ công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn quyết định trong phạm vị biên chế chung của cơ quan đã được Tổng Liên đoàn và Ban Tổ chức Trung ương phê duyệt.
Quy định này có hiệu lực từ ngày ký, được thực hiện thống nhất trong hệ thống Công đoàn. Những quy định trước đây trái với quy định đều bãi bỏ.
Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn chủ trì phối hợp với các ban có liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện theo Quy định; Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét bổ sung, sửa đổi.
- 1Quyết định 293/2001/QĐ-TLĐ về tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 1684/QĐ-TLĐ năm 2006 về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp của công đoàn do Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 3Hướng dẫn 1356/HD-TLĐ thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 1Quyết định 1684/QĐ-TLĐ năm 2006 về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp của công đoàn do Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 2Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2003
- 3Hướng dẫn 1356/HD-TLĐ thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan công đoàn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
Quyết định 883/QĐ-TLĐ năm 2009 về Quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế, chức năng, nhiệm vụ cơ quan liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn
- Số hiệu: 883/QĐ-TLĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/07/2009
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Đặng Ngọc Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực