Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 847/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ THỦY LỢI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017; Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020; Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Quyết định số 1869/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm định số 19/BC-HĐTĐQH ngày 7 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3221/TTr-BNN-TL ngày 19 tháng 5 năm 2023 và văn bản số 3744/BNN-TL ngày 08 tháng 6 năm 2023,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:

I. PHẠM VI QUY HOẠCH

Trên toàn bộ phần diện tích đất liền và một số đảo đông dân cư, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh (Vân Đồn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Phú Quý, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo), theo các vùng phát triển kinh tế-xã hội, theo các lưu vực sông, cụ thể như sau:

a) Vùng trung du, miền núi phía Bắc: gồm 14 tỉnh (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái) thuộc thượng, trung lưu lưu vực sông Hồng - Thái Bình, lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng và một phần thượng lưu lưu vực sông Mã.

b) Vùng Đồng bằng sông Hồng: gồm 11 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh) thuộc hạ lưu của lưu vực sông Hồng - Thái Bình và các sông độc lập ven biển Quảng Ninh.

c) Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: gồm 14 tỉnh, thành phố (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) thuộc lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, Kôn - Hà Thanh, các sông ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận, một phần hạ lưu lưu vực sông Ba và sông Đồng Nai. Chia thành 02 tiểu vùng: Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

d) Vùng Tây Nguyên: gồm 5 tỉnh (Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) thuộc lưu vực sông Sê San, sông Srêpốk, phần thượng lưu lưu vực sông Ba và một phần thượng lưu lưu vực sông Đồng Nai.

đ) Vùng Đông Nam Bộ: gồm 6 tỉnh, thành phố (Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh) chủ yếu thuộc lưu vực sông Đồng Nai, Sài Gòn, lưu vực sông Ray và phụ cận.

e) Vùng đồng bằng sông Cửu Long: gồm 13 tỉnh, thành phố (Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) phần lớn thuộc lưu vực sông Cửu Long, một phần thuộc lưu vực sông Đồng Nai.

g) Các đảo: Vân Đồn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Phú Quý, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo. Đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các đảo nhỏ khác được nghiên cứu thực hiện trong các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành và quy hoạch tỉnh.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Phát triển hạ tầng thủy lợi, nâng cao năng lực cấp nước, tiêu thoát nước phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp, tạo nguồn cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế trên cơ sở khả năng nguồn nước. Củng cố, xây dựng hạ tầng phòng, chống thiên tai nhằm chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên.

- Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi phải thống nhất, đồng bộ hệ thống quy hoạch quốc gia; có tầm nhìn và định hướng dài hạn, tổng thể, làm cơ sở lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thủy lợi, phòng, chống thiên tai và quy hoạch tỉnh.

- Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi nhằm giải quyết tồn tại, thách thức trong công tác thủy lợi, phòng, chống thiên tai liên vùng, liên tỉnh; cân đối, điều hòa nguồn nước trong phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống thủy lợi; quản lý, sử dụng nguồn nước theo lưu vực sông kết hợp với đơn vị hành chính.

- Công trình hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai kết hợp, đồng bộ với công trình giao thông, công trình hạ tầng khác theo hướng phục vụ đa mục tiêu, bảo đảm an ninh nguồn nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, vận hành công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai. Đầu tư hệ thống hạ tầng thủy lợi và phòng, chống thiên tai có trọng tâm, trọng điểm; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, nâng cao tỷ trọng nguồn lực đầu tư từ xã hội hóa.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Bảo đảm cấp nước, tiêu, thoát nước cho dân sinh, sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế và bảo vệ môi trường; nâng cao năng lực phòng, chống, giảm thiệt hại do thiên tai, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển ở thượng nguồn các sông liên quốc gia.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Về cấp nước

Cấp đủ nước phục vụ sinh hoạt; cấp và tạo nguồn cấp nước cho nông thôn, đô thị, công nghiệp, khu kinh tế...; đáp ứng nhu cầu nước cho hoạt động kinh tế ven biển, các đảo có đông dân cư. Chủ động nguồn nước tại chỗ cho sinh hoạt ở các khu vực bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; chú trọng một số vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng. Chủ động kiểm soát mặn, ngọt tại các vùng cửa sông, vùng ven biển.

Cấp nước tưới chủ động cho diện tích lúa 2 vụ với tần suất đảm bảo 85%, riêng vùng đồng bằng sông Hồng đảm bảo 85-90%, đối với các vùng khó khăn về nguồn nước và giải pháp thủy lợi (miền núi, biên giới, ven biển, hải đảo) bảo đảm 75-85%; kết hợp các giải pháp tưới tiết kiệm nước.

Cấp nước tưới đảm bảo cho 70% diện tích cây trồng cạn, nâng dần tần suất đảm bảo tưới cho rau màu lên 90%, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm 90-95%. Đảm bảo cấp đủ nước cho gia súc, gia cầm với khoảng 10,5 triệu con. Cấp nước và thoát nước chủ động cho 1,35 triệu ha nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung.

Bổ sung nguồn nước trên sông, kênh, hệ thống thủy lợi bị ô nhiễm, góp phần cải tạo môi trường, đảm bảo chất lượng nước đáp ứng yêu cầu sử dụng nước.

- Về tiêu, thoát nước: Bảo đảm tiêu, thoát nước qua công trình thủy lợi cho khoảng 3,5 triệu ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản và diện tích đất đô thị, công nghiệp với tần suất mưa thiết kế 10%. Chủ động tiêu, thoát nước ra sông chính, tăng diện tích tiêu bằng động lực; duy trì diện tích chứa, điều hòa nước mưa, nhất là các khu đô thị, khu dân cư tập trung.

- Về phòng, chống lũ, ngập lụt và các loại hình thiên tai khác

Hệ thống sông Hồng-Thái Bình: chống lũ với tần suất 0,33% đối với khu vực chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa lớn ở thượng lưu, 1% đến 2% đối với khu vực ít chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa lớn. Một số thành phố thuộc tỉnh như: Yên Bái, Sơn La chống lũ với tần suất 5%; Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang chống lũ với tần suất 2%; Việt Trì, Lạng Sơn chống lũ với tần suất từ 0,33% đến 1%. Trung tâm thành phố Hà Nội phía hữu ngạn sông Hồng chống lũ với tần suất 0,2%. Các khu vực sông không có đê ở thượng nguồn đảm bảo tần suất thoát lũ theo quy định ở từng khu vực.

Hệ thống sông Mã, Cả: vùng hạ lưu chống lũ với tần suất từ 0,6% đến 1%, sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu chống lũ với tần suất 2%; sông Hương đảm bảo thoát lũ với tần suất 7%; hạ lưu sông Trà Khúc đảm bảo thoát lũ với tần suất 10%, hạ lưu các sông Kôn - Hà Thanh, sông Ba đảm bảo thoát lũ với tần suất 5%.

Các sông còn lại chủ động phòng tránh và thích nghi với lũ để bảo vệ dân cư, chống lũ sớm, lũ muộn với tần suất 5% đến 10% để bảo vệ sản xuất.

Các đô thị lớn, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai chống lũ chính vụ với tần suất 5%, Thành phố Cần Thơ và đô thị các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo chống lũ với tần suất 1%, các khu vực sản xuất cả năm chống lũ với tần suất 2%, các vùng khác chủ động chung sống với lũ.

Từng bước nâng cao năng lực phòng, chống lũ quét, sạt lở đất và các loại hình thiên tai khác, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và cơ sở hạ tầng.

c) Tầm nhìn đến năm 2050

- Cấp đủ nguồn nước phục vụ sinh hoạt với mức đảm bảo 100%; cấp và tạo nguồn cấp nước cho khu vực nông thôn, đô thị, công nghiệp, khu kinh tế...; đáp ứng nhu cầu nước cho hoạt động kinh tế ven biển, các đảo có đông dân cư.

- Cấp nước tưới chủ động cho toàn bộ diện tích lúa được tưới với tần suất đảm bảo tối thiểu 85%, riêng vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo 90% đến 95%, chủ động với các kịch bản cực đoan, nâng cao tỷ lệ tưới tiết kiệm nước.

- Nâng diện tích cây trồng cạn được tưới lên 100% với tần suất đảm bảo tưới từ 90% đến 95%. Đảm bảo cấp đủ nước cho 13 triệu con gia súc, gia cầm. Cấp, thoát nước chủ động cho trên 1,4 triệu ha nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung.

- Khắc phục hoàn toàn tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên các sông, kênh, hệ thống thủy lợi.

- Chủ động tiêu, thoát nước qua công trình thủy lợi cho cây trồng, thủy sản và diện tích đất đô thị, công nghiệp, nâng dần tần suất mưa thiết kế lên từ 5% đến 10%.

- Chủ động cấp đủ nước cho sinh hoạt khi xảy ra hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn. Giải quyết dứt điểm nước sinh hoạt cho các vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước.

- Phòng, chống lũ, ngập lụt: hệ thống sông Hồng-Thái Bình, từng bước xem xét nâng mức bảo đảm chống lũ với tần suất 0,2% cho khu vực chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa lớn ở thượng lưu; trung tâm thành phố Hà Nội phía hữu ngạn sông Hồng đảm bảo chống lũ với tần suất 0,14%, vùng cửa sông chống lũ với tần suất 0,33%. Chống lũ cho Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương với tần suất 1%.

(Mức bảo đảm cấp, thoát nước, phòng lũ chi tiết tại Phụ lục I kèm theo)

III. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ THỦY LỢI

1. Phương án chung

a) Tạo nguồn, tích trữ, điều hòa nguồn nước

- Sửa chữa các hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp; khôi phục đảm bảo dung tích hồ theo thiết kế và nâng dung tích trữ của một số hồ chứa nước hiện có để chủ động nguồn nước tại chỗ cho các vùng còn tiềm năng; xây dựng mới các hồ chứa nước, đập dâng, cống, trạm bơm phục vụ đa mục tiêu, ưu tiên cho các vùng khó khăn về nguồn nước, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng.

- Xây dựng các công trình kết nối, điều hòa, liên kết, chuyển nước, tiến tới hình thành mạng lưới liên kết nguồn nước liên tỉnh, liên vùng, liên lưu vực, quốc gia.

- Phát triển hệ thống hồ chứa nhỏ, phân tán, công trình trữ nước quy mô hộ gia đình để cấp nước sinh hoạt, sản xuất tại các vùng thiếu nước, vùng núi cao, biên giới, ven biển, hải đảo.

- Nghiên cứu bổ sung dung tích hồ thủy điện tham gia điều hòa nguồn nước, phòng chống hạn hán, thiếu nước; sử dụng nước các hồ thủy điện phục vụ cấp nước sinh hoạt và sản xuất, tưới cho vùng đất dốc, vùng cây ăn quả tập trung...

- Đầu tư xây dựng các công trình lấy nước từ hệ thống công trình thủy lợi cấp cho công nghiệp, đô thị, hoạt động kinh tế ven biển; nghiên cứu, đầu tư xây dựng hệ thống lấy nước biển sạch phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển.

- Điều tiết hiệu quả các hồ chứa thượng nguồn đảm bảo an toàn công trình, chủ động phòng lũ cho hạ du theo quy định; khai thác hiệu quả nguồn nước các hồ thủy điện để bổ sung nguồn nước cho các hệ thống công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt, sản xuất tại các vùng khan hiếm nước.

- Duy trì, bảo vệ, phát triển và nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn, cây chắn sóng vùng cửa sông, ven biển.

b) Nâng cấp, cải tạo các hệ thống thủy lợi: Nâng cao hiệu quả, năng lực của các công trình hiện có, trong đó tập trung nâng cấp công trình đầu mối, hệ thống kênh chính, bổ sung đầu tư mới các công trình thuộc hệ thống, tăng khả năng tự làm sạch, cải thiện chất lượng nước, phòng, chống ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm khôi phục, duy trì và nâng cao năng lực phục vụ của các hệ thống thủy lợi, góp phần đồng bộ với kết cấu hạ tầng các ngành.

c) Khắc phục tình trạng hạ thấp mực nước: Xây dựng đập dâng, công trình dâng nước trên dòng chính đối với các sông có biến động lớn về lòng dẫn, diễn biến hạ thấp đáy sông, suy giảm mực nước và nguy cơ xâm nhập mặn cao như các sông Hồng, Mã, Cả, Vu Gia-Thu Bồn... Nâng cấp, xây dựng mới các trạm bơm lấy nước trên dòng chính các sông trong mùa khô tại một số vùng do mực nước sông bị hạ thấp. Vận hành điều tiết hồ chứa, hệ thống liên hồ chứa, sử dụng hiệu quả nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện bảo đảm duy trì mực nước cho hoạt động của các công trình thủy lợi lấy nước phục vụ sản xuất, dân sinh.

d) Cấp nước sinh hoạt: Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình cấp nước, tạo nguồn, dẫn nguồn cấp nước ổn định cho sinh hoạt, hoàn thiện các công trình cấp nước tập trung nông thôn, ưu tiên cho khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới và các đảo. Nâng cấp, sửa chữa, kết hợp với quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng nhằm phát huy hiệu quả, hoạt động bền vững của công trình; ưu tiên lấy nước từ hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng để bảo đảm nguồn nước ổn định cho công trình cấp nước sinh hoạt. Rà soát, điều chỉnh, kết nối liên thông giữa hệ thống cấp nước sinh hoạt đô thị và nông thôn vùng ven các khu đô thị, khu dân cư tập trung.

đ) Tiêu, thoát nước và chống ngập úng

- Tập trung tiêu, thoát nước ra sông chính, tăng diện tích tiêu bằng tự chảy, động lực. Phân vùng tiêu phù hợp, khép kín hệ thống đê bao, bờ bao kết hợp sử dụng các cống điều tiết, trạm bơm hỗ trợ tiêu thoát nước tại các khu vực trũng thấp thường xuyên bị ngập lụt, úng.

- Tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực tiêu, thoát nước, xây mới các cống, trạm bơm đầu mối và nạo vét các sông, kênh, rạch kết hợp giao thông thủy phục vụ tiêu, thoát nước cho khu dân cư tập trung, đô thị, công nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm.

- Bổ sung, nâng cấp hệ thống trữ nước; duy trì tỷ lệ diện tích mặt nước tạo hồ điều hòa phù hợp, bảo vệ diện tích trữ nước tự nhiên, dành không gian cho nước nhằm giảm áp lực ngập, lụt, úng, kết hợp tạo cảnh quan, môi trường.

- Nghiên cứu giải pháp tiêu, thoát nước thời đoạn ngắn cho cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày, giải pháp phòng chống ngập lụt, úng cho các khu công nghiệp, đô thị có tính đến quản lý rủi ro.

e) Phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

- Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình tạo nguồn nước, tích trữ nước, điều tiết, cân đối nước, cấp nước tại chỗ; sử dụng nước từ hệ thống thủy lợi, hồ thủy điện... phục vụ cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra thiên tai, hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn.

- Nghiên cứu, đầu tư xây dựng công trình trữ, hồ chứa nước phân tán phù hợp với đặc điểm từng vùng, triển khai đầu tư hồ trữ nước ngọt, công trình để trữ nước trên hệ thống sông, kênh rạch. Đầu tư các công trình điều tiết, kiểm soát nguồn nước, kiểm soát mặn vùng cửa sông, ven biển (sông Mã, Cả, Vàm Cỏ, Hàm Luông,..) để chủ động cấp nước ngọt nội vùng, điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp.

- Triển khai giải pháp thu, trữ, xử lý, tái sử dụng nước; khai thác, bổ cập, bảo vệ nguồn nước dưới đất trên các đảo; triển khai đầu tư hệ thống lọc nước biển, kết hợp liên kết các nguồn nước để cấp nước cho sinh hoạt, du lịch, dịch vụ, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên các đảo có đông cư dân sinh sống.

- Triển khai xây dựng kế hoạch sử dụng nước, dự báo nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh. Bố trí cơ cấu sản xuất, chuyển dịch thời vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước; rà soát chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả tại các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng sang các loại cây trồng khác hoặc loại hình sản xuất phù hợp.

g) Phòng, chống lũ, ngập lụt và các loại hình thiên tai khác

- Xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê theo tiêu chuẩn thiết kế, phù hợp với quy hoạch đê điều, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch tỉnh.

- Xây dựng công trình chỉnh trị tại các phân lưu, hợp lưu, các cửa sông lớn và các đoạn sông có hình thái, diễn biến sạt lở phức tạp; nạo vét, cải tạo các luồng, tuyến tăng cường khả năng thoát lũ; xây dựng công trình bảo vệ chống sạt, xói lở bờ sông, bờ biển, đê biển.

- Xây dựng, củng cố hệ thống công trình phòng, chống lũ, chống ngập lụt bảo vệ các thành phố theo mức đảm bảo, đặc biệt là bảo vệ các thành phố lớn.

- Nghiên cứu quy định tần suất bảo vệ phù hợp cho các sông suối vừa và nhỏ, các khu vực thượng nguồn các lưu vực sông.

- Kiểm soát xây dựng công trình qua sông, suối, vùng ngập lũ để đảm bảo khẩu độ thoát lũ; quản lý chặt chẽ việc sử dụng bãi sông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác cát trên sông, khắc phục tình trạng lấn chiếm lòng sông, bãi sông đảm bảo không gian trữ, thoát lũ... Xử lý công trình lấn chiếm luồng tiêu, kênh tiêu, đảm bảo khẩu độ tiêu thoát nước.

- Xây dựng, triển khai giải pháp quản lý rủi ro thiên tai; kịch bản, kế hoạch chủ động ứng phó, thích ứng với các tình huống cực đoan, bảo đảm an toàn cho người dân, từng bước sắp xếp, di dời dân cư tại khu vực không bảo đảm an toàn ven sông, suối, ven biển, nơi thường xuyên ngập lụt, nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; nghiên cứu và xây dựng hệ thống cảnh báo, công trình phòng chống lũ quét, sạt lở đất tại một số khu vực có nguy cơ cao...

2. Phương án phát triển cho từng vùng

a) Vùng trung du và miền núi phía Bắc

- Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số hồ chứa nước lớn, có khả năng điều tiết nguồn nước như các hồ Nà Lạnh, Nghinh Tường, Thượng Tiến, Phiêng Lúc... Nâng cấp, sửa chữa các công trình hiện có và bổ sung xây mới các công trình thuộc các hệ thống thủy lợi nhằm nâng cao năng lực phục vụ như hệ thống Pa Khoang-Nậm Rốm, Thác Huống, Cầu Sơn-Cấm Sơn...

- Sử dụng hiệu quả nước từ hồ thủy điện để cấp nước cho các vùng khó khăn về nguồn nước, các vùng cây ăn quả tập trung, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, cây tràng trên đất dốc. Đầu tư tuyến kết nối, chuyển nước từ hồ Cấm Sơn về hồ Khuôn Thần cấp nước tưới cho vùng Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

- Đầu tư các hồ chứa, công trình thủy lợi nhỏ, phân tán để cấp nước và tưới cho cây trồng cạn tại các vùng khan hiếm nước thuộc các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu...

- Cải tạo, nạo vét lòng dẫn, trục tiêu; bổ sung các công trình tiêu bằng động lực để tăng khả năng tiêu thoát cho các thành phố, đô thị tại các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ...

- Củng cố, nâng cấp và bổ sung mới để hoàn thiện hệ thống đê điều, kết hợp điều tiết hồ chứa nước ở thượng nguồn nhằm chống lũ, ngập lụt, bảo đảm an toàn dân sinh, sản xuất; nghiên cứu và xây dựng hệ thống cảnh báo, công trình phòng chống lũ quét, sạt lở đất tại một số khu vực có nguy cơ cao.

- Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông, lấn chiếm bãi sông, nạo vét, chỉnh trị luồng vận tải thủy đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, không gây cản trở thoát lũ.

b) Vùng Đồng bằng sông Hồng

- Đầu tư xây dựng mới một số hồ chứa nước như hồ Tài Chi, Cài-Thác Nhồng...; nâng cấp, sửa chữa, bổ sung một số công trình thuộc các hệ thống thủy lợi lớn, như Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà, Bắc Đuống, Sông Cầu, Sông Nhuệ, Liễn Sơn, An Kim Hải, Đa Độ...; thực hiện các giải pháp ứng phó, khắc phục tình trạng hạ thấp mực nước sông Hồng để các công trình thủy lợi có thể chủ động lấy nước phục vụ sản xuất, dân sinh.

- Cải tạo, nâng cấp, bổ sung công trình tiếp nguồn, kết hợp nạo vét các trục tiêu nước chính trên các hệ thống sông Đáy, sông Nhuệ.

- Tiếp tục điều tiết hiệu quả các hồ chứa lớn thượng nguồn nhằm cấp nước phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp, chủ động phòng, chống lũ đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và góp phần bảo đảm an ninh năng lượng.

- Kiểm soát chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi, bổ sung nguồn nước để pha loãng, cải thiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các hệ thống thủy lợi hiện nay nhằm bảo đảm chất lượng nước phục vụ sản xuất.

- Đầu tư xây dựng các công trình, hệ thống công trình chống ngập, úng cho các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc...

- Tăng cường các giải pháp tiêu ra sông chính, cải tạo, nâng cấp, thay thế các trạm bơm tiêu đã lạc hậu. Bổ sung năng lực công trình tiêu ven biển để chủ động tiêu khi gặp tổ hợp lũ lớn trên sông kết hợp cùng triều cường.

- Cải tạo lòng dẫn, nạo vét lòng sông, cửa sông tại những vị trí bị bồi lắng cục bộ để tăng khả năng thoát lũ.

- Xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê theo tiêu chuẩn thiết kế, phù hợp với quy hoạch đê điều, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch tỉnh. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng bãi sông, khai thác cát lòng sông; nạo vét, chỉnh trị luồng vận tải thủy đảm bảo an toàn hệ thống đê điều và không gây cản trở thoát lũ.

c) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

- Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

Xây dựng mới các hồ chứa lớn như hồ Thác Muối (Nghệ An), Trại Dơi (Hà Tĩnh), Châu Giang, Hói Đá (Quảng Bình), Sông Nhùng, Bến Đá, Khe Mước - Bến Than (Quảng Trị), Ô Lâu Thượng, Thủy Cam (Thừa Thiên Huế). Nâng cấp các hệ thống thủy lợi lớn trong vùng, ưu tiên nâng cao dung tích các hồ chứa có tiềm năng nguồn nước như: Sông Sào, Sông Rác, Vực Tròn...

Xây dựng các tuyến kết nối, điều hòa, chuyển nước: Tuyến từ hồ Cửa Đạt cấp nước tưới vùng ven đường Hồ Chí Minh; tuyến chuyển nước hồ Rào Trổ - hồ Vực Tròn cấp nước khu kinh tế ven biển phía bắc tỉnh Quảng Bình; tuyến chuyển nước từ hồ Ô Lâu Thượng - Hòa Mỹ cấp nước tưới cho vùng cát huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế...

Đầu tư xây dựng công trình cống, đập dâng nhằm dâng cao mực nước dòng chính các sông, kiểm soát mặn, ngọt vùng cửa sông trên dòng chính sông Mã, sông Cả…; vận hành hiệu quả hồ chứa nước thượng nguồn phục vụ cấp nước, phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng.

Chỉnh trị sông, nạo vét cửa sông tăng khả năng thoát lũ; xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông để bảo vệ các thành phố, đô thị và khu dân cư. Chủ động di dời, sơ tán dân, nghiên cứu và xây dựng hệ thống cảnh báo, công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại một số khu vực có nguy cơ cao.

Xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống đê theo tiêu chuẩn thiết kế, phù hợp với quy hoạch đê điều, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch tỉnh.

- Tiểu vùng Nam Trung Bộ

Xây dựng mới một số hồ chứa có khả năng điều tiết liên vùng như hồ Trường Đồng (Quảng Nam), Hồ Thượng sông Vệ (Quảng Ngãi), hồ Đồng Điền (Khánh Hòa), các hồ La Ngà 3, Ka Pét, Tân Lê, Cà Tót, Sông Tom (Bình Thuận)... Nâng cao dung tích các hồ chứa lớn như hồ Phú Ninh (Quảng Nam), Núi Ngang (Quảng Ngãi), Định Bình (Bình Định), Phú Xuân (Phú Yên), Đá Bàn (Khánh Hòa).

Sửa chữa, nâng cấp, bổ sung xây mới công trình thuộc các hệ thống thủy lợi lớn trong vùng như An Trạch - Thanh Quýt - Bầu Nít - Hà Thanh, Thạch Nham, Tân An - Đập Đá, Đồng Cam, Nha Trinh - Lâm Cấm...

Xây dựng các tuyến kết nối, điều hòa, chuyển nước như tuyến chuyển nước từ hồ Thượng sông Vệ tiếp nước hồ Núi Ngang cấp nước cho lưu vực sông Trà Câu và tuyến chuyển nước từ hồ Thượng sông Vệ tiếp nước hồ Đồng Mít cấp nước cho vùng Phù Mỹ, Phù Cát (Bình Định); liên kết nguồn nước hồ Định Bình, hồ Hội Sơn và hồ Hội Khánh; chuyển nước từ hồ Sông Cái về hồ sông Sắt cấp nước khu vực phía bắc tỉnh Ninh Thuận; kết nối, chuyển nước từ hồ sông Than cấp nước khu vực phía nam tỉnh Ninh Thuận; kết nối, chuyển nước từ hồ La Ngà 3 cấp nước khu vực phía nam tỉnh Bình Thuận; nghiên cứu xây dựng các tuyến kết nối, điều hòa, chuyển nước từ sông Thu Bồn bổ sung nước hệ thống kênh hồ Phú Ninh...

Vận hành hiệu quả hồ chứa nước thượng nguồn phục vụ cấp nước, phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, tham gia cắt lũ theo quy trình đã được phê duyệt; chỉnh trị, chống sạt lở, nạo vét các sông lớn tăng khả năng thoát lũ bảo vệ các thành phố, đô thị, khu dân cư và sản xuất.

Củng cố, nâng cấp hệ thống kè bờ, đê sông, đê biển theo tiêu chuẩn thiết kế.

d) Vùng Tây Nguyên

- Xây dựng mới các hồ chứa, đập dâng lớn như hồ Ia Thul (Gia Lai), các hồ Krông Năng, Ea Khal (Đắk Lắk), hồ Đắk Gang (Đắk Nông), hồ Ta Hoét (Lâm Đồng); nâng cấp hồ Ayun Hạ…, kết hợp nghiên cứu đầu tư, xây dựng hồ chứa, công trình thủy lợi vừa, nhỏ, phân tán.

- Xây dựng hệ thống kết nối, điều hòa nguồn nước như hệ thống kết nối nguồn nước đập dâng thượng Ayun - hồ Đăk PTó; hệ thống Đăk Akôi - Đăk Pokei - Đăk Pokei B; nghiên cứu xây dựng tuyến chuyển nước Đăk Hring - Đăk Uy - Đăk Loh - Đăk Cấm phục vụ cấp nước tưới và sinh hoạt.

- Vận hành, sử dụng hồ chứa thủy điện, thủy lợi phục vụ cấp nước, phòng, chống hạn hán, thiếu nước, lũ, ngập lụt, úng. Chỉnh trị, nạo vét mở rộng mặt cắt, xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông bảo vệ các thành phố, đô thị, khu dân cư và sản xuất. Nghiên cứu, đầu tư giải pháp phòng chống lũ, ngập lụt đối với các vùng thường xuyên xảy ra ngập lụt như vùng Ayun Pa lưu vực sông Ba, vùng Lắk Buôn Trấp, Ea Súp lưu vực sông Srêpốk; hệ thống cảnh báo, công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại một số khu vực có nguy cơ cao.

đ) Vùng Đông Nam Bộ

- Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số hồ chứa lớn như hồ Cây Chanh trên sông Bé điều hòa nguồn nước sau hồ Phước Hòa, hồ sông Ray 2 trên sông Ray; tiếp tục đầu tư các hồ chứa nước quy mô nhỏ, phân tán.

- Sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa để bổ sung năng lực cấp nước và phòng, chống lũ cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước.

- Nạo vét các tuyến kênh, trục tăng khả năng tiêu thoát nước từ sông Sài Gòn qua sông Vàm Cỏ Đông; mở rộng các tuyến kênh tiêu, thoát nước ra các sông chính: Đồng Nai, Sài Gòn.

- Hoàn chỉnh hệ thống công trình chống ngập, nâng cấp các tuyến đê ven sông Sài Gòn; xây dựng hệ thống công trình chỉnh trị, phòng, chống sạt lở bờ các sông lớn nhằm bảo vệ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và các thành phố, khu đô thị, khu dân cư trong vùng.

e) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống thủy lợi lớn: Nhật Tảo - Tân Trụ, Bảo Định, Gò Công, Bắc Bến Tre, Nam Bến Tre, Nam Măng Thít, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Ô Môn - Xà No... Kết nối, chuyển nước giữa các hệ thống thủy lợi (Bảo Định - Gò Công - Tân Trụ...) để tăng cường khả năng trữ nước, chuyển nước nội vùng, liên vùng và chủ động kiểm soát, điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

- Đầu tư xây dựng công trình kiểm soát nguồn nước tại các cửa sông Vàm Cỏ, Hàm Luông, tiếp tục nghiên cứu công trình kiểm soát nguồn nước đối với các cửa sông còn lại; đầu tư hồ trữ nước ngọt phân tán chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

- Nạo vét các kênh, rạch lớn vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên để kết hợp trữ nước phục vụ dân sinh, sản xuất vào mùa khô và tiêu thoát lũ vào mùa mưa. Xây dựng hệ thống cống đầu kênh kết hợp kiểm soát mặn và lấy nước từ sông chính. Xây dựng các công trình điều tiết, chuyển nước, bổ sung nguồn nước cho khu vực nam Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu và vùng bán đảo Cà Mau.

- Đầu tư xây dựng công trình chống ngập úng cho thành phố Cần Thơ và các thành phố thuộc các tỉnh; củng cố hệ thống đê bao, bờ bao, cống bọng nhằm bảo vệ khu dân cư và sản xuất nông nghiệp, nhất là vườn cây ăn trái.

- Xây dựng các cống kiểm soát lũ dọc sông Tiền, sông Hậu để kiểm soát lũ vào vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Kiểm soát không gian thoát lũ.

- Xây dựng hệ thống công trình chỉnh trị, phòng, chống chống sạt lở bờ sông đối với các sông lớn bảo vệ các thành phố, khu đô thị, khu dân cư tập trung.

g) Các đảo

- Xây mới, sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước, hệ thống thủy lợi xuống cấp; xây dựng các công trình thu, trữ nước nhằm tận dụng tối đa nguồn nước mặt để phục vụ sinh hoạt, sản xuất và các hoạt động phát triển kinh tế biển.

- Triển khai các giải pháp thu, trữ, xử lý, tái sử dụng nước; khai thác, bổ cập, bảo vệ nguồn nước dưới đất trên các đảo; triển khai đầu tư hệ thống lọc nước biển, kết hợp liên kết các nguồn nước để cấp nước cho sinh hoạt, du lịch, dịch vụ, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên các đảo có dân cư sinh sống.

IV. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT

Tổng nhu cầu sử dụng đất để triển khai Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ước tính khoảng 136.500 ha, trong đó nhu cầu đất để nâng cấp, sửa chữa các công trình khoảng 34.000 ha và xây dựng mới các công trình khoảng 102.500 ha.

V. PHÂN KỲ THỰC HIỆN VÀ DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN

1. Phân kỳ thực hiện

a) Nhu cầu vốn thực hiện Quy hoạch đến năm 2030 khoảng 180.000 tỷ đồng, được huy động, bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác, trong đó tập trung:

- Triển khai đầu tư xây dựng mới các hồ chứa nước, nâng cao dung tích hồ chứa nước hiện có; nâng cấp công trình, hệ thống thủy lợi liên tỉnh; xây dựng một số hệ thống kết nối, chuyển nước nội vùng, liên vùng, đưa nước ra vùng ven biển, cấp nước phục vụ đa mục tiêu.

- Triển khai đầu tư nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; xây dựng các công trình chỉnh trị, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển bảo vệ các thành phố, khu đô thị, khu dân cư quan trọng, bảo vệ lãnh thổ và công trình ứng phó với tình trạng hạ thấp mực nước trên sông Hồng; thực hiện chương trình cấp nước nông thôn, cấp nước trên các đảo có đông dân cư.

b) Giai đoạn sau 2030: Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các công trình đập dâng trên dòng chính, các công trình kiểm soát, điều tiết mặn, ngọt tại cửa các sông lớn. Tiếp tục triển khai các giải pháp, công trình còn lại của quy hoạch, đồng thời có xem xét vị trí, quy mô công trình phù hợp với thực tế.

c) Trường hợp cần thiết đầu tư phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và huy động bố trí được đầy đủ các nguồn lực để thực hiện, cơ quan được giao chủ trì thực hiện dự án có thể đề xuất và cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận cho đầu tư sớm hơn so với thời kỳ quy hoạch.

2. Danh mục dự án ưu tiên

a) Tiêu chí lựa chọn các dự án ưu tiên

- Việc thực hiện quy hoạch phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Chiến lược Thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chiến lược Quốc gia về phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, khả năng bố trí, huy động nguồn lực cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư kết cấu hạ tầng thủy lợi và phòng chống thiên tai.

- Ưu tiên đầu tư các công trình có quy mô lớn, tác động liên vùng, liên tỉnh, công trình giải quyết các vấn đề cấp bách trong cấp nước, tiêu, thoát nước, phòng, chống thiên tai, công trình thuộc các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, như công trình khắc phục hạ thấp mực nước, xói lở lòng dẫn, ô nhiễm nguồn nước tại vùng đồng bằng sông Hồng; bảo đảm an toàn hồ chứa, tiêu thoát nước ra biển đối với tiểu vùng Bắc Trung Bộ; kết nối, liên kết nguồn nước, cắt lũ, giảm lũ, sạt lở cửa sông đối với tiểu vùng duyên hải Nam Trung Bộ; hoàn thiện khép kín hệ thống công trình từ đầu mối đến kênh mương nội đồng, phát triển hồ chứa nhỏ phân tán, sử dụng nước các hồ chứa thủy điện tại vùng Tây Nguyên; công trình kiểm soát, phân bổ, điều hòa nguồn nước mặn, ngọt cho sản xuất, dân sinh, phòng, chống sạt lở đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long…

b) Danh mục dự án ưu tiên

Danh mục các dự án ưu tiên tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này. Danh mục dự án ưu tiên xác định trong quy hoạch có thể xem xét điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch tùy theo tính cấp thiết của dự án và tình hình thực tế từng giai đoạn. Việc thực hiện các dự án ưu tiên được cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh phù hợp tùy thuộc vào khả năng nguồn vốn. Mục tiêu, quy mô, địa điểm, tổng mức đầu tư, nguồn vốn, nhu cầu sử dụng đất của từng dự án cụ thể sẽ được xác định trong quá trình chuẩn bị đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định của pháp luật.

VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Rà soát, sửa đổi hoàn thiện một số cơ chế chính sách đặc thù để huy động mọi nguồn lực trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, khai thác công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn, công trình phòng, chống thiên tai.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế tăng cường phân cấp trong công tác đầu tư, quản lý hệ thống thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; tưới cho cây trồng cạn, cấp nước sinh hoạt nông thôn, phòng, chống thiên tai; triển khai hiệu quả chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

- Xây dựng cơ chế chính sách huy động hiệu quả nguồn lực để phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ Quỹ phòng, chống thiên tai.

2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Rà soát, đánh giá nguồn nhân lực ngành thủy lợi hiện có, xây dựng và triển khai kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng tham gia, đào tạo đa ngành, đa nghề; chú trọng nâng cao năng lực quản trị, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo.

- Củng cố, kiện toàn các tổ chức quản lý, khai thác để vận hành, khai thác hiệu quả và bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi; củng cố, nâng cao năng lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan quản lý đê điều, phòng chống thiên tai các cấp; tổ chức quản lý, hộ đê đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, công trình phòng, chống thiên tai.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo chuyên sâu, chuyên ngành về quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai gắn với chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại.

- Thực hiện các chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực chuyển đổi số, ứng dụng và phát triển công nghệ mới, ưu tiên công nghệ số trong quản lý, đầu tư hạ tầng và dịch vụ công trong lĩnh vực thủy lợi và phòng, chống thiên tai.

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học, thiết kế, xây dựng và quản lý, khai thác công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai; tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho tổ chức thủy lợi cơ sở, bồi dưỡng tay nghề cho người lao động trực tiếp tham gia vận hành công trình.

- Thực hiện chính sách đãi ngộ phù hợp, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia hoạt động thủy lợi, phòng, chống thiên tai, hình thành đội ngũ chuyên gia ở trung ương và địa phương.

3. Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu và các tác động từ bên ngoài.

- Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai; nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo lũ, lũ quét, lụt, hạn hán, thiếu nước, sạt lở; ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới trong thiết kế, xây dựng công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai.

- Ứng dụng công nghệ số, hạ tầng quản trị số, khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại, thông minh vào chỉ đạo điều hành, quản lý, khai thác, vận hành hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai.

- Triển khai nghiên cứu, phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, tuần hoàn, tái sử dụng nước; quản lý nhu cầu sử dụng nước, đẩy mạnh áp dụng công nghệ, biện pháp tưới tiết kiệm nước, tăng hiệu quả sử dụng nước, giảm phát thải khí nhà kính.

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong phục hồi nguồn nước tại các hệ thống thủy lợi bị ô nhiễm; bảo vệ môi trường nước, kiểm soát chất lượng nước, quản lý, xử lý hiệu quả nguồn gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.

4. Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền

- Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, quản lý khai thác công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai, phát huy vai trò giám sát của người dân, sự tham gia của các bên liên quan.

- Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, lồng ghép vào một số chương trình giảng dạy. Nhân rộng, phổ biến những mô hình hiệu quả trong quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, công trình phòng, chống thiên tai.

5. Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, chính sách, chuyển giao công nghệ trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai; huy động nguồn lực quốc tế cho công tác thủy lợi, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Thực hiện hiệu quả các cam kết, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia.

6. Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư

- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để xây dựng các công trình có quy mô lớn, phục vụ đa mục tiêu, có tác động liên vùng, liên tỉnh, công trình tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng thường xuyên chịu tác động hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng; giải quyết các vấn đề cấp bách trong phòng, chống thiên tai và thủy lợi.

- Khuyến khích và đẩy mạnh huy động các nguồn xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư phát triển, vận hành, khai thác hạ tầng thủy lợi và phòng, chống thiên tai.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế huy động các nguồn lực (ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách, vốn tín dụng, Quỹ phòng chống thiên tai...) tham gia đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai theo quy hoạch và thể chế hóa các giải pháp về phân cấp, phân quyền huy động nguồn lực.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư đảm bảo hiệu quả, minh bạch, phù hợp với các nguồn lực theo phân kỳ quy hoạch.

7. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

- Tổ chức công bố, công khai Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện.

- Phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện quy hoạch giữa trung ương và địa phương, bảo đảm các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, quy hoạch tỉnh phải tuân thủ các định hướng của Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phối hợp giữa các bộ, ngành, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp để giám sát thực hiện các vấn đề liên ngành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch.

- Kiểm tra, giám sát định kỳ thực hiện quy hoạch để bảo đảm quy hoạch được thực hiện đúng quy định; phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát thực hiện quy hoạch.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổ chức công bố quy hoạch, cung cấp dữ liệu có liên quan để cập nhật vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch; tăng cường thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản để cung cấp các số liệu phục vụ lập, điều chỉnh quy hoạch.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch; định kỳ đánh giá thực hiện quy hoạch, rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo quy định.

- Tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thủy lợi, quy hoạch đê điều, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phù hợp với quy hoạch này.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để bố trí ngân sách hàng năm thực hiện các dự án, nhiệm vụ của quy hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí nguồn lực, đề xuất các cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với thực hiện chiến lược thủy lợi, chiến lược phòng, chống thiên tai, chiến lược phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, từng địa phương và phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của nhà nước.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước đối với hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi theo quy định của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương; quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ triển khai quy hoạch; trình Hội đồng nhân dân cùng cấp chủ động bố trí ngân sách đầu tư hạ tầng thủy lợi và phòng, chống thiên tai trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan theo phân cấp.

- Rà soát, xây dựng, điều chỉnh các quy hoạch, dự án thuộc các lĩnh vực có liên quan trên địa bàn đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch này. Cập nhật nội dung quy hoạch tỉnh đảm bảo tuân thủ các định hướng phát triển hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi địa phương theo quy hoạch này, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ: CN, KTTH, QHĐP, PL, TCCV, QHĐP, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2) Tuynh.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Lưu Quang

 

PHỤ LỤC I

MỨC ĐẢM BẢO TƯỚI, TIÊU, PHÒNG CHỐNG LŨ
(Kèm theo Quyết định số: 847/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Mức bảo đảm tưới, cấp nước và hệ số tưới các giai đoạn

Đối tượng

Vùng

Năm 2020

Năm 2030

Năm 2050

Mức bảo đảm
(Tần suất % tưới cho lúa)

Trung du và miền núi phía Bắc

75 - 85

75 - 85

85

Đồng bằng sông Hồng

85

85 - 90

90 - 95

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

 

 

 

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

75 - 85

75 - 85

85

Tiểu vùng Nam Trung Bộ

75 - 85

75 - 85

85

Tây Nguyên

75 - 85

75 - 85

85

Đông Nam Bộ

85

85

85

Đồng bằng sông Cửu Long

85

85

85

Hệ số tưới cho lúa (l/s/ha)

Trung du và miền núi phía Bắc

1,28 - 1,29

1,29 - 1,32

1,30 - 1,34

Đồng bằng sông Hồng

1,21 - 1,23

1,24 - 1,26

1,26 - 1,30

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

 

 

 

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

1,21 - 1,34

1,24 - 1,43

1,26 - 1,47

Tiểu vùng Nam Trung Bộ

1,07 - 1,32

1,08 - 1,35

1,1 - 1,37

Tây Nguyên

1,16 - 1,30

1,18 - 1,34

1,20 - 1,36

Đông Nam Bộ

1,29 - 1,57

1,35 - 1,76

1,42 - 1,85

Đồng bằng sông Cửu Long

0,95 - 1,38

1,11 - 1,45

1,18 - 1,46

2. Mức bảo đảm tiêu, thoát nước và hệ số tiêu các giai đoạn

Đối tượng

Vùng

Năm 2020

Năm 2030

Năm 2050

Mức bảo đảm tiêu cho nông nghiệp (Tần suất % mưa tiêu thiết kế)

Trung du và miền núi phía Bắc

10

10

10

Đồng bằng sông Hồng

10

10

10

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

 

 

 

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

10

10

10

Tiểu vùng Nam Trung Bộ

10

10

10

Tây Nguyên

10

10

10

Đông Nam Bộ

10

10

10

Đồng bằng sông Cửu Long

10

10

10

Hệ số tiêu nông nghiệp (l/s/ha)

Trung du và miền núi phía Bắc

3,8 - 5,2

3,9 - 6,7

4,2 - 7,1

Đồng bằng sông Hồng

6 - 6,5

6,5 - 8,0

7,5 - 9,0

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

 

 

 

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

6,0 - 6,2

6,5 - 8,2

7,6 - 9,0

Tiểu vùng Nam Trung Bộ

5,2 - 8,1

5,4 - 8,7

5,6 - 9,0

Tây Nguyên

3,5 - 5,6

3,6 - 6,0

3,7 - 6,3

Đông Nam Bộ

5,0 - 6,0

5,6 - 8,7

6,2 - 9,1

Đồng bằng sông Cửu Long

5,7 - 7,9

5,9 - 8,9

6,2 - 9,5

3. Mức bảo đảm phòng, chống lũ các giai đoạn

TT

Vùng/sông liên tỉnh

Đến năm 2030 (%)

Tầm nhìn đến năm 2050 (%)

Các tỉnh liên quan

Ghi chú

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

1

Sông Thao

 

 

 

 

1.1

Khu vực có đê thuộc Phú Thọ

2,0

Sẽ xác định tiêu chuẩn phòng, chống lũ phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước và tầm quan trọng từng khu vực bảo vệ

Phú Thọ

Tần suất chống lũ

1.2

Khu vực không có đê

2,0

2,0

Lào Cai, Yên Bái

Tần suất thoát lũ

1.3

Các thành phố

 

 

 

 

 

Thành phố Yên Bái

5,0

2,0

 

Tần suất chống lũ

2

Sông Lô, Gâm

 

 

 

 

2.1

Khu vực có đê thuộc Phú Thọ

1,0

Sẽ xác định tiêu chuẩn phòng, chống lũ phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước và tầm quan trọng từng khu vực bảo vệ

Phú Thọ

Tần suất chống lũ

2.2

Khu vực không có đê

2,0

2,0

Hà Giang, Tuyên Quang

Tần suất thoát lũ

2.3

Các thành phố

 

 

 

 

2.3.1

Thành phố Việt Trì

 

 

 

 

-

Sông Hồng

0,33

0,2

 

Tần suất chống lũ

-

Sông Thao

2,0

Sẽ xác định tiêu chuẩn phòng, chống lũ phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước và tầm quan trọng từng khu vực bảo vệ

 

Tần suất chống lũ

-

Sông Lô

1,0

 

Tần suất chống lũ

2.3.2

Thành phố Tuyên Quang

2,0

2,0

 

Tần suất chống lũ

3

Sông Cầu, Thương, Lục Nam

 

 

 

 

3.1

Khu vực có đê

2,0

Sẽ xác định tiêu chuẩn phòng, chống lũ phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước và tầm quan trọng từng khu vực bảo vệ

Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội

Tần suất chống lũ

3.2

Khu vực không có đê

2,0

2,0

Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn

Tần suất thoát lũ

3.3

Các thành phố

 

 

 

 

3.3.1

Thành phố Thái Nguyên

2,0

Sẽ xác định tiêu chuẩn phòng, chống lũ phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước và tầm quan trọng từng khu vực bảo vệ

 

Tần suất chống lũ

3.3.2

Thành phố Bắc Giang

2,0

 

Tần suất chống lũ

4

Sông Bằng Giang

 

 

 

 

 

Tuyến sông

2,0

2,0

Cao Bằng, Lạng Sơn

Tần suất thoát lũ

5

Sông Kỳ Cùng

 

 

 

 

5.1

Tuyến sông

1,0

1,0

Lạng Sơn, Bắc Kạn

Tần suất thoát lũ

5.2

Thành phố Lạng Sơn

1,0

1,0

 

Tần suất chống lũ

6

Sông Đà

 

 

 

 

6.1

Sau hồ Hòa Bình

0,33

0,20

Hòa Bình, Phú Thọ

Tần suất chống lũ

6.2

Các thành phố

 

 

 

 

6.2.1

Thành phố Sơn La

5,0

5,0

 

Tần suất chống lũ

6.2.2

Thành phố Hòa Bình

0,33

0,20

 

Tần suất chống lũ

7

Sông Bôi

 

 

 

 

 

Tuyến sông

2,0

2,0

Hòa Bình, Ninh Bình

Tần suất thoát lũ

Vùng đồng bằng sông Hồng

1

Sông Hồng - Thái Bình

 

 

 

 

1.1

Khu vực đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội

0,2

0,14

 

Tần suất chống lũ

1.2

Các vùng chịu ảnh hưởng của hồ chứa cắt lũ

0,33

0,33-0,2

 

1.3

Các vùng ít chịu ảnh hưởng của hồ chứa cắt lũ: vùng sông Lô, sông Phó Đáy thuộc Phú Thọ, Vĩnh Phúc

1,0

Sẽ xác định tiêu chuẩn phòng, chống lũ phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước và tầm quan trọng từng khu vực bảo vệ

 

1.4

Các vùng ít chịu ảnh hưởng của hồ chứa cắt lũ còn lại

2,0

2

Sông Đáy

Đảm bảo chống với lũ nội tại, đồng thời chống được lũ trong trường hợp chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng 2.500 m3/s

Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định

 

3

Sông Hoàng Long

1,0

1,0

Ninh Bình

Tần suất chống lũ

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

 

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

 

 

 

1

Lưu vực sông Mã

 

 

 

 

1.1

Dòng chính sông Mã

 

 

 

 

1.1.1

Khu vực có đê

 

 

 

Tần suất chống lũ

-

Cẩm Thủy - Giàng

1,0

1,0

Thanh Hóa

-

Giàng - Cửa Hới

0,6

0,6

Thanh Hóa

1.1.2

Thành phố Thanh Hóa

0,6

0,6

Thanh Hóa

Tần suất chống lũ

1.1.3

Khu vực không có đê

1,0

1,0

Điện Biên, Sơn La

Tần suất thoát lũ

1.2

Dòng chính sông Chu

0,6

0,6

Thanh Hóa

Tần suất chống lũ

2

Lưu vực sông Cả

 

 

 

 

2.1

Dòng chính sông Cả

 

 

 

 

2.1.1

Khu vực có đê

 

 

 

 

-

Đô Lương - Nam Đàn

1,0

1,0

Nghệ An

Tần suất chống lũ

-

Nam Đàn - Cửa Hội

0,6

0,6

Nghệ An, Hà Tĩnh

-

Thành phố Vinh

0,6

0,6

Nghệ An

2.1.2

Khu vực không có đê

1,0

1,0

Nghệ An

Tần suất thoát lũ

2.2

Dòng chính sông La

0,6

0,6

Hà Tĩnh

Tần suất chống lũ

2.3

Sông Ngàn Sâu

2,0

2,0

Hà Tĩnh

2.4

Sông Ngàn Phố

2,0

2,0

Hà Tĩnh

2.5

Thành phố Hà Tĩnh

2,0

2,0

Hà Tĩnh

3

Lưu vực sông Hương

 

 

 

 

3.1

Dòng chính sông Hương

7,0

7,0

Thừa Thiên Huế

Tần suất thoát lũ

3.2

Thành phố Huế

7,0

7,0

Thừa Thiên Huế

Tần suất chống lũ

 

Tiểu vùng Nam Trung Bộ

 

 

 

1

Chống lũ chính vụ

 

 

 

 

1.1

Sông Vu Gia - Thu Bồn

Chủ động phòng, tránh và thích nghi với lũ

 

Không xác định tần suất chống lũ; tiếp tục nghiên cứu tần suất thoát lũ dòng chính

1.2

Thành phố Tam Kỳ

5,0

5,0

 

Tần suất chống lũ

1.3

Sông Trà Khúc

10,0

5,0

Quảng Ngãi

Tần suất thoát lũ

Thành phố Quảng Ngãi

10,0

5,0

 

Tần suất chống lũ

1.4

Sông Kôn - Hà Thanh

5,0

5,0

Bình Định

Tần suất thoát lũ

1.5

Sông Ba

5,0

5,0

Phú Yên

Tần suất thoát lũ

 

Thành phố Tuy Hòa

5,0

5,0

 

Tần suất chống lũ

2

Chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn bảo vệ sản xuất

10,0

5,0

 

Tần suất chống lũ

Vùng Tây Nguyên

1.6

Sông Srêpốk

 

 

 

 

 

Chống lũ sớm, lũ muộn bảo vệ sản xuất

5-10

5-10

 

Tần suất chống lũ

Vùng Đông Nam Bộ

1

Các đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương

5,0

1,0

 

Tần suất chống lũ

2

Dòng chính sông Đồng Nai

1,0

1,0

 

Tần suất thoát lũ

3

Dòng chính sông Sài Gòn

1,0

1,0

 

Tần suất thoát lũ

4

Đô thị Biên Hòa

5,0

5,0

 

Tần suất chống lũ

5

Các vùng khác

Chủ động phòng tránh, thích nghi với lũ

 

 

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

1

Các khu vực sản xuất cả năm (cây ăn trái, thủy sản nước ngọt, lúa, rau màu)

Chống được lũ 2%
(tương đương với lũ năm 2000)

 

Tần suất chống lũ

2

Các khu vực sản xuất khác

Chủ động sống chung với lũ

 

 

3

Các khu vực đô thị

Chống được lũ 1%
(tương đương với lũ năm 1961)

 

Tần suất chống lũ

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN TRONG QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số: 847/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Danh mục xây dựng mới, nâng cấp các hồ, đập

TT

Tên dự án

Vị trí

Quy mô /nhiệm vụ dự kiến

Giai đoạn thực hiện

Ghi chú

Dung tích (triệu m3)

Diện tích phục vụ/tạo nguồn (ha)

Tham gia chống lũ

Giai đoạn 2021-2030

Sau năm 2030

I

Xây dựng mới hồ chứa nước

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

1

Hồ Nà Lạnh

Bắc Giang

210

21.000

x

 

x

 

2

Hồ Nghinh Tường

Thái Nguyên

48

Tạo nguồn nước cho hạ du sông Cầu

x

x

x

 

3

Hồ Thượng Tiến

Hòa Bình

12

1.300

 

x

 

 

4

Hồ Phiêng Lúc

Lai Châu

14

575

 

x

 

 

5

Hệ thống trữ và cấp nước cho cao nguyên Mộc Châu

Sơn La

10

4.500

 

x

x

 

Vùng Đồng bằng sông Hồng

6

Hồ Tài Chi

Quảng Ninh

20

1.507

 

x

 

 

7

Hồ Cài -Thác Nhồng

Quảng Ninh

12

332

 

x

 

 

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

 

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

 

 

 

 

 

 

8

Hồ Thác Muối

Nghệ An

285

5.350

x

x

x

 

9

Hồ Trại Dơi

Hà Tĩnh

69

2.500

x

x

x

 

10

Khe Đá

Quảng Bình

10

200

 

x

x

 

11

Hồ Châu Giang

Quảng Bình

16

250

 

x

 

 

12

Hồ Khe Mước, đập Bến Than

Quảng Trị

34

3.982

x

x

 

 

13

Hồ Sông Nhùng

Quảng Trị

40

870

x

x

 

 

14

Hồ Bến Đá

Quảng Trị

15

800

 

x

 

 

15

Hồ Ô Lâu Thượng

Thừa Thiên Huế

96

7.820

x

x

 

 

16

Hồ Thủy Cam

Thừa Thiên Huế

10

200

 

x

 

 

 

Tiểu vùng Nam Trung Bộ

 

 

 

 

 

 

17

Hồ sông Côn, đập hạ lưu sông Côn

Quảng Nam

30

1.500

x

x

 

 

18

Hồ Trường Đồng

Quảng Nam

30

1.150

x

x

 

 

19

Hồ Thượng sông Vệ, đập hạ lưu sông Vệ

Quảng Ngãi

140

10.000

x

x

 

 

20

Hồ Đồng Điền

Khánh Hòa

95

2.000

x

x

x

 

21

Hồ La Ngà 3

Bình Thuận

400

97.246

x

x

 

 

22

Hồ Ka Pét

Bình Thuận

51

7.700

x

x

 

 

23

Hồ Tân Lê

Bình Thuận

10

350

 

x

x

 

24

Hồ Cà Tót

Bình Thuận

47

1.500

x

x

x

 

25

Hồ Sông Tom

Bình Thuận

12

1.650

x

x

x

 

Vùng Tây Nguyên

26

Hồ Ia Thul

Gia Lai

83

8.600

x

x

 

 

27

Hồ Krông Năng

Đắk Lắk

29

7.500

x

x

 

 

28

Hồ Ea Khal

Đắk Lắk

55

7.200

x

x

 

 

29

Hồ Đắk Gang

Đắk Nông

11

1.860

 

x

 

 

30

Hồ Ta Hoét

Lâm Đồng

14

2.580

 

x

 

 

Vùng Đông Nam Bộ

31

Hồ Cây Chanh

Bình Dương - Đồng Nai

10

2.000

 

x

x

 

32

Hồ Sông Ray 2

Bà Rịa-Vũng Tàu

65

2.200

x

x

x

 

II

Nâng cao dung tích hồ chứa nước

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

 

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

 

 

 

 

 

 

1

Hồ Sông Sào

Nghệ An

10

4.500

 

x

 

Dung tích tăng thêm

2

Hồ Sông Rác

Hà Tĩnh

76

4.500

x

x

 

Dung tích tăng thêm

3

Hồ Vực Tròn

Quảng Bình

11

2.050

 

x

 

Dung tích tăng thêm

 

Tiểu vùng Nam Trung Bộ

 

 

 

 

 

 

4

Hồ Phú Ninh

Quảng Nam

102

23.000

x

x

 

Dung tích tăng thêm

5

Hồ Núi Ngang

Quảng Ngãi

13

2.500

 

x

 

Dung tích tăng thêm

6

Hồ Định Bình

Bình Định

116

16.500

x

x

 

Dung tích tăng thêm

7

Hồ Đá Bàn

Khánh Hòa

22

5.000

x

x

 

Dung tích tăng thêm

8

Hồ Phú Xuân

Phú Yên

6

1.500

 

x

 

Dung tích tăng thêm

III

Công trình khắc phục hạ thấp mực nước

Vùng Đồng bằng sông Hồng

1

Đập Xuân Quan

Hưng Yên

 

103.571

 

x

x

 

2

Đập Long Tửu

Hà Nội

 

17.300

 

x

x

 

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

 

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

 

 

 

 

 

 

3

Đập Cẩm Hoàng

Thanh Hóa

 

30.243

 

x

x

 

4

Đập Sông Lam

Nghệ An, Hà Tĩnh

 

Nâng cao mực nước để hỗ trợ lấy nước cho cống Nam Đàn và các công trình thủy lợi khác

 

x

 

 

 

Tiểu vùng Nam Trung Bộ

 

 

 

 

 

 

5

Công trình điều tiết nguồn nước và Chỉnh trị sông Quảng Huế

Quảng Nam, Đà Nẵng

 

Ổn định tỷ lệ phân lưu giữa sông Vu Gia-Thu Bồn

 

x

x

 

6

Đập Vĩnh Điện

Quảng Nam

 

Nâng cao mực nước, kiểm soát xâm nhập mặn

 

x

 

 

*Ghi chú:

- Đối với các hồ chứa còn lại, các đập dâng khác trên dòng chính các sông lớn, tiếp tục nghiên cứu trong Quy hoạch thủy lợi.

- Quy mô, nhiệm vụ, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án sẽ được tính toán, lựa chọn, xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động nguồn lực đầu tư của từng giai đoạn.

2. Danh mục tuyến kết nối, điều hòa, chuyển nước

TT

Tên dự án

Vị trí

Quy mô /nhiệm vụ dự kiến

Giai đoạn thực hiện

Chiều dài (km)

Lưu lượng chuyển (m3/s)

Diện tích phục vụ (ha)

Giai đoạn 2021-2030

Sau năm 2030

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

1

Tuyến kết nối hồ Cấm Sơn và hồ Khuôn Thần chuyển nước cho vùng cây ăn quả Lục Ngạn

Bắc Giang

12

3.0

19.800

x

 

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

 

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

 

 

 

 

 

2

Tuyến hồ Cửa Đạt tưới vùng ven đường Hồ Chí Minh

Thanh Hóa

66

1.2

20.000

x

 

3

Tuyến chuyển nước hồ Rào Trổ - hồ Vực Tròn cấp nước khu kinh tế ven biển phía Bắc tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình

18

2.9

71

x

x

4

Tuyến chuyển nước hồ Ô Lâu Thượng - hồ Hòa Mỹ cấp nước cho vùng cát Phong Điền

Thừa Thiên Huế

22

4.0

3.000

x

x

 

Tiểu vùng Nam Trung Bộ

 

 

 

 

 

5

Tuyến chuyển nước từ hồ Thượng sông Vệ - hồ Núi Ngang cấp nước cho lưu vực sông Trà Câu

Quảng Ngãi

20

3.0

6.000

x

 

6

Tuyến chuyển nước từ hồ thượng sông Vệ - hồ Đồng Mít cấp nước cho vùng Phù Mỹ, Phù Cát

Quảng Ngãi, Bình Định

15

3.0

5.000

x

 

7

Tuyến chuyển nước từ hồ Định Bình - hồ Hội Sơn - hồ Hội Khánh

Bình Định

20

2.0

16.500

x

 

8

Tuyến dẫn nước hồ sông Chò 1 cho khu tưới dọc tuyến, bổ sung nước hồ Suối Dầu, hồ Cam Ranh

Khánh Hòa

52

3.7

3.400

x

 

9

Tuyến kết nối, chuyển nước từ hồ sông Than cấp nước phía Nam tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận

60

5.0

5.000

x

x

10

Tuyến kết nối hồ Sông Cái - Sông Sắt cấp nước khu vực phía Bắc tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận

50

4,5

Kết nối các hồ

x

x

11

Hệ thống chuyển nước Tân Mỹ - Bà Râu - Sông Trâu - Cho Mo - Suối Trầu

Ninh Thuận

45

1.5

Khu tưới hồ Cho Mo, Bà Râu và Suối Trầu

 

 

12

Tuyến chuyển nước từ hồ La Ngà 3 cấp nước khu vực phía Nam tỉnh Bình Thuận.

Bình Thuận

55

5.5

8.400

x

x

Vùng Tây Nguyên

13

Hệ thống Đăk Akôi - Đăk Pokei - Đăk Pokei B

Kon Tum

15

1.5

7.000

x

x

14

Hệ thống đập Thượng Ayun - hồ Đăk Ptó

Gia Lai

11

36

22.300

x

x

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

15

Kết nối, chuyển nước giữa các hệ thống thủy lợi Bảo Định - Gò Công - Tân Trụ

Tiền Giang, Long An

Trữ nước, chuyển nước, kiểm soát, chủ động điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và cấp nước sinh hoạt

x

x

*Ghi chú:

- Đối với một số tuyến chuyển nước khác tại các vùng tiếp tục nghiên cứu trong Quy hoạch thủy lợi.

- Quy mô, nhiệm vụ, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án sẽ được tính toán, lựa chọn, xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động nguồn lực đầu tư của từng giai đoạn.

3. Danh mục nâng cấp các hệ thống thủy lợi

TT

Tên dự án

Vị trí

Quy mô /nhiệm vụ sau nâng cấp

Giai đoạn thực hiện

Tưới (ha)

Tiêu (ha)

Giai đoạn 2021-2030

Sau năm 2030

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

1

Hệ thống Pa Khoang - Nậm Rốm

Điện Biên

6.900

 

x

 

2

Hệ thống Thác Huống

Thái Nguyên, Bắc Giang

13.900

 

x

 

3

Hệ thống Cầu Sơn - Cấm Sơn

Bắc Giang, Lạng Sơn

9.500

 

x

x

Vùng Đồng bằng sông Hồng

4

Hệ thống Bắc Hưng Hải

Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh

103.571

128.085

x

 

5

Hệ thống Bắc Nam Hà

Hà Nam, Nam Định

63.361

100.261

x

x

6

Hệ thống Bắc Đuống

Bắc Ninh

55.000

53.000

x

 

7

Hệ thống Liễn Sơn - Bạch Hạc

Vĩnh Phúc, Hà Nội

23.408

 

x

x

8

Hệ thống Ấp Bắc - Nam Hồng

Hà Nội

5.300

 

x

 

9

Hệ thống Sông Nhuệ

Hà Nội

61.629

107.530

x

x

10

Hệ thống Phù Sa (trạm bơm đầu mối)

Hà Nội

 

 

x

 

11

Hệ thống Đa Độ, An Kim Hải

Hải Phòng

10.867

32.213

x

 

12

Cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình chuyển nước vào sông Đáy phục vụ đa mục tiêu

Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình

16.000

 

 

x

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

 

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

 

 

 

 

13

Hệ thống Bái Thượng

Thanh Hóa

45.000

 

x

x

14

Hệ thống Đô Lương

Nghệ An

21.500

 

x

x

15

Hệ thống Nam Hưng Nghi

Nghệ An

24.500

 

x

x

16

Hệ thống Kẻ Gỗ

Hà Tĩnh

21.136

 

x

x

17

Hệ thống Nam Thạch Hãn

Quảng Trị

10.600

 

x

x

 

Tiểu vùng Nam Trung Bộ

 

 

 

 

18

Hệ thống An Trạch - Thanh Quýt - Bầu Nít - Hà Thanh

Quảng Nam - Đà Nẵng

9.700

 

x

x

19

Hệ thống Tân An - Đập Đá

Bình Định

15.000

 

x

x

20

Hệ thống Đồng Cam

Phú Yên

15.000

 

x

 

21

Hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm

Ninh Thuận

13.000

 

x

 

Vùng Tây Nguyên

22

Hệ thống Ayun Hạ

Gia Lai

 

 

x

 

Vùng Đông Nam Bộ

23

Hệ thống Dầu Tiếng - Phước Hòa

Tây Ninh

110.000

 

x

x

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

24

Hệ thống Nhật Tảo - Tân Trụ

Long An

18.000

 

x

x

25

Hệ thống Bảo Định

Tiền Giang, Long An

64.000

 

x

 

26

Hệ thống Gò Công

Tiền Giang

54.000

 

x

 

27

Hệ thống Bắc Bến Tre

Bến Tre

139.000

 

x

 

28

Hệ thống Nam Bến Tre

Bến Tre

210.000

 

x

 

29

Hệ thống Nam Măng Thít

Vĩnh Long, Trà Vinh

225.700

 

x

x

30

Hệ thống Quản Lộ-Phụng Hiệp

Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau

403.300

 

x

x

31

Hệ thống Ô Môn - Xà No

Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang

45.400

 

x

x

*Ghi chú:

- Nâng cấp các hệ thống thủy lợi: gồm nâng cấp, cải tạo nâng cao hiệu quả công trình đã có; bổ sung xây mới các công trình nhằm nâng cao năng lực phục vụ của của hệ thống.

- Quy mô, nhiệm vụ, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án sẽ được tính toán, lựa chọn, xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động nguồn lực đầu tư của từng giai đoạn.

4. Danh mục công trình cấp nước, kiểm soát lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long

TT

Tên dự án

Vị trí

Quy mô /nhiệm vụ dự kiến (ha)

Giai đoạn thực hiện

Giai đoạn 2021-2030

Sau năm 2030

I

Công trình cấp, tạo nguồn nước

1

Hệ thống điều tiết, bổ sung nguồn nước cho vùng Nam QL1A tỉnh Bạc Liêu

Bạc Liêu

110.000

x

 

2

Hệ thống công trình chuyển nước Bán đảo Cà Mau

Cà Mau

190.000

x

x

3

Công trình kiểm soát nguồn nước cửa sông Vàm Cỏ

Long An

20.000

x

x

4

Công trình kiểm soát nguồn nước cửa sông Hàm Luông

Bến Tre

25.000

x

x

5

Hệ thống cống đầu kênh kiểm soát nguồn nước dọc sông Hậu (Cái Cau; Cái Trâm; Rạch Vọp; Xóm Đông - Rạch Nho; Trà Ếch; Rạch Mọp; Saintard…)

Dọc sông Hậu

100.000

x

 

6

Hệ thống cống đầu kênh kiểm soát nguồn nước dọc sông Tiền (Nguyễn Tấn Thành; Rạch Gầm; Ông Mười; Mù U; Trà Tân; Ba Rài...)

Dọc sông Tiền

150.000

x

 

II

Kiểm soát lũ kết hợp hỗ trợ cấp nước, tiêu thoát nước

1

Các cống dọc sông Hậu vùng Tứ giác Long Xuyên (Kênh Đảo, Cần Thảo, Tri Tôn, Mười Châu Phú, Ba Thê, Chắc Năng Gù, Mạc Cần Dưng, Chắc Cà Đao, Long Xuyên, Kênh Tròn...)

An Giang

490.000

 

x

2

Các cống dọc sông Tiền vùng Đồng Tháp Mười (Hồng Ngự, An Bình, Đồng Tiến...)

Đồng Tháp

250.000

 

x

3

Hệ thống kiểm soát lũ tràn biên giới vùng Đồng Tháp Mười (tràn Trà Đư 1, Trà Đư 2, Trung Tâm 1, Trung Tâm 2...)

Đồng Tháp

Giảm ngập khu vực biên giới Việt Nam- Campuchia

 

x

4

Các cống dọc sông Hậu vùng Tây sông Hậu (Bò Ót, Thốt Nốt, Cần Thơ Bé, Tham Rơm, Ngã Cái, Ô Môn, Rạch Vàm, Đất Mới, Trà Nóc, Bình Thủy, Cần Thơ...)

Cần Thơ

240.000

 

x

5

Nạo vét hệ thống kênh trục (Chắc Cà Đao, Chắc Năng Gù, Mạc Cần Dưng, Tròn, Đòn Dong, Mười Châu Phú, Kênh Đào, Cần Thảo, Tám Ngàn, Ba Thê, Rạch Giá Long Xuyên, các kênh KH, Trâm Bầu, Thốt Nốt, 2/9, Kháng Chiến, Bình Thành, Hồng Ngự, Anh Bình, Đồng Tiến-Dương Văn Dương-Lagrange, An Phong-Mỹ Hòa, Nguyễn Văn Tiếp...)

Đồng Tháp, Long An, An Giang, Kiên Giang

Cải thiện cấp nước, tiêu thoát nước, tiêu lũ cho vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và Tây sông Hậu

x

x

*Ghi chú: Quy mô, nhiệm vụ, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án sẽ được tính toán, lựa chọn, xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động nguồn lực đầu tư của từng giai đoạn.

5. Danh mục đầu tư công trình đê sông, biển, phòng chống xói lở và cấp nước sản xuất, sinh hoạt nông thôn

TT

Dự án

Vị trí

Giai đoạn thực hiện

Giai đoạn 2021-2030

Sau năm 2030

I

Phòng, chống xói lở bờ sông, biển

1

Đầu tư công trình chỉnh trị, phòng chống xói lở bờ sông, bờ biển

Các sông lớn, liên tỉnh và các khu vực bờ biển bảo vệ dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng

x

x

2

Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đê sông

Các lưu vực sông có đê

x

x

3

Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đê biển

Các tỉnh có đê biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang

x

x

II

Cấp nước nhỏ, phân tán

1

Đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn và các vùng đặc biệt khó khăn

Các vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn về nguồn nước sinh hoạt

x

x

2

Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các hồ chứa nước ngọt và hệ thống thủy lợi phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên các đảo

Các đảo, huyện đảo Vân Đồn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Phú Quý, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo

x

x

3

Đầu tư xây dựng các hồ chứa nhỏ, phân tán

Các vùng miền núi, vùng khan hiếm nguồn nước thuộc Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

x

x

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 847/QĐ-TTg năm 2023 về phê duyệt Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 847/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/07/2023
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Trần Lưu Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/07/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản