Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ LÂM NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 804-QĐ/KT | Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1993 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ LÂM NGHIỆP BAN HÀNH QUY PHẠM KỸ THUẬT XÂY DỰNG RỪNG GIỐNG VÀ VƯỜN GIỐNG (QPN 15-93); QUY PHẠM KỸ THUẬT XÂY DỰNG RỪNG GIỐNG CHUYỂN HÓA (QPN 16-93)
BỘ TRƯỞNG BỘ LÂM NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa ban hành kèm theo Nghị định số 141-HĐBT ngày 24-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng;
Theo đề nghị của các ông: Vụ trưởng Vụ Khoa học - Kỹ thuật và Vụ Lâm sinh - Công nghiệp rừng.
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này 2 bản Quy phạm.
1. Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN 15-93).
2. Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hóa (QPN 16-93).
Điều 2. Quy phạm này áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất lâm nghiệp và có hiệu lực kể từ ngày ký.
| Nguyễn Quang Hà (Đã ký) |
KỸ THUẬT XÂY DỰNG RỪNG GIỐNG VÀ VƯỜN GIỐNG (QPN 15-93)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 804-QĐ/KT ngày 2-11-1993)
Nghiêm cấm dùng cây hom hoặc cây ghép từ cây mẹ không được chọn lọc để xây dựng vườn giống.
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG RỪNG GIỐNG VÀ VƯỜN GIỐNG
Điều 6. Chỉ được gây trồng rừng và vườn giống ở những nơi có đủ các điều kiện sau đây:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho ra hoa, kết quả và có hạt chắc.
- Nơi chưa xẩy ra dịch bệnh và không bị lũ lụt làm ngập rừng và vườn giống (trừ các loại rừng trên đất ngập).
- Phải cách ly với các rừng trồng kinh tế có cùng loài cây với cự ly ít nhất là 150m. Đối với loài cây thụ phấn nhờ gió thì rừng giống và vườn giống có thể nằm trên hướng gió chính trong mùa nở hoa mà không cần cách ly. Việc cách ly cũng có thể được thực hiện bằng cách tròng cây khác loài không có khả năng lai giống tự nhiên với cây trong rừng giống và vườn giống.
- Có điều kiện chăm sóc bảo vệ và thu hoạch quả thuận lợi.
CHƯƠNG 3: CHỌN XUẤT XƯ, CHỌN VÀ QUẢN LÝ CÂY MẸ
Vật liệu để gây trồng rừng giống (hạt, hom) phải được lấy từ xuất xứ tốt nhất đã được khảo nghiệm (có năng suất cao, chất lượng tốt, không bị sâu bệnh), phù hợp với điều kiện sinh trưởng của vùng gây trồng, có khả năng ra hoa kết hạt tại nơi gây trồng rừng giống. Hạt của những xuất xứ này có thể nhập từ nơi khác.
1. Cây mẹ lấy giống để gây trồng rừng giống và vườn giống là những cây trội được chọn lọc trong các rừng trồng từ những xuất xứ tốt nhất đã được xác định, hoặc từ rừng tự nhiên nhằm mục đích lấy giống.
2. Số lượng cây mẹ cần thiết để lấy giống dùng cho xây dựng rừng giống tùy thuộc vào quy mô cải thiện giống, song ít nhất là 20 cây.
3. Tiêu chuẩn chung của cây trội là cây ở tuổi thành thục công nghệ, khoẻ mạnh, tán lá phát triển cân đối, không bị sâu bệnh, có sản phẩm theo mục đích kinh tế cao.
4. Tiêu chuẩn cụ thể phải căn cứ vào mục tiêu trồng rừng để lựa chọn.
a) Đối với câu lấy gỗ: sinh trưởng nhanh, đoạn thân dưới cành dài, thân cây thẳng tròn đều, không xoắn vặn, cành nhánh nhỏ, góc phân cành lớn.
b) Đối với cây lấy củi là sinh trưởng nhanh, nhiệt trị của gỗ lớn, nhiều gỗ, có khả năng nẩy chồi mạnh.
c) Đối với cây lấy lá, lấy vỏ phải là cây sinh trưởng nhanh, có nhiều vỏ hoặc nhiều lá, hàm lượng các chất cần dùng trong vỏ hoặc trong lá cao.
d) Đối với cây lấy quả phải là cây nhiều quả, quả to, tỷ lệ nhân nhiều và hàm lượng các chất cần thiết trong nhân cao.
e) Đối với cây lấy nhựa phải là cây nhiều nhựa.
5. Đánh giá cây trội:
Các cây trội được lựa chọn ban đầu theo đặc điểm bên ngoài nói ở điểm 1 được coi là cây trội dự tuyển. Chỉ sau khi đã qua đánh giá mới được coi là cây trội chính thức để lấy vật liệu giống.
Đối với rừng đều tuỏi thì cây trội là cây có chỉ tiêu chọn giống trực tiếp theo mục tiêu kinh tế vượt trị số trung bình của đám rừng hoặc của lâm phần ít nhất là 1,5-2 lần độ lệch chuẩn (tức x + 1,5 đến x + 2 hoặc x + 1,5Sx đến x + 2Sx)(4).
Đối với rừng tự nhiên khác tuổi cây trội được đánh giá theo phương pháp quan sát.
Chọn cây trội để xây dựng rừng giống thì yêu cầu các chỉ tiêu này có thể thấp hơn chọn cây trội để xây dựng vườn giống.
Sau khi cây trội được đánh giá được gọi là cây trội chính thức. Vật liệu để xây dựng vườn giống và rừng giống phải được lấy từ cây trội chính thức.
Điều 10. Quản lý cây trội (cây mẹ lấy giống).
1. Cây trội phải được ghi chép vào phiếu theo mẫu chung theo phụ lục 1.
2. Cây trội phải được đánh số theo một hệ thống chung trong các đơn vị kinh doanh.
3. Mỗi cây trội được sơn một vòng sơn tương phản với màu sắc của vỏ cây (đỏ, vàng hoặc trắng). Vòng sơn có chiều rộng 2cm, được sơn ở độ cao 1,5m. Phía dưới viết số hiệu cây trội theo cùng một hướng.
4. Những cây trội đã được hội đồng giống của ngành công nhận thì được đánh thêm một số vòng sơn như vòng sơn trước và đánh số phía trên theo một hệ thống chung trong từng tỉnh (theo loại cây).
5. Cây trội là một tài sản quốc gia. Phải có biện pháp bảo vệ đặc biệt.
CHƯƠNG 4: THU HÁI, BẢO QUẢN HẠT GIỐNG ĐỂ XÂY DỰNG RỪNG GIỐNG VÀ VƯỜN GIỐNG
Quả được thu hái riêng rẽ cho từng cây trội và được đê riêng. Cây có quả chín trước được thu hái trước, cây có quả chín sau được thu hái sau. Khi thu hái chín chỉ lấy những quả chín thu hoạch hoặc phần chín thu hoạch, không lấy quả non.
Hạt tách khỏi quả được để riêng theo từng cây.Hạt phải được làm sạch tạp vật, loại bỏ các hạt lép và hong phơi hoặc bảo quản sơ bộ theo quy trình cho từng loại hạt.
- Hạt để trồng rừng giống sau khi đã bảo quản sơ bộ được trộn lẫn theo nguyên tắc các cây mẹ đều có khối lượng hạt tham gia như nhau, sau đó được đóng gói cẩn thận và có phiếu ghi rõ nguồn gốc hạt, số cây mẹ, ngày và nơi thu hái.
- Hạt để trồng vườn giống phải được đóng gói riêng theo từng cây và có phiếu ghi rõ số hiệu cây mẹ, ngày và nơi thu hái.
Hạt chưa gieo ngay hoặc phải qua thời kỳ ngủ nghỉ phải được bảo quản theo quy trình quy định cho từng loài cây.
Hạt trước khi bảo quản và trước khi gieo phải xác định tỷ lệ nẩy mầm (đối với hạt lớn) hoặc số hạt có thể nẩy mầm trong một đơn vị khối lượng hạt nhằm xác định số hạt cần gieo để bảo đảm có số cây cần thiết.
CHƯƠNG 5: GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY CON
Đối với cây thụ phấn nhờ gió nếu trồng rừng theo băng thì hướng băng nhất thiết phải song song với hướng gió thịnh hành trong mùa nở hoa.
Điều 21. Chuẩn bị đất trồng rừng:
Đất trồng rừng giống có độ dốc không quá 15o, được phát dọn sạch thực bì, cày bừa toàn diện hoặc theo bậc thang, làm sạch cỏ. Sau đó cày rạch hàng để chuẩn bị trồng cây.
Việc đào hố bón lót phải làm xong trước khi trồng 1 tuần.
Khoảng cách các tâm cụm được xác định theo sự phát triển tán của từng loại cây, bảo đảm nguyên tắc là khi rừng giống phát triển ổn định cây giống giữa các cụm vẫn không giao tán. Tùy theo loài cây mà mật độ cụm có thể thay đổi từ 200 đến 500 cụm/ha.
CHƯƠNG 7: CHĂM SÓC, BẢO VỆ VÀ QUẢN LÝ RỪNG GIỐNG
+ Nơi không làm nông lâm kết hợp thì nội dung chăm sóc bao gồm phát dọn thựcbì, làm cỏ, xới đất, bón phân và vun gốc.
+ Nơi có thể làm nông lâm kết hợp thì nội dung chăm sóc chủ yếu là làm cỏ quanh gốc (nếu cần), bón phân và vun gốc.
Việc bón phân chỉ tập trung cho các cây định giữ lại để làm cây giống.
CHƯƠNG 8: TỈA THƯA RỪNG GIỐNG VÀ THU HÁI QUẢ
Điều 29. Cây tỉa bỏ là cây sinh trưởng kém, bị sâu bệnh, không đáp ứng yêu cầu làm giống.
Cây được giữ lại làm cây giống phải là cây sinh trưởng và phát triển cân đối, có sản phẩm theo mục tiêu kinh tế cao, không sâu bệnh, có khả năng ra hoa kết hạt (xem điều 9).
Điều 32. Nghiêm cấm lợi dụng chặt tỉa thưa để khai thác cây đạt kích thước lớn trong rừng.
Việc bài cây tối thiểu phải do cán bộ kỹ thuật đã qua huấn luyện tiến hành.
Điều 35. Tiêu chuẩn cây để làm gốc ghép.
Cây để làm gốc ghép phải là những cây còn ở tuổi vườn ươm sinh trưởng khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, có đường kính phát triển để phù hợp với kích thước của cành ghép. Kỹ thuật tạo cây làm gốc ghép như kỹ thuật tạo và chăm sóc cây con.
CHƯƠNG 10: TRỒNG, CHĂM SÓC VƯỜN GIỐNG VÀ THU HÁI QUẢ
Nguyên tắc chung là cây có tán lá nhỏ thì trồng mật độ cao, cây có tán lớn thì trồng mật độ thấp.
- Khi trồng bằng cây hạt (vườn giống cây hạt) thì mỗi cụm 3 cây (trồng cách nhau 1m) được coi là một cụm cây. Khoảng cách giữa tâm các cụm cây là khoảng cách được tính theo mật độ cuối cùng.
Phải bón lót đủ lượng phân hữu cơ trước khi trồng và phải nhiều hơn so với trồng rừng sản xuất.
CHƯƠNG 11: KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ
Điều 53. Khải nghiệm hậu thế gồm có:
a) Khảo nghiệm hậu thế cho cây trội.
b) Khảo nghiệm hậu thế để đánh giá khả năng tổ hợp chung.
c) Khảo nghiệm hậu thế để đánh giá khả năng tổ hợp riêng (xem phụ lục 3).
Tùy trình độ cán bộ, đặc điểm sinh trưởng và phát triển của loài và các điều kiện khác mà lựa chọn kiểu khảo nghiệm hậu thế thích hợp.
Điều 56. Những vật liệu sau đây không được làm đối chứng khi khảo nghiệm hậu thế:
- Vật liệu từ những xuất xứ kém thích nghi.
- Vật liệu từ các cây xấu của quần thụ.
- Vật liệu từ những cá thể cây hoặc quần thụ quá tốt (trừ trường hợp phải đánh giá cho chính những vật liệu này).
CHƯƠNG 12: XÂY DỰNG VƯỜN GIỐNG THẾ HỆ MỘT RƯỠI VÀ THẾ HỆ HAI
Vườn giống thế hệ hai bằng cây ghép được gây trồng và chăm sóc như vườn giống vô tính thế hệ một.
Vườn giống thế hệ hai bằng cây hạt được gây trồng, chăm sócvà tỉa thưa như vườn giống cây hạt thế hệ một.
CHƯƠNG 13: XÂY DỰNG VƯỜN GIỐNG LẤY HOM
Mục 1. Trồng vườn giống lấy hom
Chăm sóc cho cây giống như chăm sóc ở vườn ươm.
Cắt hom để tiếp tục khảo nghiệm hậu thế được tiến hành riêng rẽ cho từng dòng vô tính hoặc từng gia đình.
Điều 75. Khi cây giống không đạt yêu cầu lấy hom thì phải hủy bỏ.
CHƯƠNG 14: XÂY DỰNG VƯỜN GIỐNG CÂY LẤY QUẢ
CHƯƠNG 15: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Căn cứ vào quy phạm này và tình hình cụ thể của từng nơi, đặc điểm sinh trưởng phát triển của từng loại cây, các cơ sở phải xây dựng quy trình kỹ thuật cụ thể cho từng loài cây.
Những quy định cụ thể trong các quy trình đó không được trái với những quy định trong quy phạm này.
Dự thảo các quy trình cụ thể phải được Bộ Lâm nghiệp cho phép mới ban hành và sau khi ban hành phải đăng ký tại Bộ Lâm nghiệp.
2. Chọn lọc hỗn hợp hoặc chọn lọc hàng loạt là cách chọn lọc được tiến hành cho từng cây, song vật liệu giống (hạt, hom _) được thu hái gộp chung và khảo nghiệm hậu thế chung cho tất cả những cây đã được chọn.
3. Chọn lọc cá thể là cách chọn lọc, thu hái vật liệu giống và khảo nghiệm hậu thế được tiến hành cho từng cây riêng biệt.
(4). x: Trị số bình quân của quần thể so sánh.
Sx: Độ lệch chuẩn của quần thể so sánh.
Loài cây: Tên Việt Nam:
Tên khoa học:
1 - Số đăng ký của cây trội 2 - Số hiệu cây trội
3 - Ngày lập hồ sơ 4 - Người lập hồ sơ
5 - Địa điểm: - Tỉnh: - Vĩ độ oC, Kinh độ oC
- Lâm trường - Độ cao mặt biển
- Đội - Nhiệt độ trung bình năm oC
Tối cao oC - Tối thấp oC
- Khoảnh, lô - Lượng mưa mm
6 - Đặc trưng lâm phần
- Nguồn gốc rừng: Rừng Rừng trồng: Xuất xứ:
tự nhiên
- Tổ thành loài cây gỗ
- Thục bì thảm tươi
- Loại đất Địa hình... Độ dốc... Hướng dốc...
- Tuổi rừng Phân bố
- Mật độ: Ban đầu - Sản lượng trung bình của sản phẩm chuyên dùng
Hiện tại - Tình hình ra quả
- Đườngkính trung bình (cm) - Tình hình sâu bệnh
- Chiều cao trung bình (m)
7 - Đặc trưng đám rừng có cây trội
- Đường kính trung bình (cm) - Chiều dài trung bình của đoạn thân dưới cành
(m)
- Chiều cao trung bình (m) - Lượng sản phẩm chuyên dùng trung bình/cây
8 - Đặc trưng cây trội
- Độ cao tương đối (từ chân đồi (m))
- Vị trí:
- Trong gia đình
- Tuổi...
- Đường kính (D1.3) (cm) Độ vượt so đám rừng% d
- Chiều cao (m) Độ vượt so đám rừng% d
- Đoạn thân dưới cành (m) Độ vượt so đám rừng% d
- Lượng sản phẩm chuyên dùng Độ vượt so đám rừng% d
9 - Mô tả và đánh giá cây trội
- Số đăng ký cây trội Số hiệu cây trội trong lâmphần
- Thẳng 10-20 - Thẳng thớ 4-5 - Trơn nhẵn 3 - Tròn đều 3
- Hẹp 31* - Tròn đều 3
- CànhSố vòng cành
Độ lớn cành Điểm Góc phân cành Điểm Trong 8 mét Điểm
- Hoa quả Điểm Sức sống Điểm
(*) Lấy quả hoặc lá
- Điểm tổng hợp đánh giá cây trội
|
|
- Sơ đồ vị trí cây trội
| 50 0 100 200 5 0 10 20 |
GIẢI THÍCH PHIẾU MÔ TẢ CÂY TRỘI
Hồ sơ cây trội là toàn bộ các ghi chép để mô tả đặc trưng lâm phần, đặc trưng đám rừng và đặc trưng cây trội, nêu lên những đặc điểm quan trọng nhất để thấy được đặc điểm phân bố địa lý, nguồn gốc lâm phần và cây trội, đặc điểm sinh thái và hình thái cây trội cũng như sản lượng và chất lượng sản phẩm của cây trội. Hồ sơ này gồm ba phần lớn sau đây:
Phần một là những ghi chép chung (từ mục 1 đến mục 5) nhằm nêu lên những nét chung nhất về địa điểm và những nét đặc trưng về điều kiện sinh thái.
Phần hai gồm mục 6 và mục 7 nhằm nêu rõ những đặc trưng cơ bản của lâm phần và của đám rừng có cây trội. Các chỉ tiêu chính trong phần này là nguồn gốc rừng, xuất xứ, các điều kiện sinh thái chính (đất đai, thực bì), các đặc điểm của rừng như tuổi rừng, tình trạng phân bố, sản lượng trung bình về gỗ hoặc các sản phẩm chuyên dùng khác, tình hình ra quả và tình hình sâu bệnh.
Điều kiện tiểu tiểu địa hình và đất đai trong lâm phần không bao giờ đồng nhất, lâm phần bao gồm các đám rừng khác nhau về đường kính và chiều cao, nên cây trội cũng được phân bố ở các đám rừng cụ thể khác nhau này, ở đó cây trội là cây vượt lên rõ rệt so với cả đám rừng còn lại. Vì vậy phải dùng trị số trung bình của những chỉ tiêu quan trọng nhất trong đám rừng để so sánh với cây trội. Tùy loài cây và tùy loại sản phẩm mà xác định số cây cần đo đếm trong đám rừng. Về sinh trưởng thường phải đo đường kính cho 50-60 cây chung quanh cây trội, về sản lượng nhựa có thể phải đo cho 100 cây chung quanh cây trội.
Nguyên tắc chung để chọn số cây cần đo trong đám rừng có cây trội là:
|
|
V% |
| = |
|
|
| P% |
Trong đó: n là số cây cần thiết phải đo đếm
V% - độ biến động tính theo phần trăm
P% - độ chính xác cần có, tính theo phần trăm.
Như vậy, độ biến động càng lớn và yêu cầu độ chính xác càng cao thì càng cần nhiều số cây đo đếm, độ biến động nhỏ và yêu cần độ chính xác thấp thì cần ít cây để đo đếm.
Phần ba gồm mục 8 và mục 9 nhằm ghi chép các đặc trưng của cây trội.
Mục 8 bao gồm những chỉ tiêu quan trọng nhất về cây trội như đường kính, chiều cao, đoạn thân dưới cành và độ vượt của chúng so với các cây còn lại trong đám rừng. Đối với cây lấy sản phẩm khác thì đó là lượng sản phẩm chuyên dùng và độ vượt của cây trội so với đám rừng.
Khi chọn cây trội cần dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp về hình thái như thân thẳng, tròn đều, tán lá cân đối, cành nhánh nhỏ, góc phân càng lớn, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh để chọn cây trội về sinh trưởng; hoặc cây phát triển cân đối, có sức sống, không bị sâu bệnh để chọn cây trội theo các sản phẩm khác.
Sau khi chọn được cây trội (mà thường là dựa vào một tập thể có hiểu biết) mới đo đếm các chỉ tiêu cần thiết cho cây trội và đám rừng có cây trội.
Để đánh giá cây trội một cách chính xác cần dùng các chỉ tiêu độ vượt tính theo phần trăm và độ vượt theo độ lệch chuẩn để so sánh cây trội với đám rừng. Vì vậy, trong biểu đã ghi sẵn cả hai tiêu chuẩn này để tiện so sánh. Đương nhiên, tiêu chuẩn chung nhất là độ lệch chuẩn.
Mục 9: Phần giới thiệu việc ghi chép toàn bộ các chỉ tiêu cần thiết để nói rõ thêm giá trị của của cây trội.
Trong đó, những chỉ tiêu quan trọng nhất như độ thẳng của thân thì có điểm nhiều nhất, các chỉ tiêu quan trọng tiếp theo như độ lớn cành, góc phân cành có điểm thấp hơn. Trên cơ sở nhiều nghiên cứu người ta đã thấy rằng cây có cành nhỏ, góc phân cành lớn và số lượng vòng cành trên thân nhiều thường là những cây sinh trưởng nhanh và có chất lượng gỗ tốt. Vì vậy khi chọn cây trội phải rất coi trọng những chỉ tiêu này. Những chỉ tiêu còn lại ở mức quan trọng ít hơn thì có điểm thấp hơn(1).
Thang điểm bên cạnh các ô vuông là để tiện cho việc ghi chép và đánh giá các chỉ tiêu. Tùy tình hình cụ thể mà người chọn cây trội cho điểm thích hợp và ghi số điểm cần thiết vào ô vuông tương ứng.
Tổng cộng số điểm các chỉ tiêu đánh giá được ghi ở mục dưới. Cây có điểm tuyệt đối cao nhất là 59 điểm, song việc cho điểm vào các mục là tùy theo mục tiêu chọn giống và điều kiện cụ thể của từng nơi.
Cuối cùng là sơ đồ để xác định vị trí cây trội trên hiện trường và ảnh chụp về cây trội để có sự hình dung toàn diện về cây trội.
Mục 9 Có thể được ghi ởmột tờ khác đồng thời có tính chất bổ sung cho các mục trên, nên số đăng ký cây trội và số liệu cây trội trong lâm phần được ghi lại nhằm tránh thất lạc hồ sơ.
Trên đây là những hướng dẫn chính về chọn cây trội. Các cơ sở sản xuất có thể căn cứ vào đó để chọn các cây trội lấy giống dùng trực tiếp vào trồng rừng. Theo kết quản nghiên cứu của nhiều nước thì sử dụng trực tiếp những cây này có thể góp phần làm tăng sản lượng rừng trong đời sau lên khoảng 10-15% so với giống đại trà. Để tăng hiệu quả của chọn lọc, người ta thường chặt bỏ những cây xấu chung quanh cây trội vừa để mở khoảng sống cho cây trội vừa để loại bỏ các gien ẩn bất lợi ở phân tố bố, nghĩa là không để hạt phấncủa cây xấu tham gia vào quá trình thụ tinh tạo thành thế hệ mới trong đời sau.
1 - Cây chọnlàm cây giống phải không bị sâu bẹnh, nên trong thang điểm không có chỉ tiêu này.
MỘT SỐ KIỂU SẮP XẾP CÂY CHỦ YẾU TRONG CÁC VƯỜN GIỐNG
1. Sắp xếp theo hàng có chuyển dịch là cách xắp xếp mà trật tự cây trong hàng không thay đổi, song trật tự cây giữa các hàng có thay đổi. Đây là cách sắp xếp đơn giản dễ thực hiện, song có hiện tượng tổ hợp lặp một phần có định kỳ. Vì vậy nên hạn chế sử dụng.
Thí dụ (cho 20 dòng)
Hàng 1 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | ...20 |
Hàng 2 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
|
Hàng 3 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 1 | 2 | 3 |
|
Hàng 4 | 20 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14... |
|
2. Sắp xếp theo khối hoán vị: Chuyển dịch bậc thang có hệ thống của các cây trong mỗi lần gặp để tránh lặp lại một trật tự cây trong khối. Đây là phương pháp được áp dụng ở Mỹ, Colombia, Canada, ưu điểm của cách sắp xếp này là dễ thực hiện, tránh được tổ hợp lặp định kỳ, song vẫn ít tạo được thụ phấn chéo ngẫu nhiên.
Thí dụ
1 | 2 | 3 | 4 |
| 16 | 1 | 2 | 3 |
|
5 | 6 | 7 | 8 |
| 20 | 4 | 6 | 7 |
|
9 | 10 | 11 | 12 |
| 5 | 9 | 8 | 11 |
|
13 | 14 | 15 | 16 |
| 10 | 13 | 14 | 12 |
|
17 | 18 | 19 | 20 |
| 15 | 17 | 18 | 19 |
|
a) Khối xuất phát |
| b) Khối lặp lại chuyển dịch bậc thang có hệ thống lần đầu. |
3. Sắp xếp theo khối đảo nghịch là một sự biến đổi khác của việc dùng khối cặp đôi với sự nối tiếp đảo ngược của các dòng trong khối và sắp xếp ngẫu nhiên khác nhau cho mỗi cặp khối. Kiểu sắp xếp này chỉ phù hợp cho cây tự thụ phấn. Khi dùng cho cây thụ phấn chéo phải có biến đổi để tránh hai cây cùng dòng nằm cạnh nhau. Cách bố trí này được dùng cho cây Ulmus carpiniflolia ở Hà Lan.
7 | 11 | 4 | 3 | 2 | 1 | 8 | 7 | 12 | 3 |
|
6 | 12 | 5 | 7 | 10 | 8 | 6 | 4 | 10 | 5 |
|
5 | 12 | 6 | 9 | 5 | 5 | 9 | 1 | 11 | 2 |
|
4 | 11 | 7 | 6 | 8 | 10 | 7 | 2 | 11 | 1 |
|
3 | 10 | 8 | 1 | 1 | 2 | 3 | 5 | 10 | 4 |
|
2 | 9 | 9 | 2 | 11 | 4 | 12 | 3 | 12 | 7 | 8 |
1 | 8 | 10 | 3 | 12 | 4 | 11 | 6 | 9 | 9 | 6 |
Sắp xếp theo khối đảo nghịch
4. Sắp xếp theo khối cân bằng không đủ: là cách sắp xếp mà vị trí các cây trong khối nhỏ và các khối nhỏ trong vườn giống có thể được ấn định ngẫu nhiên. Cách sắp xếp này cho phép sắp xếp ngẫu nhiên các dòng vô tính cũng như tạo khả năng so sánh tính chất của các dòng vô tính một cách hiện quả nhất. Đây là cách sắp xếp phù hợp với cây thụ phấn chéo, được dùng ở Đức.
Ưu điểm của cách sắp xếp này là dự kiến được sự hoán vị của những cây cạnh nhau trong các khối nhỏ, là phương pháp thích hợp để so sánh các công thức sắp xếp cây trong vườn giống và nghiên cứu so sánh các dòng vô tính, thích hợp cho nghiên cứu khả năng tổng hợp riêng; song không thích hợp cho tỉa thưa có hệ thống.
Thí dụ: Trường hợp có:
* 10 dòng vô tính
* mỗi khối nhỏ có 3cây
* 9 lần lặp
* 30 khối nhỏ (khối 3 cây)
1 | 2 | 3 | 2 | 4 | 10 | 3 | 8 | 9 |
| 2 | 3 | 1 | 10 | 6 | 5 | 10 | 8 | 1 |
1 | 2 | 4 | 2 | 5 | 8 | 3 | 9 | 10 |
| 5 | 9 | 4 | 2 | 9 | 7 | 3 | 9 | 10 |
1 | 3 | 5 | 2 | 5 | 9 | 3 | 9 | 10 |
| 7 | 6 | 10 | 8 | 3 | 4 | 2 | 5 | 3 |
1 | 4 | 6 | 2 | 6 | 7 | 4 | 5 | 10 |
| 3 | 1 | 5 | 9 | 6 | 8 | 10 | 4 | 2 |
1 | 5 | 7 | 2 | 7 | 9 | 4 | 6 | 9 |
| 8 | 4 | 7 | 3 | 10 | 7 | 5 | 1 | 7 |
1 | 6 | 8 | 2 | 8 | 10 | 4 | 7 | 8 |
| 5 | 9 | 2 | 4 | 1 | 2 | 8 | 9 | 3 |
1 | 7 | 9 | 3 | 4 | 7 | 5 | 6 | 10 |
| 1 | 6 | 8 | 5 | 6 | 3 | 4 | 6 | 1 |
1 | 8 | 10 | 3 | 4 | 8 | 5 | 7 | 8 |
| 3 | 4 | 7 | 2 | 8 | 10 | 7 | 5 | 8 |
1 | 9 | 10 | 3 | 5 | 6 | 6 | 7 | 10 |
| 10 | 9 | 1 | 10 | 4 | 5 | 6 | 9 | 4 |
2 | 3 | 6 | 3 | 7 | 10 | 6 | 8 | 9 |
| 7 | 2 | 6 | 9 | 7 | 1 | 2 | 3 | 6 |
a) Kế hoạch lý thuyết |
| b) Sau khi đã sắp xếp ngẫu nhiên trong khối và giữa các khối. |
5. Sắp xếp mang cồn bằng được dùng khi số dòng vô tính là bình phương của một số nguyên. Cách sắp xếp này có ưu điểm là các khối nhỏ trong mỗi lần gặp có thể ngẫu nhiên và cách sắp xếp về cơ bản giống với ô vuông latinh. Đây là cách sắp xếp được dùng ở Đức và ở Mỹ.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
| 1 | 6 | 11 | 10 | 21 |
| 1 | 7 | 13 | 19 | 25 |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
| 2 | 7 | 12 | 17 | 22 |
| 21 | 2 | 8 | 14 | 20 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
| 3 | 8 | 13 | 13 | 23 |
| 16 | 22 | 3 | 9 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
| 4 | 9 | 14 | 19 | 24 |
| 11 | 17 | 24 | 4 | 10 |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
| 5 | 10 | 15 | 20 | 25 |
| 6 | 12 | 18 | 24 | 5 |
1 | 12 | 23 | 9 | 20 |
| 1 | 17 | 8 | 24 | 15 |
| 1 | 22 | 18 | 14 | 10 |
16 | 2 | 13 | 24 | 10 |
| 11 | 2 | 18 | 9 | 25 |
| 6 | 2 | 23 | 19 | 15 |
6 | 17 | 9 | 14 | 25 |
| 21 | 12 | 3 | 19 | 10 |
| 11 | 7 | 3 | 24 | 20 |
21 | 7 | 18 | 4 | 15 |
| 6 | 22 | 13 | 4 | 20 |
| 16 | 12 | 8 | 4 | 25 |
11 | 22 | 8 | 19 | 5 |
| 16 | 7 | 23 | 14 | 5 |
| 21 | 17 | 13 | 9 | 5 |
25 dòng, mỗi khối nhỏ 5 cây, 6 lần lặp, 30 khối nhỏ.
6. Sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên: Được thực hiện bằng cách trước hết chia vườn giống thành các khối bằng nhau sao để đủ cho mỗi dòng có một cá thể tham gia, còn vị trí của các cá thể trong khối thì hoàn toàn ngẫu nhiên. Sau đó phải điều chỉnh để tránh được hiện tượng các cây cùng dòng nằm cạnh nhau. Đây là phương pháp dễ sử dụng khi tỉa thưa có hệ thống, song khó thực hiện trên hiện trường. Phương pháp này được dùng nhiều ở Ôxtrâylia, Canađa, Đanh Mạch, Na Uy, Nam Phi, Liên Xô (cũ), Mỹ, Đức, Nam Tư v.v..
Một biến tướng của phương pháp này được dùng ở Thái Lan để trồng vườn giống Tếch là sắp xếp ngẫu nhiên hai lần. Thí dụ:
Khi trồng khoảng cách 12m x 12m thì lần đầu để khoảng cách 24m x 24m và bố trí cây hoàn toàn ngẫu nhiên, lần thứ hai lại bố trí ngẫu nhiên trong khoảng còn lại để thành khoảng cách 12m x 12m, đồng thời có điều chỉnh để tránh hai cây của một dòng vô tính nằm cạnh nhau.
CÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC DÙNG TRONG QUY PHẠM
1. Cành ghép (Scion, Epibiote) là khái niệm chung để chỉ một bộ phận của cây được dùng để ghép lên một bộ phận khác (gốc ghép). Các phương pháp ghép thường gặp là ghép áp, ghép chẻ nêm, ghép mắt, ghép nối tiếp, ghép cành. Phương pháp ghép được xác định phù hợp với đặc điểm sinh học và đặc điểm sinh thái học của gốc ghép cành ghép.
2. Cây ghép (Gratted Tree) là cây được tạo thành do sự kết hợp giữa gốc ghép với cành ghép. Các tính chất cơ bản của cây ghép là do cành ghép làm lại.
3. Cây trội (Plus tree) là những cây riêng biệt được lựa chọn căn cứ vào những đặc điểm kiểu hình ưu trội được đánh giá theo mục tiêu sản phẩm cần có.
4. Dòng vô tính (Clone) là tất cả các cây được sinh sản vô tính, sinh sản dinh dưỡng và sinh sản bằng bào tử từ cùng một cây mẹ.
5. Gia đình (Family) là các cá thể sinh ra từ hạt của cùng một cây mẹ và cây mẹ của chúng.
6. Gốc ghép (Stock) là bộ phận tiếp nhận và nuôi dưỡng cành ghép. Gốc ghép là cây (cây hạt, cây hom) hoặc thân của cùng loài hoặc khác loài với cành ghép, song có quan hệ di truyền gần gũi với cành ghép.
7. Khả năng tổ hợp chung (General combining ability) là khả năng tương đối của cây giống truyền đạt ưu thế di truyền cho đời sau khi giao phối với bất kỳ cá thể nào khác cùng loài.
8. Khả năng tổ hợp riêng (Specific combining ability) là khả năng tương đối của cây giống truyền đạt ưu thế di truyền cho đời sau khi giao phối với từng cá thể (hoặc từng dòng vô tính) riêng biệt cùng loài.
9. Khảo nghiệm hậu thế (Progeny test) là khảo nghiệm được tiến hành để so sánh đời sau của từng cây riêng lẻ hoặc từng gia đình với giống đại trà và với bố mẹ để kiểm tra tính di truyền của chúng. Khảo nghiệm hậu thế khi được tiến hành bằng nhân giống sinh dưỡng được gọi là khảo nghiệm dòng vô tính.
Khảo nghiệm hậu thế cho cây trội thì hạt (hoặc hom được lấy từ cây trội ở rừng.
Khảo nghiệm hậu thế để xác định khả năng tổ hợp chung thì hạt được thu hái gộp theo từng dòng vô tính hay theo từng gia đình.
Khảo nghiệm hậu thế để đánh giá khả năng tổ hợp riêng thì hạt được thu hái theo từng cặp thụ phấn.
10. Rừng giống (Seed Stand) là loại rừng chuyên doanh để lấy giống được xây dựng bằng cách chuyển hóa từ rừng tự nhiên hay rừng trồng hoặc được gây trồng từ đầu bằng các giống của xuất xứ đã được đánh giá là tốt, hoặc lấy hạt trộn lẫn từ những cây mẹ được chọn lọc, có áp dụng những biện pháp kỹ thuật thâm canh và cách ly với nguồn phấn bên ngoài nhằm sản xuất được giống có số lượng và chất lượng được cải thiện.
11. Tỉa thưa di truyền (Genetic roguing) là tỉa thưa để loại bỏ các cây cá thể hoặc các gia đình không đạt các yêu cầu chọn giống hoặc cho hậu thế không mong muốn.
12. Tính trạng (Trait) là sự biểu hiện một đặc điểm hình thái sinh lý, sinh hóa... của sinh vật, chẳng hạn thân thẳng, mọc nhanh, quả to v.v...
13. Vườn giống (Seed orchard) là khu trồng các dòng vô tính (vườn giống vô tính) hoặc các cây hạt (vườn giống cây hạt) lấy từ những cây mẹ đã được tuyển chọn và đánh giá (đã hoặc chưa qua khảo nghiệm hậu thế) được bố trí cây sao cho giảm bớt hiện tượng tự thụ phấn giữa các thành phần cây trong cùng một dòng hoặc cùng một gia đình. Vườn giống được cách ly với nguồn phấn bên ngoài, được gây trồng thâm canh và được quản lý chăm sóc thích đáng để sản xuất ra một lượng hạt lớn, thường xuyên, dễ thu hái và có chất lượng di truyền được cải thiện.
14. Vườn giống thế hệ một (First generation seed orchard) là vườn giống được xây dựng bằng nguồn giống lấy từ các cây mẹ từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng đã được chọn lọc và được đánh giá tốt.
15. Vườn giống thế hệ một rưỡi (1.5 generation seed orchard) là vườn giống được xây dựng bằng các cây ghép được lấy từ cành của các cây mẹ (cây mẹ từ vườn giống thế hệ một hoặc cây mẹ ở rừng) đã qua khảo nghiệm hậu thế được chứng minh là tốt.
16. Vườn giống thế hệ lai (Second generation seed ochard) là vườn giống được xây dựng bằng nguồn giống (hạt, cành ghép) lấy từ những cá thể tốt nhất được chọn lọc trong quần thể sản xuất đã được cải thiện (tức quần thể lấy hạt từ các loại vườn giống thế hệ một và thế hệ một rưỡi). Vườn giống thế hệ hai cũng được xây dựng bằng cây hạt lấy từ những gia đình hoặc từ những dòng vô tính trong các vườn giống thế hệ một và thế hệ một rưỡi đã cho hậu thế tốt nhất.
17. Vườn giống lấy hom (Nursery for cutting materials) là vườn giống được xây dựng bằng cây hạt hoặc cây hom sử dụng ở giai đoạn tuổi non làm cây đầu dòng để cung cấp cây hom có năng suất cao cho trồng rừng sản xuất.
18. Vườn giống cây lấy quả (Clone orchard for fuit trees) là một loại vườn giống đặc biệt chỉ cung cấp cây chiết, cành ghép, mắt ghép v.v. để xây dựng các vườn quả mới.
19. Xuất xứ (Provenance) là địa điểm của cây mẹ lấy vật liệu giống (hạt, hom, cành, mô, hạt phấn). Xuất xứ nguyên sinh là nơi lấy giống từ rừng tự nhiên, trong trường hợp này xuất xứ đồng nghĩa với nguồn gốc. Xuất xứ thứ sinh là nơi lấy giống từ rừng.
QUY PHẠM
KỸ THUẬT XÂY DỰNG RỪNG GIỐNG CHUYỂN HÓA (QPN 16-93)
Ban hành kèm theo Quyết định số 804/QĐ/KT ngày 2-11-1993
TIÊU CHUẨN CHỌN RỪNG GIỐNG VÀ CÂY GIỐNG
Mục 1:TIÊU CHUẨN CHỌN RỪNG ĐỂ CHUYỂN THÀNH RỪNG GIỐNG.
Điều 6. Rừng trồng được chọn để chuyển thành rừng giống phải có các tiêu chuẩn sau:
1. Chất lượng rừng:
- Khu rừng tốt nhất theo mục đích kinh doanh (lấy gỗ, củi, nhựa, ta nanh hay tinh dầu v.v.) của từng địa phương.
- Cây rừng trên lâm phân phải sinh trưởng và phát triển tốt, số cây cho sản phẩm đạt yêu cầu theo mục đích kinh doanh phải phân bố đều và chiếm trên 60% tổng số cây trên diện tích cần chuyển hóa.
2. Tuổi rừng:
- Tùy theo điều kiện lập địa, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của loài để quyết định tuổi cần chuyển thành rừng giống.
- Rừng ở giai đoạn tuổi non hoặc rừng sào.
- Các rừng tuổi khác muốn được chuyển hóa thành rừng giống thiếu cơ sở phải báo và phải được phê chuẩn của Bộ Lâm nghiệp.
Điều 7. Rừng tự nhiên muốn được chuyển thành rừng giống phải có các điều kiện sau đây:
+ Đại bộ phận cây rừng trong lâm phần sinh trưởng tốt, không bị cong queo, sâu bệnh, có hình tán cân đối.
+ Trong rừng có một hoặc một số loài cây cung cấp hạt giống có chất lượng tốt cho trồng rừng và tái sinh rừng.
+ Số lượng cây giống của các loài cây thuộc đối tượng cần chuyển hóa đạt từ 20 cây trở lên trên một hécta.
Mục 2.: TIÊU CHUẨN CHỌN CÂY GIỐNG
Điều 8. Phải căn cứ vào mục đích kinh doanh để chọn cây lấy giống.
1. Đối với rừng trồng:
a) Cây lấy gỗ:
Chỉ tiêu chính chọn cây lấy gỗ là đường kính, chiều cao, đoạn thân dưới cành. Theo tiêu chuẩn phân loại của Krap, cây được chọn là cây cấp I, cấp II và một phần cây cấp III.
b) Cây lấy nhựa, tinh dầu, tananh v.v...
Tiêu chuẩn chọn cây lấy nhựa, tinh dầu, tananh v.v. là sản lượng chất cần lấy phải lớn hơn sản lượng bình quân của cây trong lâm phần, hàm lượng các cây có giá trị trong sản phẩm lấy ra chiếm tỷ lệ cao.
2. Đối với rừng tự nhiên.
Cây lấy giống phải là cây đạt tiêu chuẩn theo mục đích kinh doanh, có hình tán cân đối và không bị sâu bệnh hại.
THIẾT KẾ KỸ THUẬT RỪNG GIỐNG CHUYỂN HÓA
Mục 1: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA THU THẬP SỐ LIỆU
Diện tích điều tra | Tỷ lệ diện tích đo đếm |
Dưới 5 hécta | 5% |
Từ 5 hécta đến 10 hécta | 4% |
Từ 10 hécta đến 20 hécta | 3% |
Trên 20 hét ta | 2% |
Điều 10. Thu thập và xử lý số liệu điều tra:
Điều tra thu thập số liệu sau: cấp sinh trưởng và phát triển của rừng (theo phân cấp của Krap) số cây/ha, chiều cao, đường kính 1,3m, chiều cao dưới cành, đường kính tán, tỷ lệ cây xấu, tỷ lệ cây có quả, sản lượng hạt, nhựa, tinh dầu, tananh (phụ biểu 2) - Căn cứ vào trị số trung bình của các nhân tố đã điều tra, căn cứ vào tiêu chuẩn chọn rừng giống và cây giống (chương II, mục 1) để chọn rừng và cây giống.
Mục 2.: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ VÀ HỒ SƠ THIẾT KẾ
Điều 12. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chuyển hóa thành rừng giống gồm các nội dung sau:
- Tình hình tự nhiên: loại đất, đá mẹ, độ dốc, hướng dốc, độ cao so với mặt biển, nhiệt độ không khí trung bình, tối thiểu, tối đa và lượng mưa.
- Tình hình rừng: Nguồn gốc rừng, năm trồng, mật độ ban đầu và hiện tại, chiều cao, đường kính bình quân, tình hình ra hoa, kết quả, sâu bệnh hại.
- Các biện pháp kỹ thuật.
- Số cây để lại cuối cùng.
- Số lần tỉa. Cường độ và chu kỳ chặt, phương pháp bài cây, các biện pháp chăm sóc sau chuyển hóa.
- Tổng hợp chi phí dự toán.
Mục 3.: THIẾT KẾ CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
Điều 13. Nguyên tắc chặt tỉa thưa khi chuyển rừng thành rừng giống:
- Tuyển chọn nhiều lần nhằm để lại những cây cho sản phẩm đạt mục đích kinh doanh.
- Có cường độ chặt và số lần chặt phù hợp với loài cây và lập địa.
Việc xác định các chỉ tiêu kỹ thuật tỉa thưa cần căn cứ vào các điều kiện sau:
1. Mật độ cuối cùng và cường độ chặt tỉa thưa:
Tùy theo đặc điểm sinh trưởng của loài, điều kiện lập địa, mật độ ban đầu và mật độ cuối cùng, tốc độ sinh trưởng, sự phát triển của tán lá, tỷ lệ cây xấu và tốt trong lâm phần để xác định mật độ cuối cùng, cường độ, chu kỳ và số lần chặt tỉa thưa.
Tùy theo loài cây, mật độ cuối cùng biến động từ 200 cây đến 600 cây trên một hécta.
Với các loài cây ưa sáng, điều kiện lập địa tốt, cây sinh trưởng nhanh, tán lá lớn, mật độ trồng ban đầu dày, cần phải tỉa thưa với cường độ 40-50% tính theo số cây và ngược lại.
2. Số lần và chu kỳ chặt tỉa thưa:
- Thông thường chặt tỉa thưa được tiến hành từ 2 lần trở lên với cường độ chặt lần đầu lớn hơn các lần tiếp theo.
- Tỉa thưa lần đầu: Tỉa thưa lần đầu được bắt đầu khi trong lâm phần có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng giữa các cây rừng. Cây chặt là cây cấp V, IV theo phân cấp của Krap, cây sâu bệnh, cây bị chèn ép.
- Tỉa thưa các lần tiếp theo: chặt một phần hay toàn bộ cây cấp III, cây có sản phẩm theo yêu cầu kém. Ưu tiên giữ lại cây cấp I, II, cây có sản lượng nhựa, tinh dầu, tananh v.v. cao.
- Chu kỳ chặt được xác định tùy theo đăc điểm sinh trưởng, phát triển của từng loài, cường độ tỉa lần trước. Chu kỳ chặt tỉa là 3 đến 5 năm một lần.
- Phải đánh dấu những cây giữ lại trước, đánh dấu cây chặt sau.
a) Đối với rừng trồng và rừng tự nhiên đồng tuổi
1) Cây giữ lại:
- Cây cấp I, cấp II và một phần cây cấp III (theo phân cấp của krap với cây lấy gỗ).
- Cây có sản lượng và chất lượng nhựa, tinh dầu, tananh cao so với cây trong lâm phần cần chuyển hóa.
2) Cây loại bỏ:
- Cây cấp V, cấp IV và một phần cây cấp III (theo phân cấp của krap), cây cong queo sâu bệnh, cây bị chèn ép, cây cụt ngọn, cây chia nạng, hai thân v.v.
- Cây có sản lượng nhựa, tinh dầu, tanhanh v.v. thấp.
b) Đối với rừng tự nhiên:
- Cây để lại là cây có thân hình đẹp, không sâu bệnh.
1. Bài cây:
- Trước khi chặt phải tiến hành bài cây theo các nguyên tắc nêu trên.
- Cây giữ lại phải đánh dấu 1 vòng ở quanh thân ở độ cao 1m3.
- Cây chặt phải đánh hai dấu theo cùng một hướng, một dấu ở độ cao 1,3m, một dấu ở cách gốc 0,10m bằng loại sơn khác với màu sắc của vỏ cây.
- Việc bài cây phải do một nhóm cán bộ kỹ thuật thực hiện.
2. Thời gian chặt:
- Thời gian chặt tốt nhất là trước mùa sinh trưởng.
3. Kỹ thuật chặt:
- Chặt sát gốc, hướng đổ không ảnh hưởng đến cây giữ lại.
- Sau khi chặt phải dọn sạch gỗ và cành nhánh vận chuyển ra khỏi lâm phần.
Khi chặt phải đảm bảo ba yêu cầu đối với chặt nuôi dưỡng rừng là:
a) Không chặt 2 cây liền nhau trong một lần chặt.
b) Tạo điều kiện cho tán cây để lại có đủ không gian để sinh trưởng, phát triển.
c) Giữ lại cây bụi, thảm tươi không có hại đối với cây tái sinh để bảo đảm không làm thay đổi lớn hoàn cảnh dưới tán rừng.
Điều 16. Chăm sóc rừng sau khi chặt tỉa thưa.
a) Đối với rừng trồng: Tiến hành cuốc xới quanh gốc cho cây giữ lại với bán kính 0,5m - 1 mét.
- Tùy loài cây và tùy theo mục đích kinh doanh phải bón phân với liều lượng và phương pháp thích hợp cho cây giữ lại (như đã được quy định trong quy phạm trồng rừng giống và vườn giống).
b) Đối với rừng tự nhiên:
Phải tiến hành cuốc xới xung quanh gốc cây mẹ với bán kính 0,5m đến 1m, phát bỏ thực bì, dây leo, bụi rậm, bón phân (nếu có điều kiện) và vun gốc.
Điều 17. Bảo vệ rừng giống sau chuyển hóa:
- Phải có quy ước bảo vệ rừng giống treo ở bìa rừng trước đường vào rừng giống.
- Phải có người chuyên trách để theo dõi quá trình ra hoa, kết quả, dự báo sản lượng hạt giống và bảo vệ rừng giống chống sự phá hoại của người và động vật.
Hàng năm phải dọn đường ranh cản lửa cho rừng giống các loài cây lá kim và lá rộng dễ bị cháy theo quy phạm phòng và chống cháy rừng, và phải tuân thủ các điều khoản quy định trong quy phạm về dự báo cháy và chữa cháy.
Những quy định trong các quy trình đó không được trái với quy phạm này và phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Bộ Lâm nghiệp. Dự thảo các quy trình phải được Bộ Lâm nghiệp cho phép mới được ban hành, sau khi ban hành phải đăng ký tại Bộ Lâm nghiệp.
CÔNG THỨC TÍNH DIỆN TÍCH RỪNG KINH TẾ CHUYỂN THÀNH RỪNG GIỐNG
|
| (s.f) + D |
|
| = |
| x b |
|
| Q.E |
|
Trong đó;
S = Diện tích rừng giống cần chuyển hóa (ha).
s = Diện tích trồng rừng năm cao nhất (ha)
f = Lượng hạt giống cần dùng cho 1 hécta trồng rừng (kg)
D = Lượng hạt giống dự trữ (kg)
Q = Sản lượng quả trên một hécta (kg)
E = Tỷ lệ chế biến từ quả ra hạt (kg)
b = Hệ số được mùa.
- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Quyết định 801-QĐ năm 1986 về quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông, rừng tràm và một số loại rừng dễ cháy khác do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp ban hành
- 3Nghị định 141-HĐBT năm 1982 về Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hoá do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Quyết định 804-QĐ/KT năm 1993 về Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN 15-93); -Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hoá (QPN 16-93) do Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp ban hành
- Số hiệu: 804-QĐ/KT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/11/1993
- Nơi ban hành: Bộ Lâm nghiệp
- Người ký: Nguyễn Quang Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra