Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 851/QĐ-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 24 tháng 04 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020; ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN XUẤT KHẨU TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2014-2016

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006-2015, định hướng đến 2020;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Tờ trình số 16/TTr-SCT ngày 27 tháng 3 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương Đề án Chương trình xuất khẩu hàng hóa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020; Đề án Chương trình xúc tiến xuất khẩu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014-2016 như sau:

1. Đề án Chương trình xuất khẩu hàng hóa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020; dự toán kinh phí 462.000.000đ (bốn trăm sáu mươi hai triệu đồng.

2. Đề án Chương trình xúc tiến xuất khẩu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014-2016; dự toán kinh phí: 385.000.000đ (ba trăm tám mươi lăm triệu đồng).

Tổng cộng: 847.000.000đ (tám trăm bốn mươi bảy triệu đồng).

Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh (nguồn bổ sung chương trình, đề án của tỉnh năm 2014).

(Kèm theo Đề cương và dự toán kinh phí).

Điều 2. Sở Công Thương làm chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị tư vấn, các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố để lập quy hoạch nêu trên, trình UBND Tỉnh phê duyệt trong quý II, năm 2014.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Kho bạc Nhà nước Tỉnh và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Lưu: VT, V1.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Văn Niên

 

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN:

CHƯƠNG TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Với việc gia nhập WTO và sắp tới có thể là TPP, nền kinh tế lại càng chịu ảnh hưởng của toàn cầu hóa sâu sắc. Trong một nền kinh tế toàn cầu hóa như thế, các doanh nghiệp không thể chỉ bó hẹp tư duy của mình trong phạm vi Việt Nam mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp toàn cầu.

Đối với các địa phương, xuất khẩu luôn là một trong những lĩnh vực hàng đầu cần chú ý đầu tư và phát triển. Bởi vì nếu chỉ gói gọn sản xuất để phục vụ thị trường trong nước, các doanh nghiệp không có động lực cạnh tranh để phát triển. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không thể mở rộng sản xuất để tận dụng lợi thế quy mô vì thị trường trong nước rất hạn chế đối với rất nhiều ngành.

Bà Rịa - Vũng Tàu cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Với vị thế là một địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nơi có đầy đủ điều kiện nhất về vốn, nhân công cũng như trình độ công nghệ, kinh tế Bà Rịa Vũng Tàu đang ngày càng phát triển. Cộng với việc các cảng nước sâu và các khu công nghiệp đang được hoàn thiện, kinh tế của tỉnh nói chung và xuất khẩu nói riêng đang nhận được nhiều kỳ vọng.

Năm 2012 kinh ngạch xuất khẩu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt hơn 2,2 tỷ USD. Trong đó, doanh nghiệp trong nước đạt hơn 478 triệu USD, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 1,7 tỷ USD. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 80% giá trị xuất khẩu, tăng đến 13,36% so với năm 2011.

Năm 2012, nhóm hàng thủy sản xuất khẩu đạt gần 360 triệu USD, tăng 7,29%, chiếm tỷ trọng 16,31%. Trong đó, thị trường xuất khẩu châu Á chiếm đến 86% tổng sản lượng xuất khẩu và được các doanh nghiệp duy trì khá ổn định. Một số doanh nghiệp đã ký được nhiều đơn hàng mới xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Riêng nhóm hàng nông - lâm sản mặc dù sản lượng xuất khẩu vẫn tăng, nhưng kim ngạch giảm 7,16% so với năm 2011, đạt gần 83 triệu USD và chỉ chiếm tỷ trọng 3,77% trong kim ngạch xuất khẩu (trừ dầu khí). Nguyên nhân do giá xuất khẩu giảm mạnh, chẳng hạn như dầu điều giảm 36,72%, cao su giảm 28,62%, hạt điều giảm 25,99%...

Tuy nhiên, cho đến nay những lợi thế phát triển của từng mặt hàng xuất khẩu cũng chưa được khai thác và đảm bảo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Để tạo được lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu trọng yếu như nông sản, may mặc, giày da, hàng thủy sản chế biến, thép... đòi hỏi phải có kế hoạch phát triển đồng bộ từ việc xác định đúng các thị trường mục tiêu, đến tổ chức lại sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, phát triển thương hiệu riêng, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tổ chức các nguồn đầu vào, tạo lập và phát huy vai trò các chi hội, hiệp hội liên kết theo ngành nghề, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, cũng như đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Do vậy, việc xây dựng chương trình xuất khẩu hàng hóa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 nhằm đánh giá thực trạng, tiềm năng xuất khẩu của tỉnh và định hướng phát triển xuất khẩu, khai thác, tạo lập lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của tỉnh là một đòi hỏi cấp thiết của quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh trước yêu cầu phát huy vai trò của thương mại trong việc định hướng cho xuất khẩu bền vững.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

Đề án tập trung vào 3 nhóm công việc chính;

1. Đánh giá lại thực trạng xuất khẩu của tỉnh.

2. Xây dựng định hướng phát triển xuất khẩu của tỉnh, đặc biệt chú trọng đến việc nhận dạng những ngành tỉnh có lợi thế để phát triển.

3. Đề xuất các giải pháp hoàn chỉnh để đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của tỉnh bao gồm các chương trình, dự án cũng như chính sách hỗ trợ.

III. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Phạm vi về ngành kinh tế: nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của tỉnh, trong đó chú trọng phân tích một số mặt hàng trọng yếu.

2. Phạm vi về không gian: nghiên cứu thực trạng xuất khẩu tại địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

3. Phạm vi về thời gian: viện phân tích tổng quan thực trạng xuất khẩu của tỉnh sẽ sử dụng số liệu thống kê trong giai đoạn 2005 - 2013.

IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Đề án là một kế hoạch nhằm giúp tỉnh phát triển xuất khẩu. Do vậy mà đề án cần phải cần có sự đóng góp từ tất cả các đối tượng liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Trong giới hạn của đề án này, các chuyên gia về thương mại quốc tế, lãnh đạo địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu là những đối tượng quan trọng tham gia và việc hoạch định đề án. Việc xây dựng đề án sẽ được thực hiện theo quy trình 6 bước:

Bước 1: Khởi động

Khởi động chính là bước chuẩn bị cho việc xây dựng đề án xuất khẩu hàng hóa của tỉnh. Công việc khởi động bao gồm (i) việc hình thành một nhóm công tác bao gồm các lãnh đạo tỉnh và đại diện của các doanh nghiệp xuất khẩu để tham gia cùng nhóm tư vấn thực hiện đề án và (ii) phác thảo một kế hoạch xây dựng đề án.

Bước 2: Phân tích tiềm năng và thực trạng xuất khẩu ca địa phương

Mục tiêu chính của bước này là nhận dạng được tình hình xuất khẩu thực tế của địa phương. Trên cơ sở đó tìm thấy những mặt mạnh, yếu, các yếu tố cơ hội, thách thức đối với xuất khẩu của tỉnh đến năm 2020.

Các nội dung đánh giá gồm có:

a. Tình hình xuất khẩu và xu hướng xuất khẩu của tỉnh.

b. Nhận dạng các nhóm, ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao và giá trị gia tăng lớn.

c. Nhận diện các ngành có lợi thế phát triển để xuất khẩu.

d. Đánh giá các yếu tố đầu vào như vốn, lao động và công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn.

e. Đánh giá các thị trường xuất khẩu chủ yếu và tiềm năng.

f. Đánh giá hiệu quả của các chính sách, chương trình hỗ trợ xuất khẩu của tỉnh.

g. Phân tích SWOT đối với hoạt động xuất khẩu của tỉnh.

Phương pháp nghiên cứu gồm có:

a. Phân tích thống kê dựa trên số liệu thống kê của tỉnh.

b. Khảo sát và phỏng vấn các doanh nghiệp xuất khẩu.

c. Tham vấn ý kiến chuyên gia.

Bước 3: Xác định tầm nhìn

Xác định tầm nhìn là phác họa bức tranh về viễn cảnh xuất khẩu trong tương lai mà địa phương muốn đạt được. Tầm nhìn không phải là mục tiêu mà là ý tưởng mục tiêu của địa phương, là trạng thái có thể đạt được trong điều kiện thuận lợi nhất. Tầm nhìn là ý tưởng chung, là viễn cảnh mà địa phương có thể đạt được nhưng không nhất thiết phải đạt được nếu như thực tế những điều kiện thực hiện không diễn ra như mong muốn.

Đối với việc xác định tầm nhìn, nhóm tư vấn dựa trên thực trạng về xuất khẩu sẽ đề xuất hình ảnh của tỉnh đối với thị trường hàng hóa thế giới. Việc này bao gồm việc xác định các mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu, các tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa cũng như các đặc điểm nhận dạng hàng hóa xuất phát từ tỉnh.

Nhóm công tác sẽ chỉnh sửa và thống nhất về tầm nhìn trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Phương pháp thực hiện: So sánh địa phương với một số thành phố trên thế giới có điều kiện tương ứng. Bên cạnh đó phỏng vấn sâu lãnh đạo địa phương và các chuyên gia về kinh tế quốc tế.

Bước 4: Xác định mục tiêu và chỉ tiêu

Ở bước này, nhóm tư vấn sẽ đề xuất các phương án tăng trưởng xuất khẩu. Nhóm công tác sẽ lựa chọn phương án tăng trưởng hợp lý. Dựa vào mục tiêu xuất khẩu, nhóm tư vấn sẽ cụ thể hóa thành những chỉ tiêu để đánh giá mức độ hoàn thành khi thực hiện đề án.

Phương pháp thực hiện: dự báo về hàng hóa và thị trường, so sánh với tiềm năng của tỉnh để xác định mục tiêu và các chỉ tiêu.

Bước 5: Hoạch định chiến lược

Bước này là bước xây dựng các chiến lược để đạt được mục tiêu đã đề ra. Dựa vào những phân tích thực trạng, nhóm tư vấn sẽ đề xuất các chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu để nhóm công tác lựa chọn.

Sau đó nhóm tư vấn sẽ đề xuất những chương trình, dự án và các chính sách nhằm cụ thể hóa chiến lược đã được lựa chọn.

Trong quá trình xây dựng các chương trình, dự án và đề án, nhóm tư vấn cũng xem xét các nguồn lực sẵn có của địa phương đề đảm bảo các chương trình này là khả thi. Nếu có sự thiếu hụt về mặt nguồn lực, nhóm tư vấn sẽ tiến hành điều chỉnh lại các mục tiêu và chỉ tiêu của đề án.

Phương pháp thực hiện: Xây dựng chiến lược dựa trên ma trận SWOT.

Bước 6: Hoàn thành việc xây dựng đề án và đưa vào thực hiện

Công việc của nhóm tư vấn trong bước này là hoàn thành báo cáo cuối cùng để nghiệm thu chính thức.

Công việc còn lại của bước này là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu. Nội dung bao gồm việc cụ thể hóa các chiến lược và chương trình xuất khẩu đã hoạch định, theo dõi hoạt động xuất khẩu, so sánh quá trình thực hiện với đề án đã xây dựng và đánh giá lại đề án nhằm có những điều chỉnh cần thiết để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tỉnh.

V. CẤU TRÚC BÁO CÁO CUỐI CÙNG (DỰ KIẾN)

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu

1.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu

1.1.3. Cơ cấu và sự chuyển dịch mặt hàng xuất khẩu

1.1.4. Hoạt động xúc tiến thương mại

1.1.5. Trình độ nguồn nhân lực

1.1.6. Trình độ công nghệ

1.1.7. Trình độ quản lý

1.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG TRỌNG YẾU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

1.2.1. Hàng nông sản

1.2.2. Thủy sản chế biến

1.2.3. Thép

1.2.4. Vật liệu xây dựng

1.2.5. Cơ khí công nghệ cao

1.3. ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

1.3.1. Đánh giá chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

1.3.2. Đánh giá chính sách hỗ trợ các mặt hàng

1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1.4.1. Những thành tựu đạt được

1.4.2. Những mặt hạn chế

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

2.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU

2.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

2.1. Định hướng về thị trường xuất khẩu

2.2. Định hướng về mặt hàng xuất khẩu

2.3. Định hướng hoạt động các đơn vị (tổ chức cá nhân) tham gia (trực tiếp, ủy thác) tham gia xuất khẩu.

2.3. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2020

2.3.1. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của tỉnh

2.3.2. Dự báo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

2.3.3. Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu

2.3.4. Dự báo những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu của cả nước có thể tác động đến Bà Rịa Vũng Tàu.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

3.1. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu

3.2. Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu

3.3. Giải pháp về chất lượng sản phẩm xuất khẩu

3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách

3.5. Giải pháp về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực

3.6. Giải pháp về nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội

3.7. Kiến nghị đối với địa phương và trung ương nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

3.8. Tổ chức thực hiện

VI. ĐƠN VỊ ỨNG DỤNG VÀ SẢN PHẨM GIAO NỘP

Đơn vị ứng dụng:

Kết quả nghiên cứu của đề tài được Tỉnh ủy, UBND, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sử dụng để đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu và thực trạng xuất khẩu của các mặt hàng trọng yếu trên địa bàn tỉnh; qua đó sẽ có những định hướng, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu của tỉnh phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh.

Sản phẩm giao nộp:

- Báo cáo tổng hợp đề tài thể hiện toàn bộ nội dung nghiên cứu theo đề cương được duyệt.

- Báo cáo tóm tắt đề tài trình bày sản phẩm cuối cùng của đề tài đáp ứng các mục tiêu mà đề tài đã đặt ra.

VII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

STT

Nội dung

Thời gian

Bắt đầu

Kết thúc

1

Soạn thảo đề cương, tổng luận tình hình nghiên cứu, báo cáo bảo vệ đề cương và chỉnh sửa đề cương theo góp ý của tỉnh.

1 tháng

 

 

2

Soạn thảo phiếu điều tra, chương trình xử lý số liệu và hoàn tất khảo sát các doanh nghiệp

2 tháng

 

 

3

Tiến hành triển khai phân tích thực trạng nghiên cứu các chuyên đề nhánh

1 tháng

 

 

4

Xây dựng tầm nhìn, mục tiêu và các chiến lược xuất khẩu

2 tháng

 

 

5

Hội thảo thu thập ý kiến và chỉnh sửa dự thảo báo cáo

0,5 tháng

 

 

6

Nghiệm thu chính thức, Bổ sung, chỉnh sửa và giao nộp sản phẩm

0,5 tháng

 

 

VII. LỰC LƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU

STT

Họ và tên

Học vị

Đơn vị công tác

I

NHÓM NGHIÊN CỨU

 

 

1

Lê Nguyễn Duy Oanh

Chủ nhiệm Đề án

Th.S

Phó giám đốc trung tâm WTO

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM

2

Mã Văn Tuệ

Đồng Chủ nhiệm Đề án

ThS.

Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Viện Nghiên cứu phát triển

3

Nguyễn Vĩnh

CN

Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM

4

Trần Huy Hoàng

PGS. TS.

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

5

Mai Thị Tuyết Nhung

TS.

Đại học Quốc gia TP.HCM

6

Nguyễn Thanh Phong

TS.

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

7

Huỳnh Quốc Việt

ThS.

Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM

8

Trần Gia Trung Đỉnh

CN.

Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM

9

Trầm Thị Xuân Hương

PGS.TS

Phó Trưởng khoa, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

10

Trương Thiết Hà

ThS,

Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM

11

Nguyễn Trung Thông

ThS.

Giảng Viên, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

12

Triệu Thành Sơn

ThS.

Phó trưởng phòng Quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM

13

Lê Chí Hùng

ThS.

Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM

14

Nguyễn Quốc Anh

ThS.

Giảng Viên, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

15

Một số chuyên gia Sở Công thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

 

 

 

DỰ TOÁN ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020

STT

Nội dung

Thành tiền

Ghi chú

A

Xây dựng đề án

420,000

 

I

Xây dựng và tuyển chọn đề tài

4,350

 

1

Xây dựng thuyết minh đề án

2,000

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 1

2

Xét duyệt đề án

2,350

TT44/2007, phần II mục 4a, nội dung 2c

 

- Chủ tịch hội đồng

300

 

 

- Thành viên hội đồng (200*5 người)

1,000

 

 

- Thư ký

200

 

 

- Đại biểu (70*10 người)

700

 

 

- Thư ký hành chính

150

 

II

Hoạt động nghiên cứu

365,600

 

1

Báo cáo tổng thuật đề tài

3,000

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 4

2

Thu thập tài liệu, số liệu

12,000

 

3

Điều tra khảo sát

31,000

 

 

Thiết kế phiếu khảo sát (trên 30 chỉ tiêu)

1,000

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 5

 

Cung cấp thông tin (200 phiếu * 70/phiếu)

14,000

TT44/2007, phần Il mục 4b, nội dung 6

 

Viết chương trình nhập phiếu

5,000

 

 

Kiểm tra, nhập phiếu, làm sạch số liệu (10/phiếu * 200)

2,000

 

 

Xử lý số liệu đã làm sạch

5/000

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 3

 

Báo cáo phân tích số liệu điều tra

4,000

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 7

3

Hợp đồng viết các chuyên đề

306,200

 

3.1

Tổng quan về kim ngạch xuất khẩu

8,000

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 3

3.2

Tổng quan về cơ cấu thị trường xuất khẩu

8,000

 

3.3

Tổng quan về cơ cấu và sự chuyển dịch mặt hàng XK

8,000

 

3.4

Tổng quan về xúc tiến thương mại

6,000

 

3.5

Đánh giá trình độ nguồn nhân lực

8,000

 

3.6

Trình độ công nghệ

8,000

 

3.7

Trình độ quản lý

8,000

 

3.8

Thực trạng xuất khẩu của 5 mặt hàng trọng yếu (8.000/mặt hàng *5)

40,000

 

3.9

Đánh giá cơ chế chính sách hỗ trợ xuất khẩu

8,000

 

3.10

Đánh giá thành tựu đạt được và phân tích nguyên nhân

8,000

 

3.11

Đánh giá các mặt hạn chế và phân tích nguyên nhân

8,000

 

3.12

Quan điểm phát triển xuất khẩu

8,000

 

3.13

Định hướng về thị trường xuất khẩu (8000/mặt hàng * 5 ngành hàng)

40,000

 

3.14

Định hướng về mặt hàng xuất khẩu (6.000 * 5 ngành hàng)

30,000

 

3.15

Mục tiêu phát triển xuất khẩu

12,000

 

3.16

Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu

40,000

 

3.17

Giải pháp về phát triển thị trường xuất khẩu

8,000

 

3.18

Giải pháp về chất lượng sản phẩm xuất khẩu (5000/ngành hàng * 5 ngành hàng)

25,000

 

3.19

Giải pháp về cơ chế chính sách

8,000

 

3.2

Giải pháp về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực

6,200

 

3.21

Giải pháp về vai trò của cơ quan QLNN

5,000

 

3.22

Tổ chức thực hiện

6,000

 

4

Hội thảo khoa học

13,400

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 10

1

Người chủ trì (200/người * 2 hội thảo)

400

 

2

Thư ký hội thảo (100/người * 2 hội thảo)

200

 

 

Báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng (500/tham luận *10 tham luận * 2 hội thảo)

10,000

 

 

Đại biểu mời tham dự (70/người * 20 người * 2 hội thảo)

2,800

 

III

Tổng kết nghiện thu

35,800

 

1

Báo cáo tổng kết nghiệm thu

12,000

 

2

Nghiệm thu chính thức

10,300

 

 

Nhận xét đánh giá của phản biện (800/người * 2 người)

1,600

TT44/2007, phần II mục 4b), nội dung 9a

 

Nhận xét của thành viên (500/người * 5 người)

2,500

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9a

 

Chuyên gia phân tích đánh giá (800/người * 5 người)

4,000

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9b

 

Chủ tịch hội đồng

200

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9d

 

Thành viên (150/người *7)

1,050

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9d

 

Thư ký khoa học

150

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9d

 

Thư ký hành chánh

100

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9d

 

Đại biểu tham dự (70/người *10)

700

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9d

3

Thù lao chủ nhiệm (1000/tháng * 6 tháng)

6,000

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 11

4

Quản lý chung nhiệm vụ khoa học công nghệ (15.000/năm)

7,500

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 12

IV

Chi khác

14,250

 

1

Nguyên nhiên vật liệu

2,850

 

 

Giấy A4 (80/ram * 10ram)

800

 

 

Mực in (1.500/bình * 1 bình)

1,500

 

 

Bút mực (5/cây * 10 cây)

50

 

 

Bút xóa (20/cây * 10 cây)

200

 

 

Bút dạ quang (20/cây * 10 cây)

200

 

 

Đĩa CD (10/cái * 10 cái)

100

 

2

Năng lượng, nhiên liệu

10,000

 

 

Thuê xe đi từ TPHCM - Bà Rịa Vũng Tàu (2000/chuyến *5 chuyến)

10,000

 

3

Nước (7/chai * 200 chai)

1,400

 

B

Thuế VAT (10%)

42,000

 

 

Tổng cộng

462,000

 

 

ĐỀ CƯƠNG

CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN XUẤT KHẨU TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2014-2016

I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Xuất khẩu ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của các địa phương. Đặc biệt là các địa phương muốn phát triển nhanh thì càng phải tập trung cho việc phát triển xuất khẩu. Để phát triển lĩnh vực xuất khẩu thì cần có rất nhiều biện pháp phối hợp đồng bộ mà trong đó, biện pháp quan trọng nhất chính là nâng cao các chương trình xúc tiến xuất khẩu. Với các chương trình này, địa phương có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm hiểu và thâm nhập các thị trường tiềm năng. Đây chính là nền tảng để xây dựng các mối quan hệ chiến lược đối với bạn hàng tiềm năng, từ đó dẫn đến các hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Thực tế cho thấy, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương có tiềm năng xuất khẩu cao nhất cả nước với lợi thế là những cảng biển quan trọng. Tuy nhiên trong thời gian qua các doanh nghiệp xuất khẩu cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường và tiếp cận các thông tin liên quan đến thị trường xuất khẩu... Chính vì những lý do đó, việc xây dựng chương trình xúc tiến xuất khẩu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014 - 2016 là cần thiết và sẽ góp phần quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu của tỉnh.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

Từ cách đặt vấn đề nêu trên, đề án sẽ tập trung nghiên cứu 3 mục tiêu chính sau đây:

- Đánh giá hiệu quả các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của tỉnh;

- Đánh giá hiệu quả của trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh;

- Xây dựng các giải pháp, chương trình xúc tiến xuất khẩu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát, phát triển thị trường xuất khẩu.

III. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề án sẽ giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của tỉnh do các sở ban ngành địa phương và các hiệp hội doanh nghiệp tiến hành, Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

- Mặt hàng chủ lực: Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề án, nhóm nghiên cứu thực hiện đề án sẽ không phân tích toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu mà chỉ tập trung các nguồn lực để nghiên cứu lựa chọn một số mặt hàng chủ lực.

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng xúc tiến xuất khẩu của tỉnh trong giai đoạn 2010-2013.

IV. PHƯƠNG PHÁP CHUNG TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Đề án sẽ áp dụng phương pháp phân tích thống kê; phương pháp điều tra, khảo sát và kết hợp với phương pháp chuyên gia, trình tự như sau:

- Sử dụng số liệu thống kê và khảo sát các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến xuất khẩu để đánh giá hiệu quả của các chương trình xúc tiến xuất khẩu;

- Khảo sát các doanh nghiệp về nhu cầu xúc tiến xuất khẩu kết hợp với phỏng vấn chuyên gia nhằm điều chỉnh lại các chương trình xúc tiến xuất khẩu hiện có và xây dựng mới các chương trình xúc tiến khác. Các chương trình này phải đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.

V. CẤU TRÚC BÁO CÁO ĐỀ ÁN (DỰ KIẾN)

Nội dung báo cáo bao gồm phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị và ba phần chính như sau:

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

1.1.1. Hội chợ thương mại

1.1.2. Hội chợ triển lãm

1.1.3. Hội nghị ngành hàng

1.1.4. Tổ chức đoàn xúc tiến thương mại và khảo sát thị trường

1.1.5. Hội thảo xúc tiến xuất khẩu

1.2. ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ XÚC TIẾN XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

1.2.1. Đánh giá chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

1.2.2. Đánh giá chính sách hỗ trợ các mặt hàng

1.3. THỰC TRẠNG TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

1.3.1. Nguồn nhân lực

1.3.2. Cơ sở vật chất

1.3.3. Khả năng cung cấp dịch vụ xúc tiến xuất khẩu

- Dịch vụ phát triển sản phẩm

- Dịch vụ môi giới thương mại thẩm định đối tác kinh doanh

- Phổ biến và ứng dụng thương mại điện tử

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Tổ chức Hội chợ, triển lãm trong nước

- Tổ chức Hội chợ, triển lãm nước ngoài

- Nghiên cứu thị trường tư vấn xuất khẩu

- Cung cấp thông tin thương mại

- Tư vấn kinh doanh

- Thư viện, tra cứu dữ liệu

- Xuất bản phẩm

- Tổ chức gặp gỡ doanh nghiệp nước ngoài

- Tổ chức khảo sát thị trường nước ngoài

1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1.3.1. Những thành tựu đạt được

1.3.2. Những mặt hạn chế

1.3.3. Nguyên nhân

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU XÚC TIẾN XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

2.1. QUAN ĐIỂM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU

2.1.1. Định hướng hoạt động xúc tiến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014-2016

- Định hướng xúc tiến xuất khẩu cho một số ngành hàng chủ lực:

+ Nông sản (tiêu)

+ Thủy sản chế biến

+ Thép

+ Vật liệu xây dựng

+ Cơ khí công nghệ cao

- Định hướng xúc tiến về thị trường cho 5 mặt hàng trên.

2.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ xúc tiến xuất khẩu giai đoạn 2014 - 2016

2.1.3. Lộ trình thực hiện đối với 5 mặt hàng trên

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

3.1. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU

3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực

3.2.2. Giải pháp về cơ sở vật chất

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ xúc tiến

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu

3.2.5. Tổ chức thực hiện

VI. ĐƠN VỊ ỨNG DỤNG VÀ SẢN PHẨM GIAO NỘP

Đơn vị ứng dụng

Kết quả nghiên cứu của Đề án được Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Trung tâm xúc tiến thương mại Bà Rịa - Vũng Tàu sử dụng để đánh giá thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh; qua đó sẽ có những định hướng, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu của tỉnh phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh.

Sản phẩm giao nộp

- Báo cáo tổng hợp Đề án thể hiện toàn bộ nội dung nghiên cứu theo đề cương được duyệt.

- Báo cáo tóm tắt Đề án trình bày sản phẩm cuối cùng của Đề án đáp ứng các mục tiêu mà Đề án đã đặt ra.

VII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

STT

Nội dung

Thời gian thực hiện

1

Soạn thảo đề cương, tổng luận tình hình nghiên cứu, báo cáo bảo vệ đề cương và chỉnh sửa đề cương theo góp ý của tỉnh.

1 tháng

2

thu thập, xử lý số liệu, khảo sát doanh nghiệp

2 tháng

3

Tiến hành triển khai nghiên cứu các chuyên đề nhánh

1 tháng

4

Tổng hợp nghiên cứu

1 tháng

5

Hội thảo thu thập ý kiến và chỉnh sửa dự thảo báo cáo

1,5 tháng

6

Nghiệm thu chính thức. Bổ sung, chỉnh sửa và giao nộp sản phẩm

0,5 tháng

VIII. LỰC LƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU

STT

Họ và tên

Học vị

Đơn vị công tác

 

NHÓM NGHIÊN CỨU

 

 

1

Mã Văn Tuệ

Chủ nhiệm Đề án

Th.S

Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Viện Nghiên cứu phát triển

2

Trầm Thị Xuân Hương

Đồng Chủ nhiệm Đề án

PGS. TS.

Phó Trưởng khoa, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

3

Trần Huy Hoàng

PGS. TS.

Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

4

Mai Thị Tuyết Nhung

TS.

Đại học Quốc gia TP.HCM

5

Lê Trúc Phương

ThS.

Chánh văn phòng Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM

6

Huỳnh Quốc Việt

ThS.

Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM

7

Trần Gia Trung Đỉnh

CN.

Nghiên cứu viên, Viện Nghiên phát triển TP.HCM

8

Nguyễn Vĩnh

CN.

Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM

9

Trương Thiết Hà

Th.S.

Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM

10

Nguyễn Trung Thông

ThS.

Giảng Viên, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

11

Lê Nguyễn Duy Oanh

ThS.

Phó giám đốc trung tâm WTO Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM

12

Triệu Thành Sơn

Th.S.

Phó trưởng phòng Quản lý khoa học ,Viện Nghiên cứu phát triển

13

Cao Ngọc Thành

ThS.

Nghiên cứu viên, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM

14

Một số chuyên gia Sở Công thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

 

 

 

DỰ TOÁN ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

STT

Nội dung

Thành tiền

Ghi chú

A

Xây dựng đề án

350,000

 

I

Xây dựng và tuyển chọn đề tài

4,350

 

1

Xây dựng thuyết minh đề án

2,000

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 1

2

Xét duyệt đề án

2,350

TT44/2007, phần II mục 4a, nội dung 2c

 

- Chủ tịch hội đồng

300

 

 

- Thành viên hội đồng (200*5 người)

1,000

 

 

- Thư ký

200

 

 

- Đại biểu (70*10 người)

700

 

 

- Thư ký hành chính

150

 

II

Hoạt động nghiên cứu

300,100

 

1

Báo cáo tổng thuật đề tài

3,000

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 4

2

Thu thập tài liệu, số liệu

12,000

 

3

Hợp đồng viết các chuyên đề

271,700

 

3.1

Tổng quan về hội chợ thương mại

6,000

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 3

3.2

Tổng quan về hội chợ triển lãm

5,000

 

3.3

Tổng quan về hội nghị khách hàng

5,000

 

3.4

Tổng quan về tổ chức đoàn xúc tiến TM và khảo sát thị trường

5,000

 

3.5

Tổng quan về hội thảo xúc tiến thương mại

5,000

 

3.6

Đánh giá các chính sách hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu

12,000

 

3.7

Thực trạng nguồn nhân lực trung tâm xúc tiến

8,000

 

3.8

Thực trạng cơ sở vật chất trung tâm xúc tiến

8,000

 

3.9

Phân tích đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ của trung tâm xúc tiến (3000 * 13 dịch vụ)

39,000

 

3.10

Đánh giá các thành tựu đạt được và phân tích nguyên nhân

8,000

 

3.11

Đánh giá các mặt hạn chế và phân tích nguyên nhân

8,000

 

3.12

Quan điểm đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu

5,700

 

3.13

Định hướng xúc tiến về ngành hàng sản phẩm

8,000

 

3.14

Định hướng xúc tiến về thị trường cho 5 ngành hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh (5000 * 5 ngành hàng)

25,000

 

3.15

Mục tiêu, nhiệm vụ xúc tiến trong giai đoạn 2013 - 2015 cho từng ngành hàng XK chủ lực (8.000 * 5)

40,000

 

3.16

Xây dựng lộ trình thực hiện cho từng ngành hàng (8.000 * 5)

40,000

 

3.17

Kiến nghị với các cơ quan chức năng

8,000

 

3.18

Giải pháp về nguồn nhân lực

6,000

 

3.19

Giải pháp về cơ sở vật chất

8,000

 

3.20

Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ xúc tiến

8,000

 

3.21

Hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu

8,000

 

3.22

Tổ chức thực hiện

6,000

 

4

Hội thảo khoa học

13,400

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 10

 

Người chủ trì (200/người * 2 hội thảo)

400

 

 

Thư ký hội thảo (100/người * 2 hội thảo)

200

 

 

Báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng (500/tham luận *10 tham luận * 2 hội thảo)

10,000

 

 

Đại biểu mời tham dự (70/người * 20 người * 2 hội thảo)

2,800

 

III

Tổng kết nghiện thu

31,300

 

1

Báo cáo tổng kết nghiệm thu

12,000

 

2

Nghiệm thu chính thức

10,300

 

 

Nhận xét đánh giá của phản biện (800/người * 2 người)

1,600

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9a

 

Nhận xét của thành viên (500/người * 5 người)

2,500

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9a

 

Chuyên gia phân tích đánh giá (800/người * 5 người)

4,000

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9b

 

Chủ tịch hội đồng

200

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9d

 

Thành viên (150/người *7)

1,050

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9d

 

Thư ký khoa học

150

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9d

 

Thư ký hành chánh

100

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9d

 

Đại biểu tham dự (70/người *10)

700

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 9d

3

Thù lao chủ nhiệm (1000/tháng * 4 tháng)

4,000

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 11

4

Quản lý chung nhiệm vụ khoa học công nghệ (15.000/năm)

5,000

TT44/2007, phần II mục 4b, nội dung 12

IV

Chi khác

14,250

 

1

Nguyên nhiên vật liệu

2,850

 

 

Giấy A4 (80/ram * 10ram)

800

 

 

Mực in (1.500/bình * 1 bình)

1,500

 

 

Bút mực (5/cây * 10 cây)

50

 

 

Bút xóa (20/cây * 10 cây)

200

 

 

Bút dạ quang (20/cây * 10 cây)

200

 

 

Đĩa CD (10/cái * 10 cái)

100

 

2

Năng lượng, nhiên liệu

10,000

 

 

Thuê xe đi từ TPHCM - Bà Rịa Vũng Tàu (2000/chuyến *5 chuyến)

10,000

 

3

Nước (7/chai * 200 chai)

1,400

 

B

Thuế VAT (10%)

35,000

 

 

Tổng cộng

385,000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương Đề án Chương trình xuất khẩu hàng hóa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020; Đề án Chương trình xúc tiến xuất khẩu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2014-2016

  • Số hiệu: 851/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/04/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Người ký: Hồ Văn Niên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản