Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 813/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ƯỚC BUDAPEST VỀ SỰ CÔNG NHẬN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VIỆC NỘP LƯU CHỦNG VI SINH NHẰM TIẾN HÀNH CÁC THỦ TỤC VỀ SÁNG CHẾ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về việc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTTg;
- Như Điều 3;
- VPCP: BTCN, các PCN: Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Sỹ Hiệp, Trợ lý TTg, Các Vụ: KGVX, PL, TH;
- Lưu: VT, QHQT (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Bình Minh

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN HIỆP ƯỚC BUDAPEST VỀ SỰ CÔNG NHẬN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VIỆC NỘP LƯU CHỦNG VI SINH NHẰM TIẾN HÀNH CÁC THỦ TỤC VỀ SÁNG CHẾ
(Kèm theo Quyết định số 813/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU

Xác định, phân công nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức liên quan để triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế (Hiệp ước Budapest).

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Áp dụng trực tiếp Hiệp ước Budapest

Tổ chức áp dụng trực tiếp các quy định của Hiệp ước Budapest theo quy định tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về việc gia nhập Hiệp ước Budapest.

2. Công tác xây dựng pháp luật

Sửa đổi, bổ sung quy định có liên quan trong Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7 năm 2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2011, Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 2 năm 2013 và Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 để bảo đảm sự tương thích với Hiệp ước Budapest và Quy chế thi hành Hiệp ước Budapest.

3. Công tác chuẩn bị nguồn lực cho các cơ quan liên quan

Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp xử lý đơn đăng ký sáng chế có chủng vi sinh nộp lưu và cán bộ thực hiện công tác lưu giữ chủng vi sinh về các quy trình, thủ tục và thông tin liên quan đến Hiệp ước Budapest.

4. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp ước Budapest

a) Phổ biến về nội dung Hiệp ước Budapest cho các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan lưu giữ mẫu vật liệu sinh học, doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, công chúng nói chung trên phạm vi toàn quốc thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm, khóa đào tạo và các hình thức phổ biến khác nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về các nội dung của Hiệp ước và những lợi ích có thể nhận được khi Việt Nam gia nhập Hiệp ước.

b) Biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp ước Budapest (tài liệu hướng dẫn, bài đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, v.v).

5. Nghiên cứu phát triển hệ thống cơ quan có thẩm quyền lưu giữ vật liệu sinh học tại Việt Nam

a) Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn công nhận và danh sách các cơ quan được công nhận về chức năng lưu giữ mẫu vật liệu sinh học nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế tại Việt Nam.

b) Tổ chức nghiên cứu tính khả thi và đề xuất lộ trình thành lập cơ quan có thẩm quyền lưu giữ mẫu chủng vi sinh quốc tế tại Việt Nam.

6. Hợp tác quốc tế

Triển khai các hoạt động hợp tác và tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, đối với Việt Nam trong việc thực thi hiệu quả Hiệp ước Budapest thông qua các hoạt động nâng cao năng lực cho các Bộ, ngành và địa phương trong lĩnh vực công nghệ sinh học, lưu giữ vật liệu sinh học, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nộp lưu mẫu vật liệu sinh học theo Hiệp ước Budapest, v.v..

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này. Các nội dung công việc cụ thể, phân công các cơ quan thực hiện được quy định tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.

2. Định kỳ trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng báo cáo về tình hình thực hiện Hiệp ước gửi Bộ Ngoại giao để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

3. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Việc lập dự toán ngân sách nhà nước, chấp hành ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.

4. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Kế hoạch, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC

CÁC CÔNG VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ƯỚC BUDAPEST VỀ SỰ CÔNG NHẬN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VIỆC NỘP LƯU CHỦNG VI SINH NHẰM TIẾN HÀNH CÁC THỦ TỤC VỀ SÁNG CHẾ
(Kèm theo Kế hoạch thực hiện Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế được ban hành tại Quyết định số 813/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Sản phẩm

Thời gian thực hiện

I

Áp dụng trực tiếp Hiệp ước Budapest

 

Tổ chức áp dụng trực tiếp các quy định của Hiệp ước Budapest theo quy định tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 29/01/2021 của Chính phủ về việc gia nhập Hiệp ước Budapest.

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các Bộ, ngành liên quan

 

Trong quá trình thực hiện Hiệp ước

II

Công tác xây dựng pháp luật

 

 

 

 

 

Sửa đổi, bổ sung quy định có liên quan trong Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011, Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/2/2013 và Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 để bảo đảm sự tương thích với Hiệp ước Budapest và Quy chế thi hành Hiệp ước Budapest.

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan

Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định tại các điểm 23.9.c, 23.9.e của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN để tương thích với Điều 3(1)(a), 3(2) của Hiệp ước Budapest và Quy tắc 11 của Quy chế thi hành Hiệp ước Budapest

Năm 2023-2024

III

Công tác chuẩn bị nguồn lực cho các cơ quan liên quan

 

 

 

 

 

Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp xử lý đơn đăng ký sáng chế có chủng vi sinh nộp lưu và cán bộ thực hiện công tác lưu giữ chủng vi sinh về các quy trình, thủ tục và thông tin liên quan đến Hiệp ước Budapest.

- Bộ Khoa học và Công nghệ

- Bộ, ngành chủ quản của các cơ quan nghiên cứu và lưu giữ vật liệu sinh học (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, v.v..)

Các Bộ, ngành và cơ quan có liên quan

Kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực được xây dựng và triển khai.

Năm 2022 - 2023

IV

Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp ước Budapest

 

 

 

 

1

Phổ biến về nội dung Hiệp ước Budapest cho các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan lưu giữ mẫu vật liệu sinh học, doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, công chúng nói chung trên phạm vi toàn quốc thông qua các buổi hội thảo, tọa đàm, khóa đào tạo và các hình thức phổ biến khác nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về các nội dung của Hiệp ước và những lợi ích có thể nhận được khi Việt Nam gia nhập Hiệp ước.

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ, ngành chủ quản của các cơ quan nghiên cứu và lưu giữ vật liệu sinh học; các Bộ, ngành khác có liên quan

Các hội thảo, tọa đàm, khóa đào tạo theo từng nhóm đối tượng, các bài viết, v.v.

Trong quá trình thực hiện Hiệp ước

2

Biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp ước Budapest (tài liệu hướng dẫn, bài đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, v.v).

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ, ngành chủ quản của các cơ quan nghiên cứu và lưu giữ vật liệu sinh học; các Bộ, ngành khác có liên quan

Tài liệu tuyên truyền, phổ biến

Trong quá trình thực hiện Hiệp ước

V

Nghiên cứu phát triển hệ thống cơ quan có thẩm quyền lưu giữ vật liệu sinh học tại Việt Nam

 

 

 

 

1

Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn công nhận và danh sách các cơ quan được công nhận về chức năng lưu giữ mẫu vật liệu sinh học nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế tại Việt Nam.

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ, ngành chủ quản của các cơ quan nghiên cứu và lưu giữ vật liệu sinh học; các cơ quan khác có liên quan

- Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn công nhận cơ quan có chức năng lưu giữ mẫu vật liệu sinh học;

- Quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành danh sách cơ quan có thẩm quyền lưu giữ mẫu vật liệu sinh học

Năm 2022 - 2024

2

Tổ chức nghiên cứu tính khả thi và đề xuất lộ trình thành lập cơ quan có thẩm quyền lưu giữ mẫu chủng vi sinh quốc tế tại Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ, ngành chủ quản của các cơ quan nghiên cứu và lưu giữ vật liệu sinh học; các Bộ, ngành khác có liên quan

Báo cáo nghiên cứu

Năm 2022- 2025

VI

Hợp tác quốc tế

 

 

 

 

 

Triển khai các hoạt động hợp tác và tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), đối với Việt Nam trong việc thực thi hiệu quả Hiệp ước Budapest thông qua các hoạt động nâng cao năng lực cho các Bộ, ngành và địa phương trong lĩnh vực công nghệ sinh học, lưu giữ vật liệu sinh học, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nộp lưu mẫu vật liệu sinh học theo Hiệp ước Budapest, v.v..

Bộ Khoa học và Công nghệ

Bộ Ngoại giao; các Bộ, ngành chủ quản của các cơ quan nghiên cứu và lưu giữ vật liệu sinh học; các Bộ, ngành khác có liên quan

Các buổi trao đổi, thảo luận, các khóa đào tạo, dự án hỗ trợ kỹ thuật, chương trình hợp tác, v.v..

Trong quá trình thực hiện Hiệp ước

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 813/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 813/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 12/07/2022
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Phạm Bình Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản