Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 864/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2024 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ CÁT BI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Quy hoạch năm 2017;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25/01/2021 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
Căn cứ Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 07/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 2265/QĐ-BGTVT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cát Bi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét Tờ trình số 2723/TTr-CHK ngày 05/6/2024 của Cục Hàng không Việt Nam về việc trình phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cát Bi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư tại Văn bản số 810KHĐT ngày 05/7/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cát Bi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Địa điểm: Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, Thành phố Hải Phòng.
3. Thời kỳ quy hoạch: Thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
4.1. Vị trí, chức năng trong mạng cảng hàng không dân dụng toàn quốc: Là cảng hàng không quốc tế.
4.2. Tính chất sử dụng: Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.
a) Thời kỳ 2021-2030
- Cấp sân bay: 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp I.
- Công suất: Khoảng 13,0 triệu hành khách/năm và 250.000 tấn hàng hóa/năm.
- Loại tàu bay khai thác: Tàu bay code C như A320/A321 và tương đương, code E như B747/B777/B787/A350 và tương đương.
- Phương thức tiếp cận hạ cánh: CAT II tại đầu 07 của đường cất hạ cánh, giản đơn tại đầu 25 của đường cất hạ cánh.
b) Tầm nhìn đến năm 2050
- Cấp sân bay 4E (theo mã tiêu chuẩn của ICAO) và sân bay quân sự cấp I.
- Công suất: Khoảng 18,0 triệu hành khách/năm và 500.000 tấn hàng hóa/năm.
- Loại tàu bay khai thác: Tàu bay code C như A320/A321 và tương đương, code E như B747/B777/B787/A350 và tương đương.
- Phương thức tiếp cận hạ cánh: CAT II tại đầu 07 của đường cất hạ cánh, giản đơn tại đầu 25 của đường cất hạ cánh.
4.4. Quy hoạch các công trình khu bay
a) Hệ thống đường cất hạ cánh
- Thời kỳ 2021-2030: Giữ nguyên đường cất hạ cánh hiện hữu với kích thước 3.050 m x 45 m, lề vật liệu rộng 7,5 m.
- Tầm nhìn đến năm 2050: Quy hoạch đường cất hạ cánh số 2 cách tim đường cất hạ cánh hiện hữu khoảng 215 m về phía Nam, chiều dài khoảng 2.400 m, kích thước lề vật liệu theo quy định.
b) Hệ thống đường lăn
- Thời kỳ 2021-2030: Quy hoạch đường lăn song song nằm giữa đường cất hạ cánh hiện hữu và sân đỗ máy bay, cách tim đường cất hạ cánh hiện hữu khoảng 200 m về phía Bắc, chiều dài khoảng 3.050 m, kích thước lề vật liệu theo quy định; quy hoạch 02 đường lăn thoát nhanh, 03 đường lăn nối từ đường cất hạ cánh hiện hữu vào đường lăn song song.
- Tầm nhìn đến năm 2050: Quy hoạch đường lăn song song cách tim đường cất hạ cánh số 2 khoảng 180 m về phía Nam, chiều dài khoảng 2.400 m, kích thước lề vật liệu theo quy định; quy hoạch bổ sung hệ thống đường lăn nối hai đường cất hạ cánh và từ đường cất hạ cánh số 2 vào đường lăn song song mới.
c) Sân đỗ máy bay
- Thời kỳ 2021-2030: Mở rộng sân đỗ hiện hữu đáp ứng khoảng 30 vị trí đỗ máy bay.
- Tầm nhìn đến năm 2050: Mở rộng sân đỗ đáp ứng khoảng 40 vị trí đỗ máy bay; dự trữ để mở rộng khi có nhu cầu.
4.5. Quy hoạch các công trình bảo đảm hoạt động bay
a) Đài Kiểm soát không lưu
- Thời kỳ 2021-2030: Tiếp tục duy trì Đài Kiểm soát không lưu hiện hữu.
- Tầm nhìn đến năm 2050: Quy hoạch Đài Kiểm soát không lưu mới tại vị trí phía Bắc của Cảng, diện tích khoảng 1,8 ha.
b) Hệ thống đài dẫn đường
- Thời kỳ 2021-2030: Tiếp tục duy trì vị trí đài VOR/DME hiện hữu.
- Tầm nhìn đến năm 2050: Quy hoạch đài VOR/DME mới, vị trí dự kiến nằm giữa hai đường cất hạ cánh, diện tích khoảng 1.000 m2.
c) Hệ thống đèn hiệu sân bay, thiết bị dẫn đường
- Thời kỳ 2021-2030: Tiếp tục sử dụng hệ thống đèn tiếp cận, hệ thống thiết bị hạ cánh (ILS) đang khai thác.
- Tầm nhìn đến năm 2050: Quy hoạch hệ thống đèn tiếp cận chính xác CAT II đầu 07 cho hai đường cất hạ cánh; quy hoạch ILS đồng bộ với hệ thống đèn tiếp cận.
d) Hệ thống radar thời tiết, quan trắc khí tượng tự động (AWOS): Quy hoạch bổ sung hệ thống radar thời tiết tại vị trí phía Nam khu bay, diện tích khoảng 4.000 m2; tiếp tục duy trì AWOS của đường cất hạ cánh hiện hữu, quy hoạch bổ sung AWOS đồng bộ cho đường cất hạ cánh số 2; quy hoạch bổ sung trạm radar giám sát mặt sân (SMR) tại vị trí phía Đông nhà ga hành khách T2.
đ) Các công trình bảo đảm hoạt động bay khác: Nghiên cứu lắp đặt hệ thống tự động cảnh báo xâm nhập đường cất hạ cánh (ARIWS), hệ thống giám sát đa điểm (MLAT), hệ thống giám sát bề mặt đường cất hạ cánh, hệ thống thiết bị phát hiện và xua đuổi chim, hệ thống cảnh báo gió đứt khi có nhu cầu.
4.6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung
a) Đường giao thông nội cảng
- Đường trục vào cảng hàng không: Tiếp tục sử dụng đường Lê Hồng Phong là đường trục chính kết nối khu vực phía Bắc với cảng hàng không; quy hoạch mới tuyến đường nối từ đường Bùi Viện sang đường Ngô Gia Tự. Quy hoạch bổ sung tuyến đường trục kết nối khu vực phía Nam của Cảng với tuyến đường Vành đai 3 của Thành phố Hải Phòng.
- Đường giao thông nội cảng ngoài sân bay: Các tuyến đường kết nối từ đường trục chính tới các khu chức năng của cảng hàng không; mặt cắt ngang các tuyến đáp ứng quy mô khoảng 02 - 04 làn xe.
- Đường công vụ: Quy hoạch đường giao thông chạy sát phía trong tường rào cảng hàng không theo quy định, phục vụ tuần tra, bảo đảm an ninh, an toàn.
b) Hệ thống sân đỗ ô tô
- Thời kỳ 2021-2030: Tiếp tục duy trì sân đỗ ô tô trước nhà ga hành khách T1 hiện hữu; quy hoạch sân đỗ ô tô đồng bộ phía trước nhà ga hành khách T2, diện tích khoảng 2,0 ha.
- Tầm nhìn đến năm 2050: Duy trì, mở rộng hệ thống sân đỗ ô tô phía trước khu vực nhà ga hành khách, diện tích khoảng 6,0 ha.
c) Hệ thống cấp điện, chiếu sáng: Tiếp tục sử dụng hệ thống cấp điện hiện có khu vực phía Bắc của Cảng thông qua nguồn điện lưới của Thành phố Hải Phòng; quy hoạch các trạm biến áp theo nhu cầu sử dụng. Bổ sung hệ thống cấp điện cho đường cất hạ cánh số 02 và khu vực các công trình phía Nam của Cảng, sử dụng nguồn điện lưới của Thành phố Hải Phòng.
d) Hệ thống cấp nước: Sử dụng nước từ hệ thống cấp nước sạch của Thành phố Hải Phòng. Quy hoạch bể trữ nước, bơm cấp nước, mạng lưới phân phối nước theo nhu cầu sử dụng.
đ) Hệ thống thoát nước
- Hệ thống thoát nước cho khu bay: Khu vực phía Đông thoát nước ra mương An Kim Hải, khu vực phía Tây thoát nước ra sông Lạch Tray.
- Hệ thống thoát nước khu hàng không dân dụng: Quy hoạch hệ thống mương, rãnh thoát nước, hệ thống cống ngầm để thu nước, một phần thoát nước vào hệ thống cống trên đường Lê Hồng Phong, một phần thoát nước vào khu bay.
e) Hệ thống xử lý nước thải: Quy hoạch tại khu vực phía Đông nhà ga hành khách, diện tích khoảng 6.000 m2.
g) Khu vực lưu giữ chất thải rắn, chất thải nguy hại: Quy hoạch tại khu vực phía Đông nhà ga hành khách, diện tích khoảng 5.000 m2.
4.7. Quy hoạch các công trình dịch vụ hàng không
a) Nhà ga hành khách
- Thời kỳ 2021-2030: Tiếp tục duy trì nhà ga hành khách T1 hiện hữu, quy hoạch nhà ga hành khách T2 mới tại khu vực phía Đông nhà ga hành khách hiện hữu; tổng công suất nhà ga hành khách T1 và T2 đạt khoảng 13 triệu hành khách/năm.
- Tầm nhìn đến năm 2050: Mở rộng nhà ga hành khách, nâng tổng công suất đạt khoảng 18 triệu hành khách/năm.
b) Nhà ga hàng hóa
- Thời kỳ 2021-2030: Quy hoạch nhà ga hàng hóa công suất khoảng 100.000 tấn/năm tại vị trí phía Tây nhà ga hành khách T1 hiện hữu, có khả năng mở rộng đáp ứng công suất khoảng 250.000 tấn/năm; diện tích khoảng 2,35 ha.
- Tầm nhìn đến năm 2050: Quy hoạch nhà ga hàng hóa khu vực phía Nam của Cảng cho nhu cầu khai thác đến năm 2050, dự phòng nhu cầu phát triển đáp ứng công suất đến 500.000 tấn/năm; diện tích khoảng 8,0 ha.
c) Cơ sở tập kết, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không
- Bãi tập kết phương tiện, trang thiết bị phục vụ mặt đất: Thời kỳ 2021-2030 quy hoạch tiếp giáp sân đỗ tàu bay ở hai phía Đông và phía Tây nhà ga hành khách với diện tích khoảng 2,0 ha; tầm nhìn đến năm 2050 tiếp tục mở rộng bãi tập kết đã quy hoạch cho thời kỳ trước, quy hoạch bổ sung 01 vị trí tiếp giáp sân đỗ hàng hóa ở khu vực phía Nam với diện tích khoảng 3,5 ha.
- Cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không: Thời kỳ 2021-2030 quy hoạch cùng vị trí với bãi tập kết phương tiện, trang thiết bị phục vụ mặt đất khu vực phía Tây nhà ga hành khách T1 hiện hữu; tầm nhìn đến năm 2050 quy hoạch tại khu vực phía Tây và phía Đông nhà ga hành khách T2 với diện tích khoảng 1,0 ha.
d) Cơ sở cung cấp xăng dầu hàng không; trạm cấp nhiên liệu cho phương tiện, thiết bị hàng không
- Cơ sở cung cấp xăng dầu hàng không: Thời kỳ 2021-2030 quy hoạch trạm cung cấp nhiên liệu tàu bay tại vị trí phía Tây Bắc của Cảng với dung tích khoảng 12.000 m3, diện tích khoảng 2,5 ha; tầm nhìn đến năm 2050 tiếp tục duy trì vị trí được quy hoạch và có thể mở rộng dung tích khi có nhu cầu.
- Khu vực tra nạp nhiên liệu cho phương tiện phục vụ mặt đất: Bố trí cùng với khu tập kết trang thiết bị mặt đất.
đ) Trạm kiểm định phương tiện, thiết bị hàng không: Quy hoạch cùng vị trí với cơ sở tập kết, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không.
e) Cơ sở cung cấp suất ăn hàng không: Quy hoạch khu vực phía Bắc của Cảng trên khu đất có diện tích khoảng 4.500 m2.
g) Công trình dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay (hangar): Quy hoạch khu vực phía Nam của Cảng cho tầm nhìn đến năm 2050 với diện tích khoảng 3,5 ha.
h) Khu hàng không chung: Quy hoạch khu vực phía Nam của Cảng cho tầm nhìn đến năm 2050 cùng với khu nhà ga hàng hóa, hangar...
4.8. Quy hoạch các công trình dịch vụ phi hàng không, các công trình khác
a) Nhà điều hành cảng hàng không: Quy hoạch trên khu đất rộng khoảng 2,2 ha.
b) Trụ sở cơ quan quản lý nhà nước
- Cảng vụ hàng không: Quy hoạch trên khu đất rộng khoảng 4.500 m2.
- Hải quan: Quy hoạch trên khu đất rộng khoảng 4.500 m2.
- Công an xuất nhập cảnh: Quy hoạch trên khu đất rộng khoảng 4.500 m2.
- Công an địa phương: Quy hoạch trên khu đất rộng khoảng 4.000 m2.
- Trung tâm y tế: Quy hoạch trên khu đất rộng khoảng 4.000 m2.
- Trung tâm kiểm dịch động/thực vật: Quy hoạch trên khu đất rộng khoảng 4.000 m2.
c) Văn phòng các hãng hàng không: Quy hoạch trên khu đất có diện tích khoảng 8.000 m2.
4.9. Quy hoạch các công trình bảo đảm an ninh sân bay, khẩn nguy cứu nạn
- Quy hoạch hệ thống hàng rào bao quanh ranh giới đất của cảng hàng không, hàng rào bảo vệ khu bay.
- Công trình khẩn nguy sân bay đạt cấp 9 theo phân cấp của ICAO. Thời kỳ 2021-2030 quy hoạch tại vị trí tiếp giáp với nhà ga hàng hóa về phía Tây và vị trí phía Đông sân đỗ máy bay, tiếp giáp hồ điều hòa, diện tích mỗi khu khoảng 4.000 m2. Tầm nhìn đến năm 2050 tiếp tục duy trì vị trí quy hoạch thời kỳ trước; quy hoạch bổ sung trạm khẩn nguy cứu nạn số 03 khu vực phía Nam, tiếp giáp với đường lăn song song.
- Khu xử lý bom mìn: Quy hoạch cách đầu 07 của đường cất hạ cánh hiện hữu khoảng 250 m về phía Tây, diện tích khoảng 1.000 m2.
Nhu cầu sử dụng đất cho thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Cảng hàng không quốc tế Cát Bi khoảng 490,61 ha, trong đó bao gồm:
- Diện tích đất dùng chung: 244,29 ha.
- Diện tích đất do dân dụng quản lý: 166,90 ha.
- Diện tích đất do quân sự quản lý: 79,42 ha.
Trong đó diện tích đất đề nghị địa phương chuyển giao khoảng 2,59 ha.
1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
- Nghiên cứu, tiếp thu Báo cáo thẩm định của Vụ Kế hoạch - Đầu tư để quản lý và thực hiện quy hoạch theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng và các cơ quan liên quan tổ chức công bố, quản lý và thực hiện quy hoạch.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng có trách nhiệm rà soát, cập nhật các nội dung quy hoạch nêu trên vào quy hoạch của địa phương; bố trí và bảo vệ quỹ đất phù hợp nhu cầu phát triển của cảng hàng không theo quy hoạch được duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông báo 303/TB-VPCP năm 2022 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1611/QĐ-BGTVT năm 2022 về Kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 178/QĐ-BGTVT năm 2023 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch hạng mục công trình trong phạm vi xây dựng giai đoạn 1 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 497/QĐ-BGTVT năm 2024 phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thời kỳ 2021-2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định 864/QĐ-BGTVT năm 2024 phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cát Bi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- Số hiệu: 864/QĐ-BGTVT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/07/2024
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Lê Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra