Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82/2014/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 28 tháng 10 năm 2014 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HỒ XUÂN HƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005 và ngày 16/11/2013
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 2747/TTr-SVHTTDL ngày 14 tháng 10 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HỒ XUÂN HƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 82/2014/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
Điều 1. Tên gọi của giải thưởng, mục đích, ý nghĩa
1. Tên gọi của giải thưởng: Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương.
2. Mục đích, ý nghĩa:
a) Khẳng định những đóng góp lao động sáng tạo của các tác giả trên lĩnh vực văn học nghệ thuật ở Nghệ An, nhằm động viên các tác giả không ngừng say mê sáng tạo nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương và trong cả nước.
b) Lựa chọn, tôn vinh những tác giả, tác phẩm giàu sáng tạo, được dư luận hoan nghênh. Tạo điều kiện quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật Nghệ An với công chúng cả nước.
Quy chế này quy định tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu giải thưởng, mức thưởng, hồ sơ, quy trình, thủ tục, Hội đồng xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương; việc giải quyết, khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương.
1. Về tác giả:
a) Các tác giả, nhóm tác giả là công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh Nghệ An; hoặc qua đời khi đang thường trú tại Nghệ An.
b) Các tác giả, nhóm tác giả là công dân Việt Nam không sinh sống tại Nghệ An nhưng có các công trình, tác phẩm về Nghệ An công bố trong giai đoạn xét giải.
c) Mỗi tác giả, nhóm tác giả được gửi tác phẩm, công trình tham dự giải ở tối đa 02 chuyên ngành.
2. Về tác phẩm:
a) Văn xuôi: Tiểu thuyết, tập truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa, tập bút ký, tạp văn, tản văn, kịch bản văn học.
b) Lý luận phê bình: công trình nghiên cứu lý luận phê bình về văn học, nghệ thuật (không xét tác phẩm là giáo trình giảng dạy trong nhà trường),
c) Thơ: Tập thơ, trường ca đã được in thành sách,
d) Sân khấu: Kịch bản sân khấu đã được dàn dựng và công diễn (trên sân khấu từ cấp tỉnh trở lên) hoặc đã được in thành sách.
đ) Mỹ thuật: Bao gồm các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc và đồ hoạ đã được trưng bày tại các cuộc triển lãm mỹ thuật từ cấp tỉnh trở lên.
e) Âm nhạc: Tác phẩm thuộc các thể loại âm nhạc (đã được biểu diễn trên sân khấu cấp tỉnh trở lên, hoặc đã được giới thiệu, phổ biến trên sóng PTTH cấp tỉnh trở lên).
f) Nhiếp ảnh: Ảnh đơn nghệ thuật, bộ ảnh nghệ thuật đã được trưng bày ở triển lãm ảnh từ cấp tỉnh trở lên được Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam bảo trợ nghệ thuật hoặc đã được in thành tập sách ảnh.
g) Múa: Bao gồm các tác phẩm múa sinh hoạt, múa tính cách, múa tập thể, thơ múa (poem ballett) đã được công diễn trên các loại hình sân khấu cấp tỉnh trở lên.
h) Văn nghệ dân gian: Công trình sưu tầm, nghiên cứu giới thiệu về Văn học, nghệ thuật dân gian đã được in thành sách.
Điều 4. Cơ quan thường trực công tác xét tặng Giải thưởng
Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Nghệ An cơ quan thường trực cho Hội đồng xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương.
Điều 5. Thời gian xét tặng Giải thưởng
Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương được xét và công bố 5 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5
Điều 6. Tiêu chuẩn, điều kiện xét tặng Giải thưởng
1. Tiêu chuẩn tác phẩm, công trình được xét tặng Giải thưởng.
a) Có giá trị cao về văn học nghệ thuật, về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
b) Có tác dụng tốt trong giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của nhân dân, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển nền văn học nghệ thuật Nghệ An và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
2. Điều kiện xét tặng Giải thưởng:
a) Tác phẩm, công trình tham dự giải thưởng phải là tác phẩm, công trình đã được các cơ quan tổ chức văn hoá, văn học nghệ thuật từ cấp tỉnh trở lên công bố, xuất bản trong thời gian 5 năm (từ sau mốc thời gian xét giải Hồ Xuân Hương lần trước đến thời điểm xét giải Hồ Xuân Hương lần tiếp theo).
b) Tác phẩm, công trình không vi phạm về quyền tác giả kể từ thời điểm được công bố, xuất bản.
c) Đối với tác phẩm sách (Văn học, Văn nghệ dân gian, sách ảnh) có không quá 20% số trang in hoặc dưới 25% số bài viết cũ đã được xuất bản trong các tập sách công bố tại đợt xét giải trước của tác giả.
d) Các loại hình Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, tác phẩm phải không trùng lặp, sao chép bố cục, nội dung, nhân vật chính của tác phẩm của tác giả trước đây đã công bố.
đ) Tác phẩm, công trình tham dự giải thưởng là tác phẩm, công trình có thể đã được tặng giải trong nước hoặc quốc tế.
e) Các tác phẩm dự xét giải thưởng sẽ được lưu lại tại Hội đồng xét giải, chỉ trả lại bản gốc cho các tác phẩm mỹ thuật.
1. Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương có các giải A, B, C và Khuyến khích của từng chuyên ngành. Mỗi chuyên ngành được xét tặng không quá 01 giải A, 02 giải B; 03 giải C, 05 giải Khuyến khích.
2. Tác giả/đồng tác giả có tác phẩm, công trình đạt giải A, B, C, Khuyến khích được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen và Bằng công nhận Giải thưởng Hồ Xuân Hương cho tác giả, tác phẩm, công trình đạt giải kèm theo tiền thưởng.
Áp dụng theo Quyết định số 91/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định về mức thưởng đối với các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế, khu vực quốc tế, quốc gia, khu vực quốc gia, cấp tỉnh và các giải thưởng do tỉnh quy định.
1. Kinh phí xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương được cấp từ ngân sách của tỉnh cho Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Nghệ An. Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Nghệ An lập dự toán gửi Sở Tài chính thẩm định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Kinh phí xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương sử dụng để chi cho các hoạt động sau:
a) Triển khai Kế hoạch xét tặng Giải thưởng.
b) Đọc, thẩm định hồ sơ, tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương của Tổ Thư ký, các thành viên Hội đồng.
c) Tổ chức phiên họp Hội đồng các cấp.
d) Giải quyết khiếu nại, thắc mắc, kiến nghị, phản ánh của Hội đồng các cấp.
đ) Công bố thông tin về kết quả xét tặng của Hội đồng các cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến dư luận.
e) Họp báo công bố kết quả của Hội đồng.
g) Tổ chức Lễ trao giải thưởng.
h) Các hoạt động cần thiết khác cho công tác xét, trao giải thưởng (tổ chức tuyên truyền quảng bá, giới thiệu, dàn dựng công diễn...).
3. Kinh phí Giải thưởng được trích trong Quỹ thi đua - khen thưởng của tỉnh theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương tại thời điểm công nhận kết quả giải thưởng.
Điều 10. Trao tặng Giải thưởng
1. Lễ trao giải thưởng sẽ được tổ chức sau khi có quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận kết quả chấm giải của Hội đồng Chung khảo (thời gian không quá 2 tháng kể từ ngày có quyết định).
2. Việc công bố và trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương phải được xem là thành tựu văn hóa chung của tỉnh Nghệ An và được kết hợp với việc tổ chức phát hành, công diễn các tác phẩm được giải một cách rộng rãi, trang trọng nhằm giới thiệu đến nhân dân Nghệ An và cả nước.
HỒ SƠ, QUY TRÌNH, THỦ TỤC VÀ HỘI ĐỒNG CÁC CẤP XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 11. Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng
1. Hồ sơ của tác giả/đồng tác giả gửi tham dự xét Giải thưởng gồm:
a) Bản đăng ký đề nghị xét tặng Giải thưởng.
Đối với tác phẩm, công trình có đồng tác giả thì bản đăng ký để nghị xét tặng giải thưởng phải có chữ ký của tất cả các tác giả. Việc phân chia tiền thưởng (nếu đạt giải) do các tác giả tự thoả thuận.
b) Bản tóm tắt nội dung chủ yếu của tác phẩm, công trình kèm theo các thông tin cơ bản về năm, tháng được xuất bản, công bố, công diễn, khánh thành, sử dụng tác phẩm (cho tài liệu minh hoạ đi kèm nếu có).
c) Bản sao có chứng thực Quyết định khen thưởng hoặc Giấy chứng nhận Giải thưởng (đối với các tác phẩm đã có giải).
2. Hồ sơ của Hội đồng sơ khảo gửi Hội đồng chung khảo gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương.
b) Danh sách các tác phẩm, công trình đạt điều kiện, đủ tiêu chuẩn đề nghị xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương.
c) Biên bản họp Hội đồng sơ khảo.
d) Biên bản kiểm phiếu.
đ) Phiếu chấm điểm sơ khảo.
e) Báo cáo công tác xét chọn Giải thưởng.
g) Quyết định thành lập Hội đồng sơ khảo.
3. Hồ sơ của Hội đồng chung khảo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bao gồm:
a) Quyết định thành lập Hội đồng chung khảo.
b) Biên bản họp Hội đồng chung khảo.
c) Phiếu chấm điểm chung khảo.
d) Thành phần hồ sơ khác thực hiện theo quy định tại khoản a, b, d, e khoản 2 Điều này.
Điều 12. Quy trình, thủ tục xét tặng Giải thưởng
Việc xét tặng Giải thưởng văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương được thực hiện qua 2 cấp Hội đồng (Hội đồng sơ khảo, Hội đồng chung khảo) theo quy trình thủ tục sau đây:
1. Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh - cơ quan thường trực công tác xét tặng giải thưởng, ban hành Kế hoạch xét tặng "Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương".
2. Tác giả/đồng tác giả gửi hồ sơ xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương (theo chuyên ngành) theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Quy chế này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật.
3. Hội đồng sơ khảo (tại các Ban chuyên ngành của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An) thẩm định hồ sơ; tổ chức chấm điểm tại các ban sơ khảo; hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế này trình Hội đồng chung khảo.
4. Hội đồng chung khảo nhận hồ sơ do Hội đồng sơ khảo trình; thẩm định hồ sơ; tổ chức xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương; hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Quy chế này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Công bố kết quả và tổ chức Lễ trao Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương.
1. Hội đồng chung khảo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định thành lập gồm từ 13 đến 15 thành viên gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách văn xã.
b) Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng: Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Nghệ An.
c) Phó Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
d) Thành viên Hội đồng:
- Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Nghệ An (theo dõi chuyên ngành văn học và nghệ thuật).
- Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Nghệ An.
- Đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Nội vụ (Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh).
- Trưởng các Ban chuyên ngành của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Nghệ An.
- Hội đồng có quyền mời các chuyên gia có uy tín trong từng lĩnh vực tham gia xét giải.
2. Chủ tịch Hội đồng sử dụng con dấu của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng sử dụng con dấu của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật. Hội đồng có Tổ Thư ký giúp việc do Chủ tịch Hội đồng ra quyết định thành lập.
1. Hội đồng sơ khảo được thành lập ở các Ban chuyên ngành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Nghệ An và Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An. Mỗi Ban chuyên ngành được thành lập 01 Hội đồng sơ khảo gồm từ 5 đến 7 người.
2. Hội đồng sơ khảo do Chủ tịch Hội đồng Chung khảo ra Quyết định thành lập gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Nghệ An.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng:
- Trưởng các Ban chuyên ngành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Nghệ An.
- Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Nghệ An.
c) Thành viên Hội đồng: Các nhà chuyên môn, chuyên gia có uy tín và am hiểu về lĩnh vực chuyên ngành; một số tác giả tiêu biểu đã được tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương của tỉnh (được Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Nghệ An giới thiệu).
3. Hội đồng sử dụng con dấu của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật. Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật là cơ quan thường trực giúp việc Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký giúp việc do Chủ tịch Hội đồng Chung khảo ra quyết định thành lập.
Điều 15. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng sơ khảo, chung khảo
1. Thành lập theo từng lần tổ chức xét giải thưởng và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Tác giả/đồng tác giả có tác phẩm văn học nghệ thuật đang đề nghị xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương được tham gia Hội đồng sơ khảo, chung khảo nhưng không được bỏ phiếu cho tác phẩm của mình.
3. Thành viên hội đồng sơ khảo, chung khảo có người thân (bố, mẹ, con, vợ, chồng) có tác phẩm/công trình tham dự giải thưởng không được bỏ phiếu cho người thân của mình.
4. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai, theo quy định của pháp luật về thi đua - khen thưởng.
5. Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 75% thành viên có tên trong Quyết định thành lập, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền.
6. Hội đồng xây dựng quy chế làm việc của Hội đồng và tiêu chí chấm điểm cụ thể cho các thể loại tham gia Giải thưởng để đảm bảo chất lượng giải.
7. Hội đồng xem xét, thảo luận về từng tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Quy chế này và nhận xét, cho điểm từng tác phẩm (bằng chữ và bằng số) theo thang điểm 10 chi tiết đến 0,25 mỗi tác phẩm vào phiếu và ký tên vào phiếu. Phiếu chấm điểm của các thành viên Hội đồng có giá trị ngang nhau. Nếu phiếu điểm nào cao hơn hoặc thấp hơn điểm trung bình từ 1,5 điểm trở lên thì phiếu đó bị loại (không được tính để cộng và chia điểm).
8. Hội đồng sơ khảo trình Hội đồng chung khảo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật đạt điểm trung bình hợp lệ tối thiểu 6,5.
9. Hội đồng chung khảo chỉ nhận, xét các hồ sơ do Hội đồng sơ khảo trình theo quy trình, thủ tục quy định tại Điều 11 và khoản 8 Điều 15 tại Quy chế này.
10. Hội đồng Chung khảo gửi kết quả chấm giải về Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh để Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, công nhận kết quả xét tặng giải thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật đạt giải.
Điều 16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về kết quả xét tặng giải thưởng và việc vi phạm quy trình, trình tự, thủ tục xét giải trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả xét giải theo đúng trình tự của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 17. Trách nhiệm của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh
1. Ban hành kế hoạch xét tặng Giải thưởng, phát động các tập thể, cá nhân tham dự giải theo quy định và tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Hướng dẫn cụ thể về quy cách, số lượng, chất liệu cho từng thể loại tác phẩm tham dự giải thưởng.
3. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng chung khảo; Tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng chung khảo thành lập các Hội đồng sơ khảo, tổ thư ký cho Hội đồng chung khảo và Hội đồng sơ khảo.
4. Chủ trì phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Lễ công bố trao Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương với yêu cầu trang trọng, nghiêm túc.
Điều 18. Các Sở, ngành liên quan
1. Sở Tài chính: có trách nhiệm tham mưu và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đảm bảo kinh phí cho việc tổ chức xét giải, trao giải thưởng.
2. Sở Nội vụ (Ban Thi đua khen thưởng tỉnh): có trách nhiệm tổng hợp, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương và phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Lễ công bố trao Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương.
3. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: tổ chức tuyên truyền về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương; Phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Lễ công bố trao Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Xuân Hương
4. Báo Nghệ An, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh: tổ chức tuyên truyền rộng rãi về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật; Mỗi đợt xét giải, phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh thông báo Kế hoạch tổ chức xét tặng giải thưởng Hồ Xuân Hương trên sóng Phát thanh Truyền hình và Báo Nghệ An.
Điều 19. Tác giả tham dự giải thưởng
1. Thực hiện đúng các quy định Quy chế này.
2. Chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm/công trình tham dự giải thưởng.
3. Tác giả có nguyện vọng rút khỏi giải thưởng, phải gửi văn bản đến cơ quan thường trực giải thưởng (trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện) trước thời gian hết hạn nộp tác phẩm do cơ quan thường trực giải thưởng thông báo.
4. Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có).
Trong quá trình thực hiện có gì cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đề nghị các đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
- 1Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 1926/2009/QĐ-UBND về quy chế xét tặng giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang
- 3Quyết định 17/2013/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh Đắk Nông
- 4Quyết định 3193/QĐ-UBND năm 2008 về Quy chế giải thưởng văn học nghệ thuật Chư Yang Sin tỉnh Đắk Lắk
- 5Quyết định 13/2012/QĐ-UBND ban hành Quy định Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu dành cho văn học, nghệ thuật tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 10/2015/QĐ-UBND Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 7Quyết định 675/QĐ-UBND năm 2013 ban hành quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 1680/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật tỉnh Sơn La
- 9Quyết định 3643/QĐ-UBND năm 2017 về sửa đổi Điều 6 Quy chế Tặng thưởng Văn học - Nghệ thuật Khánh Hòa hàng năm kèm theo Quyết định 2800/QĐ-UBND do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 10Quyết định 33/2021/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương do tỉnh Nghệ An ban hành
- 11Quyết định 258/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần
- 12Quyết định 347/QĐ-UBND năm 2024 kết quả rà soát, hệ thống hóa kỳ 2019-2023 đối với văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 13Quyết định 410/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 33/2021/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương do tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 258/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và một phần
- 3Quyết định 347/QĐ-UBND năm 2024 kết quả rà soát, hệ thống hóa kỳ 2019-2023 đối với văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 4Quyết định 410/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành kỳ 2019-2023
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 5Quyết định 91/2011/QĐ-UBND quy định về mức thưởng đối với tập thể và cá nhân đạt thành tích cao trong kỳ thi Quốc tế, Khu vực quốc tế, Quốc gia, Khu vực quốc gia, cấp tỉnh và giải thưởng do tỉnh quy định do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 6Quyết định 21/2012/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 7Quyết định 1926/2009/QĐ-UBND về quy chế xét tặng giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang
- 8Quyết định 17/2013/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh Đắk Nông
- 9Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 10Nghị định 65/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi năm 2013
- 11Quyết định 3193/QĐ-UBND năm 2008 về Quy chế giải thưởng văn học nghệ thuật Chư Yang Sin tỉnh Đắk Lắk
- 12Quyết định 13/2012/QĐ-UBND ban hành Quy định Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu dành cho văn học, nghệ thuật tỉnh Bình Định
- 13Quyết định 10/2015/QĐ-UBND Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
- 14Quyết định 675/QĐ-UBND năm 2013 ban hành quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế
- 15Quyết định 1680/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật tỉnh Sơn La
- 16Quyết định 3643/QĐ-UBND năm 2017 về sửa đổi Điều 6 Quy chế Tặng thưởng Văn học - Nghệ thuật Khánh Hòa hàng năm kèm theo Quyết định 2800/QĐ-UBND do tỉnh Khánh Hòa ban hành
Quyết định 82/2014/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương do tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 82/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/10/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Đinh Thị Lệ Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra