Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 819/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 20 tháng 08 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 158/2008/QĐ-TTG ngày 02/12/2008 về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 về việc Phê duyệt Chiến lược Quốc gia ứng với biến đổi khí hậu; số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 03/1/2014 của UBND tỉnh Kon Tum thực hiện chương trình 58/CTr/TU ngày 29/10/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV thực hiện nghị quyết, kết luận Hội Nghị TW7 khóa XI về ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Căn cứ Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 09/4/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 75/TTr-SNN ngày 29/7/2014 (kèm theo Văn bản số 203/NS ngày 18/6/2014 của Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động về Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kon Tum đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, ban ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- CT, các phó CT UBND tỉnh;
- Trung tâm Quốc gia NS & VSMTNT;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN6,2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Hữu Hải

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Kon Tum)

I. MỤC TIÊU, PHẠM VI:

1. Mục tiêu:

1.1 Mục tiêu chung:

Nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS và VSMTNT) đến năm 2020 nhằm giảm thiểu thiệt hại người và tài sản của nhân dân và nhà nước do thiên tai và BĐKH gây ra, đồng thời thực hiện phát triển bền vững NS và VSMTNT trong điều kiện biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

1.2 Mục tiêu cụ thể:

a. Củng cố và tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh về quản lý rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực NS & VSMTNT.

b. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cho các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm liên quan tới phòng chống thiên tai và thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực NS và VSMTNT tỉnh Kon Tum đến năm 2020 đạt:

- 100% số cán bộ, viên chức tại các Sở, ban, ngành và đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm liên quan trực tiếp tới NS và VSMTNT được tiếp cận với các kiến thức về phòng chống thiên tai và thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực này;

- Các Sở, ban ngành liên quan tới NS và VSMTNT có cán bộ chuyên trách về NS và VSMTNT được tập huấn về quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH.

c. Đầu tư xây mới và tu sửa nâng cấp các công trình cấp nước nông thôn của tỉnh Kon Tum để chống chịu được với thiên tai đến năm 2020 đạt:

- Đảm bảo cấp nước sinh hoạt đầy đủ cho các khu dân cư tại những vùng thường xảy ra hạn hán, thiếu nước vào mùa khô;

- Các công trình cấp nước ở vùng núi được nâng cấp để chống chịu mưa lũ, có quy trình quản lý vận hành và tu sửa sau thiên tai để đảm bảo duy trì được hoạt động và không bị phá hủy bởi thiên tai, mưa lũ hàng năm;

- Người dân có khả năng tiếp cận nước sạch trong các điều kiện thiên tai.

d. Duy trì và phát triển VSMT nông thôn bền vững trong điều kiện thiên tai và BĐKH đến năm 2020 đạt:

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng nhà tiêu và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh tới tất cả các thôn bản, có 95% số hộ gia đình miền núi có sử dụng nhà tiêu, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 75%.

- 70% số hộ nông thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh theo quy định.

- 100% dân cư trong vùng thường xảy ra thiên tai được phổ biến, hướng dẫn về các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân và VSMT.

đ. Truyền thông nâng cao nhận thức, sự tham gia của cộng đồng đến năm 2020 đạt chỉ tiêu:

- Chương trình truyền thông về NS và VSMTNT trong điều kiện thiên tai và BĐKH được xây dựng và đưa vào các cấp tiểu học và trung học cơ sở;

- 90% số thôn, làng tại các huyện trọng điểm vùng núi: Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, Kon Plong, và Đăk Glei có đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở và được tổ chức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng về NS và VSMTNT để giúp người dân có ý thức sử dụng nước sạch và vệ sinh đúng cách trong các điều kiện khi xảy ra thiên tai và BĐKH tại địa phương.

2. Phạm vi:

Kế hoạch hành động được xây dựng nhằm đưa ra các giải pháp quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cho lĩnh vực NS và VSMTNT và theo những nội dung, hoạt động đã được đề ra trong Chương trình Mục tiêu quốc gia NS và VSMTNT. Các hành động đề xuất nhằm giúp tỉnh Kon Tum phát triển năng lực để đạt được các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia NS và VSMTNT trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng cực đoan.

II. DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI NS VÀ VSMTNT TỈNH KON TUM:

1. Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Kon Tum:

1.1. Thay đổi nhiệt độ:

Theo kịch bản phát thải trung bình (B2), nhiệt độ trung bình ở Kon Tum có xu hướng tăng dần theo thời gian ở tất cả các mùa trong năm, trong đó thời kỳ tháng 12 đến tháng 5 năm sau có mức tăng nhanh hơn các thời kỳ khác. Vào năm 2030, nhiệt độ trung bình mùa có khả năng tăng thêm lên từ 0,42 - 0,590C, trung bình năm tăng 0,50C, xu thế thay đổi về nhiệt độ được dự báo như sau:

Đơn vị: 0C

Kịch bản

Các thời kỳ trong năm (tháng)

Các mốc thời gian dự báo

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

B1

12-2

0,338

0,448

0,556

0,674

0,788

0,882

0,947

0,987

1,006

3-5

0,395

0,524

0,650

0,787

0,920

1,030

1,107

1,153

1,175

6-8

0,320

0,425

0,527

0,638

0,746

0,835

0,898

0,935

0,953

9-11

0,278

0,368

0,457

0,554

0,647

0,724

0,778

0,811

0,826

B2

12-2

0,375

0,507

0,643

0,783

0,92

1,054

1,187

1,318

1,447

3-5

0,438

0,592

0,751

0,915

1,074

1,232

1,387

1,540

1,691

6-8

0,355

0,48

0,609

0,742

0,871

0,999

1,125

1,249

1,371

9-11

0,308

0,416

0,528

0,643

0,755

0,866

0,975

1,083

1,189

A1FI

12-2

0,365

0,552

0,804

1,129

1,480

1,805

2,092

2,322

2,528

3-5

0,427

0,644

0,940

1,319

1,729

2,109

2,443

2,712

2,954

6-8

0,346

0,523

0,762

1,069

1,402

1,710

1,982

2,200

2,395

9-11

0,300

0,453

0,661

0,927

1,216

1,483

1,718

1,907

2,077

Bảng 1: Mức tăng nhiệt độ trung bình trong thế kỷ XXI của Kon Tum (Nguồn: Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Kon Tum năm 2011)

Dự báo: sự chênh lệch nhiệt độ ở Kon Tum thay đổi theo hướng Tây Nam - Đông Bắc với mức nhiệt độ cao hơn ở phía Tây Nam và giảm dần về theo hướng Đông Bắc. Từ đó có thể dự báo khu vực Tây Nam (Huyện Sa Thầy) sẽ có nguy cơ nóng, khô hạn vào mùa khô lớn hơn trong tương lai.

1.2. Thay đổi lượng mưa:

Lượng mưa trong thế kỷ 21 có xu hướng tăng trong các tháng mùa mưa và giảm ở các tháng mùa khô. Điều này dẫn tới xu thế gia tăng mưa lớn, lũ quét, lụt lội vào mùa mưa, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ hạn hán lớn hơn vào mùa khô. Mức thay đổi lượng mưa tại Kon Tum theo các thập kỷ trong thế kỷ 21 so với thời kỳ 1979 - 2009 được trình bày trong Bảng 2.

- Vào mùa mưa, lượng mưa có khả năng tăng khoảng 1,7% vào năm 2030;

- Vào mùa khô, lượng mưa có khả năng giảm khoảng 1,6% vào năm 2030;

- Tính trung bình cho cả năm thì lượng mưa năm có xu hướng giảm với mức 2,8% đến năm 2030.

Đơn vị: %

Kịch bản

Các thời kỳ trong năm (tháng)

Các mốc thời gian dự báo

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

B1

12-2

-0,927

-1,230

-1,526

-1,849

-2,161

-2,419

-2,599

-2,709

-2,759

2-5

-1,072

-1,422

-1,764

-2,138

-2,499

-2,797

-3,006

-3,133

-3,19

6-8

1,152

1,528

1,895

2,296

2,685

3,005

3,229

3,365

3,427

9-11

0,679

0,901

1,118

1,354

1,584

1,772

1,904

1,985

2,021

B2

12-2

-1,029

-1,390

-1,764

-2,149

-2,523

-2,892

-3,257

-3,617

-3,97

2-5

-1,190

-1,607

-2,041

-2,485

-2,917

-3,344

-3,767

-4,182

-4,591

6-8

1,279

1,727

2,192

2,669

3,134

3,593

4,047

4,493

4,932

9-11

0,754

1,018

1,293

1,574

1,848

2,119

2,387

2,650

2,909

A1FI

12-2

-1,002

-1,513

-2,206

-3,096

-4,059

-4,952

-5,738

-6,369

-6,936

2-5

-1,159

-1,750

-2,552

-3,581

-4,695

-5,727

-6,636

-7,366

-8,021

6-8

1,245

1,880

2,741

3,847

5,043

6,152

7,128

7,913

8,616

9-11

0,734

1,109

1,617

2,269

2,974

3,629

4,204

4,667

5,082

Bảng 2. Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1979 - 2009 (Nguồn: KHHĐ ứng phó BĐKH tỉnh Kon Tum 2012).

Dự báo: Lượng mưa sẽ tăng mạnh hơn ở phía Bắc - Tây Bắc và giảm dần về phía Đông Nam làm tăng nguy cơ lũ lụt vào mùa mưa ở các huyện: Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi, và một số phần ở huyện Sa Thầy, đồng thời sẽ có hạn hán nặng hơn vào mùa khô ở khu vực thành phố Kon Tum và vành đai phía Đông Nam (Đăk Hà, Đăk Tô, một phần Kon Plong và Sa Thầy).

2. Dự báo xu thế thiên tai và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Trong tương lai, theo các tính toán từ các kịch bản biến đổi khí hậu, một số tác động tiêu biểu của thiên tai và biến đổi khí hậu có thể gây ra cho cộng đồng trong lĩnh vực vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum có thể dự báo như sau:

a. Khu vực vùng núi phía Bắc và Tây Bắc tỉnh là khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất vào mùa mưa trong tương lai:

- Các công trình NS và VSMTNT tại các huyện: Kon PLong, Tu Mơ Rông, Đăk GLei sẽ có nguy cơ bị hư hỏng nhanh hơn do mưa lớn và lũ quét trong mùa mưa nếu không có kế hoạch phòng chống phù hợp. Các công trình cấp nước nông thôn cần được thiết kế và quản lý để có khả năng chống chịu với những điều kiện thời tiết bất khắc nghiệt thường này.

- Mưa lớn làm nước bị đục và không đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, đặc biệt là các vùng dùng hệ thống dẫn nước tự chảy, các nguồn nước phục vụ cấp nước cho các công trình nước sạch sẽ có nguy cơ không hoạt động được bình thường khi xảy ra mưa to và lũ quét vào mùa mưa và giảm khả năng cung cấp nước vào những thời điểm hạn hán vào mùa khô (đặc biệt là các công trình cấp nước nhỏ lẻ), cần chuẩn bị giải pháp đảm bảo nước sạch cho dân vào mùa mưa lũ.

- Mưa lũ làm hư hỏng các công trình vệ sinh, kết hợp với thói quen vệ sinh lạc hậu của cư dân địa phương do không có nhà vệ sinh đạt chuẩn có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ bùng phát các đợt dịch bệnh có nguyên nhân từ nước sau mỗi đợt thiên tai, lũ lụt. Cần nghiên cứu xây dựng và phát triển các mô hình nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi phù hợp với điều kiện thường xuyên có mưa và lũ lụt.

Các khu vực cụ thể có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất được xác định là:

+ Huyện Kon Plong: Các xã: Đăk Nên, Măng Bút, Đăk Ring, Ngọc Tem, Xã Hiếu, Pờ Ê.

+ Huyện Tu Mơ rông: Các xã: Đăk Hà, Tu Mơ Rông, Văn Xuôi, Ngọc Yêu, Ngọc Lei, Tê Xăng, Măng Ri, Đăk Tơ Kan, Đăk sao, Đăk Na.

+ Huyện Kon Rẫy: Các xã: Tân Lập, Đăk Ruồng, ĐăkTơLưng, Đăk Kôi.

+ Huyện ĐăkGlei: Các xã: Đăk Pét, Kroong.

+ Huyện Đăk Tô; Các xã: Pô Kô, Ngọc Tụ.

+ Huyện Ngọc Hồi: Các xã: Đăk Ang, Đăk Dục, Đăk Nông.

b. Khu vực phía Tây, Tây Nam tỉnh có đặc điểm khí hậu tương lai: nắng nóng trên diện rộng, dài ngày, nguy cơ khô hạn nặng vào mùa khô:

- Các công trình cấp nước có khả năng thiếu nguồn, cần tính toán ngay từ khâu thiết kế, và/hoặc chuẩn bị phương án dự phòng khi thiếu nước.

- Cộng đồng dân cư không có điều kiện thực hiện đầy đủ các hành vi vệ sinh cần thiết có cần đến nước.

Các khu vực cụ thể có nguy cơ cao về hạn hán, thiếu nước:

- Thành phố Kon Tum: Các xã: Hòa Bình, K’Roong.

- Huyện Sa Thầy: Các xã: Sa Sơn, Rờ Kơi, Mo Rai.

- Huyện Ngọc Hồi: Các xã: Đăk Sú, Dục Nông, Đăk Ang.

- Huyện Đăk Hà: Các xã: ĐăkPXi, Đăk La, Đăk Hring.

- Huyện Đăk Tô: Các xã: Pô Kô, Tân Cảnh.

- Huyện ĐăkGlei: Các xã: Kroong.

- Huyện Kon Rẫy: Các xã: Tân Lập, Đăk Ruồng, Đăk Tơ Lung, Đăk Tơ Re.

- Huyện Kon Plong: Các xã: Đăk Nên, Măng Bút, Đăk Ring, Ngọc Tem, Xã Hiếu, Pờ Ê.

III. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NS VÀ VSMTNT TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020

1. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, những nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên thực hiện bao gồm:

1.1. Nhiệm vụ 1: Hoàn thiện tổ chức, thể chế liên quan tới phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực NS và VSMTNT các cấp.

Nội dung:

- Rà soát, chức năng liên quan đến phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực NS và VSMTNT từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, xác định những hạn chế trong hệ thống hiện tại để hoàn thiện về tổ chức, thể chế.

- Xây dựng, kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật về trách nhiệm trong tổ chức, thể chế phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực NS và VSMTNT từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở cho phù hợp với thực tế.

1.2. Nhiệm vụ 2: Nâng cao năng lực cho các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ liên quan tới phòng chống thiên tai và thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực NS và VSMTNT.

Nội dung:

- Xây dựng chương trình và tổ chức tập huấn các cán bộ các cấp;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh trên nền tảng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phục vụ công tác quản lý;

- Rà soát quy hoạch cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn để xác định những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung.

1.3. Nhiệm vụ 3: Nâng cao năng lực cung cấp nước sạch nông thôn bền vững trong điều kiện thiên tai và BĐKH.

Nội dung:

- Triển khai đầu tư xây dựng mới và tu sửa, nâng cấp các công trình cấp nước sạch nông thôn theo các tiêu chí đủ sức chống chịu với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu tại những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao, đồng thời xây dựng các cơ chế tài chính phù hợp cùng với quy trình vận hành sau đầu tư để đảm bảo công trình hoạt động ổn định lâu dài;

- Áp dụng các công nghệ mới và phù hợp về xử lý và trữ nước an toàn trong các điều kiện thiên tai và biến đổi khí hậu;

- Hỗ trợ phát triển cấp nước và trữ nước hộ gia đình tại những vùng khó khăn không phù hợp với mô hình xây dựng công trình cấp nước tập trung;

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch cấp nước sạch nông thôn tại một số công trình cấp nước tập trung có điều kiện.

1.4. Nhiệm vụ 4: Duy trì và phát triển VSMT nông thôn bền vững trong điều kiện thiên tai và BĐKH.

Nội dung:

- Xây dựng và phát triển mô hình nhà tiêu hợp vệ, chuồng trại chăn nuôi sinh phù hợp với điều kiện thực tế đối với từng vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn tỉnh Kon Tum có khả năng chống chịu được với thiên tai và biến đổi khí hậu;

- Tuyên truyền vận động cán bộ các cấp, người dân để hình thành thói quen bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước và thực hiện vệ sinh cá nhân trong cộng đồng theo mô hình “Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ (CLTS)”.

1.5. Nhiệm vụ 5: Truyền thông cộng đồng tới các thôn, làng nhằm nâng cao khả năng tự ứng phó với thiên tai và BĐKH trong lĩnh vực NS và VSMTNT của các cộng đồng địa phương

Nội dung:

- Xây dựng đội ngũ truyền thông viên tại các thôn, bản; tổ chức tập huấn để làm lực lượng tuyên truyền nòng cốt tại địa phương.

- Tổ chức truyền thông cộng đồng tới các thôn, bản nhằm giúp nâng cao khả năng ứng phó của người dân với thiên tai và biến đổi khí hậu trong lĩnh vực NS và VSMTNT.

1.6. Nhiệm vụ 6: Giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng BĐKH đối với lĩnh vực NS và VSMTNT.

Nội dung:

- Xây dựng và tổ chức kế hoạch, phương án giám sát, đánh giá và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động;

- Tổ chức các hội thảo, hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm theo định kỳ;

- Xây dựng kế hoạch bổ sung và điều chỉnh các nhiệm vụ trong kế hoạch hành động để bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ.

Danh mục các dự án ưu tiên của Kế hoạch hành động quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực NS và VSMTNT: (Có Phụ lục kèm theo).

2. Giải pháp thực hiện:

2.1. Cơ chế thực hiện:

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc triển khai có hiệu quả các hoạt động ứng phó với thiên tai và BĐKH đối với lĩnh vực NS và VSMTNT;

- Triển khai các cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực từ Trung ương, các tổ chức nước ngoài... để triển khai có hiệu quả các hoạt động giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH đối với lĩnh vực NS và VSMTNT;

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia vào các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH đối với lĩnh vực NS và VSMTNT với các cơ chế, chính sách tham gia phù hợp; chú trọng phối hợp liên ngành và đề cao vai trò ở cơ sở với sự tham gia của các tổ chức quần chúng và người dân địa phương.

2.2. Tổ chức:

Phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị liên quan nhằm quản lý, triển khai thực hiện và giám sát có hiệu quả các hoạt động ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.

2.3. Tài chính:

- Triển khai có hiệu quả các nguồn tài trợ về tài chính từ hỗ trợ Trung ương và thu hút đầu tư từ các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế trong quá trình triển khai các hoạt động giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Đa dạng hóa nguồn vốn hỗ trợ triển khai thực hiện Kế hoạch hành động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế cũng như thông qua các hoạt động liên quan từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác đã được xác định nguồn vốn kinh phí.

- Lồng ghép với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác có liên quan tới cấp nước và VSMTNT và các hoạt động ưu tiên đã được xác định trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Kon Tum đã được UBND tỉnh phê duyệt.

2.4. Các giải pháp khác:

- Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm việc trong các lĩnh vực liên quan tới cấp nước và VSMTNT về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Nghiên cứu áp dụng các giải pháp khoa học - công nghệ mới phù hợp với các điều kiện cụ thể của địa phương; phát huy các kinh nghiệm và kiến thức dân gian để ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh để triển khai đồng bộ các hoạt động;

- Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra và đánh giá định kỳ để phát hiện kịp thời các bất cập, hư hỏng nhằm kịp thời sửa chữa, đảm bảo các công trình hoạt động ổn định lâu dài, đáp ứng đúng mục tiêu đề ra.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Là cơ quan thường trực, thông qua đơn vị đầu mối là Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn có trách nhiệm điều phối chung và chủ trì các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch hành động; căn cứ theo nhiệm vụ, chức năng của đơn vị phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch và đề xuất các giải pháp để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường do thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra (tài nguyên nước, đất, khí hậu và ô nhiễm môi trường); đề xuất các giải pháp khả thi bảo vệ và khai thác tài nguyên nước phục vụ cho sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.

3. Sở Y tế:

Thông qua đơn vị đầu mối là Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về vệ sinh môi trường được phân công trong Kế hoạch hành động và phối hợp với các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, đoàn thể liên quan thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Là cơ quan đầu mối hướng dẫn thủ tục đầu tư các công trình cho các chủ đầu tư, tiếp nhận, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án theo quy định của pháp luật; phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn từ Trung ương và lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các dự án theo quy định.

5. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí phần vốn của địa phương để thực hiện các dự án theo yêu cầu trong những trường hợp cụ thể; hướng dẫn các đơn vị chủ đầu tư thực hiện thanh quyết toán công trình theo đúng quy định.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Phối hợp thực hiện công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu cho các đối tượng như được nêu trong Kế hoạch hành động, lồng ghép các chương trình giáo dục về sử dụng nước sạch và bảo vệ môi trường với các kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu vào các bậc học từ mầm non đến trung học trên địa bàn tỉnh; tổ chức các hoạt động, cuộc thi tìm hiểu và vẽ tranh liên quan đến chủ đề NS và VSMTNT.

7. UBND các huyện, thành phố:

- Chủ trì đầu tư các công trình tại địa phương hoặc hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình xây dựng và quản lý vận hành, khai thác các công trình NS và VSMTNT trên địa bàn (kể cả công tác bảo vệ tài sản công trình).

- Tổ chức vận động, huy động nguồn vốn và sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện đầu tư và quản lý, khai thác các công trình NS và VSMTNT trên địa bàn theo quy định của UBND tỉnh;

- Kiểm tra, giám sát và đánh giá công tác quản lý, vận hành các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình UBND tỉnh.

- Rà soát, hoàn thiện bộ máy tổ chức, thể chế ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trên địa bàn quản lý nhằm hạn chế tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực NS và VSMTNT.

8. Các tổ chức đoàn thể ở các cấp:

- Phối hợp với các Sở, ban ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, vận động các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia hoạt động quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực NS và VSMTNT trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch hành động này.

Trên đây là Kế hoạch hành động về Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kon Tum đến năm 2020.

 

PHỤ LỤC:

DANH MỤC CÁC HOẠT ĐỘNG, DỰ ÁN TRỌNG TÂM CẦN THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND tỉnh Kon Tum)

STT

Tên dự án/hoạt động

Mục tiêu

Nội dung chính

Sản phẩm

Đơn vị chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp

Dự kiến kinh phí (tỷ đồng)

Thời gian triển khai

I

Hoàn thiện tổ chức, thể chế liên quan tới phòng chống thiên tai và ứng phó BĐKH trong lĩnh vực NS & VSMT ở các cấp

0,8

2014-2015

1.1

Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ về tổ chức, thể chế liên quan tới phòng chống thiên tai và ứng phó BĐKH trong lĩnh vực NS & VSMT ở các cấp

Kiện toàn bộ máy tổ chức thể chế ở các cấp cùng hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ để phân định rõ trách nhiệm quản lý nhằm nâng cao khả năng phòng chống thiên tai và thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực cấp nước và VSMT nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Rà soát lại chức năng liên quan tới PCTT và ứng phó với BĐKH liên quan tới NS & VSMTNT từ cấp tỉnh đến cơ sở, xác định những hạn chế trong hệ thống hiện tại kiện toàn.

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về trách nhiệm trong hệ thống tổ chức PCTT và ứng phó với BĐKH đối với lĩnh vực NS và VSMTNT từ cấp tỉnh cho tới cấp cơ sở cho phù hợp với thực tế.

- Báo cáo tổng hợp về Hệ thống tổ chức thống nhất từ cấp tỉnh tới thôn bản với trách nhiệm rõ ràng về PCTT và thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực NS và VSMTNT

- Các văn bản pháp luật bổ sung phân định nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm PCTT và thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực NS & VSMT cho từng cấp do tỉnh ban hành.

Sở Nông nghiệp và PTNT

BCH PCLB và GNTT tỉnh, UBND các huyện, xã và các cơ quan liên quan.

0,8

2014- 2015

II.

Nâng cao năng lực cho các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ liên quan tới phòng chống thiên tai và thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực NS & VSMT nông thôn

3,5

2015-2029

2.1

Nâng cao kiến thức, hiểu biết cho đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã về quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực cấp nước và VSMT nông thôn

Tập huấn nâng cao kiến thức, hiểu biết cho đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cấp nước & VSMT nông thôn về quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH,

Xây dựng chương trình và tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kiến thức về quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH theo các đặc điểm của tỉnh,

- Giới thiệu các giải pháp kỹ thuật để nâng cao sức chống chịu của các công trình NS và VSMT trước các tác động của thiên tai và BĐKH

- Tổ chức và quản lý các hoạt động giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở trong lĩnh vực cấp NS và VSMTNT.

- Chương trình tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã về quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực cấp nước và VSMTNT

- Các khóa tập huấn.

- Các quy trình quản lý vận hành và bảo dưỡng, tu sửa sau thiên tai được xây dựng để triển khai tại các địa phương với sự tham gia của cộng đồng

Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm NS và VSMTNT)

Các cơ quan đơn vị có liên quan

2,0

2015-2016

2.2

Xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ các công trình cấp nước và VSMT (vệ sinh hộ gia đình và chuồng trại) nông thôn tại các vùng dễ bị tổn thương do thiên tai và BĐKH phục vụ cho công tác quản lý

- Thu thập dữ liệu và xây dựng bản đồ số trên cơ sở hệ thống thông tin địa lý (GIS) các công trình cấp nước và VSMT nông thôn tại các vùng dễ bị tổn thương do thiên tai và BĐKH

- Cập nhật thông tin các loại hình thiên tai tiêu biểu ảnh hưởng tới các công trình cấp nước và VSMT tại mỗi vùng

- Khảo sát thu thập dữ liệu về hiện trạng hoạt động, xây dựng bản đồ số GIS về các công trình cấp nước và VSMT nông thôn tại các vùng dễ bị tổn thương do thiên tai và BĐKH

- Xác định và cập nhật thông tin loại hình thiên tai tiêu biểu ảnh hưởng tới các công trình NS&VSMT tại các vùng tiêu biểu

- Cơ sở dữ liệu và bản đồ GIS về vị trí và hiện trạng các công trình cấp nước và VSMT nông thôn tại các vùng dễ bị tổn thương do thiên tai và BĐKH

- Báo cáo tổng hợp về các loại hình thiên tai, BĐKH tiêu biểu tại những vùng có rủi ro cao về thiên tai và BĐKH

Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm NS và VSMTNT)

Sở TN và MT; Sở Y tế

0,6

2016-2017

2.3

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp nước và VSMT nông thôn nhằm đảm bảo khả năng chống chịu với thiên tai và thích ứng với BĐKH

- Đánh giá hiện trạng và dự báo tác động của thiên tai và BĐKH tới hoạt động cấp nước và VSMT nông thôn theo quy hoạch hiện tại.

- Đề xuất bổ sung các giải pháp quy hoạch, bảo vệ và phát triển hệ thống cấp nước và VSMT nông thôn nhằm đảm bảo khả năng chống chịu với thiên tai và thích ứng với BĐKH.

- Khảo sát, xây dựng báo cáo hiện trạng và dự báo tác động của thiên tai và BĐKH tới hoạt động của các hệ thống NS & VSMT nông thôn theo quy hoạch cấp nước và VSMT hiện tại;

- Đề xuất bổ sung các giải pháp quy hoạch, bảo vệ và phát triển các công trình NS & VSMT nông thôn đảm bảo khả năng chống chịu với thiên tai và thích ứng với BĐKH.

- Báo cáo hiện trạng và dự báo tác động của thiên tai và BĐKH tới hoạt động của các hệ thống NS & VSMT nông thôn theo quy hoạch hiện tại;

- Các giải pháp quy hoạch, bảo vệ và phát triển các hệ thống cung cấp NS & VSMT có khả năng thích ứng với các điều kiện thiên tai và BĐKH cho những khu vực dễ bị tổn thương;

- Danh mục các hoạt động ưu tiên cần triển khai.

Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm NS và VSMTNT)

Sở TN và MT, Sở Y tế, Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị, xã, thành phố.

1,0

2017-2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Nâng cao năng lực cung cấp nước sạch nông thôn bền vững trong điều kiện thiên tai và BĐKH

337,5

2014 - 2020

3.1

Thử nghiệm công nghệ cấp nước mới phù hợp cho những vùng thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng của thiên tai như lũ lụt, hạn hán.

- Lựa chọn và ứng dụng thử nghiệm các công nghệ cấp nước cho các vùng thường xuyên chịu thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH (như: lũ lụt, hạn hán);

Tập huấn, hướng dẫn người dân sử dụng các công nghệ phù hợp, đảm bảo việc cấp nước hợp vệ sinh trong điều kiện thiên tai và BĐKH.

- Xây dựng danh mục các công nghệ cấp nước phù hợp với các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH;

- Xây dựng các công trình mẫu tại những vùng tiêu biểu được lựa chọn;

- Tổ chức tập huấn cho người dân về xây dựng, quản lý, vận hành các công trình theo các công nghệ phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Các công nghệ cấp nước phù hợp với các vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH;

- Các công trình mẫu tại những vùng tiêu biểu được lựa chọn.

- Người dân được tập huấn ứng dụng bao gồm: xây dựng, quản lý, vận hành các công trình theo công nghệ phù hợp với điều kiện của địa phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm NS và VSMTNT)

Sở KHCN, Sở Xây dựng, Sở Y tế, BCH PCLB và GNTT tỉnh, Sở KH và ĐT, Sở TC, UBND các huyện, thành phố.

10,0

2015-2017

3.2

Hỗ trợ phát triển cấp nước và trữ nước hộ gia đình tại những vùng khó khăn không phù hợp cho xây dựng công trình cấp nước tập trung tại các huyện: Sa Thầy, Đăk Hà, Kon Plong, Tu Mơ Rông, Kon Rẫy, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei

- Hỗ trợ dân cư sinh sống rải rác xây dựng các công trình cấp nước và trữ nước HVS hộ gia đình

- Cung cấp hóa chất dự phòng cho các hộ gia đình xử lý nước trong trường hợp xảy ra thiên tai

- Hỗ trợ xây dựng các công trình cấp nước và trữ nước HVS hộ gia đình, bao gồm: các giếng đào HVS, các hệ thống thu gom và bể chứa nước mưa HVS.

- Cung cấp hóa chất dự phòng cho các hộ gia đình xử lý nước trong trường hợp xảy ra thiên tai.

- Số lượng các giếng đào HVS, các hệ thống thu gom và bể chứa nước mưa HVS được xây dựng tại các vùng sâu, vùng xa sinh sống rải rác ở miền núi và các vùng nông thôn thưa dân

- Dự trữ hóa chất dự phòng tại các hộ gia đình để xử lý nước trong trường hợp xảy ra thiên tai

Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm NS và VSMTNT)

UBND các huyện, xã và các cơ quan liên quan khác

35

2015-2020

3.3

Nâng cao năng lực cấp nước sạch trong điều kiện thiên tai và khả năng chống chịu thiên tai của các công trình cấp nước tập trung tại những vùng miền núi thường có mưa lớn, lũ quét

- Sửa chữa và nâng cấp nhằm nâng cao khả năng chống chịu thiên tai, mưa lũ của các công trình cấp nước tại các vùng thường xảy ra lũ quét,

- Bổ sung giải pháp cấp nước sinh hoạt tạm thời cho nhân dân địa phương trong điều kiện xảy ra thiên tai (nếu cần)

- Quy trình quản lý, bảo trì và tu sửa công trình cấp nước khi xảy ra thiên tai

- Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật giảm nhẹ tác hại do mưa lũ gây ra cho các công trình cấp nước tại các vùng hay xảy ra thiên tai,

- Áp dụng vào sửa chữa và nâng cấp nhằm nâng cao khả năng chống chịu thiên tai, mưa lũ của các công trình cấp nước tại các vùng này,

- Xây dựng bổ sung giải pháp cấp nước sinh hoạt tạm thời cho nhân dân địa phương trong điều kiện xảy ra thiên tai (nếu cần).

- XD và triển khai áp dụng tại địa phương quy trình quản lý, bảo trì và tu sửa công trình cấp nước khi xảy ra thiên tai với sự…

- Các công trình cấp nước được nâng cấp, xây mới đủ sức chống chịu thiên tai, đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhân dân các vùng thường xảy ra thiên tai mưa lũ.

- Giải pháp cấp nước sinh hoạt tạm thời cho nhân dân địa phương trong điều kiện xảy ra thiên tai (nếu cần)

- Quy trình quản lý, bảo trì và tu sửa công trình cấp nước khi xảy ra thiên tai với sự tham gia của cộng đồng.

Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm NS và VSMTNT)

UBND các huyện, xã, các Sở, Ban, ngành và các tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương

120

2015- 2020

3.4

Xây dựng giải pháp cấp nước cho các vùng thiếu nước vào mùa khô và bị ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

- Đầu tư xây dựng mới và tu sửa, nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp nước tập trung cho một số khu vực bị thiếu nước vào mùa khô

Xây dựng phương án đầu tư xây dựng mới và tu sửa, nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp nước tập trung cho một số khu vực bị thiếu nước vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH

- Các công trình cấp nước được xây dựng mới và tu sửa, nâng cấp đảm bảo năng lực cung cấp nước sạch cho nhân dân các vùng thường bị thiếu nước vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

Sở Nông nghiệp và PINT (Trung tâm NS và VSMTNT)

Sở Xây dựng, Sở Y tế, Sở GD & ĐT, BCH PCLB và GNTT tỉnh, Sở KH và ĐT, Sở TC, UBND các huyện, thành phố.

167,5

2015-2020

3.4.1

Dự án cấp nước sinh hoạt xã K’Roong - Thành phố Kon Tum

- Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 1.083 hộ dân.

- Cải thiện sức khỏe & đời sống của người dân trên địa bàn.

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.

- Công trình cấp nước được xây dựng mới đảm bảo năng lực cung cấp nước sạch vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

TT. NSVSMT NT

Sở Xây dựng, Sở KH và ĐT, Sở TC, UBND thành phố Kon Tum.

20,0

2015-2016

3.4.2

Dự án cấp nước sinh hoạt xã ĐăkPXi - Huyện Đăk Hà

- Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 500 hộ dân.

- Cải thiện sức khỏe & đời sống của người dân trên địa bàn.

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.

- Công trình cấp nước được xây dựng mới đảm bảo năng lực cung cấp nước sạch vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

UBND huyện Đăk Hà

Sở NN và PTNT, Sở Xây dựng, Sở KH và ĐT, Sở TC

12,0

2016-2020

3.4.3

Dự án cấp nước sinh hoạt xã Pô Kô - huyện Đăk Tô

- Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 600 hộ dân.

- Cải thiện sức khỏe & đời sống của người dân trên địa bàn.

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.

- Công trình cấp nước được xây dựng mới đảm bảo năng lực cung cấp nước sạch vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

UBND huyện Đăk Tô

Sở NN và PTNT, Sở Xây dựng, Sở KH và ĐT, Sở TC

15,0

2015-2016

3.4.4

Dự án cấp nước sinh hoạt xã Tê Xăng - huyện Tu Mơ Rông

- Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 300 hộ dân.

- Cải thiện sức khỏe & đời sống của người dân trên địa bàn.

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.

- Công trình cấp nước được xây dựng mới đảm bảo năng lực cung cấp nước sạch vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

UBND huyện Tu Mơ Rông

Sở NN và PTNT, Sở Xây dựng, Sở KH và ĐT, Sở TC

8,0

2016-2017

3.4.5

Dự án cấp nước sinh hoạt Đăk Giá 1, 2- huyện Ngọc Hồi

- Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 200 hộ dân.

- Cải thiện sức khỏe & đời sống của người dân trên địa bàn.

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.

- Công trình cấp nước được xây dựng mới đảm bảo năng lực cung cấp nước sạch vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm NS và VSMTNT)

Sở Xây dựng, Sở KH và ĐT, Sở TC, UBND huyện Ngọc Hồi

4,0

2015-2016

3.4.6

Dự án cấp nước sinh hoạt Đăk Rơ Me - huyện Ngọc Hồi

- Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 100 hộ dân.

- Cải thiện sức khỏe & đời sống của người dân trên địa bàn.

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.

- Công trình cấp nước được xây dựng mới đảm bảo năng lực cung cấp nước sạch vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm NS và VSMTNT)

Sở Xây dựng, Sở KH và ĐT, Sở TC, UBND huyện Ngọc Hồi

2,0

2015-2016

3.4.7

Dự án cấp nước sinh hoạt xã ĐăkKRoong - huyện ĐăkGLei

- Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 400 hộ dân.

- Cải thiện sức khỏe & đời sống của người dân trên địa bàn.

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.

- Công trình cấp nước được xây dựng mới đảm bảo năng lực cung cấp nước sạch vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

UBND huyện Đăk Glei

Sở NN và PTNT, Sở Xây dựng, Sở KH và ĐT, Sở TC

10,0

2016-2020

3.4.8

Dự án cấp nước sinh hoạt xã Hiếu- huyện KonPLong

- Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 200 hộ dân.

- Cải thiện sức khỏe & đời sống của người dân trên địa bàn

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt theo hướng bền vững, thích ứng BĐKH.

- Công trình cấp nước được xây dựng mới đảm bảo năng lực cung cấp nước sạch vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

UBND huyện Kon PLong

Sở NN và PTNT, Sở Xây dựng, Sở KH và ĐT, Sở TC

6,0

2016-2020

3.4.9

Dự án cấp nước sinh hoạt xã Đăk Ring- huyện KonPLong

- Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 100 hộ dân.

- Cải thiện sức khỏe & đời sống của người dân trên địa bàn

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.

- Công trình cấp nước được xây dựng mới đảm bảo năng lực cung cấp nước sạch vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

UBND huyện Kon PLong

Sở NN và PTNT, Sở Xây dựng, Sở KH và ĐT, Sở TC

3,5

2016-2020

3.4.10

Dự án cấp nước sinh hoạt xã Pờ É- huyện KonPLong

- Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 300 hộ dân.

- Cải thiện sức khỏe & đời sống của người dân trên địa bàn

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.

- Công trình cấp nước được xây dựng mới đảm bảo năng lực cung cấp nước sạch vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

UBND huyện Kon PLong

Sở NN và PTNT, Sở Xây dựng, Sở KH và ĐT, Sở TC

9,0

2016-2020

3.4.11

Dự án cấp nước sinh hoạt xã Đăk Tờ Lùng- huyện Kon Rẫy

- Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 300 hộ dân.

- Cải thiện sức khỏe & đời sống của người dân trên địa bàn.

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.

- Công trình cấp nước được xây dựng mới đảm bảo năng lực cung cấp nước sạch vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

UBND huyện Kon Rẫy

Sở NN và PTNT, Sở Xây dựng, Sở KH và ĐT, Sở TC

8,0

2016-2020

3.4.12

Dự án cấp nước sinh hoạt xã Ya Tăng, Ya Ly, Iaxiêr - huyện Sa Thầy

- Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 1.000 hộ dân.

- Cải thiện sức khỏe & đời sống của người dân trên địa bàn.

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.

- Công trình cấp nước được xây dựng mới đảm bảo năng lực cung cấp nước sạch vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

UBND huyện Sa Thầy

Sở NN và PTNT, Sở Xây dựng, Sở KH và ĐT, Sở TC

17,6

2016-2020

3.4.13

Đầu tư xây dựng mới, tu sửa, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt khác ở các vùng bị khô hạn và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH

- Cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 5000 hộ dân

- Cải thiện sức khỏe & đời sống của người dân trên địa bàn.

Xây dựng các hệ thống cấp nước sinh hoạt theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.

- Các công trình cấp nước được xây dựng mới đảm bảo năng lực cung cấp nước sạch vào mùa khô và chịu ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH.

Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm NS và VSMTNT), UBND các huyện, thành phố.

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

50,0

2016-2020

3.5

Xây dựng và triển khai thí điểm Kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn tại một số xã tiêu biểu bị tác động của thiên tai và BĐKH

- Xây dựng thí điểm KHCNAT cho cụm công trình được chọn

- Đánh giá tác dụng của KHCNAT trong giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH đối với cấp nước nông thôn

- Hỗ trợ xây dựng KHCNAT cho hệ thống cấp nước tại địa phương được chọn

- Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên địa phương

- Hỗ trợ nâng cấp, bổ sung trang thiết bị cần thiết

- Kế hoạch giám sát, đánh giá kết quả chung và năng lực ứng phó thiên tai nói riêng của hệ thống.

- Sổ tay Kế hoạch CNAT của hệ thống;

- Đội CNAT của địa phương được thành lập, đào tạo, và hoạt động theo đúng quy định;

- Hệ thống cấp nước được nâng cấp và vận hành theo đúng yêu cầu;

- Các bản đánh giá kết quả hoạt động hàng năm.

Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm NS và VSMTNT)

Trung tâm Quốc gia NS và VSMTNT, chuyên gia tư vấn về CNAT, UBND các huyện, xã và các cơ quan liên quan khác

5,0

2015-2020

IV

Duy trì và phát triển vệ sinh môi trường nông thôn bền vững trong điều kiện thiên tai và biến đổi khí hậu

30,0

2014-2020

4.1

Duy trì và phát triển bền vững số lượng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện thiên tai và BĐKH tại các huyện, thị, xã

- Phát triển bền vững các công trình nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện về thiên tai và BĐKH tại các địa phương để phòng tránh dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.

- Xây dựng và phát triển mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh cho các vùng sinh thái khác nhau của tỉnh có khả năng chống chịu được các điều kiện thiên tai và BĐKH đặc thù tại mỗi vùng cụ thể.

- Xác định mô hình công trình và mức hỗ trợ cho từng loại hình công trình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.

- Hỗ trợ phát triển một cách bền vững số lượng các nhà vệ sinh tại các vùng nông thôn thường xảy ra thiên tai, lũ lụt.

- Các mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau và điều kiện KT-XH tại địa phương được xác lập.

- Xác định mô hình công trình và mức hỗ trợ cho từng loại hình công trình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.

- Số lượng các nhà tiêu HVS được xây mới

Sở Y tế (Trung tâm Y tế dự phòng)

Sở NN và PTNT, Sở GD và ĐT, Sở KH và ĐT, Sở TC, UBND các huyện, thành phố.

18,0

2014- 2020

4.2

Duy trì và phát triển bền vững các công trình chuồng trại hợp vệ sinh, phù hợp với điều kiện thiên tai và BĐKH tại các huyện trong tỉnh để bảo vệ môi trường,

- Phát triển bền vững các công trình chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh phù hợp với điều kiện về thiên tai và BĐKH tại các địa phương để phòng tránh dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng dân cư nông thôn.

- Xây dựng và phát triển các mô hình chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cho các vùng sinh thái khác nhau của tỉnh có khả năng chống chịu được các điều kiện thiên tai và BĐKH.

- Xác định mô hình công trình và mức hỗ trợ cho từng loại hình công trình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.

- Hỗ trợ phát triển một cách bền vững số lượng các chuồng trại HVS tại các vùng nông thôn thường xảy ra thiên tai, lũ lụt.

- Các mô hình chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau và điều kiện kinh tế- xã hội tại địa phương được xác lập.

- Các mô hình công trình và mức hỗ trợ cho từng loại hình công trình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.

- Số lượng các chuồng trại chăn nuôi HVS được xây mới tại các vùng ưu tiên

Sở Nông nghiệp và PTNT (Trung tâm NS và VSMTNT)

Sở Y tế, Sở GD và ĐT, Sở KH và ĐT, Sở TC UBND các huyện, thành phố.

6,0

2014-2020

4.3

Chương trình Tuyên truyền vận động để hình thành thói quen bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước và thực hiện vệ sinh cá nhân trong cộng đồng theo mô hình “Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ (CLTS)”

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng và phương thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước và vệ sinh cá nhân trong điều kiện thiên tai và BĐKH

- Hỗ trợ một phần cho các nhóm dân cư nghèo miền núi để thực hiện các hành vi trên

- Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên về CLTS kết hợp với VSMT trong điều kiện thiên tai và BĐKH

- Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức thay đổi hành vi cho các nhóm dân cư mục tiêu,

- Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ về điều kiện vật chất cần thiết để các nhóm dân cư nghèo vùng sâu, vùng xa có điều kiện thực hiện các hành vi vệ sinh và bảo vệ môi trường khi xảy ra thiên tai tại địa phương, bao gồm cả hóa chất xử lý môi trường phòng chống dịch bệnh

- Đội ngũ tuyên truyền viên có kiến thức về CLTS và VSMT trong điều kiện thiên tai và BĐKH

- Các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức thay đổi hành cho các nhóm dân cư mục tiêu,

- Các chương trình hỗ trợ vật chất cần thiết để các nhóm dân cư nghèo vùng sâu, vùng xa có điều kiện thực hiện các hành vi vệ sinh và bảo vệ môi trường khi xảy ra thiên tai tại địa phương.

Sở Y tế (TT Y tế dự phòng tỉnh)

UBND các huyện, xã và các cơ quan liên quan khác

6,0

2014- 2020

V

Truyền thông cộng đồng tới các thôn bản nhằm nâng cao khả năng tự ứng phó với thiên tai và BĐKH trong lĩnh vực NS&VSMT nông thôn của các cộng đồng địa phương

4,5

2015-2018

5.1

Truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ sức khỏe, ứng phó thiên tai và BĐKH cho cộng đồng dân cư ở những vùng thường xảy ra thiên tai

- Phổ biến kiến thức về bảo vệ sức khỏe trong điều kiện thiên tai và BĐKH cho cộng đồng dân cư ở những vùng thường xảy ra thiên tai.

- Hướng dẫn kỹ năng cơ bản phòng tránh các bệnh dịch phát sinh do sử dụng nước không an toàn và ô nhiễm môi trường để nâng cao khả năng tự ứng phó của người dân, gia đình, cộng đồng dân cư.

- Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên cộng đồng

- Tổ chức truyền thông phổ biến các kiến thức về thiên tai và BĐKH theo các đặc điểm của địa phương và những ảnh hưởng tới các công trình NS và VSMT.

- Truyền thông cộng đồng phổ biến những kiến thức cơ bản về các bệnh dịch phát sinh do sử dụng nước không an toàn và ô nhiễm môi trường khi xảy ra thiên tai, hoặc do tác động của BĐKH

- Phổ biến các biện pháp bảo vệ sức khỏe, ứng phó với thiên tai, BĐKH cho mỗi người dân, mỗi gia đình, công…

- Đội ngũ tuyên truyền viên được xây dựng tại các thôn bản thí điểm

- Chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Chương trình truyền thông cộng đồng cho các hoạt động hội họp ở cấp cơ sở;

- Các hoạt động truyền thông trực tiếp tại địa phương.

Sở Y tế (Trung tâm Y tế dự phòng)

Sở NN và PTNT, Sở GD và ĐT, Sở KH và ĐT, Sở TC, UBND các huyện, thành phố.

2,5

2015-2016

5.2

Hỗ trợ xây dựng chương trình giáo dục trong trường học về NS và VSMT trong điều kiện thiên tai và BĐKH

- Xây dựng nội dung tuyên truyền để lồng ghép vào các chương trình giáo dục cho học sinh các cấp tiểu học và THCS về NS & VSMT trong điều kiện thiên tai và BĐKH

Biên soạn chương trình giáo dục về NS và VSMT trong điều kiện thiên tai và BĐKH cho các cấp học

- Lồng ghép vào nội dung giảng dạy hiện tại của các cấp học và tổ chức giảng dạy thí điểm

- Tập huấn cho các trường để nhân rộng tuyên truyền

- Bộ tài liệu cho học sinh các cấp tiểu học và THCS về NS & VSMT trong điều kiện thiên tai và BĐKH;

- Các hoạt động giảng dạy cho học sinh về nội dung này

- Đội ngũ giáo viên được tập huấn

Sở GD và ĐT

Các trường học TH và THCS trong tỉnh, các Sở, Ban, ngành liên quan,

2,0

2015-2018

VI

Giám sát, kiểm tra và đánh giá

1,0

2015-2020

6.1

Giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của KHHĐ quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực cấp nước và VSMTNT

Đảm bảo các nhiệm vụ của Kế hoạch hành động được thực hiện đúng tiến độ; các kinh nghiệm thu được và đề xuất điều chỉnh trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch các giai đoạn tiếp theo

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát, đánh giá và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động;

- Tổ chức Hội thảo báo cáo và trao đổi kinh nghiệm thu được trong quá trình triển khai KHHĐ;

- Kế hoạch bổ sung và điều chỉnh các nhiệm vụ cụ thể để đạt mục tiêu chung.

- Kế hoạch triển khai thực hiện KHHĐ và kế hoạch giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ;

- Các hội thảo báo cáo và trao đổi kinh nghiệm

- Kế hoạch bổ sung và điều chỉnh các nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo.

Sở NN và PTNT

Sở Y tế, Các Sở, Ban, ngành liên quan.

1,0

2015-2020

TỔNG KINH PHÍ

377,4

2014-2020

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 819/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch hành động về quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kon Tum đến năm 2020

  • Số hiệu: 819/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/08/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Nguyễn Hữu Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản