Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 803/QĐ-UBND

Huế, ngày 27 tháng 3 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 tháng 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BKH ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về nôi dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án qui hoạch phát triển ngành và qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ;

Căn cứ Quyết định số 519/2002/QĐ-BKH ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành khung giá định mức chi phí xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội ngành, lãnh thổ;

Căn cứ Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về chính sách phát triển kinh tế trang trại;

Căn cứ Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010.

Căn cứ Quyết định số 2989/2006/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định phân công, phân cấp và uỷ quyền giải quyết một số vấn đề trong công tác quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 3059/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề cương dự án Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 73/SKHĐT-NN ngày 18 tháng 01 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015.

2. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn các xã thuộc 8 huyện và thành phố Huế.

3. Đối tượng quy hoạch: Gồm các loại gia súc, gia cầm.

4. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch:

4.1. Quan điểm:

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước; tập trung đầu tư cho các vùng có điều kiện phát triển chăn nuôi hàng hoá theo phương thức thâm canh, kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp tạo tính bền vững và hiệu quả; chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang trại) theo hướng sản xuất hàng hoá, bán công nghiệp trên cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ở từng địa phương.

- Xác định gia súc, gia cầm là những loại vật nuôi chủ lực của tỉnh. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phải đảm bảo phát triển bền vững, an toàn dịch bệnh và hiệu quả cao.

- Nhà nước đầu tư phát triển hệ thống giống (đến cấp ông, bà); khuyến khích phát triển sản xuất giống trong nhân dân; thực hiện chính sách đầu tư có trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển từng loại vật nuôi để mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế tham gia vào phát triển chăn nuôi.

- Từng bước đầu tư về công nghệ chế biến súc sản phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; chế biến thức ăn chăn nuôi với trình độ kỹ thuật thâm canh cao; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

4.2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

- Cải tiến hệ thống tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; tạo sự dịch chuyển mang tính bền vững từ phương thức chăn nuôi truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ sang phương thức chăn nuôi tiên tiến với quy mô gia trại, trang trại.

- Khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có để nâng cao hiệu quả, tăng giá trị sản xuất chăn nuôi, tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi trong giá trị sản phẩm nông nghiệp từ 26,7% năm 2005 lên 40% năm 2010 và 45% năm 2015.

- Chủ động kiểm soát và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

b) Mục tiêu cụ thể:

* Giai đoạn 2006-2010:

- Các địa phương (cấp huyện) xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch phát triển chăn nuôi của địa phương mình.

- Phấn đấu đến 2010 đạt các chỉ tiêu về số lượng tổng đàn: trâu gần 35.000 con, bò 37.000 con, lợn 343.000 con, dê 8.000 con, gia cầm gần 2,4 triệu con.

- Tổng sản lượng thịt hơi: 45.400 tấn (trâu, bò: 2.800 tấn, lợn: 37.050 tấn, dê: 150 tấn, gia cầm: 5.400 tấn). Sản lượng trứng: 30 triệu quả.

- Giá trị sản xuất ước đạt 980 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2011-2015:

- Phấn đấu đến 2015 đạt các chỉ tiêu về số lượng tổng đàn: trâu 37.000 con, bò 52.500 con, lợn 431.000 con, dê hơn 13.000 con, gia cầm gần 4 triệu con.

- Tổng sản lượng thịt hơi: 65.200 tấn (trâu, bò: 3.400 tấn, lợn: 52.400 tấn, dê: 300 tấn, gia cầm: 9.100 tấn, ). Sản lượng trứng: 50 triệu quả.

- Giá trị sản xuất ước đạt 1.420 tỷ đồng.

5. Quy hoạch phát triển chăn nuôi:

5.1. Phương hướng chung:

- Phát triển chăn nuôi nông hộ, gia trại và trang trại; xây dựng và phát triển mạnh các cơ sở chăn nuôi tập trung công nghiệp với quy mô vừa và lớn. Xây dựng các vùng chăn nuôi truyền thống, tiến tới hình thành vùng, cụm sản xuất nguyên liệu, sản phẩm chăn nuôi; phát triển, xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến súc sản để thu hút, liên kết thị trường tiêu thụ, tiến tới xuất khẩu.

- Hình thành và phát triển các cơ sở sản xuất giống vật nuôi tiến tới chủ động nguồn giống vật nuôi cho cả tỉnh; tiếp tục bảo tồn giống vật nuôi bản địa (gà ri, vịt cỏ, lợn Móng Cái...) đồng thời lựa chọn nhập nội các dòng, chủng loại vật nuôi có tầm vóc lớn (trâu, bò, lợn) để cải tạo giống địa phương tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; xây dựng các cơ sở, hệ thống sản xuất giống vật nuôi, chú trọng xây dựng các trung tâm giống cấp I, giống chất lượng cao, vùng giống nhân dân để cung cấp con giống cho sản xuất; đầu tư tạo ra các đàn giống hạt nhân (đại gia súc) đạt từ 10-15% tổng đàn trâu bò làm con giống.

- Quy hoạch và xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn gia súc, phát triển đồng cỏ, bãi chăn vừa tập trung vừa phân tán trong nông hộ, gia trại, trang trại; tận dụng nguồn thức ăn sẵn có của địa phương để phát triển chăn nuôi thông qua áp dụng các quy trình xử lý, chế biến nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thu của vật nuôi.

- Xây dựng các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gia súc, gia cầm thích hợp với điều kiện địa phương; xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cho vật nuôi đối với một số bệnh nguy hiểm thường xảy ra, đảm bảo tính bền vững, hiệu quả, tăng độ tin cậy trong chăn nuôi để nông dân yên tâm, mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất.

5.2. Kế hoạch định hướng:

- Ổn định và phát triển, cải thiện tầm vóc đàn trâu theo hướng chăn nuôi trâu sinh sản và lấy thịt; phát triển nhanh đàn bò về số lượng, cải tiến cơ bản về chất lượng, đồng thời áp dụng phương thức chăn nuôi bán thâm canh; đẩy mạnh công tác giống để cải tạo đàn bò theo hướng Zêbu hóa; quy hoạch một số diện tích đất trồng cỏ cho chăn nuôi trâu bò.

- Đẩy mạnh chương trình nạc hóa đàn lợn bằng các biện pháp cải tiến đồng bộ từ khâu giống, chuồng trại, thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi đến phòng chống dịch bệnh; khuyến khích và tạo điều kiện chăn nuôi lợn nái ngoại và nái lai theo phương thức trang trại, gia trại để cung ứng con giống tại chỗ; phát triển chăn nuôi lợn thịt theo phương thức chăn nuôi công nghiệp để thuận tiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào đầu tư thâm canh, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

- Phát triển vùng chăn nuôi dê phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm đa dạng hóa vật nuôi.

- Phát triển chăn nuôi gia cầm theo phương thức thâm canh công nghiệp; sử dụng các giống gia cầm chuyên dụng như gà, vịt chuyên trứng, gà kiêm dụng trứng thịt, gà thả vườn nhập nội. Chuyển dần từ hình thức chăn nuôi gia cầm phân tán sang chăn nuôi công nghiệp.

- Phát triển chăn nuôi theo quy hoạch của tỉnh theo hướng hạn chế dần và tiến đến không phát triển chăn nuôi nơi tập trung đông dân cư để chủ động kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm như cúm gà, lở mồm long móng…,đảm bảo vệ sinh môi trường và hạn chế dịch bệnh lây lan cho người và gia súc, gia cầm.

5.3. Các chỉ tiêu phát triển chăn nuôi qua từng giai đoạn:

TT

Chỉ tiêu

Số lượng năm 2005

Giai đoạn 2006-2010

Giai đoạn 2011-2015

Số lượng đến năm 2010

Tăng bq hàng năm (%)

Số lượng đến năm 2015

Tăng bq hàng năm (%)

1

Trâu (con)

32.241

34.500

1,3

37.000

1,3

2

Bò (con)

22.967

37.000

10,0

52.500

7,3

 

- Trong đó bò lai

4.140

15.000

29,4

26.000

11,7

3

Lợn (con)

264.787

343.000

5,3

431.000

4,7

 

- Trong đó lợn

6.083

52.000

53,6

127.000

19,6

4

Dê (con)

2.327

8.000

28,0

13.300

10,7

5

Gia cầm (1000con)

1.722

2.300

6,5

4.000

10,8

6

SL thịt hơi

24.903

45.400

12,8

65.000

7,5

7

SL trứng (triệu

23

30

5,04

54

12,5

8

Giá trị SL (tỷ/ năm)

418

980

18,6

1.421

7,7

9

Tỷ trọng giá trị SPCN/GTSPNN(%)

26,7

40

 

45

 

6. Nội dung quy hoạch:

6.1. Quy hoạch cơ sở sản xuất giống, vùng giống nhân dân:

- Cơ sở sản xuất giống: Xây dựng 1-2 trại giống lợn ngoại cấp ông bà và các trại giống bố mẹ có quy mô lớn, các trại giống cấp I tập trung. Trước mắt khảo sát để xây dựng 1 trại giống lợn ngoại cấp bố mẹ qui mô 1000 con và nâng qui mô đến 2000 con vào năm 2010. Lâu dài quy hoạch thêm 2-3 trại giống lợn ngoại cấp bố mẹ theo quy mô vùng; mở rộng qui mô các cơ sở sản xuất tinh dịch gia súc. Ngoài ra hàng năm lựa chọn nhập những con giống gia súc tốt từ các địa bàn khác vào tỉnh để cải tạo chất lượng đàn; củng cố và phát triển trại giống gà thả vườn nhập nội (Tam Hoàng, Lương Phượng). Mỗi huyện quy hoạch xây dựng 1 trại gà giống. Các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Thủy, Hương Trà xây dựng từ 2-5 trại vịt bố mẹ và 5-10 trại vịt đẻ trứng thương phẩm với quy mô trên 2.000 con mái đẻ, theo mô hình an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm.

- Vùng giống nhân dân: Xây dựng vùng giống nhân dân đối với lợn nái Móng Cái, lợn nái lai F1 (Móng cái x ngoại), lợn nái ngoại, và đàn bò cái lai. (Xem chi tiết tại Phụ lục 1)

6.2. Quy hoạch chăn nuôi trang trại tập trung:

- Trang trại trâu bò: Bố trí ở 48 xã thuộc 8 huyện với diện tích 689 ha (trong đó 3 xã huyện A Lưới: gia trại).

- Trang trại lợn: Bố trí ở 52 xã thuộc 8 huyện và thành phố với diện tích 229 ha (trong đó 4 xã huyện A Lưới: gia trại).

- Trang trại gia cầm: Các trại gà được bố trí ở 32 xã thuộc 8 huyện với diện tích 60 ha (trong đó 5 xã huyện A Lưới: gia trại); trang trại vịt bố trí ở 30 xã thuộc 6 huyện với diện tích 167 ha.

- Các trang trại khác (dê, đà điểu, chim cút,…): Bố trí ở 21 xã thuộc 5 huyện với diện tích 259 ha (trong đó 5 xã huyện A Lưới: gia trại). (Xem chi tiết tại Phụ lục 3)

6.3. Quy hoạch chăn nuôi gia trại, nông hộ: Tổ chức lại chăn nuôi gia trại, nông hộ (hộ có quy mô nuôi trâu bò từ 10 con trở lên, lợn nái trên 10 con, lợn thịt từ 25 đến 100 con, gia cầm trên 500 con) theo hướng giảm dần, chấm dứt hình thức nuôi phân tán, tận dụng chuyển dần sang chăn nuôi thâm canh, bán công nghiệp để đảm bảo dễ dàng kiểm soát dịch bệnh.

6.4. Quy hoạch diện tích đất trồng cỏ và vùng nguyên liệu cho chăn nuôi: Phát triển các đồng cỏ tập trung với việc trồng các giống cỏ cho năng suất cao, vừa cải tạo đồng cỏ tự nhiên có sự quản lý trong chăn thả, thu hoạch cỏ và phát triển trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn cho chăn nuôi theo hộ gia đình để chủ động nguồn thức ăn xanh cho gia súc. Diện tích cỏ trồng sẽ tăng từ 26 ha ( 2005) lên 100 ha (2006), 1.190 ha ( 2010) và 1.520 ha (2015). (Xem chi tiết tại Phụ lục 2)

7. Các giải pháp tổ chức thực hiện.

7.1. Giải pháp về kỹ thuật:

a) Giải pháp về giống vật nuôi: Thực hiện các chính sách ưu đãi trong chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp của Chính phủ; chọn lọc, giữ giống, bảo tồn giống quý hiếm, cải tạo, lai tạo con giống:

- Đầu tư mua trâu đực giống ở ngoại tỉnh về để tránh hiện tượng đồng huyết, nâng sức khoẻ, tầm vóc của đàn trâu; chọn bò cái địa phương có trọng lượng trên 170kg (3 năm tuổi trở lên) và cho đực lai Zêbu nhảy trực tiếp để sau 3-5 năm toàn bộ đàn bò cái nền có 1/4 máu Zêbu trở lên (trọng lượng bò cái từ 220-250kg); thải bò đực địa phương, loại bò cái địa phương không đạt tiêu chuẩn; dùng tinh đực giống ngoại thuần phối giống với đàn bò cái nền lai để nâng cao tầm vóc.

- Bố trí cơ cấu nuôi 3 loại lợn thương phẩm (F1, F2, lợn ngoại) phù hợp với điều kiện của từng vùng; hàng năm nhập một số giống lợn ngoại hậu bị cấp bố mẹ để chủ động cung cấp giống lợn nuôi thịt cho người dân; tăng số lượng và chất lượng đực giống đạt tiêu chuẩn để cung cấp tinh cho các cơ sở chăn nuôi lợn nái.

- Phát triển các cơ sở sản xuất giống gia cầm có quy mô vừa và lớn trong vùng quy hoạch trang trại, gắn với đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm.

b) Giải pháp về chuồng trại:

Xây dựng chuồng trại phải cách biệt nơi dân cư, thông thoáng, an toàn vệ sinh thú y, phù hợp với từng loại vật nuôi. Các trang trại chăn nuôi phải xây chuồng trại theo quy định của ngành Nông nghiệp và PTNT.

c) Giải pháp về thức ăn:

Hỗ trợ và khuyến khích việc hình thành và phát triển các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi ở các khu và cụm công nghiệp; tăng cường công tác quản lý nhà nước về sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; tăng diện tích trồng cây thức ăn chăn nuôi; chọn lọc đưa vào trồng đại trà các giống cỏ có năng suất cao thích hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

d) Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông và thông tin tuyên truyền:

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để làm thay đổi nhận thức, tập quán chăn nuôi của người dân. Tập trung chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về tổ chức sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh và có hiệu quả cao; nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh; phát triển các hình thức tổ chức sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau phát triển chăn nuôi trong nhân dân.

- Áp dụng kết quả các công trình nghiên cứu về chăn nuôi đã có.

đ) Giải pháp về thú y và môi trường:

- Công tác thú y: Thực hiện tốt công tác tiêm phòng vaccine các loại dịch bệnh nguy hiểm; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát điều kiện chăn nuôi, kiểm dịch động vật, vệ sinh thú y; tăng cường hệ thống mạng lưới thú y từ tỉnh đến cơ sở kể cả năng lực đội ngũ cán bộ thú y, trang thiết bị làm việc.

- Giải pháp về môi trường: Quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường theo phương thức chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, phát triển bền vững,...; khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo mô hình khép kín từ chuồng trại, giống, thức ăn, hệ thống xử lý chất thải, phòng chống dịch bệnh,... để sản phẩm chăn nuôi đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thú y.

7.2. Giải pháp về giết mổ, chế biến và thị trường tiêu thụ:

a) Về giết mỗ, chế biến gia súc, gia cầm:

- Không duy trì các điểm giết mổ phân tán tại các chợ lớn, chợ không đảm bảo vệ sinh thú y, đô thị, khu tập trung đông dân cư; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến việc chế biến súc sản đăng ký thủ tục về điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh thực phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

- Đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có ở thành phố Huế; tăng cường công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, nhất là từ nguồn FDI để đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến súc sản, chế biến thức ăn chăn nuôi với các dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

b) Tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi:

Xây dựng mối liên kết giữa các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa các doanh nghiệp, các HTX, cơ sở chăn nuôi và các điểm buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, các siêu thị trong và ngoài tỉnh... trên cơ sở ký kết các hợp đồng kinh tế; liên doanh liên kết với các tỉnh, các vùng lân cận để trao đổi thông tin thị trường, xây dựng hệ thống dự báo thị trường, tìm nguồn đối tác,...để thúc đẩy chăn nuôi phát triển; kêu gọi, xúc tiến đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

7.3. Giải pháp về chính sách:

a) Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Rà soát, bổ sung biên chế cán bộ quản lý, chuyên gia, cán bộ kỹ thuật chăn nuôi thú y nhất là ở địa phương, cơ sở; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở.

b) Chính sách về đất đai: Thực hiện tốt chính sách đất đai trong quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi tập trung với quy mô trang trại; ưu đãi về thuê tiền sử dụng đất đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất hoặc thuê đất để sản xuất giống; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được cấp đất sản xuất theo quy định.

c) Chính sách về đầu tư, tín dụng:

Huy động nhiều nguồn vốn khác nhau như nguồn ngân sách, các chương trình dự án, vốn vay, nhân dân đóng góp, doanh nghiệp, … để đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi. Trong đó kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước ưu tiên để hỗ trợ đầu tư một số hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để hình thành và phát triển các vùng sản xuất giống tập trung, trọng điểm, các trung tâm, trại giống cấp ông bà, cấp I, hạ tầng của các đơn vị sự nghiệp; các nghiên cứu khoa học về giống, chọn tạo nhân và chế biến giống, xây dựng một số mô hình trình diễn về công nghệ sản xuất giống, công tác tăng cường quản lý chất lượng giống, công tác tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm, kiểm dịch động vật, vệ sinh thú y.

Tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, xây dựng công trình khí sinh học (biogas), sản xuất, chế biến giống.

7.4. Nội dung đầu tư:

a) Cải tạo đàn trâu: Thay đổi trâu đực giống 2006-2010: 220 con; 2011-2015: 200 con.

b) Lai tạo đàn bò: Mỗi huyện hình thành 2 vùng thụ tinh nhân tạo bò, đồng thời thực hiện đưa đực lai vào nhảy trực tiếp để cải tạo đàn cái nền; nhập bò cái lai để thay thế và tăng đàn; tiến hành thiến bò đực cóc, triển khai thụ tinh nhân tạo, trồng cỏ chăn nuôi trâu bò; đào tạo đội ngũ dẫn tinh viên bò, tập huấn, tham quan các mô hình về chăn nuôi trâu cho nông dân.

c) Nạc hoá đàn lợn: Nhập giống lợn ngoại thuần cấp ông bà, đực giống sản xuất tinh, đầu tư phát triển nuôi 2.000 lợn nái F1; thực hiện thụ tinh nhân tạo lợn, tập huấn, tham quan các mô hình nuôi lợn nái ngoại, nái lai cho nông dân; chuyển đổi một số hộ nuôi lợn nái nội sang nuôi nái lai F1, đẩy mạnh chăn nuôi lợn trang trại, gia trại; đầu tư xây dựng trại lợn ngoại cấp ông bà và trại lợn cấp bố mẹ theo mô hình công nghệ mới do tỉnh quản lý.

d) Chăn nuôi gia cầm: Nhập gà giống cấp bố mẹ nuôi thịt từ nay đến 2010: 71.000 con.

đ) Công tác thú y: Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh dịch tả lợn và lở mồm long móng; thực hiện công tác tiêm phòng các bệnh nguy hiểm (cúm gia cầm, LMLM); xây dựng và phát triển mạng lưới thú y cơ sở (xã, phường, thị trấn).

e) Khuyến nông: Đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất, dịch vụ khuyến nông có hiệu quả trong chăn nuôi.

8. Dự kiến một số đề án, dự án trọng điểm giai đoạn 2006-2015.

+ Dự án lai tạo đàn bò, thực hiện từ 2006-2015.

+ Dự án nạc hoá đàn lợn, thực hiện từ 2006-2015.

+ Dự án đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm, thực hiện từ 2006-2015.

+ Dự án trồng cỏ và chế biến thức ăn xanh cho trâu bò, thực hiện từ 2006-2015.

+ Đề án xây dựng vùng an toàn dịch bệnh - dịch tả lợn và khống chế dịch lở mồm long móng, thực hiện từ 2006-2010.

+ Đề án Phát triển và nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật các cấp về chuyên môn và quản lý trong chăn nuôi, thực hiện từ 2006-2010.

9. Kinh phí đầu tư: Tổng vốn:                                      297,531 tỷ đồng.

Trong đó: - Giai đoạn 2006-2010:                                   185,905 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2011-2015:                                                   111,626 tỷ đồng.

* Nguồn vốn: Ngân sách hỗ trợ; vốn vay; vốn của doanh nghiệp; vốn tự có của nhân dân và vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

10. Thời gian thực hiện: Thời kỳ 2006-2015.

11. Tổ chức và điều hành thực hiện quy hoạch.

11.1. Thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch chăn nuôi

a) Cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập ban chỉ đạo quy hoạch phát triển chăn nuôi cấp tỉnh.

Ban chỉ đạo cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi trên phạm vi toàn tỉnh. Ban chỉ đạo tỉnh có thể thành lập thêm tổ công tác chuyên ngành để tham mưu cho ban chỉ đạo tỉnh triển khai các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

b) Cấp huyện: Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện gồm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố làm trưởng ban; các thành viên ban chỉ đạo là các đơn vị chức năng thuộc huyện và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.

Ban chỉ đạo cấp huyện có trách nhiệm xây dựng quy hoạch và kế hoạch cụ thể của địa phương mình để chỉ đạo, điều hành công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi trên phạm vi quản lý của địa phương.

11.2. Điều hành thực hiện quy hoạch

a) Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo cấp tỉnh:

- Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi và ban hành quyết định về một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006-2015.

- Ban chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành thực hiện chức năng và nhiệm vụ trong công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

- Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện dự án quy hoạch này.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Ủy ban nhân dân huyện và thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ban ngành chức năng để xây dựng và triển khai thực hiện công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi trên địa phương mình theo quy hoạch đã được duyệt.

c) Ủy ban nhân dân cấp xã:

Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn.

d) Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất chăn nuôi:

Thực hiện đúng các quy định về chăn nuôi thú y của Nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Thú y; Giám đốc Kho Bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thiện

 


PHỤ LỤC 1. QUY HOẠCH CƠ SỞ SẢN XUẤT GIỐNG, VÙNG GIỐNG NHÂN DÂN

(Kèm theo Quyết định số: 803 /QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

1. Qui hoạch các cơ sở sản xuất giống

TT

Loại giống

Đơn vị

Dự kiến số lượng qua các năm (con)

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2015

1

Trại lợn nái ngoại cấp bố mẹ

Phong Điền (Phong Chuông Phong Hoà, Phong Hiền)

 

60

120

200

300

400

700

Quảng Điền (Quảng Vinh, Quảng Thái)

 

20

60

100

200

400

800

Hương Trà (Tứ Hạ)

 

20

50

100

200

250

600

Hương Thuỷ (Thuỷ Dương)

 

30

50

100

200

250

500

Phú Vang (Phú Thượng)

20

30

50

100

100

150

500

Phú Lộc (Xuân Lộc)

 

 

50

100

100

150

300

Nam Đông (Hương Hoà)

 

 

20

50

50

100

200

A Lưới (Thị trấn A Lưới, xã Sơn Thuỷ)

 

 

50

50

100

100

200

Công ty CP Giống Cây trồng - Vật nuôi

100

400

1.000

1.000

1.000

1.000

1.500

Cộng:

120

560

1.450

1.800

2.250

2.800

5.300

2

Trại gà bố mẹ

Phong Điền (Phong Bình, Phong Thu, Phong Sơn, Phong Chương)

 

 

1.000

2.000

3.000

5.000

6.000

Quảng Điền (Quảng Vinh)

 

500

1.000

2.000

3.000

5.000

6.000

Hương Trà (Hương Văn)

 

500

800

1.200

1.500

2.000

4.000

Hương Thuỷ (Thuỷ Dương, Thuỷ Phương)

 

200

400

600

800

1.000

3.000

Phú Vang

 

 

 

 

 

 

 

Phú Lộc (Lộc Bổn, Vinh Mỹ)

 

200

500

500

800

1.000

2.000

Nam Đông

 

 

 

 

 

 

 

A Lưới

 

 

 

 

 

 

 

Công ty CP Giống CT-VN

2.000

3.000

4.000

4.000

4.000

4.000

6.000

Cộng:

2.000

1.400

3.700

6.300

9.100

14.000

21.000

3

Trại vịt bố mẹ

Phong Điền (Các xã: Phong Bình, Phong Chương, Điền Lộc)

5.000

6.000

8.000

12.000

20.000

25.000

40.000

Quảng Điền (xã Quảng Lợi)

 

500

1.000

2.000

3.000

4.000

6.000

 

 

 

 

 

 

 

 

Hương Trà (xã Hương An)

 

500

1.000

1.500

2.500

4.000

5.000

Hương Thuỷ (các xã: Thuỷ Lương, Thuỷ Châu, Thuỷ Phù)

16.300

20.000

23.000

25.000

27.000

30.000

50.000

Phú Vang

 

 

 

 

 

 

 

Phú Lộc (các xã: Lộc An, Lộc Sơn)

 

500

1.000

1.500

2.000

3.000

5.000

Nam Đông

 

 

 

 

 

 

 

A Lưới

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

21.300

27.500

34.000

42.000

54.500

66.000

106.000

 

2. Qui hoạch vùng giống nhân dân

TT

Loại giống

Đơn vị

Dự kiến số lượng qua các năm (con)

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2015

1

Nái Móng Cái (Vùng giống nhân dân)

Phong Điền (các xã: Phong Chương, Phong Sơn, Điền Hương)

2.000

2.200

2.500

2.500

3.000

3.000

4.000

Quảng Điền(các xã: Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Công, Quảng Ngạn)

1.985

2.225

2.440

2.655

2.870

3.250

5.000

Hương Trà (Các xã: Hương Bình, Hương Phong, Hương Thọ)

217

250

350

500

750

1.000

1.500

Thành phố Huế

631

682

700

700

700

700

700

Hương Thuỷ (Các xã: Thuỷ Phương, Thuỷ Phù, Thuỷ Châu, Thuỷ Dương)

1.971

2.500

2.500

2.500

2.500

2.200

2.000

Phú Vang (Các xã: Phú Xuân, Phú Đa, Vinh Thanh)

700

1.000

1.500

1.500

1.500

1.600

1.800

Phú Lộc (các xã: Lộc Bổn, Lộc Sơn, Lộc An, Lộc Điền, Lộc Thuỷ, Lộc Tiến, Vinh Mỹ, Vinh Hải, thị trấn Phú Lộc)

3.261

3.350

3.500

3.600

3.700

4.000

5.000

Nam Đông (11 xã)

627

600

600

500

500

500

500

A.Lưới (Thị trấn A Lưới; các xã: A Ngo, Sơn Thuỷ, Phú Vinh)

364

450

500

500

700

700

1.000

Cộng:

11.756

13.257

14.590

14.955

16.220

16.950

21.500

2

Nái lai F1 (Móng Cái x ngoại) (Vùng giống nhân dân)

Phong Điền (các xã: Điền Hải, Phong Mỹ)

50

100

200

400

600

1.200

 

Quảng Điền (các xã: Quảng Phú, Quảng Thành và thị trấn Sịa)

20

60

100

200

400

600

1.200

Hương Trà (các xã: Hương Vinh, Hương Toàn, Hương Hồ, Hương An)

100

200

300

500

1.000

2.000

 

Thành phố Huế:

17

20

20

50

100

100

200

Phú Vang (các xã: Phú An, Phú Thượng)

20

60

130

200

350

500

1.000

Phú Lộc (các xã: Lộc Bổn, Lộc Sơn, Lộc Tiến, Vinh Giang và thị trấn Phú Lộc)

270

350

500

600

700

1.000

2.000

Nam Đông (Thị trấn Khe Tre và các xã: Hương Phú, Hương Lộc, Hương Hoà, Hương Sơn, Hương Giang, Hương Hữu, Thượng Nhật, Thượng Quảng)

 

 

25

100

200

250

500

A Lưới (Thị trấn A Lưới và các xã A Ngo, Sơn Thuỷ, Hương Phong)

49

80

100

200

300

500

1.000

Cộng:

376

720

1.175

1.850

2.950

4.550

9.100

3

Nái ngoại (Vùng giống nhân dân)

Phong Điền (các xã: Phong An, Phong Hiền)

25

100

200

400

600

1.000

2.000

Quảng Điền (Quảng An, Quảng Phước, Quảng Vinh, Quảng Thọ)

15

85

175

400

600

1.000

2.000

Hương Trà (Hương Vân, Hương Chữ và thị trấn Tứ Hạ)

 

80

120

200

400

800

1.800

Thành phố Huế

41

50

50

100

200

200

400

Hương Thuỷ (các xã: Thuỷ Phương, Thuỷ Phù, Thuỷ Châu, Thuỷ Dương)

70

180

500

750

1.000

1.500

2.500

Phú Vang (các xã: Phú Thanh, Phú Dương, Phú Hồ, Phú Mậu, Vinh Xuân)

36

85

160

300

500

1.000

2.000

Phú Lộc (các xã: Xuân Lộc, Lộc Điền)

 

50

100

200

400

500

1.000

Nam Đông (Thị trấn Khe Tre; các xã Hương Phú, Hương Lộc, Hương Hoà, Hương Giang)

 

 

10

70

170

200

500

A Lưới (Thị trấn A Lưới và xã Sơn Thuỷ)

 

10

30

100

200

400

500

Cộng:

187

640

1.345

2.520

4.070

6.600

12.700

4

Bò cái lai (Vùng giống nhân dân)

Phong Điền (các xã: Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Phong Xuân, Phong Mỹ)

100

150

300

450

700

900

4.000

Quảng Điền (các xã: Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Vinh và Thị trấn Sịa

140

200

260

310

400

600

1.200

Hương Trà (các xã: Hương Bình, Bình Điền)

35

50

100

200

400

800

1.300

Thành phố Huế

 

20

40

50

50

60

100

Hương Thuỷ (Thuỷ Dương, Thuỷ Phương, Thuỷ Bằng)

10

25

130

250

400

700

1.500

Phú Vang (các xã: Phú Xuân, Phú Đa, Phú Lương, Phú Diên,Vinh Xuân)

 

 

70

250

370

550

800

Phú Lộc (các xã: Xuân Lộc, Lộc Hoà, Vinh Hưng, Vinh Giang, Lộc Vĩnh)

70

100

160

210

280

370

700

Nam Đông (các xã: Hương Phú, Hương Hoà, Hương Sơn, Thượng Long, Nhật, Quảng)

150

200

300

500

750

1.100

 

A.Lưới (các xã: Bắc Sơn, Hồng Trung, Hương Lâm,Thị trấn A Lưới, Hồng Kim, Hồng Quảng)

11

55

150

250

400

600

1.200

Cộng:

516

800

1.510

2.470

3.750

5.680

10.800

 

PHỤ LỤC 2. QUY HOẠCH DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG CỎ

(Kèm theo Quyết định số: 803/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

Đơn vị tính: Ha

TT

Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2015

1

Huyện Phong Điền

 

10

30

60

80

120

200

2

Huyện Ọuảng Điền

5

3

24

35

45

60

80

3

Huyện Hương Trà

5

12

40

70

120

180

250

4

Thành phố Huế

 

 

 

 

 

 

 

5

Huyện Hương Thuỷ

4

12

30

45

60

80

100

6

Huyện Phú Vang

 

8

22

40

65

85

110

7

Huyện Phú Lộc

4

15

30

40

50

65

80

8

Huyện Nam Đông

2

10

20

40

70

100

200

9

Huyện A Lưới

6

30

80

200

350

500

500

 

Cộng:

26

100

276

530

840

1.190

1.520

 

PHỤ LỤC 3: QUY HOẠCH VÙNG CHĂN NUÔI GIA TRẠI, TRANG TRẠI

(Kèm theo Quyết định số: 803/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Đơn vị

Địa điểm quy hoạch loại trang trại

Ghi chú

Trâu bò

Lợn

Vịt

Dê, Đà điểu, Cút

1

Phong Điền

10 xã: Điền Lộc, Điền Hương, Điền Môn, Phong Hiền, Phong Hoà, Phong Chương, Phong Thu, Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ

9 xã: Điền Lộc, Điền Hương, Điền Môn, Điền Hoà, Phong Hiền, Phong Hoà, Phong Chương, Phong Thu, Phong An

4 xã: Phong Bình, Phong Chương, Phong Thu, Phong Sơn

6 xã: Điền Lộc, Điền Hương, Điền Môn, Điền Hoà, Phong Chương, Phong Bình

8 xã: Phong Hiền, Phong Hoà, Phong Chương, Phong Bình, Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ: Dê; Phong Hải: Đà điểu

 

2

Quảng Điền

5 xã: Thị trấn; Quảng Lợi, Quảng Phú, Quảng Thái, Quảng Vinh

3 xã: Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Vinh

3 xã: Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Vinh

4 xã: Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Vinh, Quảng Thành

 

 

3

Hương Trà

6 xã: Hương Thọ, Hương Vân, Hương Xuân, Hương Bình, Bình Điền, Bình Thành

3 xã: Hương An, Hương Văn, Hương Chữ

3 xã: Hương An, Hương Văn, Hương Chữ

3 xã: Hương Phong, Hương Vinh, Hương An

 

 

4

Hương Thuỷ

6 xã: Thị trấn; Thuỷ Phương, Thuỷ Bằng, Thuỷ Phù, Thuỷ Châu, Thuỷ Dương

4 xã: Thuỷ Phương, Thuỷ Bằng, Thuỷ Phù, Thuỷ Châu

2 xã: Thuỷ Phương, Thuỷ Dương

3 xã: Thuỷ Phù, Thuỷ Châu, Thuỷ Lương

3 xã: Thuỷ Dương: Cút; Dương Hoà, Phú Sơn: Dê

 

5

Phú Vang

7 xã: Phú Thanh, Phú Mỹ, Phú Đa, Phú Xuân, Vinh Hà, Vinh Thái, Vinh Xuân

18 xã

10 xã: Phú Thanh, Phú Mỹ, Phú Đa, Phú Mậu, Phú Dương, Phú An, Phú Lương, Vinh An, Vinh Thái, Vinh Xuân

11 xã: Phú Thanh, Phú Mỹ, Phú Đa, Phú Mậu, Phú Dương, Phú An, Phú Lương, Phú Xuân, Phú Hồ, Vinh Thái, Vinh Hà

3 xã: Phú Đa, Phú Xuân, Vinh Thái: Dê

 

6

Phú Lộc

5 xã: Lộc Tiến, Lộc Thuỷ, Lộc Hoà, Lộc Vĩnh, Xuân Lộc

6 xã: Thị trấn; Lộc Điền, Lộc Bổn, Lộc An, Lộc Sơn; Xuân Lộc

2 xã: Lộc Bổn, Vinh Mỹ

3 xã: Lộc An, Lộc Sơn, Lộc Thuỷ

2 xã: Lộc Thuỷ, Xuân Lộc: Dê

 

7

Nam Đông

6 xã: Hương Giang, Hương Phú, Hương Hoà, Hương Lộc, Thượng Quảng, Thượng Nhật

4 xã: Hương Giang, Hương Phú, Hương Hoà, Hương Lộc

3 xã: Hương Giang, Hương Phú, Hương Hoà

 

 

 

8

A Lưới

3 xã: Hương Lâm, Hương Vân, A Roàng

4 xã: Thị Trấn, Sơn Thuỷ, A Ngo, Hương Phong

5 xã: Sơn Thuỷ, Hồng Quảng, Phú Vinh, Hương Lâm, Hương Phong

 

5 xã: Hồng Bắc, Hồng Trung, Hồng Thuỷ, Hồng Vân, Bắc Sơn: Dê

gia trại

9

Tp Huế

 

1 xã: Thuỷ Xuân

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 803/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi đến 2015 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

  • Số hiệu: 803/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/03/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản