Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/2006/QĐ-UBND

Phan Thiết, ngày 12 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN BIỂN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25/5/2002;

Căn cứ Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14/01/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông;

Căn cứ Chỉ thị số 13/2006/CT-TTg ngày 31/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai năm 2006;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Bưu chính - Viễn thông tại Tờ trình số 08/TTr/SBCVT-BCVT ngày 15/9/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản Quy định quản lý tần số vô tuyến điện phục vụ công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Bưu chính - Viễn thông, Giám đốc Sở Thủy Sản, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân hoạt động đánh bắt thủy sản tại địa phương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Huỳnh Tấn Thành

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN BIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 82/2006/QĐ-UBND ngày 12/10/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích và phạm vi điều chỉnh

Quy định này nhằm đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân hoạt động đánh bắt hải sản khai thác, sử dụng có hiệu quả, triệt để tần số và các thiết bị phát sóng vô tuyến điện (hay còn gọi là máy bộ đàm, viết tắt VTĐ) phục vụ cho công tác tìm kiếm, cứu nạn trên biển và giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động đánh bắt hải sản sử dụng các máy bộ đàm trên địa bàn tỉnh phải tuân theo các Quy định này và các quy định của pháp luật về lĩnh vực tần số vô tuyến điện có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Phương tiện nghề cá” là tàu, thuyền đánh cá và các phương tiện lưu động hoặc không lưu động trên biển dùng để khai thác, chế biến, nuôi trồng và thu gom thủy sản, dịch vụ hậu cần, điều tra, thăm dò và kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2. “Chủ phương tiện nghề cá” là tổ chức cá nhân sở hữu, quản lý sử dụng phương tiện nghề cá.

3. “Đài vô tuyến điện” là một hay nhiều thiết bị vô tuyến điện kể cả thiết bị phụ kiện kèm theo tại một địa điểm để thực hiện một nghiệp vụ vô tuyến điện. Mỗi đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà nó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.

4. “Đài tàu” là một đài vô tuyến điện lưu động thuộc nghiệp vụ lưu động hàng hải đặt trên tàu, thuyền thường xuyên không thả neo.

5. “Tổng đài gia đình” là một đài VTĐ tầm xa (có công suất phát từ 100W trở lên) đặt tại các hộ gia đình để liên lạc với một hoặc nhiều đài tàu hoạt động trên biển.

6. “Công suất phát” là công suất cao tần tại đầu ra thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

7. “Kênh an toàn, cứu nạn” là kênh dành riêng phục vụ thông tin an toàn cứu nạn.

8. “Kênh gọi” là kênh dành riêng để thiết lập cuộc gọi.

9. “Kênh liên lạc” là kênh dùng cho thông tin liên lạc, trao đổi tin tức.

10. “Can nhiễu có hại” là nhiễu làm nguy hại đến các hoạt động của các nghiệp vụ vô tuyến điện hợp pháp hoặc cản trở, làm gián đoạn một nghiệp vụ vô tuyến điện đang được phép khai thác.

11. “Độ rộng băng tần cần thiết” là độ rộng băng tần tối thiểu để đảm bảo chất lượng thông tin.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Tiếp nhận, xử lý thông tin an toàn, cứu nạn cho tàu cá

Đối với tàu thuyền đánh cá có trang bị máy bộ đàm, khi gặp bão, tai nạn trên biển cần phải gọi khẩn cấp cho các Đài thông tin Duyên hải, các đài của cơ quan Biên phòng và các đài tàu khác được biết.

Đài thông tin Duyên hải (phụ lục III) khi thu nhận những thông tin từ các tàu thuyền gặp nạn, tổ chức tiếp phát thông tin về tàu bị nạn cần ứng cứu trên máy bộ đàm đến tất cả các Đài thông tin Duyên hải, các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn vùng và các đài tàu đang hoạt động trong khu vực biết để ứng cứu; đồng thời, phải báo cáo thông tin này tới Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão (PCLB) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Thủy sản biết để có biện pháp chỉ đạo, xử lý.

Trường hợp các tàu thuyền đánh cá gọi khẩn cấp trực tiếp đến Tổng đài Biên phòng hoặc Sở Thủy sản (Thanh tra Sở Thủy sản) thì các cơ quan này có trách nhiệm thông báo ngay cho các Đài thông tin Duyên hải để tiếp phát thông tin cứu nạn khẩn cấp đến các Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn và các đài tàu hoạt động trong khu vực; đồng thời, báo cáo ngay cho Thường trực Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh biết để có biện pháp chỉ đạo, xử lý kịp thời.

Điều 5. Quy định về các thiết bị vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá

Để đảm bảo an toàn khi đi biển, các phương tiện nghề cá phải trang bị thiết bị vô tuyến điện; làm thủ tục để được cấp giấy phép sử dụng theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14/01/2004 của Chính phủ và thực hiện việc đóng phí, lệ phí tần số vô tuyến điện theo Quyết định số 22/2005/QĐ-BTC ngày 11/4/2005 của Bộ Tài chính.

1. Các tổ chức, cá nhân khi sử dụng các thiết bị phát sóng vô tuyến điện hoạt động ở băng tần từ 26,96 MHz đến 27,41 MHz (sau đây gọi là băng tần C) được dùng để liên lạc giữa các phương tiện nghề cá đang hoạt động ở các vùng biển của Việt Nam, không cần phải đăng ký xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện nhưng phải tuân thủ các điều kiện sau:

a) Khi sử dụng phương thức phát thoại đơn biên: công suất phát không được vượt quá 25W và độ rộng băng tần cần thiết không được vượt quá 03 KHz;

b) Khi sử dụng phương thức phát thoại song biên: công suất phát không được vượt quá 10W và độ rộng băng tần cần thiết không được vượt quá 06 KHz;

c) Khi sử dụng phương thức phát thoại điều tần hoặc điều pha: công suất phát không được vượt quá 10W và độ rộng băng tần cần thiết không được vượt quá 16 KHz.

Băng tần C được phân chia thành 40 kênh (phụ lục IV).

2. Các trường hợp sau đây khi sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá phải làm thủ tục để được cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14/01/2004 của Chính phủ:

a) Đối với các thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá nhưng không làm việc ở băng tần C;

b) Đối với các thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên bờ làm việc ở băng tần C để liên lạc giữa chủ phương tiện ở trên đất liền với các phương tiện nghề cá trên biển;

c) Đối với các thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá hoạt động ở băng tần từ 7903 MHz đến 7999 MHz được phân chia thành 33 kênh (phụ lục V).

Điều 6. Quy định về sử dụng các kênh tần số

1. Quy định sử dụng kênh an toàn, cứu nạn:

a) Trong trường hợp khẩn cấp, ngoài việc sử dụng kênh dành riêng phục vụ thông tin an toàn cứu nạn, các tàu thuyền khi gửi thông tin hoặc tín hiệu cấp cứu còn có thể phát sóng để thu hút sự chú ý bất cứ kênh nào trong bảng phân kênh tần số;

b) Khi nhận được thông tin, tín hiệu cấp cứu, các đài nhận được thông tin phải lập tức ngưng phát sóng trên tần số có khả năng gây can nhiễu cho thông tin cấp cứu và phải liên tục lắng nghe trên tần số phát gọi cấp cứu; trả lời và thực hiện ngay mọi hỗ trợ cần thiết; đồng thời, thông báo cho cơ quan tìm kiếm cứu nạn.

2. Quy định sử dụng kênh gọi:

a) Kênh gọi chỉ dùng để thiết lập cuộc gọi giữa các phương tiện nghề cá với nhau;

b) Kênh gọi chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa 01 phút. Đài gọi xưng tên và gọi tên đài bị gọi trên kênh gọi (phụ lục I). Ngay sau khi nhận được tín hiệu trả lời đài bị gọi, đài gọi chủ động chỉ kênh liên lạc để hai đài cùng chuyển sang làm việc ở kênh liên lạc và không được liên lạc ở kênh gọi.

3. Quy định sử dụng kênh liên lạc:

a) Kênh liên lạc (trừ các kênh an toàn, cứu nạn và kênh gọi), trong quá trình làm việc nếu bị nhiễu do đài khác gây ra, có thể chuyển đổi sang kênh liên lạc khác để tránh nhiễu;

b) Kênh liên lạc chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa 05 phút, trường hợp kéo dài thời gian gọi thì sau khi liên lạc 05 phút phải tạm ngưng 01 phút rồi mới tiếp tục liên lạc.

Điều 7. Nghiệp vụ khai thác thông tin liên lạc cho phương tiện nghề cá

1. Trường hợp các phương tiện nghề cá gặp sự cố có thể dẫn tới nguy hiểm, người điều khiển phương tiện nghề cá phải thực hiện cuộc gọi khẩn cấp hay cấp cứu tới các Đài thông tin Duyên hải để được giúp đỡ trên tần số 7903 KHz bằng phương thức thoại đơn biên (phụ lục I).

2. Trường hợp nghe thông tin cảnh báo khí tượng như bão, áp thấp nhiệt đới, bản tin dự báo thời tiết biển thì đặt đài tàu trực canh trên tần số 7906 KHz (phụ lục II).

Điều 8. Những điều cấm và các biện pháp hạn chế nhiễu có hại trong sử dụng tần số vô tuyến điện

1. Cấm sử dụng máy bộ đàm trên phương tiện nghề cá không có giấy phép (trừ trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 5 của Quy định này) hoặc sử dụng không đúng các quy định ghi trong giấy phép và gây can nhiễu thông tin vô tuyến điện.

2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sử dụng công suất vượt quá mức công suất phát hạn chế được quy định tại điểm a, b, c khoản 1, Điều 5 của Quy định này;

b) Sử dụng tần số của các Đài thông tin Duyên hải để trao đổi thông tin giữa các tàu với nhau;

c) Sử dụng tần số trực canh cấp cứu để làm tần số ghép thoại;

d) Gây nhiễu có hại cho kênh an toàn, cứu nạn;

đ) Dùng kênh an toàn, cứu nạn cho mục đích thiết lập cuộc gọi và liên lạc;

e) Dùng kênh gọi cho mục đích liên lạc (trừ thông tin cấp cứu);

f) Chiếm dụng kênh liên lạc liên tục vượt quá thời gian 05 phút hoặc phát bất kỳ một sóng mang nào xen giữa cuộc gọi;

g) Phát tín hiệu gọi, tín hiệu nhận dạng liên tục, lặp đi lặp lại trên kênh gọi vượt quá thời gian 01 phút;

h) Phát tín hiệu nhận dạng đồng thời trên 02 hoặc nhiều tần số khi chỉ liên lạc với một đài.

Điều 9. Trách nhiệm tiếp phát thông tin trên biển

1. Đối với các máy phát VTĐ đặt tại hộ gia đình (hay còn gọi là các Tổng đài gia đình) đã được Cục Tần số cấp phép, ấn định tần số sử dụng và các phương tiện nghề cá có trang bị máy bộ đàm phải đăng ký tại các Đồn Biên phòng khu vực nhằm đảm bảo việc thông tin liên lạc trực tiếp với phương tiện nghề cá khác khi sự cố xảy ra.

2. Các Tổng đài gia đình và các phương tiện nghề cá có trang bị máy bộ đàm đang hoạt động trên biển, khi tiếp nhận các thông tin liên quan đến PCLB và TKCN có trách nhiệm truyền tải thông tin tới các tàu lân cận thông qua máy bộ đàm của mình.

Điều 10. Xử lý các hành vi vi phạm trong sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện

Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng máy bộ đàm trên phương tiện nghề cá không có giấy phép (trừ trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 5 của Quy định này), hoặc sử dụng không đúng các quy định ghi trong giấy phép và gây nhiễu có hại sẽ bị xử phạt theo Điều 17 và 18 Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Sở Bưu chính - Viễn thông phối hợp với Trung tâm Kiểm soát Tần số vô tuyến điện khu vực VII thực hiện chức năng hướng dẫn các thủ tục về giấy phép, phí và lệ phí tần số vô tuyến điện đối với các chủ phương tiện nghề cá sử dụng các trang thiết bị vô tuyến điện bắt buộc phải xin cấp phép sử dụng. Đồng thời, tổ chức kiểm tra định kỳ theo chương trình, kế hoạch đã được Bộ Bưu chính - Viễn thông phê duyệt hoặc tiến hành kiểm tra đột xuất khi xét thấy có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.

2. Sở Thủy sản tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành những quy định, yêu cầu bắt buộc đối với các tàu thuyền hoạt động đánh bắt xa bờ cần thiết phải trang bị các loại máy vô tuyến điện tầm xa và các máy định vị khi ra khơi. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tập huấn, hỗ trợ chuyên môn cho ngư dân sử dụng có hiệu quả thiết bị phát sóng vô tuyến điện và máy định vị trong hoạt động sản xuất cũng như trong công tác PCLB và TKCN trên biển.

3. Thanh tra Sở Thủy sản, Chi cục Quản lý Thủy sản phối hợp với lực lượng chức năng của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát các thiết bị an toàn của tàu thuyền khi ra khơi hoạt động; giáo dục ý thức chấp hành cho ngư dân; xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm; đồng thời, tổ chức quản lý lực lượng tàu thuyền và ngư dân đang hoạt động khai thác thủy sản trên biển khi có thiên tai xảy ra nhằm giúp các cơ quan chức năng thu nhập được thông tin nhanh chóng, chính xác số lượng và vị trí tàu cá, ngư dân hiện đang ở trên biển để có thể phản ứng kịp thời, hạn chế thiệt hại.

4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chịu trách nhiệm là trung tâm tiếp nhận thông tin liên quan đến công tác cứu hộ, cứu nạn, báo cáo đề xuất Thường trực Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh xử lý; đồng thời, chỉ đạo các đồn, trạm kiểm soát tiến hành đăng ký, thống kê tần số liên lạc của tất cả các tàu thuyền đánh cá thuộc địa bàn quản lý để thống nhất chỉ đạo thông tin và huy động lực lượng, phương tiện tham gia PCLB và TKCN đạt hiệu quả cao nhất.

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Sở Bưu chính - Viễn thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan (Sở Thủy sản, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, Đài thông tin Duyên hải Phan Thiết và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố) tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện nắm bắt và thực hiện tốt các quy định tại Quyết định này.

2. Đề nghị Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định tại Quyết định này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, tổ chức và cá nhân thực hiện kịp thời phản ánh về Sở Bưu chính - Viễn thông, Sở Thủy sản, để được hướng dẫn hoặc tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung./.

 

PHỤ LỤC I

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Trong trường hợp các phương tiện nghề cá gặp sự cố có thể dẫn tới nguy hiểm cho an toàn của phương tiện và sinh mạng con người, hãy thực hiện cuộc gọi khẩn cấp hay gọi cấp cứu tới các Đài thông tin Duyên hải để được giúp đỡ.

1. Gọi cấp cứu: khi tàu gặp nạn, chuyển về các tần số 2182 KHz, 6215 KHz, 7903 KHz, 8292 KHz, 12290 KHz gọi cấp cứu đến tất cả các Đài thông tin Duyên hải không cần nói rõ tên đài nào chỉ “gọi các đài Duyên hải”.

Ví dụ: “Gọi cấp cứu, gọi cấp cứu, gọi cấp cứu

Các đài Duyên hải, Tàu 1150 Bình Thuận gọi

Các đài Duyên hải, Tàu 1150 Bình Thuận gọi

Các đài Duyên hải, Tàu 1150 Bình Thuận gọi

Tàu 1150 Bình Thuận lúc 15 giờ 30 bị nước tràn vào tàu tại vị trí 12o15' Bắc 110o32' Đông. Đề nghị cứu hộ khẩn cấp”.

Thuyền trưởng

Các chủ phương tiện nghề cá có thể sử dụng cách gọi trên và gọi tên trực tiếp một Đài thông tin Duyên hải ở gần vị trí tàu đó nhất thông qua tần số trực canh của Đài thông tin Duyên hải đó.

2. Thực hiện các cuộc gọi khẩn cấp tương tự như các cuộc gọi cấp cứu:

Khi tàu đang ở xa các Đài thông tin Duyên hải vài trăm hải lý, để cuộc gọi đạt hiệu quả, nên sử dụng tần số cao như 8291 KHz, 12290 KHz. Khi tàu cách đài Duyên hải vài chục hải lý thì nên sử dụng các tần số thấp như 2182 KHz, 6215 KHz, 7903 KHz.

(Lưu ý: Các thông tin liên quan đến an toàn, tìm kiếm cứu nạn giữa các tàu thuyền với các Đài thông tin Duyên hải được miễn phí hoàn toàn).

 

PHỤ LỤC II

Đối với các thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá có thể thu được các bản thông tin dự báo khí tượng do các Đài thông tin Duyên hải Việt Nam cung cấp bằng phương thức thoại với tần số phát và thời gian phát như sau:

Tên đài

Tần số

Thời gian

Bản tin

Đài Hồ Chí Minh

8294 KHz

Phút thứ 10 của mỗi giờ chẳn

Bản tin báo bão

08 giờ 10 và 20 giờ 10

Bản tin thời tiết

Đài Hải Phòng

8294 KHz

Phút thứ 10 của mỗi giờ lẻ

Bản tin báo bão

07 giờ 10 và 19 giờ 10

Bản tin thời tiết

Đài Đà Nẵng

8294 KHz

Phút thứ 40 của mỗi giờ lẻ

Bản tin báo bão

07 giờ 40 và 19 giờ 40

Bản tin thời tiết

Đài Hòn Gai

7906 KHz

Phút thứ 20 của mỗi giờ chẳn

Bản tin báo bão

08 giờ 20 và 20 giờ 20

Bản tin thời tiết

Đài Nha Trang

7906 KHz

Phút thứ 50 của mỗi giờ lẻ

Bản tin báo bão

07 giờ 50 và 19 giờ 50

Bản tin thời tiết

Đài Vũng Tàu

7906 KHz

Phút thứ 20 của mỗi giờ lẻ

Bản tin báo bão

07 giờ 20 và 19 giờ 20

Bản tin thời tiết

 

PHỤ LỤC III

Các phương tiện nghề cá đang hoạt động ngoài khơi, khi gặp tai nạn phải có thiết bị liên lạc để thông báo cho các Đài thông tin Duyên hải và các tàu thuyền khác biết. Đài thông tin Duyên hải có trách nhiệm thu nhận những thông tin từ các tàu thuyền gặp nạn, sau đó chuyển hướng những thông tin này cho cơ quan có thẩm quyền như (Sở Thủy sản, Bộ đội Biên phòng, Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn,…) để các cơ quan này có biện pháp cứu giúp tàu thuyền bị nạn một cách nhanh nhất.

Thông tin an toàn tìm kiếm cứu nạn giữa các phương tiện nghề cá với các Đài thông tin Duyên hải rất quan trọng. Nếu thông tin kịp thời, việc triển khai công tác cứu giúp tàu thuyền bị nạn được nhanh hơn, làm giảm tối đa những thiệt hại về sinh mạng và phương tiện.

Danh sách các Đài thông tin Duyên hải và tần số hoạt động

STT

Tên đài

Tần số trực (Tx/Rx)

Giờ trực

Tần số phát điểm danh

Giờ phát điểm danh

1

Móng Cái Radio

8155 KHz

24/24 giờ

8155 KHz

6 giờ 36',

 

 

 

 

 

8 giờ 36',

 

 

 

 

 

14 giờ 36',

 

 

 

 

 

16 giờ 36'

2

Cửa Ông Radio

8143 KHz

24/24 giờ

8143 KHz

6 giờ 39',

 

 

 

 

 

8 giờ 39',

 

 

 

 

 

14 giờ 39',

 

 

 

 

 

16 giờ 39’

3

Hòn Gai Radio

8173 KHz

24/24 giờ

8173 KHz

6 giờ 42',

 

 

 

 

 

8 giờ 42',

 

 

 

 

 

14 giờ 42',

 

 

 

 

 

16 giờ 42'

4

Hải Phòng Radio- Trung tâm xử lý  thông tin vùng 1

8291 KHz

8294 KHz

12359 KHz

24/24 giờ

8291 KHz

12359 KHz

6 giờ 45',

6 giờ 33',

 

 

 

 

 

8 giờ 33',

 

 

 

 

 

14 giờ 33',

 

 

 

 

 

16 giờ 33',

 

 

 

 

 

22 giờ 33',

 

 

 

 

 

24 giờ 33'

5

Thanh Hóa Radio

7933 KHz

24/24 giờ

7933 KHz

8 giờ 45',

 

 

 

 

 

14 giờ 45',

 

 

 

 

 

16 giờ 45'

6

Bến Thủy Radio

7951 KHz

24/24 giờ

7951 KHz

6 giờ 48',

 

 

 

 

 

8 giờ 48',

 

 

 

 

 

14 giờ 48',

 

 

 

 

 

16 giờ 48'

7

Huế Radio

8122 KHz

24/24 giờ

8122 KHz

7 giờ 39',

 

 

 

 

 

9 giờ 39',

 

 

 

 

 

15 giờ 39',

 

 

 

 

 

17 giờ 39’

8

Đà Nẵng Radio -Trung tâm xử lý thông tin vùng 2

7972 KHz

8294 KHz

8291 KHz

12359 KHz

24/24 giờ

8291 KHz

7 giờ 33',

 

 

 

 

 

9 giờ 33',

 

 

 

 

 

15 giờ 33',

 

 

 

 

 

17 giờ 33',

 

 

 

 

 

23 giờ 33',

 

 

 

 

 

01 giờ 33'

9

Quy Nhơn Radio

8785 KHz

24/24 giờ

8785 KHz

7 giờ 42',

 

 

 

 

 

9 giờ 42',

 

 

 

 

 

15 giờ 42',

 

 

 

 

 

17 giờ 42'

10

Phú Yên Radio

7966 KHz

24/24 giờ

7966 KHz

7 giờ 45',

 

 

 

 

 

9 giờ 45',

 

 

 

 

 

15 giờ 45',

 

 

 

 

 

17 giờ 45'

11

Nha Trang Radio

8146 KHz

24/24 giờ

8146 KHz

7 giờ 36',

 

 

 

 

 

9 giờ 36',

 

 

 

 

 

15 giờ 36',

 

 

 

 

 

17 giờ 36'

12

Phan Rang Radio

7915 KHz

24/24 giờ

7915 KHz

7 giờ 48',

 

 

 

 

 

9 giờ 48',

 

 

 

 

 

15 giờ 48',

 

 

 

 

 

17 giờ 48'

13

Phan Thiết Radio

7987 KHz

7990 KHz

24/24 giờ

7987 KHz

7 giờ 15',

 

 

 

 

 

9 giờ 15',

 

 

 

 

 

15 giờ 15',

 

 

 

 

 

17 giờ 15'

14

Hồ Chí Minh Radio -Trung tâm xử lý thông tin vùng 3

8291 KHz

12359 KHz

12290 KHz

24/24 giờ

8291 KHz

12359 KHz

7 giờ 03',

 

 

 

 

 

9 giờ 03',

 

 

 

 

 

15 giờ 03',

 

 

 

 

 

17 giờ 03,

 

 

 

 

 

23 giờ 03',

 

 

 

 

 

01 giờ 03'

15

Vũng Tàu Radio

6570/6206 KHz

8806/8282 KHz

24/24 giờ

8137 KHz

7 giờ 15',

 

 

 

 

 

9 giờ 15',

 

 

 

 

 

15 giờ 15',

 

 

 

 

 

17 giờ 15'

16

Cần Thơ Radio

8170 KHz

24/24 giờ

8170 KHz

7 giờ 15',

 

 

 

 

 

9 giờ 15',

 

 

 

 

 

15 giờ 15',

 

 

 

 

 

17 giờ 15'

17

Kiên Giang Radio

8158 KHz

24/24 giờ

8154 KHz

7 giờ 09',

 

 

 

 

 

9 giờ 09',

 

 

 

 

 

15 giờ 09',

 

 

 

 

 

17 giờ 09'

18

Cà Mau Radio

7969 KHz

24/24 giờ

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV

BẢNG TẦN C ĐƯỢC CHIA THÀNH 40 KÊNH NHƯ SAU:

Kênh

Tần số trung tâm [MHz]

Mục đích sử dụng

1

26,965

Kênh liên lạc

2

26,975

3

26,985

4

27,005

5

27,015

6

27,025

7

27,035

8

27,055

9

27,065

Kênh an toàn, cứu nạn

10

27,075

Kênh liên lạc

11

27,085

Kênh gọi

12

27,105

Kênh liên lạc

13

27,115

14

27,125

15

27,135

16

27,155

17

27,165

18

27,175

19

27,185

Kênh gọi

20

27,205

 

21

27,215

Kênh liên lạc

22

27,225

23

27,255

24

27,235

25

27,245

26

27,265

27

27,275

28

27,285

29

27,295

30

27,305

31

27,315

32

27,325

33

27,335

34

27,345

35

27,355

36

27,365

37

27,375

38

27,385

39

27,395

40

27,405

 

PHỤ LỤC V

Đối với các thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá hoạt động ở băng tần từ 7903 MHz đến 7999 MHz được phân chia thành 33 kênh như sau:

Kênh

Tần số

(MHz)

 

Kênh

Tần số

(MHz)

 

Kênh

Tần số

(MHz)

 

 

1

7903

 

12

7936

 

23

7969

2

7906

 

13

7939

 

24

7972

3

7909

 

14

7942

 

25

7975

4

7912

 

15

7945

 

26

7978

5

7915

 

16

7948

 

27

7981

6

7918

 

17

7951

 

28

7984

7

7921

 

18

7954

 

29

7987

8

7924

 

19

7957

 

30

7990

9

7927

 

20

7960

 

31

7993

10

7930

 

21

7963

 

32

7996

11

7933

 

22

7966

 

33

7999

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 82/2006/QĐ-UBND quy định quản lý tần số vô tuyến điện phục vụ công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trên biển do tỉnh Bình Thuận ban hành

  • Số hiệu: 82/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/10/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Huỳnh Tấn Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản