Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 805/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 52/2015/TT-BYT NGÀY 21/12/2015 QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU VÀ HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM XUẤT KHẨU THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính được ban hành tại Thông tư số 52/2015/TT-BYT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế (ban hành kèm phụ lục I Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này bãi bỏ 02 thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 4694/QĐ-BYT ngày 04/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế (ban hành kèm phụ lục II Quyết định này).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Tổng cục, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, BTP;
- Cổng Thông tin điện tử - Bộ Y tế;
- Lưu: VT, ATTP, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

PHỤ LỤC I

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ
(kèm theo Quyết định số 805/QĐ-BYT ngày 09/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Ghi chú

1

Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu đối với mặt hàng thuộc diện kiểm tra giảm

An toàn thực phẩm và dinh dưỡng

Cục An toàn thực phẩm, Cơ quan kiểm tra

TTHC công bố theo thông tư số 52/2015/TT-BYT

2

Thông báo kết quả xác nhận lô hàng đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu đối với mặt hàng thuộc diện kiểm tra thông thường

An toàn thực phẩm và dinh dưỡng

Cơ quan kiểm tra

TTHC công bố theo thông tư số 52/2015/TT-BYT

3

Thông báo kết quả xác nhận lô hàng đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu đối với mặt hàng thuộc diện kiểm tra chặt

An toàn thực phẩm và dinh dưỡng

Cơ quan kiểm tra

TTHC công bố theo thông tư số 52/2015/TT-BYT

4

Cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), giấy chứng nhận xuất khẩu (CE) đối với các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

An toàn thực phẩm và dinh dưỡng

Cục An toàn thực phẩm

TTHC công bố theo thông tư số 52/2015/TT-BYT

5

Cấp giấy chứng nhận y tế (HC) đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

An toàn thực phẩm và dinh dưỡng

Cục An toàn thực phẩm

TTHC công bố theo thông tư số 52/2015/TT-BYT

 

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I/ Thủ tục hành chính cấp trung ương

1- Thủ tục

Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu đối với mặt hàng thuộc diện kiểm tra giảm

Trình tự thực hiện

 

Bước 1:

Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm nộp hồ sơ đề nghị áp dụng phương thức kiểm tra giảm đến Cục An toàn thực phẩm.

Bước 2:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của chủ hàng, Cục An toàn thực phẩm có thông báo cho phép hoặc không cho phép áp dụng phương thức kiểm tra giảm theo quy định.

Bước 3:

Chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra tại Cơ quan kiểm tra hoặc Cổng thông tin điện tử cơ chế một cửa quốc gia khi có Quyết định áp dụng của Bộ Y tế.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra tiến hành xem xét kiểm tra, nếu hồ sơ đầy đủ, tiến hành bước tiếp theo, nếu hồ sơ không đầy đủ, phải thông báo cụ thể cho chủ hàng về các giấy tờ bị thiếu hoặc không phù hợp với yêu cầu.

Bước 4:

Trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc, kể từ thời Điểm nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm cấp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo mẫu quy định.

Cách thức thực hiện

 

Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan kiểm tra hoặc trên Cổng thông tin điện tử Cơ chế một cửa quốc gia

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

A. Thành phần hồ sơ:

1. Đơn đề nghị áp dụng phương thức kiểm tra giảm theo Phụ lục số 1A ban hành kèm theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT .

2. Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo mẫu được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT .

3. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có dấu xác nhận của thương nhân kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản lấy trên mạng trực tuyến có đóng dấu của thương nhân đối với hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

4. Thông báo của Cục An toàn thực phẩm cho phép được áp dụng phương thức kiểm tra giảm.

5. Giấy tờ ủy quyền của thương nhân cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).

6. Bản sao danh Mục hàng hóa kèm theo (Packing list).

7. Bản sao có chứng thực và có xác nhận của chủ hàng: Vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice).

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

 

08 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Cục An toàn thực phẩm, Cơ quan kiểm tra

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu.

Phí, lệ phí

 

Phí: Thu bằng 0,1% giá trị lô sản phẩm, nhưng mức thu tối thiểu không dưới 1.000.000 đồng/lô sản phẩm và tối đa không quá 10.000.000 đồng/lô sản phẩm.

Lệ phí: 150.000 đối với trường hợp lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu. Lệ phí: 0 VND đối với trường hợp lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu.

(Theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí, Lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm)

Tên mẫu đơn

 

Phụ lục 1A: Đơn đề nghị áp dụng phương thức kiểm tra giảm.

Phụ lục 2: Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Yêu cầu, Điều kiện thủ tục hành chính

 

Điều 6 Thông tư số 52/2015/TT-BYT: Áp dụng phương thức kiểm tra

2. Kiểm tra giảm áp dụng đối với mặt hàng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điểm a, b và c Khoản này như sau:

a) Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với mặt hàng phù hợp các quy định bắt buộc áp dụng của Việt Nam;

b) Đạt yêu cầu nhập khẩu sau 03 lần kiểm tra liên tiếp tại các ngày khác nhau trong vòng 12 tháng theo phương thức kiểm tra thông thường đồng thời đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có);

c) Sau khi áp dụng phương thức kiểm tra giảm trong vòng 12 tháng, có kết quả đạt yêu cầu tại các lần kiểm tra định kỳ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

d) Việc áp dụng phương thức kiểm tra giảm chỉ được tiến hành khi có thông báo của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế trên cơ sở xem xét các yêu cầu tại các Điểm a, b, c.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1. Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội.

2. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.

3. Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn thực phẩm.

4. Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

5. Quyết định 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

6. Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí, Lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

7. Thông tư số 52/2015/TT-BYT ngày 21/12/2015 của Bộ Y tế quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

 

PHỤ LỤC SỐ 1A

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC KIỂM TRA GIẢM ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên Chủ hàng
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./KTG

 

 

Kính gửi: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế

1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của chủ hàng

2. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.

3. Thông tin chi Tiết mặt hàng xin áp dụng phương thức kiểm tra giảm:

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo hồ sơ công bố)

Ký hiệu mã mặt hàng (nếu có)

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

Số công bố

Ngày hết hạn công bố

Lý do áp dụng phương thức kiểm tra giảm

Danh Mục hoặc Giấy tờ xác nhận đính kèm*

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Danh Mục hoặc Giấy tờ xác nhận đính kèm là: Số của Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức thông thường (3 lô hàng liên tiếp tại các thời Điểm khác nhau trong vòng 12 tháng) hoặc Số của Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức giảm trong vòng 12 tháng kèm Phiếu kết quả kiểm nghiệm mẫu định kỳ (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) theo quy định hoặc Giấy tờ xác nhận (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) theo nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

Chúng tôi đề nghị được áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với các mặt hàng thực phẩm trên.

Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong hồ sơ.

 

 

Chủ hàng
(Ký tên đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên Chủ hàng
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Số …../20…./ĐKNK

1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của chủ hàng:

2. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa;

3. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân xuất khẩu:

4. Số vận đơn (Bill of lading);

5. Danh sách hàng hóa (Packing list):

6. Số hóa đơn (Invoice):

7. Thời gian nhập khẩu dự kiến:

8. Cửa khẩu đi:

9. Cửa khẩu đến:

10. Thời gian kiểm tra:

11. Địa Điểm kiểm tra:

12. Dự kiến tên cơ quan kiểm tra:

13. Thông tin chi Tiết lô hàng

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo hồ sơ công bố)

Ký hiệu mã mặt hàng (nếu có)

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

Số công bố

Số lượng

Khối lượng*

Giá trị

Phương thức kiểm tra

Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra**

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng (7,8,9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Khối lượng khai báo là khối lượng tịnh

** Svăn bản xác nhận phương thức kiểm tra là số thông báo của Cục An toàn thực phẩm cho phép mặt hàng được kiểm tra theo phương thực giảm hoặc số thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước. Riêng trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 6 thì do cơ quan kiểm tra xác nhận và thông báo lại cho chủ hàng trước khi lấy mẫu kiểm tra.

 

Chủ hàng
(Ký tên đóng dấu)




Ngày …. tháng… năm…

Cơ quan kiểm tra nhà nước
(Ký tên đóng dấu)




Ngày …. tháng… năm…

 

2-Thủ tục

Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu đối với mặt hàng thuộc diện kiểm tra thông thường

Trình tự thực hiện

 

Bước 1:

Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra tại Cơ quan kiểm tra hoặc Cổng thông tin điện tử Cơ chế một cửa quốc gia khi có quyết định áp dụng của Bộ Y tế.

Bước 2:

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ thời Điểm nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, cơ quan kiểm tra tiến hành xem xét kiểm tra, nếu hồ sơ đầy đủ, tiến hành bước tiếp theo, nếu hồ sơ không đầy đủ, phải thông báo cụ thể cho chủ hàng về các giấy tờ bị thiếu hoặc không phù hợp với yêu cầu.

Bước 3:

Trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc, kể từ thời Điểm nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm lấy mẫu để thực hiện kiểm tra đối với lô hàng đã về đến cửa khẩu tại thời Điểm chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra.

Trường hợp lô hàng chưa về đến cửa khẩu tại thời Điểm chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra thì thời Điểm lấy mẫu là 02 ngày kể từ thời Điểm nhận được thông báo bằng văn bản của chủ hàng về việc lô hàng đã về đến cửa khẩu.

Bước 4:

Trong thời hạn 06 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và Cấp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo mẫu quy định.

Cách thức thực hiện

 

Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan kiểm tra hoặc trên Cổng thông tin điện tử Cơ chế một cửa quốc gia.

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

A. Thành phần hồ sơ:

1. Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo mẫu được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm Thông tư số 52/2015/TT-BYT .

2. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có dấu xác nhận của thương nhân kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản lấy trên mạng trực tuyến có đóng dấu của thương nhân đối với hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

3. Giấy tờ ủy quyền của thương nhân cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có)

4. Bản sao danh Mục hàng hóa kèm theo (Packing list).

5. Bản sao có chứng thực và có xác nhận của chủ hàng: Vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice).

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

 

08 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Tổ chức, cá nhân

quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Cơ quan kiểm tra

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu.

Phí, lệ phí

 

Phí: Thu bằng 0,1% giá trị lô sản phẩm, nhưng mức thu tối thiểu không dưới 1.000.000 đồng/lô sản phẩm và tối đa không quá 10.000.000 đồng/lô sản phẩm.

Lệ phí: 150.000 đối với trường hợp lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu.

Lệ phí: 0 VND đối với trường hợp lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu.

(Theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí, Lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm)

Tên mẫu đơn

 

Phụ lục 2: Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Yêu cầu, Điều kiện thủ tục hành chính

 

Không có

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1. Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội.

2. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.

3. Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn thực phẩm.

4. Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

5. Quyết định 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

6. Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí, Lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

7. Thông tư số 52/2015/TT-BYT ngày 21/12/2015 của Bộ Y tế quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên Chủ hàng
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Số …../20…./ĐKNK

1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của chủ hàng:

2. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa;

3. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân xuất khẩu:

4. Số vận đơn (Bill of lading);

5. Danh sách hàng hóa (Packing list):

6. Số hóa đơn (Invoice):

7. Thời gian nhập khẩu dự kiến:

8. Cửa khẩu đi:

9. Cửa khẩu đến:

10. Thời gian kiểm tra:

11. Địa Điểm kiểm tra:

12. Dự kiến tên cơ quan kiểm tra:

13. Thông tin chi Tiết lô hàng

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo hồ sơ công bố)

Ký hiệu mã mặt hàng (nếu có)

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

Số công bố

Số lượng

Khối lượng*

Giá trị

Phương thức kiểm tra

Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra**

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng (7,8,9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Khối lượng khai báo là khối lượng tịnh

** Svăn bản xác nhận phương thức kiểm tra là số thông báo của Cục An toàn thực phẩm cho phép mặt hàng được kiểm tra theo phương thực giảm hoặc số thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước. Riêng trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 6 thì do cơ quan kiểm tra xác nhận và thông báo lại cho chủ hàng trước khi lấy mẫu kiểm tra.

 

Chủ hàng
(Ký tên đóng dấu)




Ngày …. tháng… năm…

Cơ quan kiểm tra nhà nước
(Ký tên đóng dấu)




Ngày …. tháng… năm…

 

3-Thủ tục

Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu đối với mặt hàng thuộc diện kiểm tra chặt

Trình tự thực hiện

 

ớc 1:

Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra tại Cơ quan kiểm tra hoặc Cổng thông tin điện tử Cơ chế một cửa quốc gia khi có quyết định áp dụng của Bộ Y tế.

Bước 2:

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ thời Điểm nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra, cơ quan kiểm tra tiến hành xem xét kiểm tra, nếu hồ sơ đầy đủ, tiến hành bước tiếp theo, nếu hồ sơ không đầy đủ, phải thông báo cụ thể cho chủ hàng về các giấy tờ bị thiếu hoặc không phù hợp với yêu cầu.

Bước 3:

Trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc, kể từ thời Điểm nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm lấy mẫu để thực hiện kiểm tra đối với lô hàng đã về đến cửa khẩu tại thời Điểm chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra.

Trường hợp lô hàng chưa về đến cửa khẩu tại thời Điểm chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra thì thời Điểm lấy mẫu là 02 ngày kể từ thời Điểm nhận được thông báo bằng văn bản của chủ hàng về việc lô hàng đã về đến cửa khẩu.

Bước 4:

Trong thời hạn 08 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và Cấp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo mẫu quy định.

Cách thức thực hiện

 

Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan kiểm tra hoặc trên Cổng thông tin điện tử Cơ chế một cửa quốc gia

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

A. Thành phần hồ sơ:

1. Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo mẫu được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm Thông tư số 52/2015/TT-BYT .

2. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có dấu xác nhận của thương nhân kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản lấy trên mạng trực tuyến có đóng dấu của thương nhân đối với hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

3. Giấy tờ ủy quyền của thương nhân cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có)

4. Bản sao danh Mục hàng hóa kèm theo (Packing list).

5. Bản sao có chứng thực và có xác nhận của chủ hàng: Vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice).

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

 

08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Cơ quan kiểm tra

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu.

Phí, lệ phí

 

Phí: Thu bằng 0,1% giá trị lô sản phẩm, nhưng mức thu tối thiểu không dưới 1.000.000 đồng/lô sản phẩm và tối đa không quá 10.000.000 đồng/lô sản phẩm.

Lệ phí: 150.000 đối với trường hợp lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu.

Lệ phí: 0 VND đối với trường hợp lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu.

(Theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí, Lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm)

Tên mẫu đơn

 

Phụ lục 2: Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Yêu cầu, Điều kiện thủ tục hành chính

 

Không có

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1. Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội.

2. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.

3. Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn thực phẩm.

4. Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

5. Quyết định 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

6. Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí, Lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

7. Thông tư số 52/2015/TT-BYT ngày 21/12/2015 của Bộ Y tế quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên Chủ hàng
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Số …../20…./ĐKNK

1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của chủ hàng:

2. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa;

3. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax, Email của thương nhân xuất khẩu:

4. Số vận đơn (Bill of lading);

5. Danh sách hàng hóa (Packing list):

6. Số hóa đơn (Invoice):

7. Thời gian nhập khẩu dự kiến:

8. Cửa khẩu đi:

9. Cửa khẩu đến:

10. Thời gian kiểm tra:

11. Địa Điểm kiểm tra:

12. Dự kiến tên cơ quan kiểm tra:

13. Thông tin chi Tiết lô hàng

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo hồ sơ công bố)

Ký hiệu mã mặt hàng (nếu có)

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

Số công bố

Số lượng

Khối lượng*

Giá trị

Phương thức kiểm tra

Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra**

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng (7,8,9)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Khối lượng khai báo là khối lượng tịnh

** Svăn bản xác nhận phương thức kiểm tra là số thông báo của Cục An toàn thực phẩm cho phép mặt hàng được kiểm tra theo phương thực giảm hoặc số thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước. Riêng trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 6 thì do cơ quan kiểm tra xác nhận và thông báo lại cho chủ hàng trước khi lấy mẫu kiểm tra.

 

Chủ hàng
(Ký tên đóng dấu)




Ngày …. tháng… năm…

Cơ quan kiểm tra nhà nước
(Ký tên đóng dấu)




Ngày …. tháng… năm…

 

4-Thủ tục

Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Giấy chứng nhận xuất khẩu (CE) đối với các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

Trình tự thực hiện

 

Bước 1:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.

Bước 2:

Cục An toàn thực phẩm kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận, cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT .

Bước 3:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do, Giấy chứng nhận xuất khẩu theo mẫu quy định hoặc theo mẫu yêu cầu của nước nhập khẩu. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản lý do không cấp.

Bước 4:

Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do, Giấy chứng nhận xuất khẩu.

Cách thức thực hiện

 

Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục An toàn thực phẩm

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

A. Thành phần hồ sơ:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do, Giấy chứng nhận xuất khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư số 52/2015/TT-BYT .

2. Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có chứng thực).

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

 

05 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Cục An toàn thực phẩm

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Giấy chứng nhận lưu hành tự do, Giấy chứng nhận xuất khẩu

Phí, lệ phí

 

Phí: 1.000.000 (một triệu đồng chẵn)

Lệ phí: 150.000 (một trăm năm mươi nghìn đồng chẵn)

(Theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí, Lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm)

Tên mẫu đơn

 

Phụ lục 4: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do, Giấy chứng nhận xuất khẩu

Yêu cầu, Điều kiện thủ tục hành chính

 

Không có

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1. Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội.

2. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.

3. Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn thực phẩm.

4. Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

5. Quyết định 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

6. Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí, Lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

7. Thông tư số 52/2015/TT-BYT ngày 21/12/2015 của Bộ Y tế quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

 

PHỤ LỤC SỐ 04

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO, GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…., ngày …. tháng …. năm ….

 

Kính gửi: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế

Tên tổ chức, cá nhân (Tiếng Việt và Tiếng Anh): .......................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................

Số điện thoại: ……………………………………….. Số fax: ………………………………

Website (nếu có) …………………………………….. E-mail: .........................................

Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, Công ty chúng tôi đề nghị Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do - (Certificate of Free Sale - CFS) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exported-CE) đối với các sản phẩm thực phẩm như sau:

TT

Tên sản phẩm, hàng hóa (Tiếng Việt và Tiếng Anh)

Số công bố(*)

Nước nhập khẩu

1

 

 

 

2

 

 

 

Các giấy tờ kèm theo: (đnghị đánh dấu Ö nếu có):

TT

Tên loại giấy tờ

(Ö)

1

Bản sao có chứng thực Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

 

2

Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu/ nhà nhập khẩu (nếu có)

 

Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong hồ sơ.

 

 

(Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu)

* Số công bố: Là số “Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy”; “Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm”

 

5-Thủ tục

Cấp giấy chứng nhận y tế (HC) đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

Trình tự thực hiện

 

Bước 1:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.

Bước 2:

Cục An toàn thực phẩm kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận, cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm Thông tư số 52/2015/TT-BYT .

Bước 3:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản lý do không cấp.

Bước 4:

Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân xin cấp Giấy chứng nhận y tế.

Cách thức thực hiện

 

Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục An toàn thực phẩm

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

A. Thành phần hồ

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm Thông tư số 52/2015/TT-BYT .

2. Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực)

3. Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ Điều kiện an toàn thực phẩm (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP) hoặc Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

B. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

 

05 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Cục An toàn thực phẩm

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Giấy chứng nhận y tế

Phí, lệ phí

 

Phí: 1.000.000 (một triệu đồng chẵn)

Lệ phí: 150.000 (một trăm năm mươi nghìn đồng chẵn)

(Theo Thông tư 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí, Lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm)

Tên mẫu đơn

 

Phụ lục 8: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận y tế

Yêu cầu, Điều kiện thủ tục hành chính

 

Không có

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1. Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội.

2. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.

3. Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn thực phẩm.

4. Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của liên bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

5. Quyết định 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

6. Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng Phí, Lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

7. Thông tư số 52/2015/TT-BYT ngày 21/12/2015 của Bộ Y tế quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

 

PHỤ LỤC SỐ 08

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 52/2015/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày ....tháng ....năm ……

 

Kính gửi: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế

Tên tổ chức, cá nhân (Tiếng Việt và Tiếng Anh): .........................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................................

Số điện thoại: ………………………………………. Số fax: ...........................................

Website (nếu có) …………………………………… E-mail: ...........................................

Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, Công ty chúng tôi đề nghị Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận Y tế (Health Certificate - HC) đối với lô hàng xuất khẩu như sau:

TT

Tên sản phẩm thực phẩm (Tiếng Việt và Tiếng Anh)

Số lô/ Ngày sản xuất, hạn sử dụng

Số phiếu kiểm nghiệm

1

 

 

 

2

 

 

 

Hồ sơ kèm theo:

- ………………..

-…………………

Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong hồ sơ.

 

 

(Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

02 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BÃI BỎ
(Ban hành kèm theo Quyết định 4694/QĐ-BYT ngày 04/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Mã số thủ tục

Tên thủ tục hành chính

Cơ quan thực hiện

Ghi chú

1

B-BYT-031266-TT

Xin xác nhận kiểm tra giảm nhẹ hoặc chỉ kiểm tra hồ sơ đối với mặt hàng thực phẩm nhập khẩu đủ Điều kiện theo quy định trong “Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu”

Cục An toàn thực phẩm;

TTHC được ban hành tại Quyết định 23/2007/QĐ-BYT ngày 29/3/2007

2

B-BYT-031479-TT

Cấp Giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu của cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng thực phẩm nhập khẩu.

Các cơ quan kỹ thuật được ủy quyền chức năng kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu;

TTHC được ban hành tại Quyết định 23/2007/QĐ-BYT ngày 29/3/2007