Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 879/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 26 tháng 4 năm 2017 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Thực hiện Đề án số 03-ĐA/TU ngày 20/02/2014 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020”;
Thực hiện Quyết định số 246-QĐ/TU ngày 13/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc điều chỉnh bổ sung một số nội dung, chỉ tiêu Đề án số 03-ĐA/TU ngày 20/02/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh;
Xét Tờ trình số 53/TTr-SNN&PTNT ngày 05/4/2017 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại nông nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phó ban thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng cánh đồng lớn tỉnh Vĩnh Long) chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở ngành tỉnh; Chủ tịch UBND huyện các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch được ban hành tại
Kế hoạch được ban hành kèm theo Quyết định này sẽ thay thế Kế hoạch số 928/KH-UBND, ngày 16/4/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
| CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2017-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 879/QĐ-UBND ngày 26/4/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 20/02/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 928/KH-UBND, ngày 16/4/2014 về thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững” giai đoạn 2014-2020. Qua 3 năm triển khai thực hiện đã thu được một số kết quả quan trọng: bước đầu đã làm chuyển biến nhận thức toàn xã hội về mục đích, yêu cầu của tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp; xu hướng sản xuất theo hướng chất lượng và an toàn thực phẩm, áp dụng các quy trình GAP được chú trọng, cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả được triển khai, nhân rộng.
Tuy nhiên, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp thấp và không ổn định; tổ chức sản xuất theo chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ chưa nhiều; kinh tế hợp tác (hợp tác xã, tổ hợp tác) còn gặp nhiều khó khăn; thiếu vắng các doanh nghiệp mạnh đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều chỉ tiêu thực hiện trong thời gian qua chưa đạt kế hoạch đề ra (đính kèm phụ lục I).
Trong thời gian tới, xu hướng hội nhập kinh tế sẽ gia tăng áp lực cạnh cạnh của sản phẩm nông nghiệp trong nước; cạnh tranh về giá sẽ ngày càng gay gắt, yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao. Vì vậy cần thiết phải quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản trong nước để ứng phó trong xu hướng này.
Nhằm khắc phục các hạn chế, khó khăn, làm rõ các nội dung trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung vào chuyển hẳn cách tiếp cận nặng về chỉ số cơ cấu, mục tiêu số lượng sang nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, xác định lựa chọn những cây trồng, vật nuôi có lợi thế để hình hành vùng sản xuất tập trung, tạo liên kết nhằm tăng giá trị, giảm giá thành trong sản xuất.
Thực hiện Quyết định số 246-QĐ/TU ngày 13/01/2017 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về việc điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu Đề án số 03-ĐA/TU ngày 20/02/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU CHUNG: Quán triệt và triển khai, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2030 (Quyết định số 246-QĐ/TU ngày 13/01/2017 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về việc điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu Đề án số 03-ĐA/TU ngày 20/02/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh).
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ: Thực hiện đạt các chỉ tiêu Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã đề ra, cụ thể như sau:
* Giai đoạn 2015-2020:
- Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản giai đoạn 2015-2020 tăng 2,5%/năm.
- Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản trên một đơn vị diện tích đạt 200 triệu đồng/ha/năm.
- Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn của toàn tỉnh đạt mức: 45 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.
- 50% xã đạt tiêu chí nông thôn mới (45/89 xã) và 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); các xã còn lại đạt ít nhất 14 tiêu chí.
Về sản xuất, đến 2020:
- 20% diện tích canh tác 3 sản phẩm trồng trọt (lúa, khoai lang, cây có múi) được chứng nhận an toàn thực phẩm (đủ điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến);
- 35% diện tích canh tác lúa, 10% diện tích canh tác khoai lang có liên kết trong sản xuất (được tổ chức sản xuất theo các hình thức kinh tế tập thể tập trung).
- 100% cơ sở giết mổ thực hiện đúng quy hoạch, đủ điều kiện hoạt động.
- 50% trang trại chăn nuôi đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (theo quy định tại Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014).
- 50% sản lượng cá tra tiêu thụ qua hợp đồng.
- Sản lượng cá lồng bè đạt 18.000 tấn.
* Định hướng giai đoạn 2021-2030:
- Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng bình quân 2,5-3%.
- Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản trên một đơn vị diện tích đạt 360 triệu đồng/ha/năm.
- Đến 2025: có 70% xã đạt chuẩn nông thôn mới và có 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 17 tiêu chí trở lên. Đến 2030: 100% xã đạt tiêu chí NTM (89/89 xã) và 7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch này và Đề án của Tỉnh uỷ đến các cơ quan, đơn vị, địa phương; thông qua các hình thức như: tổ chức hội nghị; tuyên truyền, đưa tin trên các phương tiện thông tin, đại chúng ở các cấp: Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, huyện; Đài phát thanh xã, phường, thị trấn nhằm thống nhất về quan điểm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch hành động từ tỉnh đến cơ sở và đến tận người dân.
2. Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch ngành nông nghiệp (quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch phát triển thuỷ sản): Tổ chức triển khai rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp, phát triển thuỷ sản tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; rà soát, tổ chức thực hiện tốt quy hoạch các ngành, sản phẩm nông nghiệp phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có tính đến các yếu tố thích ứng với biến đổi khí hậu và phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế, của thị trường.
3. Ưu tiên đầu tư công trong nông nghiệp ở các lĩnh vực như sau: Để tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp hướng đến mục tiêu năng suất, chất lượng, hiệu quả và có giá trị gia tăng cao, cần cơ cấu lại đầu tư công theo hướng tập trung nguồn lực cho lĩnh vực này. Định hướng trong từng lĩnh vực như sau:
- Lĩnh vực nông nghiệp:
+ Ưu tiên thực hiện các chương trình, dự án phát triển giống cây, con năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu với sâu bệnh, biến đổi khí hậu; đầu tư các dự án giám sát, phòng ngừa và kiểm soát sâu bệnh, dịch bệnh; hỗ trợ đầu tư bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; chú trọng các biện pháp nâng cao giá trị gia tăng, giảm giá thành, giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.
+ Đầu tư phát triển các cây trồng có lợi thế so sánh và có nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu; ưu tiên cao cho nhóm cây chủ lực, cây có khả năng tăng giá trị gia tăng theo hướng đổi mới trong khâu giống, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, thực hành GAP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; chú trọng gia tăng giá trị trong khâu sau thu hoạch và chế biến.
+ Đầu tư phát triển các ngành hàng chăn nuôi có lợi thế và tiềm năng thị trường cao đáp ứng nhu cầu trong nước, cụ thể: heo, gia cầm theo hướng chuyển dịch mạnh từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang gia trại, trang trại theo phương thức nuôi gia công, công nghiệp và công nghệ cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường; phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng tận dụng thời gian nông nhàn, giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng.
- Lĩnh vực thuỷ sản:
+ Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản tập trung, phát triển và xây dựng mạng lưới cung ứng giống thuỷ sản chủ lực, hệ thống cảnh báo và giám sát môi trường, hệ thống quản lý dịch bệnh và thú y thuỷ sản.
+ Đầu tư hỗ trợ phát triển cá lồng bè, tập trung phát triển nuôi trồng theo hướng công nghiệp, thâm canh, tăng hiệu quả, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái; ưu tiên đầu tư phát triển nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao ở vùng có điều kiện thuận lợi.
- Lĩnh vực thuỷ lợi: Đầu tư thuỷ lợi theo hướng đa mục tiêu để phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, ngăn mặn - trữ ngọt; ưu tiên đầu tư phát triển thuỷ lợi phục vụ vùng sản xuất chuyên canh, tập trung các vùng sản xuất nông sản chủ lực; tập trung vốn đầu tư cho công trình thuỷ lợi đầu mối, các công trình thuỷ lợi phục vụ chống lũ, hạn và xâm nhập mặn, các công trình thuỷ lợi nội đồng phục vụ trữ ngọt-ngăn phèn; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi.
- Lĩnh vực chế biến, ngành nghề nông thôn: Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất của ngành nghề nông thôn, ưu tiên cho các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, đồng thời chú trọng đến xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề; đầu tư, hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới theo hướng sạch hơn trong sơ chế, chế biến nông sản, thuỷ sản, phụ phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản; đầu tư hỗ trợ các sản phẩm ngành nghề nông thôn mang đặc trưng địa phương (mỗi xã phường - một sản phẩm).
4. Phát triển kinh tế hợp tác và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn:
- Tập trung củng cố, nâng chất đi vào chiều sâu các hợp tác xã nông nghiệp; thành lập mới các Hợp tác xã (HTX) nằm trong vùng các sản phẩm chủ lực, phấn đấu đến 2020: tỷ trọng diện tích có liên kết sản xuất trong vùng quy hoạch sản phẩm chủ lực trồng trọt đạt từ 10% trở lên, riêng lúa là 35%. Tạo điều kiện cho các hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia Đề án thí điểm, hoàn thiện nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất tập trung cánh đồng lớn theo chính sách của tỉnh; vận động nông dân tích tụ ruộng đất với các hình thức phù hợp và hướng tới phát triển các trang trại có quy mô lớn.
- Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện việc liên kết cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản cho nông dân thông qua hợp đồng nhằm đảm bảo tiêu thụ ổn định, bền vững các sản phẩm nông nghiệp, nhất là những vùng sản xuất tập trung lớn và các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; ưu tiên cho các doanh nghiệp kết hợp cung ứng đầu vào với tiêu thụ sản phẩm làm ra.
5. Xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm:
- Triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại hiệu quả; giới thiệu và vận động cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm thương mại, hội nghị xúc tiến đầu tư... tạo điều kiện giao thương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Hỗ trợ xây dựng một số thương hiệu nông sản chủ lực (đề án thương hiệu nông sản): khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và bảo vệ thương hiệu, đặc biệt là bảo hộ các thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá; vận động các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục tham gia xây dựng, nhân rộng nhãn hiệu đã được chứng nhận.
- Thu hút đầu tư vào phát triển các khu, vùng nông nghiệp công nghệ cao tại các vùng ven đô thị Thành phố Vĩnh Long và Thị xã Bình Minh; thu hút doanh nghiệp đầu tư sơ chế, chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh.
6. Gắn với xây dựng nông thôn mới: Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp được tiến hành song song và có kết hợp với các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; trong đó, tập trung cho các nội dung:
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Triển khai có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phấn đấu mỗi năm đào tạo 1.200-1.300 lượt lao động nông nghiệp nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho nông sản.
- Xây dựng nông thôn mới, nâng cao hiệu quả thực hiện các tiêu chí: thực hiện đạt chỉ tiêu Nghị quyết của tỉnh về xây dựng nông thôn mới, phấn đấu từ nay đến 2020 mỗi năm có từ 7 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; đến cuối năm 2020 thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ đã đề ra: có ít nhất 45 xã (50% xã nông thôn) đạt chuẩn nông thôn mới; các xã còn lại đạt ít nhất 14 tiêu chí; một đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
7. Cơ cấu lại sản phẩm chủ lực và sản phẩm tiềm năng: Tập trung ưu tiên phát triển các mặt hàng chủ lực, sản phẩm tiềm năng và lợi thế của tỉnh; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phát triển các nông sản chủ lực để tăng hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh. Theo Đề án của Tỉnh uỷ, tập trung vào 3 cây - 3 con chủ lực giai đoạn 2017-2020 gồm: lúa, khoai lang, cây có múi (bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh và cam Sành), heo, bò, cá (tra, điêu hồng). Trong 6 sản phẩm này xác định thứ tự ưu tiên: cây có múi, lúa, khoai lang, cá, heo, bò.
a) Sản phẩm chủ lực:
* Cây lúa: ổn định diện tích đất canh tác lúa khoảng 60.000 ha; giảm dần diện tích gieo trồng lúa và tăng dần diện tích lúa chất lượng cao; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, áp dụng các quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) nhằm làm tăng năng suất, chất lượng và thích ứng biến đổi khí hậu.
* Cây khoai lang: ổn định diện tích từ 10.000 -12.000 ha/năm tập trung tại huyện Bình Tân và vùng phụ cận; năng suất bình quân 28-30 tấn/ha; tăng dần diện tích ở nơi phù hợp và theo nhu cầu thị trường; tăng cường thu hút đầu tư vào chế biến sản phẩm từ khoai lang nhằm đa dạng hoá các nguồn tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường áp dụng các biện pháp chống thoái hoá giống, giảm giá thành sản xuất.
* Cây có múi: tập trung đầu tư theo hướng áp dụng các giống chất lượng, sạch bệnh, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; từng bước triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm gắn với hợp đồng tiêu thụ.
+ Cây bưởi Năm Roi: ổn định diện tích trồng tập trung 4.000-5.000 ha (Thị xã Bình Minh và vùng phụ cận ven Sông Hậu).
+ Cây bưởi Da xanh: ổn định và tăng dần vùng sản xuất tập trung diện tích đạt 2.000-3.000 ha (ở huyện Vũng Liêm và huyện Mang Thít - vùng ven sông Tiền).
+ Cây Cam Sành: ổn định diện tích cam Sành ở khoảng 6.000-7.000 ha (tập trung ở các huyện Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm và vùng phụ cận); đặc biệt là tận dụng các vùng đất lúa kém hiệu quả để trồng cam.
* Con heo: ổn định đàn heo ở mức 350-400 ngàn con; hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại; ổn định và giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ; nâng cao chất lượng giống heo. Duy trì và phát triển đàn heo nái chất lượng cao nhằm tăng chất lượng thịt và giảm giá thành sản xuất.
* Con bò: ổn định đàn bò ở mức 80-90 ngàn con; hỗ trợ nâng cao chất lượng giống bò hướng thịt; phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, tăng dần các hình thức nuôi gia trại; tận dụng tốt các phụ phẩm trong nông nghiệp phục vụ chăn nuôi.
* Con cá: Phấn đấu sản lượng cá lồng bè tăng dần và đạt 18.000 tấn/năm vào năm 2020; tận dụng lợi thế mặt nước gia tăng thể tích nuôi và đa dạng hoá đối tượng nuôi, quản lý và khai thác tốt diện tích ao nuôi cá tra; duy trì và giữ vững diện tích đạt các tiêu chuẩn VietGAP và tương đương; tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ, phấn đấu đến 2020 có 50% sản lượng cá tra tiêu thụ qua hợp đồng (không bao gồm các doanh nghiệp chế biến tự nuôi); nâng cao chất lượng giống các đối tượng chủ lực cung ứng cho các cơ sở nuôi thuỷ sản trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
b) Sản phẩm tiềm năng: Các sản phẩm tiềm năng là các sản phẩm có khả năng cung ứng hàng hoá quy mô lớn, có tiềm năng về thị trường tiêu thụ, có khả năng phát triển mở rộng về lâu dài như: nhãn, sầu riêng, xoài, xà lách xoong, nấm rơm, rau thực phẩm, vịt trứng, gà thả vườn, thuỷ đặc sản (cá chạch lấu, lươn, thát lát, tôm càng xanh, cá hô).
Trên cơ sở các sản phẩm tiềm năng của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố xác định sản phẩm tiềm năng chủ lực của địa phương dựa vào thế mạnh sản xuất và nhu cầu tiêu thụ thực tế của thị trường để tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm tiềm năng này.
Các sản phẩm tiềm năng của tỉnh được tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng mô hình dựa trên cơ sở cân đối của ngân sách tỉnh hàng năm và sau khi có phân bổ hợp lý cho sản phẩm chủ lực.
8. Thực hiện 4 chương trình trọng tâm: Để thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển sản phẩm chủ lực, cần triển khai thực hiện đồng bộ 4 chương trình trọng tâm cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Các chương trình này sẽ được cụ thể hoá bằng các đề án, dự án như sau:
a) Chương trình giống nông nghiệp:
- Đề án Phát triển các loại giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản chủ lực thích ứng biến đổi khí hậu.
- Đề án Chọn tạo 2-3 giống lúa đặc trưng của tỉnh có năng suất, chất lượng tốt và thích ứng với xâm nhập mặn.
- Đề án Nâng cao chất lượng đàn nái trong chăn nuôi nông hộ.
b) Chương trình phát triển sản phẩm chủ lực: Triển khai thực hiện các đề án, dự án nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, cụ thể như sau:
* Nhóm sản phẩm trồng trọt:
- Đề án trồng trọt:
+ Đề án xây dựng vùng sản xuất tập trung cho sản phẩm chủ lực (lúa chất lượng cao, khoai lang, bưởi năm roi, bưởi da xanh, cam sành).
+ Đề án tăng cường IPM cho sản phẩm chủ lực và sản phẩm tiềm năng nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
- Các dự án Hỗ trợ doanh nghiệp liên kết tiêu thụ, xây dựng vùng nguyên liệu sản phẩm chủ lực;
* Nhóm sản phẩm chăn nuôi:
- Đề án chăn nuôi: Đề án bảo vệ môi trường và an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Đề án Xây dựng chuỗi liên kết phát triển ngành hàng heo phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp.
- Các dự án phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ trong chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh;
- Các dự án nâng cao chất lượng đàn bò sinh sản hướng thịt (thông qua cung cấp tinh bò chất lượng cao và cải tạo đàn cái nền).
* Nhóm sản phẩm thuỷ sản: Xây dựng các đề án: xây dựng chuỗi ngành hàng cá tra liên kết phát triển bền vững; Phát triển nuôi thuỷ sản điêu hồng và cá lồng bè theo hướng kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi nâng cao giá trị sản xuất; phát triển vùng nuôi thuỷ đặc sản thích ứng tình hình xâm nhập mặn ở tỉnh Vĩnh Long.
- Các dự án:
+ Củng cố, nâng cao chất lượng cá tra, cá điêu hồng giống tại các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh.
+ Hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ các đối tượng thuỷ sản chủ lực.
* Nhóm tổng hợp:
- Đề án Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực và một số sản phẩm tiềm năng của tỉnh đến 2020.
- Đề án/Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với phát triển sản phẩm chủ lực.
- Kế hoạch rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm chủ lực.
c) Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ:
Tăng cường năng lực cho người nông dân thông qua chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển dịch vụ nông nghiệp:
- Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009: tập trung đào tạo nghề cho nông dân trong vùng sản xuất sản phẩm chủ lực; đào tạo gắn kết xây dựng mô hình thực tiễn tại địa phương có khu vực được quy hoạch.
- Đề án Tăng cường cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
- Dự án chính sách: Chính sách hỗ trợ cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp xúc tiến thương mại nông sản và sản phẩm chế biến từ nông sản.
- Dự án chính sách: Chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
- Dự án chính sách: Hỗ trợ cơ giới hoá trong nông nghiệp giai đoạn 2017-2020.
d) Chương trình xây dựng nông thôn mới: Bổ sung một số nội dung bên cạnh việc thực hiện xây dựng nông thôn mới đang được triển khai hiện nay gồm:
- Đề án “Mỗi xã, phường - một sản phẩm”.
- Đề án/Kế hoạch Phát triển mô hình kinh tế hợp tác (hợp tác xã, tổ hợp tác) trong sản xuất nông nghiệp (gắn với vùng sản xuất tập trung sản phẩm chủ lực và thực hiện thí điểm phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Quyết định số 445/QĐ-TTg.
- Đề án Nâng cao năng lực quản lý hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất và phòng chống hạn-mặn.
Cơ cấu lại ngành nông nghiệp là một phần trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thực hiện bằng nhiều nguồn vốn khác nhau (nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác).
Ước tính tổng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước bố trí cho thực hiện cơ cấu lại các sản phẩm chủ lực và sản phẩm tiềm năng đến 2020 là: 138,955 tỷ đồng. Cụ thể như sau: năm 2018 khoảng 43,737 tỷ đồng; năm 2019 khoảng 43,814 tỷ đồng; năm 2020: 43,81 tỷ đồng. (Đính kèm Phụ lục 2: Danh mục Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và Phụ lục 3: Tổng hợp theo ngành hàng chủ lực gắn với các chương trình).
Nguồn vốn trên chưa bao gồm vốn dân đối ứng, vốn lồng ghép các chương trình đầu tư hạ tầng, các hoạt động hỗ trợ tín dụng và các nguồn khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch (trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; một Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm phó ban và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực); có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương theo dõi, đôn đốc, việc triển khai thực hiện kế hoạch, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện cho Trưởng ban; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã để ra; tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.
Quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh các nội dung của Kế hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2. Căn cứ kế hoạch hành động này và chức năng, nhiệm vụ được phân công, thủ trưởng các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết theo từng lĩnh vực phụ trách để đảm bảo tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn ở ngành, địa phương.
Sở Kế hoạch và Đầu tư: tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; tham mưu phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia của nhà nước và tư nhân; cân đối, ưu tiên bố trí vốn đầu tư thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp của tỉnh.
Sở Tài chính: tổng hợp, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh các nguồn vốn hỗ trợ chính sách từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương để thực hiện Kế hoạch và tham mưu ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực.
Sở Khoa học và Công nghệ: đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao và ưu tiên nguồn lực về khoa học, công nghệ cho cơ cấu lại nông nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm.
Sở Công Thương: chủ trì tham mưu kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm và phát triển công nghiệp chế biến nông sản; thực hiện tốt công tác quản lý, dự báo, định hướng thị trường, quảng bá thương hiệu sản phẩm; xây dựng chuỗi cửa hàng sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm/chứng nhận VietGAP.
Sở Tài nguyên và Môi trường: quản lý, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; chỉ đạo hoàn thành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (VLAP); thực hiện tốt quản lý nhà nước về môi trường, quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại; tham mưu tháo gỡ khó khăn trong chính sách đất đai, chuyển đổi đất lúa sang đất sản xuất phục vụ chăn nuôi, hạ tầng sản xuất; chính sách tạo điều kiện tích tụ ruộng đất.
Sở Nội vụ: thực hiện tốt chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển đội ngũ cán bộ các cấp, đáp ứng yêu cầu thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 và các văn bản có liên quan.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: chủ trì, phối hợp với các đơn vị địa phương tổ chức các hình thức tuyên truyền, sinh hoạt văn hoá nhằm giới thiệu, quảng bá nông sản chủ lực; giới thiệu quảng bá các mô hình, ứng dụng tiên tiến
Sở Y tế: chủ trì, phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường nông thôn.
Sở Thông tin và Truyền thông: xây dựng chương trình truyền thông, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh: Tham mưu lồng ghép nguồn kinh phí, gắn các nội dung Đề án trong Kế hoạch này vào quá trình chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện triển khai Đề án có hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long: chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn, triển khai các chính sách tín dụng và chính sách cho vay hỗ trợ khác của Chính phủ gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã Bình Minh và thành phố Vĩnh Long:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch này cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; chỉ đạo UBND cấp xã hướng dẫn, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.
- Căn cứ các chính sách của tỉnh, tập trung tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực đẩy mạnh phát triển sản xuất; chỉ đạo phát triển mạnh loại hình liên kết giữa các hộ nông dân với doanh nghiệp thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã trong đầu tư sản xuất, tiêu thụ nông sản.
- Chủ động nghiên cứu, lựa chọn sản phẩm chủ lực phù hợp với điều kiện của địa phương để tập trung đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hoá gắn sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung liên quan về cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn.
3. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, hội, đoàn thể cấp tỉnh: Phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân thực hiện tốt Đề án.
Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên: phối hợp với ngành nông nghiệp cùng các tổ chức chính trị - xã hội tiến hành vận động, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người dân tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế hợp tác, các câu lạc bộ và các hoạt động khuyến nông cũng như tích cực và chủ động chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo định hướng chung của quy hoạch được phê duyệt; phối hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và chính quyền địa phương tổ chức tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới.
4. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh:
- Tăng cường đầu tư vốn đổi mới trang thiết bị và ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chế biến; đồng thời xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu gắn với chỉ dẫn địa lý phù hợp với sự phát triển sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu của từng doanh nghiệp.
- Tăng cường đầu tư phát triển các kho chứa, cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản và phát triển ngành nghề nông thôn.
- Hỗ trợ nông dân trong việc đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu; chủ động liên kết với nông dân thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác để cung giống, vật tư, tư vấn kỹ thuật, thông tin thị trường và thu mua nông sản thông qua hợp đồng.
- Thành lập các điểm thu mua tại các vùng sản xuất tập trung, hình thành mạng lưới thu mua nông sản rộng khắp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa để thu mua hết và kịp thời các nông sản hàng hoá cho nông dân với giá cả hợp lý.
5. Định kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng và năm các cơ quan, đơn vị tiến hành báo cáo, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Trưởng ban và đề xuất giải pháp thực hiện tiếp theo.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030./.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
Stt | Nội dung | Chỉ tiêu đến 20151 | Thực hiện đến 2015 | Chỉ tiêu đến 2020 (ĐA 03) | Thực hiện năm 20162 |
1 | Giá trị sản xuất toàn ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân (%) Trong đó, thuỷ sản tăng trưởng bình quân | 2,6%/năm 0,3%/năm | 2,683 -3,29 | 3 (NQ 3,5%4) 7 | -2,84% |
2 | Cơ cấu nông – lâm – thuỷ sản (%) Trong đó, trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản | 83-1,04-15,96 68,28-24,78-6,94 | 87,54-0,82-11,64 67,74-26,44-5,82 | 80,12-1,07-18,81 62,85-25,75-8,4 | Chưa có số liệu chính thức của Cục Thống kê |
3 | Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản/ 1ha; Trong đó, đảm bảo cho người sản xuất có lãi trên 30% | 160 trđ/ha | 150,75 trđ/ha5 | 290 trđ/ha/năm | |
4 | Thu nhập bình quân đầu người nông thôn (2010: 13,6 trđ/người/năm) | 1,5 lần 2010 | 26,11 trđ/ng/năm; (1,92 lần 2010) | 2 lần 2010 | |
5 | Số xã đạt tiêu chí xã NTM | 21/89 | 23/89 | 45/89 | 25/89 |
___________________
1 Theo mục tiêu cụ thể Đề án tái cơ cấu của Tỉnh uỷ và Kế hoạch của UBND tỉnh.
2 Các chỉ tiêu 2,3,4 chưa xác định được do chưa có BC chính thức của Cục Thống kê (đến 30/3/2017).
3 Văn kiện Đại hội xác định 2,74%/năm.
4 Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Giá trị SX NLTS giai đoạn 2015-2020 tăng bình quân 3,5%.
5 Số liệu chính thức của Cục Thống kê.
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
Đvt: Tỷ đồng
TT | Tên chương trình | Nội dung chủ yếu | Dự trù KP | Trực tiếp cho TCC | Vốn dân các dự án PTSX | Khác (lồng ghép, doanh nghiệp…) | Ghi chú | |||
2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2017-2020 | ||||||
1 | Quy hoạch | Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan | 1,878 |
|
|
| 1,878 |
|
| NN, TS, TL & NS |
2 | Đề án phát triển Lúa gạo CLC, lúa giống | - Nghiên cứu chuỗi giá trị và đề xuất định hướng phát triển sản phẩm lúa hàng hoá chất lượng cao, lúa hữu cơ, lúa giống trên địa bàn tỉnh; |
| 0,5 |
|
| 0,5 |
|
| Đề tài nghiên cứu tập trung cho lúa chất lượng cao, lúa giống |
- Phát triển 2-3 giống lúa chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu (và mang đặc trưng của địa phương). |
| 0,3 | 0,3 | 0,3 | 0,9 |
|
| Nghiên cứu, khảo nghiệm giống | ||
- DA Củng cố và nâng cao năng lực cho hệ thống nhân giống lúa thuần tỉnh Vĩnh Long gđ 2016-2020 | 0,926 | 0,846 | 1,026 | 0,934 | 3,732 | 7,4 |
| Đã duyệt; tổng 4,46 tỷ)
NS ~30%; Dân 70%
DN thu mua | ||
- Thí điểm các mô hình hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ. |
| 3 | 3 | 3 | 9 | 21 | 30 | |||
-DA Phát triển vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, lúa thơm (đang đề xuất) | ||||||||||
- DA hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết tiêu thụ và phát triển thương hiệu lúa chất lượng cao | ||||||||||
- Cải thiện cơ sở hạ tầng một số vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo quy hoạch | 35 | 35 |
|
|
|
| 70 | Các nguồn vốn NS đầu tư XDCB (lồng ghép nguồn đất lúa). | ||
|
| - Xây dựng cụm công nghiệp, dịch vụ phục vụ sơ chế, trung chuyển lúa gạo |
|
|
|
|
|
| 450 | PPP hoặc thu hút đầu tư ngoài NS (45-50ha) |
3 | Đề án phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ Khoai lang | - Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm khoai lang | 0,4 |
|
|
| 0,4 |
|
| Sở Công thương đang tổ chức nghiên cứu. |
- Nâng cao chất lượng giống khoai lang tím nhật. | 1,5 | 1,5 | 1,5 | 1,5 | 6 | 24 |
| NS ~20%; Dân 80% | ||
- Xây dựng mô hình sản xuất tiên tiến gắn với xây dựng chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cây khoai lang Bình Tân | ||||||||||
- Phát triển thương hiệu tập thể khoai lang Bình Tân (đã có nhãn hiệu tập thể) | ||||||||||
- Xây dựng mô hình HTX kiểu mới tại vùng nguyên liệu khoai lang | ||||||||||
- DA Xây dựng hạ tầng vùng nguyên liệu khoai lang Bình Tân |
|
| 35 | 35 |
|
| 70 | Các nguồn vốn NS đầu tư XDCB (lồng ghép nguồn đất lúa). | ||
- Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm về khoai lang (thu hút Đầu tư) |
|
|
|
|
|
| 200 | Thu hút đầu tư ngoài NS (QĐ 1177) | ||
4 | Đề án phát triển vùng nguyên liệu Bưởi năm roi, bưởi da xanh | - Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm bưởi và đề xuất giải pháp phát triển. |
| 0,4 |
|
| 0,4 |
|
| Đề tài nghiên cứu |
- DA xây dựng vùng nguyên liệu bưởi tập trung gắn với xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm bưởi (năm roi và DA xanh) | 2 | 2 | 2 | 2 | 8 | 32 |
| NS ~20%, dân ~80% | ||
- Xây dựng Mô hình thí điểm phát triển hợp tác xã kiểu mới theo QĐ 445 | ||||||||||
- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bưởi năm roi và bưởi da xanh | ||||||||||
5 | Đề án nâng cao chất lượng và giá trị Cam sành | - Dự án Xây dựng mô hình cung ứng giống cây có múi (bưởi 5 roi, da xanh, cam sành sạch bệnh) |
| 1 | 1 | 1 | 3 |
|
| Chung cho cây có múi |
- Mô hình liên kết (HTX,THT) sản xuất cam sành ATTP | 0,8 | 1 | 1 | 1 | 3,8 |
|
|
| ||
- Dự án Nâng cao chất lượng sản phẩm cam sành gắn với sơ chế, bảo quản và tiêu thụ. | ||||||||||
- Nghiên cứu tính kinh tế của mô hình sản xuất cam sành mật độ cao. |
| 0,4 |
|
| 0,4 |
|
| Đề tài nghiên cứu | ||
6 | Đề án Nâng cao chất lượng đàn heo gắn liên kết, tiêu thụ | - Kế hoạch hỗ trợ đàn heo giống gốc (2015-2018) | 1,093 | 0,847 | 1 | 1 | 3,94 |
|
| Đã phê duyệt 2015-2018 4,76 tỷ |
- DA Đầu tư củng cố, mở rộng và nâng cao năng lực hệ thống nhân giống heo chất lượng cao gđ 2017-2020 | 0,375 | 0,444 | 0,488 | 0,576 | 1,883 | 12 |
| Phê duyệt 2017; đã gởi STC | ||
- DA Xây dựng chuỗi liên kết phát triển ngành hàng heo phục vụ đề án tái cơ cấu nông nghiệp |
| 2,5 | 2 | 2 | 6,5 | 26 |
| NS ~20%, dân ~80% | ||
- Đề án nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng trại giống vật nuôi và xây dựng thương hiệu heo giống CLC Vĩnh Long |
| 0,5 |
|
| 0,5 |
|
| Trung tâm Giống | ||
- Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020 (thực hiện QĐ 50/2014/QĐ-TTg) | 35,5 | 35,5 | 35,5 | 35,5 |
|
| 142 | Thực hiện theo QĐ 50 TTg (vốn lồng ghép) | ||
7 | Đề án nâng cao chất lượng đàn và hiệu quả chăn nuôi bò | - DA hỗ trợ xây dựng mô hình trồng thâm canh các giống cỏ năng suất cao đáp ứng nguồn thức ăn nuôi bò |
| 3 | 3 | 3 | 9 | 36 |
| NS ~20%, dân ~80% |
- DA Hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sinh sản theo hướng an toàn sinh học quy mô nông hộ giai đoạn 2018-2020 | ||||||||||
- DA Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng giống bò (gieo tinh nhân tạo bò) | ||||||||||
8 | Đề án xây dựng ngành hàng cá tra theo liên kết chuỗi | - DA phát triển công nghệ và Xây dựng hệ thống sản xuất giống cá tra. |
| 2 | 2 | 2 | 6 | 54 |
| NS ~20%, dân ~80% |
- DA hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế hợp tác sản xuất cá tra theo hướng liên kết chuỗi và đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất ATTP, VietGAP và tương đương |
| 1,5 | 1,5 | 1,5 | 4,5 | |||||
- DA Mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản (sử dụng vaccin, hệ thống nuôi tuần hoàn, sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải…) |
| 1 | 1 | 1 | 3 |
| ||||
9 | Đề án xây dựng và phát triển nuôi cá lồng bè (rô phi, điêu hồng...) hướng liên kết sản xuất theo chuỗi | - DA Xây dựng và phát triển mạng lưới sản xuất và cung ứng giống cá rô phi |
| 1 | 1 | 1 | 3 | 38 |
|
|
-DA Chuyển giao kỹ thuật nuôi một số thuỷ sản nuôi lồng bè có giá trị kinh tế cao và có khả năng phát triển ổn định |
| 1 | 1 | 1 | 3 |
| NS ~20%, dân ~80% | |||
- DA Đầu tư xây dựng và phát triển nuôi cá lồng bè theo hướng kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi sản xuất - tiêu thụ (2017-2020) | 0,5 | 1 | 1 | 1 | 3,5 |
|
| |||
|
| Tổng hợp nhóm dự án SP chủ lực | 79,972 | 96,237 | 94,314 | 94,31 | 82,833 | 250,4 | 962 |
|
|
| Trực tiếp cho các dự án SP chủ lực (*) | 7,594 | 25,737 | 23,814 | 23,81 | 80,955 | 250,4 |
|
|
10 |
| Tổng SP tiềm năng (**): các dự án phát triển sản phẩm tiềm năng theo tình hình thực tế của từng năm và kinh phí bố trí cho ngành nông nghiệp và các địa phương tổ chức thực hiện (số dự kiến hàng năm) và các đề án, dự án hỗ trợ khác như: - KH Tuyên truyền lồng ghép xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp |
| 18 | 20 | 20 | 58 |
|
| Vốn sự nghiệp |
|
| - DA Hỗ trợ thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản chủ lực của tỉnh. - DA Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực và tiềm năng. -DA Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông sản gắn với chế biến và tiêu thụ. - Đề án phát triển các loại giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản thích ứng biến đổi khí hậu. - Đề án Tăng cường cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến nông lâm thuỷ sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng (*) và (**) |
| 43,737 | 43,814 | 43,81 | 138,955 |
|
|
|
|
| TỔNG CÁC DA PTSX SP CHỦ LỰC | 79,972 | 114,237 | 114,314 | 114,31 | 140,833 | 250,4 | 962 | 1353,233 |
11 | Thuỷ lợi và hạ tầng | DA Xây dựng hạ tầng bảo vệ sản xuất, chống biến đổi khí hậu |
|
|
|
|
|
|
| Các nguồn vốn NS đầu tư XDCB (lồng ghép: đất lúa, trung hạn, khác...). |
DA Hệ thống thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi từ sản xuất lúa sang rau màu |
|
|
|
|
|
|
| |||
DA Xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi cá tra tập trung. |
|
|
|
|
|
|
| |||
Dự án Đầu tư hệ thống trạm bơm điện phục vụ sản xuất, phòng chống hạn-mặn. |
|
|
|
|
|
|
| Theo QH trạm bơm điện | ||
DA Đầu tư Trung tâm giao dịch hàng nông sản Bình Minh |
|
|
|
|
|
|
| Thu hút đầu tư theo QĐ 1177 |
TỔNG HỢP THEO NGÀNH HÀNG CHỦ LỰC GẮN VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH
(Tổng hợp theo chuỗi)
Ngành hàng | Chương trình Ứng dụng KHCN&CN | Chương trình Giống NN | Chương trình Phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực | Ghi chú | ||||
Hỗ trợ MH SX | Liên kết SX+TT; chuỗi | Thương hiệu | Hỗ trợ/ Hạ tầng | Chính sách | ||||
Đề án Phát triển Lúa gạo CLC, lúa giống | - Nghiên cứu chuỗi giá trị và đề xuất định hướng phát triển sản phẩm lúa hàng hoá CLC, lúa hữu cơ, lúa giống - Nghiên cứu phát triển 2-3 giống lúa chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu (và mang đặc trưng của địa phương). | - DA Củng cố và nâng cao năng lực cho hệ thống nhân giống lúa thuần tỉnh Vĩnh Long gđ 2016-2020 | DA Phát triển vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao, lúa thơm. | Thí điểm các mô hình hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ. | - DA hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết tiêu thụ và phát triển thương hiệu lúa chất lượng cao | - Cải thiện cơ sở hạ tầng một số vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo quy hoạch - Xây dựng cụm công nghiệp, dịch vụ phục vụ sơ chế, trung chuyển lúa gạo | - Hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt gắn với truy xuất nguồn gốc (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản) - Hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ cánh đồng lớn theo QĐ 62/2013/QĐ-TTg (đang t/h)
- Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xây dựng thương hiệu nông sản, sản phẩm nông sản chủ lực |
|
Đề án phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ Khoai lang | - Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm khoai lang | - Nâng cao chất lượng giống khoai lang tím nhật. | - Xây dựng mô hình sản xuất tiên tiến gắn với xây dựng chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cây khoai lang Bình Tân | - Xây dựng mô hình HTX kiểu mới tại vùng nguyên liệu khoai lang | - Phát triển thương hiệu tập thể khoai lang Bình Tân (đã có nhãn hiệu tập thể) | - Nhà máychế biến các sản phẩm về khoai lang (thu hút đầu tư) - DA Xây dựng hạ tầng vùng nguyên liệu khoai lang Bình Tân |
| |
Đề án phát triển vùng nguyên liệu Bưởi (năm roi, da xanh) | - Dự án nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm bưởi và đề xuất giải pháp phát triển. | - Dự án Xây dựng mô hình cung ứng giống cây có múi (bưởi 5 roi, da xanh, cam sành sạch bệnh) | - DA Xây dựng vùng nguyên liệu bưởi tập trung gắn với xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm bưởi (năm roi và da xanh) | - Xây dựng Mô hình thí điểm phát triển hợp tác xã kiểu mới (theo QĐ 445) tại vùng nguyên liệu | - Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bưởi năm roi và bưởi da xanh (gắn với chỉ dẫn địa lý bưởi 5 roi) |
|
|
|
Đề án nâng cao chất lượng và giá trị Cam sành | - Nghiên cứu tính kinh tế của mô hình sản xuất cam sành mật độ cao. | - Dự án Nâng cao chất lượng sản phẩm cam sành gắn với sơ chế, bảo quản và tiêu thụ | - Mô hình liên kết (HTX,THT) sản xuất cam sành ATTP |
|
|
| ||
Đề án Nâng cao chất lượng đàn Heo gắn liên kết, tiêu thụ |
| - Kế hoạch hỗ trợ đàn heo giống gốc 2015-2018 | - DA Đầu tư củng cố, mở rộng và nâng cao năng lực hệ thống nhân giống heo chất lượng cao gđ 2017-2020 | - DA Xây dựng chuỗi liên kết phát triển ngành hàng heo phục vụ tái cơ cấu NN | - Xây dựng thương hiệu heo giống CLC Vĩnh Long | - Đề án nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng trại giống vật nuôi | - Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo Quyết định 50/2014/QĐ- TTg | Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ thịt heo có truy xuất nguồn gốc (với Tp.HCM) |
Đề án nâng cao chất lượng đàn và hiệu quả chăn nuôi Bò |
| - Mô hình thâm canh các giống cỏ năng suất cao phục vụ chăn nuôi bò - DA Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng giống bò | - DA Phát triển chăn nuôi bò sinh sản theo hướng ATSH quy mô nông hộ |
|
|
| - Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo Quyết định 50/2014/QĐ- TTg |
|
Đề án xây dựng ngành hàng Cá tra theo liên kết chuỗi |
| - DA Phát triển công nghệ và xây dựng hệ thống sản xuất giống cá tra | DA Mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thuỷ sản | DA Hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế hợp tác sản xuất cá tra theo chuỗi và đảm bảo các tiêu chuẩn ATTP, VietGAP và tương đương |
| - Các DA Xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi cá tra tập trung. |
|
|
Đề án xây dựng và phát triển nuôi Cá lồng bè (rô phi, điêu hồng) hướng liên kết sản xuất theo chuỗi. |
| DA Xây dựng và phát triển mạng lưới sản xuất và cung ứng cá rô phi | DA Chuyển giao kỹ thuật nuôi một số thuỷ sản nuôi lồng bè có giá trị kinh tế cao | DA Dầu tư xây dựng và phát triển mô hình nuôi cá lồng bè theo hướng kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi sản xuất - tiêu thụ. |
|
|
| |
Tổng hợp | - Đề án Tăng cường cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến nông lâm thuỷ sản | Đề án phát triển các loại giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản thích ứng biến đổi khí hậu. | Xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả trong nông nghiệp (phát triển sản phẩm tiềm năng) | -DA Nâng cao năng lực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông sản gắn với chế biến và tiêu thụ | - DA xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực và tiềm năng. | -DA Xây dựng hạ tầng bảo vệ sản xuất, chống biến đổi khí hậu -DA Hệ thống thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi từ sản xuất lúa sang rau màu | - Kế hoạch tuyên truyền, lồng ghép tuyên truyền xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp. |
|
-DA Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm chủ lực | -Dự án Đầu tư hệ thống trạm bơm điện phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phòng chống hạn-mặn. | -Chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp | ||||||
|
|
|
| -DA hỗ trợ thực hiện truy xuất nguồn gốc nông sản chủ lực của tỉnh. |
| -DA Đầu tư Trung tâm giao dịch hàng nông sản BM | -Chính sách hỗ trợ cơ giới hoá trong sản xuất một số sản phẩm chủ lực và sản phẩm tiềm năng |
|
Ghi chú: Bảng tổng hợp này minh họa theo chuỗi sản phẩm, gắn vào 3 chương trình (Chương trình khoa học công nghệ, chương trình giống và chương trình phát triển sản phẩm chủ lực) và trên cơ sở danh mục của Phụ lục II./.
- 1Nghị quyết 61/2016/NQ-HĐND điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 2Nghị quyết 73/2016/NQ-HĐND về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3Quyết định 41/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 17/2017/QĐ-UBND Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030
- 5Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa tỉnh Phú Yên đến năm 2020
- 6Quyết định 1395/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 1Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 445/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 61/2016/NQ-HĐND điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 9Nghị quyết 73/2016/NQ-HĐND về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 10Quyết định 41/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 11Quyết định 17/2017/QĐ-UBND Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030
- 12Kế hoạch 153/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa tỉnh Phú Yên đến năm 2020
- 13Quyết định 1395/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bình Phước ban hành
Quyết định 879/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 879/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/04/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Văn Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/04/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra