Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 796/QĐHC-CTUBND | Sóc Trăng, ngày 14 tháng 8 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 64/TTr-STP ngày 17 tháng 7 năm 2012 và Chánh Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số 796 /QĐHC-CTUBND ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
Số TT | Tên thủ tục hành chính | Số trang |
| Lĩnh vực Hành chính tư pháp |
|
1 | Chứng thực bản sao từ bản chính |
|
2 | Chứng thực chữ ký |
|
3 | Chứng thực chữ ký của người dịch |
|
4 | Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch |
|
5 | Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch |
|
6 | Đăng ký điều chỉnh nội dung trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác |
|
7 | Cấp lại bản chính giấy khai sinh |
|
| Tổng số 07 thủ tục |
|
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP:
1. Thủ tục: Chứng thực bản sao từ bản chính (sửa đổi, bổ sung)
- Trình tự thực hiện: (sửa đổi, bổ sung)
* Bước 1: Người yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ, văn bản bằng tiếng Việt chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính (gọi tắt là Tổ một cửa) hoặc Phòng Tư pháp của huyện, thị xã, thành phố. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
+ Bản chính;
+ Bản sao cần chứng thực.
* Bước 3: Người thực hiện chứng thực phải kiểm tra tính hợp pháp của bản chính, nếu phát hiện bản chính có dấu hiệu giả mạo thì đề nghị người yêu cầu chứng thực chứng minh; nếu không chứng minh được thì từ chối chứng thực.
+ Người thực hiện chứng thực đối chiếu bản sao với bản chính, nếu bản sao đúng với bản chính thì chứng thực. Khi chứng thực bản sao từ bản chính người thực hiện chứng thực phải ghi rõ “chứng thực bản sao đúng với bản chính", ngày, tháng, năm chứng thực, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
* Bước 4: Trong trường hợp bị từ chối chứng thực người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chứng thực giải thích rõ lý do, nếu không đồng ý với lý do đó thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
* Bước 5: Nhận kết quả tại Tổ một cửa hoặc Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.
Người thực hiện chứng thực viết phiếu nộp lệ phí và yêu cầu người nhận kết quả nộp lệ phí theo qui định, ký nhận kết quả.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, kể cả buổi sáng ngày thứ bảy (chiều thứ bảy, ngày chủ nhật, ngày lễ nghỉ).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Bản chính giấy tờ cần yêu cầu chứng thực (xuất trình để đối chiếu);
+ Bản sao yêu cầu chứng thực (thêm một bản để lưu).
Số lượng hồ sơ: Tùy theo yêu cầu của người cần chứng thực.
- Thời hạn giải quyết:
Việc tiếp nhận yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính trong thời gian làm việc buổi sáng hoặc buổi chiều thì phải được thực hiện chứng thực ngay trong buổi làm việc đó; trường hợp yêu cầu chứng thực với số lượng lớn thì việc chứng thực có thể được hẹn lại để chứng thực sau nhưng không quá 2 ngày làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố (không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực) (sửa đổi, bổ sung)
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao có chứng thực
- Lệ phí (nếu có):
+ Lệ phí chứng thực: 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu không quá 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 100.000 đồng/bản.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đính kèm): không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): có (sửa đổi, bổ sung)
Người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính không được thực hiện chứng thực trong các trường hợp sau đây:
+ Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo.
+ Bản chính đã bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung.
+ Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
+ Đơn, thư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
+ Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: (sửa đổi, bổ sung)
+ Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
+ Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 của chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
+ Thông tư số 03/2008/TT-BTP, ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
+ Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 18/8/2009 của UBND tỉnh Sóc Trăng Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Thủ tục: Chứng thực chữ ký (sửa đổi, bổ sung)
- Trình tự thực hiện: (sửa đổi, bổ sung)
* Bước 1: Người yêu cầu chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt, bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổ một cửa hoặc Phòng Tư pháp của huyện, thị xã, thành phố. Cá nhân yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
+ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra;
+ Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký vào đó.
* Bước 3: Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực (Trưởng hoặc Phó trưởng Phòng Tư pháp).
* Bước 4: Người thực hiện chứng thực phải ghi rõ ngày, tháng, năm chứng thực; địa điểm chứng thực; số giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu chứng thực, ngày cấp, nơi cấp; chữ ký trong giấy tờ, văn bản đúng là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; sau đó ký và ghi rõ họ, tên và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
* Bước 5: Nộp lệ phí và nhận kết quả tại Tổ một cửa hoặc Phòng Tư pháp của huyện, thị xã, thành phố.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, kể cả buổi sáng ngày thứ bảy (chiều thứ bảy, ngày chủ nhật, ngày lễ nghỉ).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Giấy CMND hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác (xuất trình để kiểm tra);
+ Giấy tờ, văn bản mà cá nhân yêu cầu chứng thực sẽ ký vào đó.
Số lượng hồ sơ: không quy định.
- Thời hạn giải quyết:
Trong buổi làm việc (trường hợp cần phải xác minh làm rõ nhân thân của người yêu cầu chứng thực thì thời hạn trên được kéo dài thêm nhưng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp huyện, thị xã thành phố.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chữ ký trong giấy tờ, văn bản được chứng thực
- Lệ phí (nếu có):
+ Lệ phí chứng thực chữ ký: không quá 10.000 đồng/trường hợp.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đính kèm): không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
+ Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: (sửa đổi, bổ sung)
+ Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
+ Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 của chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
+ Thông tư số 03/2008/TT-BTP, ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
+ Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 18/8/2009 của UBND tỉnh Sóc Trăng Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
3. Thủ tục: Chứng thực chữ ký của người dịch (điều chỉnh tên thủ tục và sửa đổi, bổ sung)
- Trình tự thực hiện: (sửa đổi, bổ sung)
* Bước 1: Cá nhân cần chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổ một cửa hoặc Phòng Tư pháp của huyện, thị xã, thành phố. Cá nhân yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
+ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra;
+ Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký vào đó.
* Bước 3: Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực (Trưởng hoặc Phó trưởng Phòng Tư pháp).
* Bước 4: Người thực hiện chứng thực phải ghi rõ ngày, tháng, năm chứng thực; địa điểm chứng thực; số giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu chứng thực, ngày cấp, nơi cấp; chữ ký trong giấy tờ, văn bản đúng là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; sau đó ký và ghi rõ họ, tên và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
* Bước 5: Nộp lệ phí và nhận kết quả tại Tổ một cửa hoặc Phòng Tư pháp của huyện, thị xã, thành phố.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, kể cả buổi sáng ngày thứ bảy (chiều thứ bảy, ngày chủ nhật, ngày lễ nghỉ).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
- Thành phần, số lượng hồ sơ: (sửa đổi, bổ sung)
+ Giấy CMND hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác (xuất trình để kiểm tra);
+ Giấy tờ, văn bản mà cá nhân yêu cầu chứng thực sẽ ký vào đó.
Số lượng hồ sơ: không quy định
- Thời hạn giải quyết:
Việc tiếp nhận yêu cầu chứng thực chữ ký trong thời gian làm việc buổi sáng hoặc buổi chiều thì phải được thực hiện chứng thực ngay trong buổi làm việc đó; trường hợp cần phải xác minh làm rõ nhân thân của người yêu cầu chứng thực thì thời hạn trên được kéo dài thêm nhưng không được quá 3 ngày làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chữ ký người dịch trong bản dịch được chứng thực.
- Lệ phí (nếu có):
+ Lệ phí chứng thực chữ ký: không quá 10.000 đồng/trường hợp.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đính kèm): không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): có (sửa đổi, bổ sung)
+ Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.
+ Người dịch phải là người thông thạo tiếng nước ngoài cần dịch, căn cứ vào một trong các tiêu chuẩn sau đây:
. Người dịch có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch;
. Người dịch có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên tại nước ngoài đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.
+ Người dịch phải cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: (sửa đổi, bổ sung)
+ Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
+ Nghị định số 04/2012/NĐ-CP ngày 20/01/2012 của chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
+ Thông tư số 03/2008/TT-BTP, ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
+ Quyết định số 27/2009/QĐ-UBND ngày 18/8/2009 của UBND tỉnh Tỉnh Sóc Trăng Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
4. Thủ tục: Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch (sửa đổi, bổ sung)
- Trình tự thực hiện: (sửa đổi, bổ sung)
* Bước 1: Người có yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gởi qua đường bưu điện đến Tổ một cửa hoặc Phòng Tư pháp của huyện, thị xã, thành phố.
Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực
Nếu người yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan quản lý, thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền.
* Bước 2: Cán bộ hộ tịch căn cứ vào Sổ hộ tịch để cấp bản sao. Trong trường hợp Sổ hộ tịch đã ghi chú việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch thì bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch được ghi theo nội dung đã được ghi chú.
* Bước 3: Nhận kết quả tại Tổ một cửa hoặc Phòng Tư pháp của huyện, thị xã, thành phố.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, kể cả buổi sáng ngày thứ bảy (chiều thứ bảy, ngày chủ nhật, ngày lễ nghỉ).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: (sửa đổi, bổ sung)
+ Bản đề nghị cấp bản sao giấy tờ hộ tịch;
+ Giấy tờ hộ tịch cần cấp bản sao (bản photo, nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: (sửa đổi, bổ sung)
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp cấp huyện.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao giấy tờ hộ tịch
- Lệ phí (nếu có):
+ Lệ phí cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch: 3.000 đồng/bản sao.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đính kèm): không
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: (sửa đổi, bổ sung)
+ Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
+ Nghị định số 06/2012/NĐ-CP, ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
+ Thông tư số 01/2008/TT-BTP, ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
+ Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của UBND tỉnh Sóc Trăng quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng./.
5. Thủ tục: Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch (gộp lại từ 05 thủ tục trước đây có mã số trên CSDLQG gồm: T-STG-063452-TT, T-STG-063483-TT, T-STG-063495-TT, T-STG-063506-TT, T-STG-063515-TT; điều chỉnh tên thủ tục và sửa đổi, bổ sung).
- Trình tự thực hiện: (sửa đổi, bổ sung)
* Bước 1: Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Tổ một cửa hoặc Phòng Tư pháp của huyện, thị xã, thành phố, xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch. Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực
Nếu người có yêu cầu đăng ký hộ tịch không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan quản lý, thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền.
Lưu ý: Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai.
* Bước 2: Cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính.
* Bước 3: Nhận kết quả tại Tổ một cửa hoặc Phòng Tư pháp của huyện, thị xã, thành phố.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, kể cả buổi sáng ngày thứ bảy (chiều thứ bảy, ngày chủ nhật, ngày lễ nghỉ).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ: (sửa đổi, bổ sung)
+ Tờ khai (theo mẫu quy định);
+ Giấy chứng nhận y tế do Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế theo quy định của Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/8/2008 của Chính phủ (đối với trường hợp xác định lại giới tính);
+ Văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc xác định lại dân tộc cho con (đối với trường hợp xác định lại dân tộc cho con dưới 15 tuổi).
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: (sửa đổi, bổ sung)
+ Đối với việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ; trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết được kéo dài thêm không quá 05 ngày.
+ Đối với việc bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: (sửa đổi, bổ sung)
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: (sửa đổi, bổ sung)
+ Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính
+ Nội dung bổ sung hộ tịch trong bản chính Giấy khai sinh.
- Lệ phí (nếu có):
+ Lệ phí thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên; xác định lại dân tộc, giới tính: 25.000 đồng
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đính kèm): (sửa đổi, bổ sung)
+ Tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong giấy khai sinh (Mẫu TP/HT-2012-TKTĐ,CCHT) ban hành kèm theo Thông tư 05/2012/TT-BTP ngày 23/05/2012 của Bộ Tư pháp
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: (sửa đổi, bổ sung)
+ Bộ Luật Dân sự ngày 14/6/2005;
+ Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
+ Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
+ Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
+ Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/05/2012 của Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch
+ Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của UBND tỉnh Sóc Trăng quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng./.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Kính gửi: ……………………………………………………..
Họ và tên người khai: ...................................................................................................
Nơi thường trú/tạm trú: (2)................................................................................................
Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)......................................................................
Quan hệ với người được thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính:...
Đề nghị Sở Tư pháp đăng ký việc (4).........................................................cho người có tên dưới đây
Họ và tên: ................................................................................... Giới tính:....................
Ngày, tháng, năm sinh:..............................................................................................
Dân tộc:................................................ Quốc tịch:....................................................
Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)......................................................................
Nơi thường trú/tạm trú: (2)................................................................................................
Đã đăng ký khai sinh tại:...................................ngày........... tháng ........... năm ............
Theo Giấy khai sinh số: ....................................................... Quyển số:.........................
từ:(5) ...............................................................................................................................
thành: (5).........................................................................................................................
Lý do:.............................................................................................................................
........................................................................................................................................
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
| Làm tại: ................ , ngày ....... tháng ...... năm ........... Người khai (Ký, ghi rõ họ tên) | |
Ý kiến của người được thay đổi họ, tên (nếu người đó từ đủ 9 tuổi trở lên); xác định lại dân tộc (nếu người đó từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi) .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... ........................................................................................... (ký, ghi rõ họ tên)
.................................. |
| |
|
|
|
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính trong Giấy khai sinh.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú thì gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.
(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.
(4) Ghi rõ loại việc thực hiện (ví dụ: thay đổi Họ).
(5) Ghi rõ nội dung thay đổi, ví dụ: Từ Nguyễn Văn Nam
Thành Vũ Văn Nam.
6. Thủ tục: Đăng ký điều chỉnh nội dung trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác (điều chỉnh tên thủ tục và sửa đổi, bổ sung)
- Trình tự thực hiện: (sửa đổi, bổ sung)
* Bước 1: Khi cá nhân có yêu cầu điều chỉnh nội dung trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác mà việc đăng ký hộ tịch trước đây do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, nhưng sổ hộ tịch chỉ còn lưu lại tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) tại Tổ một cửa hoặc Phòng Tư pháp của huyện, thị xã, thành phố và xuất trình Giấy khai sinh; trường hợp nội dung điều chỉnh không liên quan đến Giấy khai sinh thì phải xuất trình các giấy tờ khác làm căn cứ cho việc điều chỉnh.
Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực
Nếu người có yêu cầu đăng ký hộ tịch không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan quản lý, thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền.
* Bước 2: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết biên nhận trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
* Bước 3: Ghi chú nội dung điều chỉnh vào sổ đăng ký hộ tịch và mặt sau của bản chính giấy tờ hộ tịch, căn cứ điều chỉnh; họ, tên, chữ ký của người ghi điều chỉnh; ngày, tháng, năm điều chỉnh. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần đã điều chỉnh.
* Bước 4: Nhận kết quả tại Tổ một cửa hoặc Phòng Tư pháp của huyện, thị xã, thành phố.
* Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, kể cả buổi sáng ngày thứ bảy (chiều thứ bảy, ngày chủ nhật và ngày lễ nghỉ).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện. (sửa đổi, bổ sung)
- Thành phần, số lượng hồ sơ: (sửa đổi, bổ sung)
+ Tờ khai (theo mẫu quy định);
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: Giải quyết ngay sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: (sửa đổi, bổ sung)
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
- Lệ phí (nếu có): không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đính kèm): (sửa đổi, bổ sung)
+ Tờ khai điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ hộ tịch khác (Mẫu TP/HT-2012-TKĐCHT) ban hành kèm theo Thông tư 05/2012/TT-BTP ngày 23/5/2012 của Bộ Tư pháp
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: (sửa đổi, bổ sung)
+ Bộ Luật Dân sự ngày 14/6/2005;
+ Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
+ Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
+ Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
+ Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/05/2012 của Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch./.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
TỜ KHAI
ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG TRONG CÁC GIẤY TỜ HỘ TỊCH KHÁC
(Không phải là Giấy khai sinh)
Kính gửi: (1)..............................................................................................
Họ và tên người khai:.......................................................................................................
Nơi thường trú/tạm trú(2) ....................................................................................................
Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)........................................................................
Quan hệ với người được điều chỉnh hộ tịch:.....................................................................
Đề nghị (1)..................................................................................... điều chỉnh (4)..............
.......................................................................................... cho người có tên dưới đây:
Họ và tên: ...................................................................... Giới tính:....................................
Ngày, tháng, năm sinh:......................................................................................................
Dân tộc: ............................................................ Quốc tịch: ..............................................
Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế:...........................................................................
Nơi thường trú/tạm trú:.....................................................................................................
Đã đăng ký (5)........................................................................................ tại ......................
........................................................................ ngày ............. tháng ......... năm ..............
Theo (6):.........................................Số:................................Quyển số:..............................
từ (7) .................................................................................................................................
thành (7) :..........................................................................................................................
Lý do:...............................................................................................................................
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại: ...................................., ngày ....... tháng ........ năm ............................
| Người khai (Ký, ghi rõ họ tên)
........................................ |
Các giấy tờ kèm theo (nếu có) để chứng minh nội dung điều chỉnh
........................................................................... ..........................
........................................................................... ..........................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện việc điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ hộ tịch khác (không phải là Giấy khai sinh).
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.
(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.
(4) Ghi rõ nội dung và loại giấy tờ cần điều chỉnh (ví dụ: ngày chết trong Giấy chứng tử).
(5) Ghi rõ loại việc đã đăng ký (ví dụ: khai tử).
(6) Ghi rõ loại giấy tờ cần điều chỉnh (ví dụ: Giấy chứng tử).
(7) Ghi rõ nội dung điều chỉnh, ví dụ: Từ: chết ngày 10/4/2010
Thành: chết ngày 15/4/2010.
7. Thủ tục: Cấp lại bản chính giấy khai sinh (sửa đổi, bổ sung)
- Trình tự thực hiện: (sửa đổi, bổ sung)
* Bước 1: Trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được thì người yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh nộp hồ sơ tại Tổ một cửa hoặc Phòng Tư pháp của huyện, thị xã, thành phố.
Người yêu cầu cấp bản chính Giấy khai sinh có thể nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính; trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản cao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
Nếu người có yêu cầu đăng ký hộ tịch không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan quản lý, thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền, thì không cần phải có văn bản ủy quyền.
* Bước 2: Cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp căn cứ vào Sổ đăng ký khai sinh đang lưu trữ để ghi vào nội dung bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Giấy khai sinh mới, thu hồi lại Giấy khai sinh cũ (nếu có).
* Bước 3: Sau khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã; nơi đã đăng ký, khai sinh để ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký khai sinh lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
* Bước 4: Nhận kết quả tại Tổ một cửa hoặc Phòng Tư pháp của huyện, thị xã, thành phố.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, kể cả buổi ngày thứ bảy (chiều thứ bảy, ngày chủ nhật, ngày lễ nghỉ).
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện. (sửa đổi, bổ sung)
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Tờ khai cấp lại bản chính giấy khai sinh (theo mẫu quy định);
+ Bản chính giấy khai sinh cũ (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn kéo dài không quá 03 ngày (sửa đổi, bổ sung)
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: (sửa đổi, bổ sung)
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp.
+ Cơ quan phối hợp: Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy khai sinh.
- Lệ phí (nếu có):
+ Lệ phí cấp lại bản chính giấy khai sinh: 10.000 đồng.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (sửa đổi, bổ sung)
+ Tờ khai cấp lại bản chính giấy khai sinh (Mẫu TP/HT-2012- TKCLBCGKS) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/05/2012 của Bộ Tư pháp.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): (sửa đổi, bổ sung)
+ Trong trường hợp bản chính giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được thì cấp lại bản chính giấy khai sinh.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: (sửa đổi, bổ sung)
+ Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
+ Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
+ Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
+ Thông tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23/05/2012 của Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;.
+ Quyết định số 05/2011/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 của UBND tỉnh Sóc Trăng quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với lệ phí hộ tịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------
TỜ KHAI CẤP LẠI BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH
Kính gửi: ...................................................................
Họ và tên người khai: .....................................................................................................
Nơi thường trú/tạm trú: (2)..................................................................................................
Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3)........................................................................
Quan hệ với người được cấp lại bản chính Giấy khai sinh: .............................................
Đề nghị Sở Tư pháp cấp lại bản chính Giấy khai sinh cho người có tên dưới đây:
Họ và tên: .................................................................................. Giới tính: ......................
Ngày, tháng, năm sinh: ....................................................................................................
Nơi sinh: (4)........................................................................................................................
Dân tộc: ............................................................................... Quốc tịch: ..........................
Nơi thường trú/tạm trú: (2).................................................................................................
Họ và tên cha: ……………………………………………………………
Dân tộc: ………………………. Quốc tịch: ........................Năm sinh ................................
Nơi thường trú/tạm trú: (5)…………………………………………………………………… …
Họ và tên mẹ: ………………………………………………………………….
Dân tộc: ........................ ......Quốc tịch: ....................... .Năm sinh …………………………
Nơi thường trú/tạm trú: (5)………………………………………………………...
Đã đăng ký khai sinh tại: ..................................................................................................
............................................................................ ngày ........ tháng .......... năm ..............
Theo Giấy khai sinh số: (6)............................Quyển số (6):.................................................
Lý do xin cấp lại: ............................................................... .................
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình
Làm tại: ................................ , ngày ....... tháng ...... năm ...........
| Người khai (ký và ghi rõ họ tên)
................................................... |
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.
(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.
(4) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Trường hợp trẻ em sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Trường hợp trẻ em sinh ngoài bệnh viện và cơ sở y tế, thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh), nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Trường hợp trẻ em được sinh ra ở nước ngoài, thì nơi sinh được ghi theo tên thành phố, tên nước, nơi trẻ em đó được sinh ra (ví dụ: Luân Đôn, Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai-len; Bec-lin, Cộng hòa liên bang Đức).
(5) Ghi nơi thường trú/tạm trú của bố, mẹ tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con; cách ghi thực hiện theo hướng dẫn tại điểm (2)
(6) Chỉ khai khi biết rõ.
- 1Quyết định 2730/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính đặc thù thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải Khánh Hòa
- 2Quyết định 1675/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi giải quyết của Sở Công Thương do Tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 3Quyết định 1673/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi giải quyết của Sở Công Thương do Tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 4Quyết định 1843/QĐ-UBND năm 2015 về bãi bỏ thủ tục hành chính trong bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Quyết định 2730/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính đặc thù thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giao thông vận tải Khánh Hòa
- 4Quyết định 1675/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi giải quyết của Sở Công Thương do Tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 5Quyết định 1673/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi giải quyết của Sở Công Thương do Tỉnh Bạc Liêu ban hành
Quyết định 796/QĐHC-CTUBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- Số hiệu: 796/QĐHC-CTUBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/08/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Nguyễn Trung Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/08/2012
- Ngày hết hiệu lực: 17/08/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra