Hệ thống pháp luật

Mục 6 Chương 2 Quyết định 802-LN/QĐ năm 1965 về việc ban hành quy trình tạm thời khai thác nhựa thông ta do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành

Mục 6.

TU BỔ, BẢO VỆ RỪNG THÔNG ĐANG KHAI THÁC LẤY NHỰA.

Điều 23.Các lâm trường, công trường, sơn tràng, hợp tác xã khai thác nhựa thông chịu trách nhiệm vạch kế hoạch tu bổ rừng trong phạm vi khai thác lấy nhựa theo đúng quy định và chị thị hướng dẫn của cấp trên, cung cấp nhân lực cần thiết để tu bổ, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện.

Cơ quan và hợp tác xã khai thác lấy nhựa có trách nhiệm thực hiện các công tác tu bổ trong quá trình khai thác dưới sự hướng dẫn của cơ quan quản lý rừng.

Công tác tu bổ rừng thông trong khai thác lấy nhựa gồm có các công việc sau đây: Luỗng rừng trước khi khai thác, thu dọn các cây, chặt cành nhánh, dây leo, bụi rậm, tra giặm hoặc lợi dụng gieo hạt thiên nhiên ở những nơi cần thiết, chặt hết những cây bị sâu bệnh không thể trừ sâu được và những cây không tương lai (già cũng như non), tu giặm cây non thay thế vào theo đúng kỹ thuật.

Điều 24. - Từ ba đến sáu tháng trước khi khai thác lấy nhựa phải chặt phát dây leo, bụi rậm trên toàn diện tích trong một phạm vi rộng ít nhất bằng tán lá cây, ngoài ra sẽ luỗng phát theo từng ô đường kính tứ 5 đến 10 mét rải rác trên diện tích khai thác gần nơi có cây gieo hạt.

Trong khi phát luỗng, cần chú ý bảo vệ những cây thông con đã tái sinh và những cây đặc sản khác nếu thấy để những cây ấy lại không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thông.

Điều 25.Sau khi đã khai thác chế biến hết toàn bộ cây thông, phải thu dọn hết các cành, nhánh còn lại để đảm bảo tái sinh thiên nhiên.

1. Trong những khoảnh cần tra giặm thêm hạt sẽ nói ở điều 27, nếu còn cành nhánh phải cắt ra từng khúc nhỏ xếp thành hàng, giữa hai hàng cần để trống một luống sạch sẽ để tra giặm hạt, nếu là rừng bằng hay rừng dốc không quá 50 thì phải xếp theo đường đồng mục, nếu độ dốc từ 50 đến 200 thì hàng nọ cách hàng kia từ 7 đến 10 mét, nếu độ dốc cao hơn thì hàng nọ cách hàng kia từ 3 đến 5 mét.

2. Trong những khoảng không cần tra giặm thêm hạt cành nhánh nhỏ đường kính dưới 10 cm phải cắt ra từng khúc và rải đều trên mặt đất để tăng độ ẩm cho đất.

3. Trường hợp khai thác lấy nhựa tất cả các cây và chặt trắng để trồng lại rừng thì giao trả lại rừng cho bộ phận trồng rừng phụ trách trồng lại.

Điều 26. - Phải tra giặm ở những rừng sau khi khai thác có nhiều khoảng trống lớn trên 100 mét hoặc rừng thiếu cây gieo hạt thiên nhiên.

Phải đào lỗ nhỏ và cạn để tra giặm hạt, gieo hạt tự nhiên từng thời vụ. Nên chọn hạt giống và bảo quản tốt.

Những nơi có điều kiện thuận lợi có thể làm vườn ươm tự nhiên dưới tán cây giống để lấy cây con giặm vào những khoảnh khai thác lấy nhựa bị trống.

Điều 27.Trong rừng đang khai thác, rừng già cũng như rừng non, rừng thiên nhiên cũng như rừng trồng, rừng thông nhựa cũng như rừng thông đuôi ngựa, nếu mật độ cây quá đông đặc, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều ngang của cây thông, việc tỉa thưa cây phải được tiến hành kịp thời theo từng lứa tuổi, đúng cự ly tỉa thưa của từng lứa tuổi và tiến hành làm nhiều đợt trong quá trình tu bổ, đợt cuối cùng tỉa thưa chỉ để lại từ 450 đến 500 cây thành thục trên một hécta.

Điều 28. - Nếu rừng có những cây bị sâu bệnh không có tương lai và những cây non, cây già không tương lai cũng cần phải chặt tỉa để dùng vào việc khác. Nhưng trước khi chặt, phải chích nhựa tận dụng những cây có khả năng cho nhựa trong một thời gian. Những cây không có nhựa, cần chặt tỉa càng sớm càng tốt, khi chặt tỉa cần chú ý tránh làm hại các cây khác đặc biệt chú trọng không làm gẫy hoặc chết cây con.

Điều 29. -  Việc phát hiện có sâu bệnh phá hoại và phòng trừ sâu phá hoại phải làm kịp thời nhưng cần có biện pháp tiết kiệnm. Công tác chống xói lở cũng như công tác bảo vệ đất rừng, nhất là đất rừng thông ở dọc đường cái, phải tiến hành hàng năm để đảm bảo khỏi lở rừng, trốc rễ cây.

Điều 30. - Phải diệt trừ hết những cây gỗ mọc xen trong các rừng thông, nhất là những rừng thông chỉ kinh doanh lấy nhựa.

Điều 31. Có thể áp dụng phương pháp chích diệt hoặc kiệt dần, không phải tiến hành công tác tu bổ trong trường hợp những cây hoặc những hóm cây mọc rải rác lẻ tẻ không thành rừng và cũng không có đất đai, địa thế tái sinh để thành rừng ở miền núi hay ở đồng bằng. Chủ trương chích diệt hay kiệt dần phải được. Tổng cục Lâm nghiệp cho phép.

Công tác bảo vệ.

Điều 32. - Cấm vào lượm lá thông để tăng chất phân cho đất, cấm thả trâu bò vào rừng thông để tránh làm gẫy chết cây con đồng thời tránh cho bô máng khỏi vỡ và nhựa khỏi mất. Việc cấm thả trâu bò và cấm cào lượm mất lá thông đối với những nơi có tập quán lâu đời, cần tiến hành thận trọng, từ thí điểm có kết quả tiến tới thực hiện trên toàn diện tích rừng thông như đã hướng dẫn trong Chỉ thị số 2696 – LN/KT tháng 8 năm 1962.

Điều 33. - Hạn chế và tiến tới cấm đi lại hoặc ra vào tự do trong rừng thông đang khai thác nhựa. Tuyệt đối không được đốt lửa trong rừng thông, chung quanh rừng thông, tuyệt đối cấm đốt lửa trên đầu ngọn gió. Chỉ được phép vỡ hoang tăng gia sản xuất cách rừng thông ít nhất là 500 mét.

Điều 34. - Phải tích cực kiên trì tuyên truyền giáo dục quần chúng bảo vệ rừng thông. Phải niêm yết nội qui bảo vệ rừng thông viết bằng sơn trên bảng đen bằng gỗ trồng ở các nơi công cộng gần rừng và cửa rừng.

Điều 35.Không một cơ quan Nhà nước nào được tự tiện chặt phá rừng thông và sử dụng đất rừng thông. Muốn sử dụng rừng thông hoặc đất rừng thông phải xin phép Ty Lâm nghiệp địa phương và được Tổng cục Lâm nghiệp đồng ý trước từ ba đến bốn năm, trừ trường hợp đặc biệt, để có đủ thời gian chuẩn bị sử dụng tốt số tài sản của rừng và đất rừng thông trước khi giao cho cơ quan được phép sử dụng.

Điều 36. - Phải đặc biệt coi trọng công tác phòng cháy chữa cháy rừng thông. Trong việc tăng cường chỉ đạo, củng cố hệ thống phòng chống cháy rừng thông phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục bảo vệ lâm nghiệp với cơ quan lâm nghiệp địa phương, với lâm trường, xí nghiệp nhựa thông và ban quản trị hợp tác xã có sơn tràng khai thác nhựa thông.

Quyết định 802-LN/QĐ năm 1965 về việc ban hành quy trình tạm thời khai thác nhựa thông ta do Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 802-LN/QĐ
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/09/1965
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tạo
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 15
  • Ngày hiệu lực: 05/10/1965
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH