Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 853/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 27 tháng 03 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC SẢN PHẨM HÀNG HÓA NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 19/5/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 – 2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 722/SNN-KHTC ngày 15/3/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020, với những nội dung chính sau:

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung

- Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, lao động, tài nguyên và các nguồn lực xã hội để phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; tạo ra nhiều hàng hóa nông, lâm, thủy sản chất lượng cao cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tăng khả năng cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ngày càng cao.

- Phát triển các sản phẩm có khả năng tạo giá trị gia tăng cao, đẩy nhanh tốc độ chất lượng tăng trưởng, phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần đẩy nhanh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh, giảm dần khoảng cách mức sống giữa nông thôn với thành thị, góp phần tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu đến năm 2015: Sản lượng lúa hàng hóa 208.100 tấn; lạc vỏ 47.900 tấn; rau, củ quả thực phẩm chất lượng cao 8.504 tấn; cam chất lượng cao 36.300 tấn; bưởi Phúc Trạch 16.800 tấn; chè 13.500 tấn; mủ cao su khô 10.400 tấn; gỗ nguyên liệu rừng trồng 150.000 m3; thịt lợn hơi xuất chuồng 104.800 tấn; thịt bò hơi xuất chuồng 11.700 tấn; nhung hươu 19 tấn; tôm 12.000 tấn; các loại hải sản đánh bắt có sản lượng lớn và giá trị xuất khẩu cao đạt 6.000 tấn.

- Mục tiêu đến năm 2020: Sản lượng lúa hàng hóa 278.800 tấn; lạc vỏ 58.000 tấn; rau, củ quả thực phẩm chất lượng cao 15.448 tấn; cam chất lượng cao 69.300 tấn; bưởi Phúc Trạch 25.200 tấn; chè 20.000 tấn; mủ cao su khô 22.200 tấn; gỗ nguyên liệu rừng trồng 200.000 m3; thịt lợn hơi xuất chuồng 169.700 tấn; thịt bò hơi xuất chuồng 16.700 tấn; nhung hươu 34 tấn; tôm 30.000 tấn; các loại hải sản đánh bắt có sản lượng lớn và giá trị xuất khẩu cao đạt 8.000 tấn.

- Giá trị sản xuất theo giá cố định 1994 các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực đến năm 2015 ước đạt 2.044 tỷ đồng, chiếm 50,4% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; đến năm 2020 ước đạt 3.519 tỷ đồng, chiếm 60,9% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

II. DANH MỤC VÀ ĐỊNH HƯỚNG VÙNG SẢN XUẤT

1. Tiêu chí xác định.

- Có lợi thế so sánh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất; có nhu cầu thị trường trong và ngoài nước hiện tại và tầm nhìn đến năm 2030.

- Có khả năng cung cấp sản lượng lớn, ổn định lâu dài; gắn kết được giữa sản xuất với các cơ sở chế biến hiện tại, với Quy hoạch mạng lưới chế biến của tỉnh, của khu vực.

- Chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản phẩm nông nghiệp, có ý nghĩa làm động lực thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh phát triển cao và bền vững.

- Có tính đặc thù, đặc sản của địa phương, trở thành sản phẩm hàng hóa riêng có của Hà Tĩnh.

- Có khả năng kết nối với sản phẩm cùng loại của các tỉnh trong vùng và trong nước để tham gia xuất khẩu.

2. Danh mục

Danh mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, gồm: Lúa; lạc; rau, củ quả thực phẩm chất lượng cao; bưởi Phúc Trạch; cam chất lượng cao; chè; cao su; gỗ nguyên liệu rừng trồng; lợn; bò; hươu; tôm và các hải sản đánh bắt có sản lượng lớn và giá trị xuất khẩu cao.

3. Danh mục sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh tham gia sản phẩm khu vực và cả nước, xuất khẩu: Lạc, tôm, rau của quả, cao su, chè và lợn.

4. Định hướng vùng sản phẩm hàng hóa

4.1. Các cây trồng

a) Lúa: Đến năm 2015 diện tích đất sản xuất trung bình hàng năm 20.000 ha, đến năm 2020 diện tích 25.500 ha, tâp trung ở các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh và thành phố Hà Tĩnh.

b) Cây lạc: Đến năm 2015 diện tích hàng năm 18.000 ha, đến năm 2020 diện tích hàng năm 20.000 ha, tập trung ở các huyện: Hương Sơn, Kỳ Anh, Hương Khê, Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Vũ Quang và Can Lộc.

c) Rau, củ quả thực phẩm chất lượng cao: Đến năm 2015 diện tích hàng năm 820 ha, đến năm 2020 diện tích hàng năm 1.030 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Kỳ Anh, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Lộc Hà và thành phố Hà Tĩnh.

d) Bưởi Phúc Trạch: Đến năm 2015 diện tích đạt 1.600 ha, đến năm 2020 diện tích đạt 2.200 ha, bố trí tập trung tại các xã theo Quyết định chỉ dẫn địa lý cây bưởi Phúc Trạch thuộc huyện Hương Khê.

e) Cam chất lượng cao: Đến năm 2015 diện tích đạt 2.950 ha, đến năm 2020 diện tích đạt 4.050 ha, bố trí tập trung chủ yếu tại các huyện: Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Can Lộc và Cẩm Xuyên.

f) Chè: Đến năm 2015 diện tích đạt 1.500 ha, đến năm 2020 diện tích đạt 2.000 ha, bố trí chủ yếu tại các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh và Vũ Quang.

h) Cao su: Đến năm 2015 diện tích cao su đứng đạt 19.750 ha, đến năm 2020 diện tích cao su đứng đạt 26.350 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Đức Thọ.

g) Rừng trồng nguyên liệu: Đến năm 2015 diện tích 30.000 ha, đến năm 2020 diện tích 35.000 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, Thạch Hà.

4.2. Vật nuôi

a) Lợn: Đến năm 2015 hàng năm tổng đàn 524.200 con, đến năm 2020 hàng năm tổng đàn 707.000 con; tập trung tại các huyện: Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Hương Khê, Kỳ Anh, Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang, Nghi Xuân và Lộc Hà.

b) Bò: Đến năm 2015 hàng năm tổng đàn 234.700 con, đến năm 2020 hàng năm tổng đàn 278.000 con; tập trung tại các huyện: Can Lộc, Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ, Kỳ Anh, Thạch Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Vũ Quang, Lộc Hà.

c) Hươu: Đến năm 2015 hàng năm tổng đàn trên 58.100 con, đến năm 2020 hàng năm tổng đàn trên 102.300 con; tập trung tại các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Thạch Hà, Can Lộc và Cẩm Xuyên.

d) Tôm: Đến năm 2015 diện tích nuôi 2.590 ha (trong đó nuôi thâm canh, công nghệ cao 610 ha), đến năm 2020 diện tích 3.050 ha (nuôi thâm canh, công nghệ cao 1.300 ha), tập trung tại các huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà.

4.3. Các hải sản đánh bắt có sản lượng lớn và giá trị xuất khẩu cao

Vùng đánh bắt thực hiện theo quy định về quản lý ngư trường.

(Chi tiết có các biểu Phụ lục kèm theo).

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm giải pháp về quy hoạch.

Trên cơ sở định hướng vùng sản xuất sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực, các quy hoạch ngành, lĩnh vực đã có, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã tiến hành rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các quy hoạch cho từng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực đến tận xã, có tính đến việc kết nối thành vùng, huyện đến tỉnh, cụ thể:

- Rà soát, bổ sung Quy hoạch phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng 2020, để xây dựng quy hoạch chi tiết đối với các sản phẩm: Lúa, lạc, chè, lợn, bò, hươu và tôm.

- Hoàn thành lập Quy hoạch phát triển trang trại chăn nuôi lợn tập trung, công nghiệp giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch chi tiết một số vùng nuôi tôm trên cát đến năm 2020; Quy hoạch vùng trồng bưởi Phúc Trạch, cam chất lượng cao đến năm 2020; rà soát, bổ sung Quy hoạch phát triển cao su tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020; xây dựng Quy hoạch phát triển rau củ quả thực phẩm chất lượng cao, Quy hoạch chi tiết một số vùng trồng rừng nguyên liệu thâm canh gắn với chế biến sâu, chế biến tinh.

2. Nhóm giải pháp về giống

Củng cố, nâng cấp, đổi mới mô hình tổ chức sản xuất các cơ sở sản xuất giống hiện có, từng bước đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất giống thiết yếu, đảm bảo cơ bản số lượng, chất lượng giống phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Việc sản xuất giống ưu tiên theo hướng du nhập, chọn lọc, khảo nghiệm, đưa vào sản xuất các giống mới có năng suất, chất lượng cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn hàng hóa và thích ứng với biến đổi khí hậu; trước mắt ưu tiên thực hiện đối với các giống cây trồng, vật nuôi sau:

- Giống lúa: Lựa chọn giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn và trung bình, cho phẩm chất gạo tốt, năng suất, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu; năng suất cao, kháng sâu bệnh, nhất là rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn và ứng phó có hiệu quả với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Giống lợn: Phát triển đàn lợn giống cấp ông bà, bố mẹ đủ số lượng, chất lượng cao, đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 2.000 lợn nái ngoại cấp ông bà, 12.000 nái ngoại cấp bố mẹ, với đơn vị sản xuất nòng cốt, chủ lực là Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh; tạo ra dòng sản phẩm lớn, đồng nhất và có chất lượng cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm lợn Hà Tĩnh gắn với công nghệ Thái Lan.

- Giống tôm: Trước mắt thực hiện việc ương dưỡng tôm giống, đồng thời khuyến khích, thu hút các tập đoàn lớn ngoài nước, tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống tôm trên địa bàn tỉnh, tiến tới làm chủ công nghệ chủ động sản xuất giống tôm chất lượng cao phục vụ nuôi trồng trên địa bàn tỉnh.

- Giống hươu: Tăng cường chọn lọc, nâng cao chất lượng đàn hươu giống từng bước nâng cao hơn nữa năng suất, chất lượng sản phẩm nhung hươu.

3. Nhóm giải pháp đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

- Sản phẩm lúa hàng hóa: Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo xuất khẩu, liên kết với hộ nông dân, các HTX nông nghiệp từ gieo trồng, chế biến, xuất khẩu; trước mắt, hình thành các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, làng nghề chế biến gạo, sản phẩm từ gạo với người nông dân trồng lúa.

- Sản phẩm lạc hàng hóa: Khuyến khích liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp thu mua chế biến với người nông dân hoặc thông qua cầu nối HTX nông nghiệp. Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu lạc và các sản phẩm từ lạc, gắn với vùng nguyên liệu, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

- Bưởi Phúc Trạch và cam chất lượng cao hàng hóa: Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân phát triển trang trại quy mô lớn; hình thành các HTX trồng bưởi và cam, HTX làm đầu mối liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm.

- Rau, củ quả công nghệ cao hàng hóa: Thu hút các tập đoàn lớn, các công ty đầu tư sản xuất rau sạch, rau, củ quả thực phẩm công nghệ cao theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP, VietGAP. Trước mắt, tạo điều kiện cho Công ty Đại Việt Mỹ triển khai các dự án rau, củ, quả công nghệ cao tại các huyện Kỳ Anh, Can Lộc; đồng thời khuyến khích các hộ dân liên kết với Công ty để tiếp cận quy trình sản xuất công nghệ mới; từng bước hình thành các chuỗi sản xuất khép kín (từ sản xuất, đóng gói, bảo quản, tiêu thụ).

- Chè: Tạo điều kiện Công ty CP chè Hà Tĩnh, các xí nghiệp và hộ gia đình mở rộng diện tích chè theo quy hoạch; phát triển theo hướng hộ dân liên kết các công ty đầu tư vốn, chuyển giao kỹ thuật trồng chăm sóc, thu mua, bao tiêu chế biến sản phẩm cho hộ dân.

- Lợn: Tổ chức sản xuất theo hướng liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp với các hình thức tổ chức như: Hợp tác xã, trang trại, gia trại và hộ nông dân tạo chuỗi giá trị sản phẩm khép kín.

- Bò: Khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi bò theo hướng thâm canh, quy mô lớn gắn với việc trồng cỏ và chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn.

- Hươu: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hươu tại các vùng, miền có lợi thế. Thu hút các nhà đầu tư đầu tư chăn nuôi hươu tập trung quy mô gắn với xây dựng nhà máy chế biến nhung hươu phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

- Cao su: Phát triển diện tích cao su đại diện theo quy hoạch. Khuyến khích mở rộng diện tích cao su tiểu điền theo hướng liên kết hộ dân với doanh nghiệp: dân góp đất, lao động, doanh nghiệp đầu tư vốn, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, phân chia hưởng lợi theo sản phẩm (mủ, gỗ), đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên và khuyến khích nông dân tự chủ trồng cao su, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kỹ thuật, giống, tiêu thụ sản phẩm.

- Nguyên liệu gỗ rừng trồng: Đẩy mạnh giao đất gắn với giao rừng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình có nhu cầu phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhằm đẩy mạnh phát triển nguyên liệu gỗ rừng trồng; khuyến khích các doanh nghiệp thuê đất trồng rừng hoặc liên kết với hộ dân, các chủ rừng để trồng rừng gắn với đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh, chế biến sâu sản phẩm xuất khẩu.

- Sản phẩm tôm nuôi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu: Tạo điều kiện cho các hộ dân, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thuê đất để đầu tư nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao theo quy hoạch của tỉnh. Khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp thu mua tôm nguyên liệu, chế biến với người nuôi từ con giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi, đến bao tiêu sản phẩm.

- Các hải sản đánh bắt có sản lượng lớn và giá trị xuất khẩu cao: Thành lập các tổ đội đánh bắt trên biển; khuyến khích các doanh nghiệp thu mua, chế biến hải sản liên kết ngư dân theo hướng hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

4. Nhóm giải pháp chuyển đổi tạo điều kiện thuận lợi cho tích tụ hướng tới tập trung ruộng đất

- Đẩy nhanh việc đo đạc bản đồ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận trang trại cho tổ chức và cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tổng kết công tác chuyển đổi ruộng đất trong 10 năm qua, rút ra các bài học kinh nghiệm, xây dựng mục tiêu, nội dung để phát động và triển khai kế hoạch đồng bộ về tích tụ ruộng đất, hướng tới tập trung ruộng đất quy mô lớn tạo điều kiện cho áp dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp.

- Lập đề án và tập trung chỉ đạo tạo quỹ đất “sạch” cho phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực theo quy hoạch và lộ trình xây dựng nông thôn mới của xã.

5. Nhóm giải pháp kết cấu hạ tầng

- Từng bước đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực, như: Điện, hệ thống thủy lợi, hệ thống đường giao thông phục vụ sản xuất, nhất là hệ thống đường lâm nghiệp; các cơ sở hậu cần, dịch vụ nghề cá tại các cửa biển (Cửa Hội, Cửa Nhượng, Cửa Sót, Cửa Khẩu), hệ thống thông tin liên lạc và tăng cường quản lý khai thác trên biển. Trước mắt ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất giống: Hệ thống thủy lợi, Hệ thống sân phơi, kho bảo quản tại các vùng sản xuất giống.

6. Nhóm giải pháp khoa học công nghệ, cơ giới hóa

- Ưu tiên đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học – công nghệ.

- Tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu để tiếp thu, nắm bắt và chuyển giao khoa học công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất, phòng chống dịch bệnh, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, khai thác hải sản… Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất. Đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, từ đó đánh giá, tổng kết để có các chính sách phù hợp, kịp thời khuyến khích nhân rộng.

- Phát triển mạng lưới công nghệ thông tin đến tận thôn, xã để người dân tiếp cận được các thông tin về kinh tế, kỹ thuật và thị trường.

- Thực hiện có hiệu quả các chính sách hiện thành nhằm tăng tỷ lệ cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đến chế biến.

7. Nhóm giải pháp bảo quản, chế biến, phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm

a) Bảo quản, chế biến:

- Đầu tư nâng cấp, mở rộng công suất các nhà máy chế biến hiện có, như: Nhà máy chế biến chè xuất khẩu, Nhà máy chế biến mủ cao su, các nhà máy chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu, Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc Thiên Lộc.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các nhà máy bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu. Trước mắt đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng: Nhà máy chế biến lúa gạo chất lượng cao xuất khẩu, Nhà máy chế biến công nghiệp sản xuất sản phẩm súc sản (thịt hộp, dăm bông, xúc xích) tại Khu Kinh tế Vũng Áng, Nhà máy sản xuất phân vi sinh từ than bùn, các nhà máy chế biến đồ gỗ xuất khẩu…

b) Phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm

- Duy trì các thị trường truyền thống, tiếp tục tìm kiếm thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở thu mua tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

- Tăng cường tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho nông dân về hội nhập kinh tế quốc tế, thông tin thị trường; hỗ trợ áp dụng các quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế gắn với xây dựng thương hiệu.

- Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng hàng hóa, hỗ trợ cải tiến mẫu mã, bao bì; xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm chỉ dẫn địa lý.

- Xúc tiến thành lập các hiệp hội ngành hàng để tạo điều kiện tương trợ lẫn nhau, giải quyết các vấn đề khó khăn nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.

- Tăng cường việc ký kết với các siêu thị, cửa hàng, đại lý để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Hàng năm tổ chức các cuộc hội chợ, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân tham gia các hội chợ, giới thiệu, quảng bá sản phẩm trong nước và Quốc tế.

8. Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

- Nâng cao trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nông hộ để chuyển giao nhanh các tiến bộ mới vào sản xuất.

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và kỹ thuật viên về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, thông qua thực hiện các đề tài, dự án, liên kết đào tạo trong và ngoài nước.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đủ về số lượng, chất lượng, nhất là đội ngũ chuyên gia đầu ngành, tiếp tục thực hiện chính sách thu hút nhân tài, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị hoạt động khoa học – công nghệ.

- Tăng cường công tác khuyến nông, hội thảo chuyên đề; tư vấn, chuyển giao các công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp.

9. Nhóm giải pháp chính sách

Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 – 2015 (theo Quyết định 24/QĐ-UBND ngày 9/8/2011); các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; xây dựng Chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh, năm 2012 tập trung xây dựng chính sách đồng bộ có hiệu quả cho công tác giống lợn, lúa, tôm; chính sách cho một số lĩnh vực chế biến còn thiếu sót như sản phẩm từ lợn, gạo xuất khẩu, nhung hươu. Ưu tiên nguồn lực xây dựng nông thôn mới cho thực hiện các chính sách phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực định hướng trở thành các lĩnh vực sản xuất có đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng nhanh, bền vững và đẩy nhanh lộ trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

10. Nhóm giải pháp xúc tiến đầu tư

- Xây dựng Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực nói riêng.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, trước mắt thu hút đầu tư các dự án: Dự án sản xuất lợn giống và lợn thương phẩm kết hợp nhà máy chế biến thịt gia súc; Dự án sản xuất giống tôm, nuôi trồng và chế biến thủy sản công nghệ cao; Dự án trồng rừng nguyên liệu và chế biến ván MDF, bột giấy, đồ gỗ; Dự án phát triển bưởi Phúc Trạch và Dự án phát triển cam bù Hương Sơn; Dự án sản xuất rau, củ, quả thực phẩm chất lượng cao; Dự án sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; Nhà máy chế biến phân bón hữu cơ; Dự án nuôi và chế biến sản phẩm từ nhung hươu; Dự án trồng và chế biến mủ cao su; Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Trên cơ sở Quyết định danh mục các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã xác định sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực cấp huyện, đến từng xã, thôn.

- Xây dựng quy hoạch phát triển cho từng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

- Tham mưu ban hành Chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực, giai đoạn 2012 – 2015, định hướng đến năm 2020.

- Tổ chức, chỉ đạo phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực.

2. Các Sở, ban, ngành liên quan:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Đẩy nhanh việc đo đạc bản đồ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận trang trại cho tổ chức và cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tổng kết công tác chuyển đổi ruộng đất trong 10 năm qua, rút ra các bài học kinh nghiệm, xây dựng mục tiêu, nội dung để phát động và triển khai kế hoạch về tích tụ ruộng đất hướng tới tập trung ruộng đất quy mô lớn tạo điều kiện cho cơ giới hóa, hiện đại hóa tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp.

- Lập đề án và tập trung chỉ đạo quỹ đất “sạch” cho phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực theo quy hoạch và lộ trình xây dựng nông thôn mới của các xã.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Xây dựng Kế hoạch xúc tiến đầu tư, thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực nói riêng; chuẩn bị các điều kiện tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong năm 2012;

- Lồng ghép, bố trí các nguồn vốn, các chương trình, dự án để phục vụ phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực;

- Sửa đổi, bổ sung Chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo hướng ưu tiên tối đa cho các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh theo yêu cầu phát triển.

c) Sở Khoa học và Công nghệ: Tham mưu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp cho từng sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực; hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy định về chất lượng sản phẩm; hỗ trợ, hướng dẫn đăng ký thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm đặc sản của tỉnh.

d) Sở Công thương: Hỗ trợ xúc tiến thương mại; lập quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển thương mại nông thôn đến năm 2020; chỉ đạo phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản, phát triển mạnh các cụm công nghiệp, làng nghề, tìm kiếm thị trường đưa các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh vào thị trường trong nước và xuất khẩu; cung cấp thông tin về thị trường giá cả các loại sản phẩm nông nghiệp cho người sản xuất và doanh nghiệp.

đ) Sở Tài chính: Tham mưu bố trí kinh phí hàng năm đảm bảo thực hiện các chính sách về nông nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực.

e) Văn phòng điều phối chương trình NTM của tỉnh: Phối hợp tham mưu lập quy hoạch phát triển cho từng sản phẩm; điều phối, tham mưu ưu tiên nguồn lực cho phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

g) Đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội: Tuyên truyền vận động hội viên, người nông dân tích cực tham gia phát triển sản xuất, phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Xác định sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh phải kết nối đến tận huyện, xã và vùng liên xã (xác định cụ thể diện tích, số lượng sản phẩm chi tiết đến tận xã), gắn với nội dung Đề án xây dựng nông thôn mới, Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, có giải pháp phát triển cho từng sản phẩm; tạo môi trường, điều kiện để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất; đồng thời xác định sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của huyện và chỉ đạo các xã xây dựng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của xã kết nối với sản phẩm chủ lực của huyện và xác định sản phẩm chủ lực của từng xã.

- Đẩy nhanh việc đo đạc bản đồ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận trang trại cho tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

- Tổ chức, tổng kết công tác chuyển đổi ruộng đất, nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm, xây dựng mục tiêu, nội dung để phát động và triển khai kế hoạch về tích tụ ruộng đất hướng tới tập trung ruộng đất quy mô lớn tạo điều kiện cho cơ giới hóa, hiện đại hóa tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp.

- Lập đề án và tập trung chỉ đạo quỹ đất “sạch” cho phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực theo quy hoạch và lộ trình xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn.

4. Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh

- Xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức sản xuất đảm bảo cung cấp đủ lợn giống, thức ăn phát triển chăn nuôi theo hình thức liên kết.

- Xây dựng nhà máy chế biến súc sản tại Khu Kinh tế Vũng Áng; nâng công suất nhà máy chế biến thức ăn gia súc Thiên Lộc gắn với phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo sản xuất bền vững.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Văn phòng điều phối chương trình NTM tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND các thành phố, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ NN và PTNT; (để b/c)
- TTr Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; (để b/c)
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ, các đoàn thể cấp tỉnh;
- Báo Hà Tĩnh, Đài PT-TH tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy;
- Các PVP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đình Sơn

 


PHỤ LỤC 01

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÚA HÀNG HÓA CHẤT LƯỢNG CAO
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

STT

Đơn vị

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Diện tích (ha)

Năng suất/2 vụ (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Ước tính GTSX theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng)

Diện tích (ha)

Năng suất/2 vụ (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Ước tính GTSX theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng)

1

Đức Thọ

4.000

103

41.200

65,92

5.500

110

60.654

97,05

2

Can Lộc

5.000

100

50.522

80,84

5.500

108

60.092

96,15

3

Cẩm Xuyên

4.500

99

47.070

75,31

5.500

105

60.530

96,85

4

Thạch Hà

4.000

110

44.580

71,33

5.500

130

71.500

112,16

5

Kỳ Anh

1.500

98

14.679

23,49

2.000

100

20.003

32,00

6

TX Hồng Lĩnh

500

103

5.150

8,24

1.000

110

890

1,42

7

TP Hà Tĩnh

500

98

4.902

7,84

500

103

5.154

8,25

Tổng

20.000

102

208.103

332,96

25.500

109

278.823

443,88

 

PHỤ LỤC 02

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LẠC HÀNG HÓA
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

STT

Đơn vị

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Diện tích (ha)

Năng suất/2 vụ (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Ước tính giá trị SX theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng)

Diện tích (ha)

Năng suất/2 vụ (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Ước tính giá trị SX theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng)

1

Hương Sơn

2.400

26

6.244

19,98

2.700

27

7.294

23,34

2

TP Hà Tĩnh

300

27

810

2,59

400

29

1140

3,65

3

Kỳ Anh

2.500

25

5.626

18,00

2.800

26

6.980

22,33

4

Hương Khê

2.400

25

6.000

19,20

2.700

26

7.020

22,46

5

Nghi Xuân

1.900

26

5.395

17,26

2.000

28

6.360

20,35

6

Thạch Hà

2.250

32

7.394

23,66

2.400

39

9.463

30,28

7

Lộc Hà

2.000

27

5.177

16,56

2.200

29

6.469

20,70

8

Đức Thọ

1.400

27

3.788

12,12

1.500

28

4.173

13,35

9

Cẩm Xuyên

1.000

26

2.600

8,50

1.000

27

2.790

8,93

10

Vũ Quang

800

27

2.188

7,00

1.000

29

2.860

9,15

11

Can Lộc

1.000

26

2.601

8,32

1.200

27

3.224

16,40

12

Hồng Lĩnh

50

25

125

0,40

100

27

270

0,86

Tổng

18.000

26,6

47.947

153,605

20.000

28,5

58.042

191,816

 

PHỤ LỤC 03

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN RAU, CỦ, QUẢ CHẤT LƯỢNG CAO
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

STT

Đơn vị

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Diện tích (ha)

Năng suất/2 vụ (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Ước tính giá trị SX theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng)

Diện tích (ha)

Năng suất/2 vụ (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Ước tính giá trị SX theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng)

1

Kỳ Anh

140

10,0

1.400

1,96

200

15,0

3.000

4,20

2

Thạch Hà

140

10,0

1.400

1,96

220

15,0

3.300

4,62

3

Can Lộc

130

12,0

1.560

2,18

170

15,0

2.550

3,57

4

Đức Thọ

110

10,0

1.110

1,55

120

15,0

1.807

2,53

5

Cẩm Xuyên

100

10,0

1.034

1,45

100

15,0

1.491

2,09

6

TP Hà Tĩnh

50

10,0

500

0,70

70

15,0

1.050

1,47

7

Nghi Xuân

100

10,0

1.000

1,40

100

15,0

1.500

2,10

8

Lộc Hà

50

10,0

500

0,70

50

15,0

750

1,05

Tổng

820

10,4

8.504

11,90

1.030

15,0

15.448

21,63

 

PHỤ LỤC 04

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CAM CHẤT LƯỢNG CAO
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

STT

Đơn vị

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Ước tính giá trị SX theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng)

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Ước tính giá trị SX theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng)

1

Hương Khê

1.100

15,0

17.700

60,18

1.350

20,0

29.000

98,60

2

Hương Sơn

800

10,0

8.000

27,20

1.300

15,0

19.500

66,30

3

Vũ Quang

550

10,0

5.500

18,70

700

15,0

10.500

35,70

4

Can Lộc

400

10,0

4.000

13,60

600

15,0

9.000

30,60

5

Cẩm Xuyên

100

12,0

1.140

4,22

100

15,0

1.345

4,59

Tổng

2.950

11,4

36.340

123,90

4.050

16,0

69.345

235,790

 

PHỤ LỤC 05

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHÈ
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

STT

Đơn vị

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Ước tính giá trị SX theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng)

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Ước tính giá trị SX theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng)

1

Hương Sơn

800

90

7.200

8,64

1.000

100

10.000

12,00

2

Hương Khê

260

90

2.340

2,81

340

100

3.400

4,08

3

Kỳ Anh

380

90

3.420

4,10

560

100

5.600

6,72

4

Vũ Quang

60

90

540

0,65

100

100

1.000

1,20

Tổng

1.500

 

13.500

16,20

2.000

 

20.000

24,00

 

PHỤ LỤC 06

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CAO SU
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

STT

Đơn vị

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Diện tích (ha)

Diện tích khai thác mủ (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Ước tính giá trị SX theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng)

Diện tích (ha)

Diện tích khai thác mủ (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Ước tính giá trị SX theo giá cố định năm 1994 (tỷ đồng)

1

Hương Khê

10.300

6.300

1,3

8.190

67,16

11.000

9.000

1,5

13.500

110,70

2

Hương Sơn

4.000

 

 

 

0,00

7.500

1.000

1,5

1.500

12,30

3

Vũ Quang

1.500

500

1,3

650

5,33

2.300

1.700

1,5

2.550

20,91

4

Kỳ Anh

1.850

1.000

1,3

1.300

10,66

1.850

1.850

9

2.775

22,76

5

Can Lộc

700

100

1,3

130

1,06

1.000

500

1,5

750

6,17

6

Cẩm Xuyên

500

 

 

 

0,00

1.200

300

1,5

450

3,69

7

Thạch Hà

500

100

1,3

130

1,07

700

230

1,5

345

2,83

8

Đức Thọ

400

 

 

 

0,00

800

200

1,5

300

2,46

Tổng

19.750

8.000

 

10.400

85,27

26.350

14.780

 

22.170

181,81

 

PHỤ LỤC 07

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM HÀNG HÓA LỢN, BÒ, HƯƠU
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

STT

Đơn vị

Đến năm 2015

Đến năm 2020

Lợn

Hươu

Lợn

Hươu

Số lượng (1000 con)

Sản lượng thịt hơi XC (1000 tấn)

Ước tính GTSX theo giá cố định (tỷ đồng)

Số lượng (1000 con)

Sản lượng thịt hơi XC (1000 tấn)

Ước tính GTSX theo giá cố định (tỷ đồng)

Số lượng (1000 con)

Sản lượng nhung (tấn)

Ước tính GTSX theo giá cố định (tỷ đồng)

Số lượng (1000 con)

Sản lượng thịt hơi XC (1000 tấn)

Ước tính GTSX theo giá cố định (tỷ đồng)

Số lượng (1000 con)

Sản lượng thịt hơi XC (1000 tấn)

Ước tính GTSX theo giá cố định (tỷ đồng)

Số lượng (1000 con)

Sản lượng nhung (tấn)

Ước tính GTSX theo giá cố định (tỷ đồng)

Tổng cộng

524,2

104,85

838,8

234,7

11,74

97,4

58,1

19,16

47,9

707,0

169,68

1357,5

278,0

16,68

138,5

102,3

33,8

84,40

1

Can Lộc

101

20,29

162,3

35,0

1,75

14,5

5

1,65

4,1

202,9

48,69

389,48

42,0

2,52

20,90

11,0

3,6

9,1

2

Thạch Hà

95

19,00

152,0

22,5

1,13

9,3

2

0,66

1,7

109,0

26,16

209,28

26,0

1,56

12,95

5,0

1,7

4,1

3

Cẩm Xuyên

94,5

18,90

151,2

21,2

1,06

8,8

2

0,66

1,7

101,8

24,43

195,46

23,9

1,44

11,92

5,0

1,7

4,1

4

Hương Khê

48

9,60

76,8

30,8

1,54

12,8

6,5

2,15

5,4

55,0

13,20

105,60

35,5

2,13

17,68

15,0

5,0

12,4

5

Kỳ Anh

50

10,00

80,0

21,0

1,05

8,7

0

0,00

0,0

70,0

16,80

134,40

25,0

1,50

12,45

0,0

0,0

0,0

6

Đức Thọ

36,8

7,36

58,9

25,0

1,25

10,4

0

0,00

0,0

40,0

9,60

76,80

30,0

1,80

14,94

0,0

0,0

0,0

7

Hương Sơn

33,7

6,73

53,9

28,0

1,40

11,6

40

13,20

33,0

40,0

9,60

76,80

33,0

1,98

16,45

60,0

19,8

49,5

8

Nghi Xuân

17

3,40

27,2

20,1

1,01

8,3

0

0,00

0,0

21,2

5,09

40,70

25,4

1,52

12,65

0,0

0,0

0,0

9

Lộc Hà

15,1

3,01

24,1

15,7

0,79

6,5

0

0,00

0,0

18,1

4,33

34,67

19,0

1,14

9,46

0,0

0,0

0,0

10

Vũ Quang

16,8

3,36

26,9

9,1

0,46

3,8

2,55

0,84

2,1

27,1

6,50

52,03

11,6

0,70

5,79

6,3

2,1

5,2

11

TP Hà Tĩnh

9

1,80

14,4

4,2

0,21

1,7

0

0,00

0,0

12,0

2,88

23,04

4,0

0,24

1,99

0,0

0,0

0,0

12

TX Hồng Lĩnh

7

1,40

11,2

2,1

0,11

0,9

0

0,00

0,0

10,0

2,40

19,20

2,6

0,16

1,29

0,0

0,0

0,0

 

PHỤ LỤC 08

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÔM NUÔI TIÊU CHUẨN HÀNG HÓA
(Kèm theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

TT

Địa phương

Đến 2015

Đến 2020

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

DT

SL

ƯTGTSX (tỷ đồng)

TC, CNC

QCCT, BTC

DT

SL

ƯTGTSX (tỷ đồng)

TC, CNC

QCCT, BTC

DT

NS

SL

DT

NS

SL

DT

NS

SL

DT

NS

SL

1

Kỳ Anh

832

1.928

53,99

70

15,5

1.090

762

1,10

838

800

3.703

103,67

128

21,7

2.778

672

1,3

925

2

Nghi Xuân

485

3.764

105,39

215

16,0

3.440

270

1,20

324

775

8.528

238,77

370

21,6

7.955

405

1,3

573

3

Cẩm Xuyên

440

2.452

68,66

130

16,0

2.080

310

1,20

372

540

6.238

174,66

280

21,0

5.880

260

1,4

358

4

Thạch Hà

588

3.192

89,37

170

15,8

2.700

418

1,10

492

610

10.595

296,66

497

21,0

10.437

113

1,4

158

5

TP Hà Tĩnh

120

144

4,03

-

-

-

120

1,20

144

150

208

5,82

-

-

-

150

1,4

208

6

Lộc Hà

125

520

14,56

25

16,0

400

100

1,20

120

175

729

20,40

25

21,0

525

150

1,3

204

Tổng

2.590

12.000

336,00

610

15,9

9.710

1.980

1,2

2.290

3.050

30.000

839,99

1.300

21,3

27.575

1.750

1,4

2.425

* Ghi chú:

- DT: Diện tích (ha); SL: Sản lượng (tấn); NS: Năng suất (tấn/ha), ƯTGTSX: Ước tính giá trị sản xuất theo giá cố định (1994)

- TC, CNC: Thâm canh, công nghệ cao; QCCT, BTC; Quảng canh cải tiến, bán thâm canh.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 853/QĐ-UBND năm 2012 Phê duyệt Danh mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020

  • Số hiệu: 853/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/03/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
  • Người ký: Lê Đình Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản