Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 793/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NGÀNH TÀI CHÍNH ĐỂ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;

Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20/4/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 844/QĐ-BTC ngày 21/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025;

Căn cứ Quyết định số 843/QĐ-BTC ngày 12/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Quyết định số 2366/QĐ-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số;

Căn cứ Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ Tài chính thực hiện Đề án “Đổi mới quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính để thực hiện chuyển đổi số” theo Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu: VT, Viện CLTC (08b).

BỘ TRƯỞNG




Hồ Đức Phớc

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ TÀI CHÍNH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NGÀNH TÀI CHÍNH ĐỂ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ
(Kèm theo Quyết định số 793/QĐ-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2024 của Bộ Tài chính)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Xây dựng kế hoạch triển khai việc chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030, trên cơ sở rà soát, đánh giá, xác định cụ thể các quy trình nghiệp vụ trọng tâm cần chuyển đổi số của các đơn vị, làm căn cứ để các đơn vị triển khai chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ trong giai đoạn tới, bao gồm:

- Quản lý nghiệp vụ tài chính nhà nước (Quản lý ngân sách nhà nước; Quản lý dự trữ quốc gia; Quản lý tài sản công; Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; Quản lý về ngành kế toán, kiểm toán; Quản lý lĩnh vực giá; Quản lý về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp).

- Quản lý thị trường tài chính (Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quản lý nhà nước về bảo hiểm; Quản lý tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính).

- Quản lý nhà nước về hải quan.

- Quản lý nhà nước về thuế.

2. Yêu cầu

- Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số quốc gia; Đảm bảo phù hợp với Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 (Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ) và Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025 của Bộ Tài chính (Quyết định số 1924/QĐ-BTC ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

- Đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả, chất lượng các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số.

- Đảm bảo sự vận hành, liên thông trong các quy trình nghiệp vụ cung cấp dịch vụ công cho đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ tại từng đơn vị thuộc Bộ; đảm bảo khả năng điều chỉnh, bổ sung, đơn giản hoá các quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính phù hợp với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đảm bảo tính đồng bộ, chuẩn hoá, tự động, linh hoạt, kịp thời, liên tục và khả năng kết nối các nghiệp vụ giữa các đơn vị thuộc Bộ, góp phần đáp ứng yêu cầu về kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số; và đảm bảo khả năng triển khai, kết nối rộng rãi các quy trình nghiệp vụ liên ngành giữa các đơn vị thuộc Bộ với các cơ quan khác thuộc Chính phủ.

- Đảm bảo tính năng khai thác, phân tích dữ liệu, số liệu, dự báo, cập nhật dữ liệu thường xuyên, liên tục theo thời gian thực, đảm bảo khả năng quản lý, xử lý trực tiếp và khắc phục sự cố của các báo cáo trên môi trường mạng.

- Đảm bảo an toàn thông tin tài chính và an ninh mạng.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Rà soát, đánh giá, xác định cụ thể các quy trình nghiệp vụ trọng tâm của ngành Tài chính cần thực hiện chuyển đổi số

- Rà soát, đánh giá hiện trạng quy trình nghiệp vụ trọng tâm tại các đơn vị liên quan thuộc Bộ.

- Xác định số lượng, tên quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính cần thực hiện chuyển đổi số trong giai đoạn 2024-2025; thiết lập thứ tự ưu tiên các quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính cần được chuyển đổi số; và đưa ra định hướng chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính đến năm 2030.

2. Xác định cụ thể các điều kiện cần thiết để triển khai chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ

Rà soát, đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan, tạo cơ sở pháp lý; xác định các điều kiện về cơ sở hạ tầng - thông tin; nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực cần thiết cho việc chuyển đổi số những quy trình nghiệp vụ đã được xác định.

3. Xây dựng, hoàn thiện hạ tầng số

- Phát triển hạ tầng số: Xây dựng hạ tầng ngành Tài chính hướng tới mọi hoạt động được thực hiện trên môi trường ảo hóa; trong đó, tập trung nghiên cứu, triển khai xây dựng hệ thống điện toán đám mây ngành Tài chính.

- Phát triển các nền tảng, hệ thống: Tập trung triển khai xây dựng các nền tảng số trọng tâm ngành Tài chính, đặc biệt là nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu với vai trò là huyết mạch kết nối, trao đổi dữ liệu ngành Tài chính, đảm bảo phù hợp theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước.

- Phát triển dữ liệu và các công cụ phân tích, dự báo: Tập trung triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, diễu hành tài chính - ngân sách của Bộ Tài chính. Kết nối, tích hợp dữ liệu phục vụ công tác phân tích, dự báo, đánh giá, và hoạch định chính sách về tài chính - ngân sách.

- Phát triển các ứng dụng, dịch vụ số: Rà soát, nghiên cứu, triển khai các ứng dụng, dịch vụ số đáp ứng yêu cầu quy trình nghiệp vụ đã được tái thiết kế, phù hợp với lộ trình, kế hoạch chuyển đổi số của Chính phủ nói chung và ngành Tài chính nói riêng.

- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng: Triển khai các giải pháp, công nghệ đảm bảo an toàn an ninh mạng, đặc biệt tập trung vào hoạt động thuê dịch vụ giám sát an toàn bảo mật tại cơ quan Bộ Tài chính.

4. Hoàn thiện nhân lực số

Hợp tác có chọn lọc với các tổ chức trong nước và quốc tế xây dựng và triển khai đồng bộ các chương trình đào tạo, tập huấn, tư vấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo hình thức trực tiếp và/hoặc trực tuyến cho các cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị để phục vụ quá trình chuyển đổi số các quy trình nghiệp vụ trọng tâm của ngành Tài chính.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ

- Chủ động tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc thực hiện các nhiệm vụ đề ra tại Chương trình hành động;

- Định kỳ hàng quý (trước ngày 20 của tháng cuối quý) và hàng năm (trước ngày 20 tháng 12), các đơn vị xây dựng báo cáo đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo phân công tại Chương trình hành động, gửi Viện Chiến lược và Chính sách tài chính tổng hợp báo cáo Bộ.

2. Cục Tin học và Thống kê tài chính

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ xây dựng, hoàn thiện, phát triển hạ tầng số; các nền tảng, hệ thống; các dữ liệu và các công cụ phân tích, dự báo; các ứng dụng, dịch vụ số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

3. Văn phòng Bộ

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính về các mục tiêu và nhiệm vụ tại Chương trình hành động;

- Hướng dẫn việc giao nộp tài liệu điện tử vào Lưu trữ cơ quan cho toàn ngành và thực hiện việc thu thập tài liệu lưu trữ điện tử tại cơ quan Bộ;

- Hướng dẫn công tác số hoá tài liệu lưu trữ (tạo lập cơ sở dữ liệu) cho toàn ngành và thực hiện số hoá tài liệu lưu trữ điện tử tại cơ quan Bộ.

4. Viện Chiến lược và Chính sách tài chính

Chủ động theo dõi, đôn đốc và phối hợp với các đơn vị định kỳ hàng quý, hàng năm xây dựng, tổng hợp báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo phân công tại Chương trình hành động của các đơn vị để báo cáo Bộ.

5. Nguồn lực, thời gian và tổ chức thực hiện

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đề ra theo Chương trình hành động tại Quyết định này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Việc chuyển đổi số các quy trình nghiệp vụ trọng tâm của ngành Tài chính theo Quyết định này được thực hiện trong giai đoạn 2024-2025.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần điều chỉnh nội dung các nhiệm vụ đề ra tại Chương trình hành động, các đơn vị chủ động phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách tài chính để kịp thời báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NGÀNH TÀI CHÍNH ĐỂ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ
 (Kèm theo Quyết định số 793/QĐ-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2024 của Bộ Tài chính)

Nhiệm vụ của từng đơn vị

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian hoàn thành

Nhiệm vụ 01: Rà soát, đánh giá, xác định cụ thể các quy trình nghiệp vụ trọng tâm của ngành Tài chính cần thực hiện chuyển đổi số

1. Rà soát, đánh giá hiện trạng quy trình nghiệp vụ trọng tâm tại các đơn vị liên quan thuộc Bộ để làm rõ:

(i) Những quy trình nghiệp vụ đã được ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá và chuyển đổi số thành công;

(ii) Những quy trình nghiệp vụ chưa được ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa, chuyển đổi số nhưng cần phải được ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa và chuyển đổi số trong thời gian tới;

(iii) Những quy trình nghiệp vụ kết nối hoạt động, liên thông của đơn vị với các đơn vị khác cần thực hiện chuyển đổi số.

2. Xác định cụ thể các quy trình nghiệp vụ của các đơn vị cần thực hiện chuyển đổi số:

(i) Xác định số lượng, tên quy trình nghiệp vụ của đơn vị cần chuyển đổi số trong giai đoạn 2024-2025;

(ii) Thiết lập hệ thống thứ tự ưu tiên các quy trình nghiệp vụ của đơn vị cần phải được thực hiện chuyển đổi số;

(iii) Đưa ra định hướng chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ của đơn vị đến năm 2030.

(1) Nhóm các đơn vị tổng cục

- Quản lý DTQG: TCDT chủ trì

- Quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK: UBCKNN chủ trì

- Quản lý nhà nước về hải quan: TCHQ chủ trì

- Quản lý nhà nước về thuế: TCT chủ trì

Cục THTK và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

Trước ngày 20/6/2024

(2) Nhóm các vụ, cục

- Quản lý NSNN: Vụ NSNN chủ trì

- Quản lý tài sản công: Cục QLCS chủ trì

- Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài: Cục QLN chủ trì

- Quản lý về ngành kế toán, kiểm toán: Cục KTKT chủ trì

- Quản lý lĩnh vực giá: Cục QLG chủ trì

- Quản lý về TCDN và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp: Cục TCDN chủ trì

- Quản lý nhà nước về bảo hiểm: Cục QLBH chủ trì

- Quản lý tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính: Vụ TCNH chủ trì

Nhiệm vụ 02: Xác định cụ thể các điều kiện cần thiết để triển khai chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ trọng tâm của ngành Tài chính

Rà soát, đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan, tạo cơ sở pháp lý; xác định các điều kiện về cơ sở hạ tầng - thông tin; nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực cần thiết cho việc chuyển đổi số những quy trình nghiệp vụ đã được xác định.

(1) Nhóm các đơn vị tổng cục

- Quản lý DTQG: TCDT chủ trì

- Quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK: UBCKNN chủ trì

- Quản lý nhà nước về hải quan: TCHQ chủ trì

- Quản lý nhà nước về thuế: TCT chủ trì

Cục THTK, Cục KHTC và các đơn vị khác liên quan thuộc Bộ

Trước ngày 20/12/2024

(2) Nhóm các vụ, cục

- Quản lý NSNN: Vụ NSNN chủ trì

- Quản lý tài sản công: Cục QLCS chủ trì

- Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài: Cục QLN chủ trì

- Quản lý về ngành kế toán, kiểm toán: Cục KTKT chủ trì

- Quản lý lĩnh vực giá: Cục QLG chủ trì

- Quản lý về TCDN và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp: Cục TCDN chủ trì

- Quản lý nhà nước về bảo hiểm: Cục QLBH chủ trì

- Quản lý tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính: Vụ TCNH chủ trì

Nhiệm vụ 03: Xây dựng, hoàn thiện hạ tầng số

1. Phát triển hạ tầng số: Xây dựng hạ tầng ngành Tài chính hướng tới mọi hoạt động được thực hiện trên môi trường ảo hóa, trong đó tập trung nghiên cứu, triển khai xây dựng hệ thống điện toán đám mây ngành Tài chính.

2. Phát triển các nền tảng, hệ thống: Tập trung triển khai xây dựng các nền tảng số trọng tâm ngành Tài chính, đặc biệt là nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu với vai trò là huyết mạch kết nối, trao đổi dữ liệu ngành Tài chính, đảm bảo phù hợp theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước.

3. Phát triển dữ liệu và các công cụ phân tích, dự báo: Tập trung triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành tài chính - ngân sách của Lãnh đạo Bộ Tài chính, ngành Tài chính. Kết nối, tích hợp dữ liệu. Phục vụ công tác phân tích, dự báo, đánh giá, và hoạch định chính sách về tài chính - ngân sách.

4. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ số: Rà soát, nghiên cứu, triển khai các ứng dụng, dịch vụ số đáp ứng yêu cầu quy trình nghiệp vụ đã được tái thiết kế, phù hợp với lộ trình, kế hoạch chuyển đổi số của Chính phủ nói chung và ngành Tài chính nói riêng.

5. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng: Triển khai các giải pháp, công nghệ đảm bảo an toàn an ninh mạng, đặc biệt tập trung vào hoạt động thuê dịch vụ giám sát an toàn bảo mật (SOC) tại cơ quan Bộ Tài chính.

Cục THTK

Cục KHTC và các đơn vị khác có liên quan thuộc Bộ

Trước ngày 20/9/2025

Nhiệm vụ 04: Hoàn thiện nhân lực số

Hợp tác có chọn lọc với các tổ chức trong nước và quốc tế xây dựng và triển khai đồng bộ các chương trình đào tạo/tập huấn/tư vấn/bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo hình thức trực tiếp và/hoặc trực tuyến cho các cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc Bộ phục vụ quá trình chuyển đổi số các quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính.

Trường BDCBTC

Cục THTK và các đơn vị khác liên quan thuộc Bộ

Trước ngày 20/12/2025

Nhiệm vụ 05: Tổ chức tuyên truyền

Tổ chức tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính về mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đề ra trong Chương trình hành động.

Văn phòng Bộ

Các cơ quan báo chí trong ngành Tài chính, Cục THTK và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

Trước ngày 20/12/2025

(Nhiệm vụ thường xuyên)

Nhiệm vụ 06: Hướng dẫn lưu trữ

- Hướng dẫn việc giao nộp tài liệu điện tử vào Lưu trữ cơ quan cho toàn ngành và thực hiện việc thu thập tài liệu lưu trữ điện tử tại cơ quan Bộ;

- Hướng dẫn công tác số hoá tài liệu lưu trữ (tạo lập cơ sở dữ liệu) cho toàn ngành và thực hiện số hoá tài liệu lưu trữ điện tử tại cơ quan Bộ.

Văn phòng Bộ

Cục THTK và các đơn vị liên quan thuộc Bộ

Trước ngày 20/12/2025

Nhiệm vụ 07: Xây dựng, hoàn thiện báo cáo tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình hành động và định hướng đến 2030.

Viện CLTC

Các đơn vị liên quan thuộc Bộ

Trước ngày 31/12/2025

 

ĐỀ ÁN

ĐỔI MỚI QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NGÀNH TÀI CHÍNH ĐỂ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ

 

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Cơ sở pháp lý và sự cần thiết xây dựng đề án

2. Mục tiêu của đề án

3. Phạm vi, đối tượng của đề án

4. Thời gian và kinh phí thực hiện đề án

5. Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện đề án

6. Kết quả đầu ra của Đề án

PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TRỌNG TÂM NGÀNH TÀI CHÍNH VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

1.1. Tổng quan về chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính

1.1.1. Khái niệm về chuyển đổi số

1.1.2. Vai trò của chuyển đổi số

1.1.3. Các nhân tố tác động tới quá trình chuyển đổi số

1.2. Một số quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính để thực hiện chuyển đổi số

1.2.1. Quản lý ngân sách nhà nước

1.2.2. Quản lý dự trữ quốc gia

1.2.3. Quản lý tài sản công

1.2.4. Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia

1.2.5. Quản lý về ngành kế toán, kiểm toán

1.2.6. Quản lý về lĩnh vực giá

1.2.7. Quản lý về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp

1.2.8. Quản lý thị trường tài chính

1.2.9. Quản lý nhà nước về hải quan

1.2.10. Quản lý nhà nước về thuế

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

PHẦN THỨ HAI: HIỆN TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TRỌNG TÂM NGÀNH TÀI CHÍNH VIỆT NAM

2.1. Chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số trong thời gian qua

2.2. Hiện trạng chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính Việt Nam

2.2.1. Quản lý ngân sách nhà nước

2.2.2. Quản lý dự trữ quốc gia

2.2.3. Quản lý tài sản công

2.2.4. Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài

2.2.5. Quản lý về ngành kế toán, kiểm toán

2.2.6. Quản lý về lĩnh vực giá

2.2.7. Quản lý về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp

2.2.8. Quản lý thị trường tài chính

2.2.9. Quản lý nhà nước về hải quan

2.2.10. Quản lý nhà nước về thuế

PHẦN THỨ BA: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NGÀNH TÀI CHÍNH ĐỂ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ

3.1. Mục tiêu, yêu cầu đổi mới nghiệp vụ ngành Tài chính để thực hiện chuyển đổi số

3.1.1. Mục tiêu

3.1.2. Yêu cầu

3.2. Định hướng, giải pháp và các điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính giai đoạn 2024-2025 và định hướng đến năm 2030

3.2.1. Đối với quy trình quản lý ngân sách nhà nước

3.2.2. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý dự trữ quốc gia

3.2.3. Đối với quy trình quản lý tài sản công

3.2.4. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của Quốc gia và nguồn viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài

3.2.5. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý lĩnh vực giá

3.2.6. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp

3.2.7. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý thị trường tài chính

3.2.8. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước về bảo hiểm

3.2.9. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước về hải quan

3.2.10. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước về thuế

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

1.

ATTT

An toàn thông tin

2.

BHXH

Bảo hiểm xã hội

3.

CCHC

Cải cách hành chính

4.

CĐS

Chuyển đổi số

5.

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

6.

CNTT

Công nghệ thông tin

7.

CQĐP

Chính quyền địa phương

8.

CQHQ

Cơ quan hải quan

9.

CQNN

Cơ quan nhà nước

10.

CSDL

Cơ sở dữ liệu

11.

CSHT

Cơ sở hạ tầng

12.

CTCK

Công ty chứng khoán.

13.

CTĐC

Công ty đại chúng

14.

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

15.

CVL

Cho vay lại

16.

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

17.

DNMGBH

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

18.

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

19.

DTNN

Dự trữ nhà nước

20.

DTQG

Dự trữ quốc gia

21.

DVC

Dịch vụ công

22.

DVCTT

Dịch vụ công trực tuyến

23.

DVTC

Dịch vụ tài chính

24.

ĐLT

Đại lý thuế

25.

ĐKT

Đăng ký thuế

26.

ĐVSNCL

Đơn vị sự nghiệp công lập

27.

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

28.

GDCK

Giao dịch chứng khoán

29.

GTGT

Giá trị gia tăng

30.

HĐĐT

Hoá đơn điện tử

31.

HĐND

Hội đồng nhân dân

32.

HTX

Hợp tác xã

33.

IDS

Hệ thống công bố thông tin

34.

KBNN

Kho bạc nhà nước

35.

KHĐT

Kế hoạch đầu tư

36.

KHCN

Khoa học và công nghệ

37.

KTNN

Kiểm toán nhà nước

38.

KTKT

Kế toán kiểm toán

39.

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

40.

MST

Mã số thuế

41.

NĐT

Nhà đầu tư

42.

NHCS

Ngân hàng chính sách

43.

NHNN

Ngân hàng nhà nước

44.

NHTM

Ngân hàng thương mại

45.

NHTW

Ngân hàng trung ương

46.

NNT

Người nộp thuế

47.

NSĐP

Ngân sách địa phương

48.

NSNN

Ngân sách nhà nước

49.

NSTW

Ngân sách trung ương

50.

QLG

Quản lý giá

51.

QLN

Quản lý nợ

52.

QLNN

Quản lý nhà nước

53.

QLRR

Quản lý rủi ro

54.

QLT

Quản lý thuế

55.

SXKD

Sản xuất kinh doanh

56.

TNCN

Thu nhập cá nhân

57.

TCDN

Tài chính doanh nghiệp

58.

TCDT

Tổng cục dự trữ

59.

TCHQ

Tổng cục Hải quan

60.

TCNH

Tài chính ngân hàng

61.

TCT

Tổng cục Thuế

62.

THTK

Tin học thống kê

63.

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

64.

TPCP

Trái phiếu chính phủ

65.

TPDN

Trái phiếu doanh nghiệp

66.

TSC

Tài sản công

67.

TTCK

Thị trường chứng khoán

68.

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

69.

TTHC

Thủ tục hành chính

70.

TTHQ

Thủ tục hải quan

71.

TTTC

Thị trường tài chính

72.

TTTP

Thị trường trái phiếu

73.

UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán nhà nước

74.

UBND

Ủy ban nhân dân

75.

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

76.

VDB

Ngân hàng phát triển Việt Nam

77.

VSDC

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán

78.

XNK

Xuất nhập khẩu

 

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Cơ sở pháp lý và sự cần thiết xây dựng đề án

a. Cơ sở pháp lý của Đề án

- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII ngày 01/02/2021; Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030).

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm 2021-2025.

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20/4/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

- Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

- Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 844/QĐ-BTC ngày 21/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025.

- Quyết định số 843/QĐ-BTC ngày 12/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP.

- Quyết định 1874/QĐ-BTC ngày 27/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Ban hành kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg.

- Quyết định số 2366/QĐ-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số.

- Quyết định số 1484/QĐ-BTC ngày 27/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch CĐS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

b. Sự cần thiết xây dựng Đề án

CĐS là nội dung cơ bản của cách mạng công nghiệp 4.0, là việc áp dụng công nghệ số để làm thay đổi căn bản và toàn diện phương thức quản lý, vận hành và tạo ra giá trị mới. CĐS có vai trò quan trọng trên nhiều phương diện: (1) Tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ làm việc trong một tổ chức, cơ quan theo hướng chuyển từ phân cấp, dây chuyền sang liên tục, từ phân tán dựa trên văn bản giấy sang mô hình tập trung dựa trên văn bản điện tử, số hóa và tự động; (2) Số hóa sản phẩm... Tóm lại, CĐS giúp nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ quá trình quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đảng và Nhà nước coi phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi CNH-HĐH. Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đã được thể chế hoá tạo nền tảng cho các hoạt động triển khai hướng tới CĐS một cách toàn diện:

- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị nhấn mạnh ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp DVC, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp... và xác định mục tiêu đến năm 2020 “triển khai có hiệu quả chương trình CCHC, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp DVCTT ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực”.

- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW xác định nhiệm vụ xây dựng có hiệu quả Chính phủ điện tử, cung cấp DVCTT ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực, gắn kết chặt chẽ với triển khai Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020; ứng dụng CNTT trong việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; tổ chức nhân rộng mô hình tiêu biểu Chính quyền điện tử.

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Ban chấp hành Trung ương đặt ra chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy CĐS quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số.

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030, đặt ra các mục tiêu cụ thể về Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán...

Để thực hiện các mục tiêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản như Quyết định số 446/QĐ-BTC về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về triển khai ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực tài chính-NSNN; Quyết định số 2366/QĐ-BTC ngày 31/12/2020 phê duyệt Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số; Quyết định số 1484/QĐ-BTC về Kế hoạch CĐS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 844/QĐ-BTC về Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP... Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng đã ban hành các quy định phát triển ứng dụng hạ tầng CNTT và an toàn, an ninh, thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, trong đó thực hiện cung cấp các chỉ tiêu quan trọng trong lĩnh vực tài chính-NSNN.

Về cơ bản, Bộ Tài chính đã ứng dụng CNTT hỗ trợ CCHC, đưa các quy trình hiện đại vào công tác quản lý tài chính-NSNN. Hạ tầng kỹ thuật được thiết lập bao gồm máy tính điện tử (máy trạm, máy chủ và máy tính xách tay) để đáp ứng triển khai một số hệ thống thông tin đồ sộ của ngành Tài chính như:

- Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS);

- Hệ thống, quản lý thuế tập trung (TMS);

- Hệ thống tự động hóa TTHQ và hải quan một cửa Quốc gia (VNACCS/VCIS);

- Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính (DMFAS);

- Hệ thống trao đổi dữ liệu số ngành Tài chính;

- Hệ thống quản lý nghiệp vụ DTQG;

- Hệ thống cổng thông tin điện tử của UBCKNN;

- Hệ thống bảo mật IDS và từng bước ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực QLG, công sản, doanh nghiệp, bảo hiểm, KTKT... theo lộ trình cải cách hiện đại hóa của các đơn vị.

Việc xây dựng thiết bị nền tảng cho hạ tầng số đã góp phần CCHC mạnh mẽ trong ngành Tài chính, qua đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính-NSNN.

- Đối với lĩnh vực thuế, quy trình nghiệp vụ bao gồm quản lý khai thuế, đăng ký thuế, nộp thuế, kế toán thuế, quy trình quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp... Hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% chi cục thuế. Bên cạnh đó, TCT phối hợp với 57 NHTM (đã hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử với TCT) và 63 cục thuế triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử. Đồng thời, TCT đã triển khai ứng dụng đáp ứng yêu cầu khai điện tử tờ khai đối với hoạt động cho thuê tài sản (trong đó có hoạt động cho thuê nhà) tại 63 cục thuế và các chi cục thuế.

- Trong lĩnh vực hải quan, quy trình nghiệp vụ bao gồm giám sát quản lý về hải quan, thu XNK, điều tra chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro, kiểm định hải quan... Bộ Tài chính đã triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đường hàng không tại tất cả các sân bay quốc tế trên cả nước. Đồng thời, Bộ Tài chính tiếp tục quản lý, giám sát và đảm bảo vận hành Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống CNTT tập trung của ngành hải quan ổn định 24/7, đảm bảo an ninh, an toàn, đường truyền thông suốt phục vụ cho việc thông quan hàng hóa XNK.

- Đối với lĩnh vực DTQG, Tổng cục DTNN đã triển khai và vận hành một số hệ thống ứng dụng phục vụ công tác quản lý chuyên môn như: Hệ thống chương trình Quản lý vật tư hàng hóa, kho tàng DTNN; phần mềm Kế toán nội bộ; hệ thống thông tin báo cáo DTNN; Cổng thông tin điện tử... Ngoài ra, để hướng tới tin học hóa và quản lý tất cả các quy trình nghiệp vụ trên cùng một nền tảng và mang tính thống nhất.

- Đối với lĩnh vực QLN: các quy trình nghiệp vụ nội bộ của Cục QLN có tính đặc thù chuyên môn, các TTHC hiện hành của Cục chỉ thực hiện một phần, không thực hiện DVCTT toàn trình; trong số các TTHC hiện hành chỉ có 06 TTHC thực hiện tại Bộ phận một cửa của Bộ, tuy nhiên, việc tiếp nhận và giải quyết TTHC vẫn thực hiện thủ công tại Cục QLN. Vì thế, quy trình nghiệp vụ phù hợp để thực hiện CĐS tại Cục QLN chủ yếu thực hiện qua hệ thống QLN và phân tích tài chính DMFAS để phục vụ cho việc thống kê nợ, rút vốn và trả nợ nước ngoài.

- Đối với lĩnh vực QLG: Bộ Tài chính đã triển khai xây dựng và hoàn thiện chuẩn hóa DVCTT toàn trình với 03 TTHC, đồng thời đang trong quá trình hoàn thiện DVCTT toàn trình đối với hoạt động kê khai giá. Đối với quy trình công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, được triển khai với các bước cơ bản. Bộ Tài chính cũng đã triển khai thành công CSDL quốc gia về giá giai đoạn 01, phạm vi triển khai gồm một phần ngành Tài chính, theo đó, hệ thống đã kết nối, liên kết, quản lý dữ liệu về giá; giai đoạn 02 thực hiện năm 2021. Việc triển khai, hoàn thiện hệ thống CSDL quốc gia về giá giúp cung cấp các nội dung báo cáo tổng hợp, toàn diện và kịp thời để đưa ra được các giải pháp phù hợp giúp bình ổn giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát; giúp lãnh đạo quyết định các chủ trương, định hướng quản lý, điều hành giá. Bên cạnh đó, hệ thống CSDL quốc gia về giá đã hỗ trợ Bộ Tài chính giám sát, quản lý hoạt động của các doanh nghiệp thẩm định giá và các thẩm định viên, đảm bảo tuân thủ theo các quy định pháp luật về thẩm định giá. Toàn bộ các hoạt động quản lý, quản trị của hệ thống CSDL quốc gia về giá được thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại, có sự kết nối, liên thông dữ liệu với các hệ thống CSDL về giá của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan.

- Đối với một số lĩnh vực còn lại như QLCS, quản lý giám sát TCDN, bảo hiểm, TTTC...: Mặc dù đạt được nhiều thành tựu bước đầu hướng tới tài chính số nhưng đến nay các quy trình nghiệp vụ của ngành chưa thực sự đáp ứng được hết yêu cầu CĐS. Các quy trình nghiệp vụ còn tồn tại nhiều công việc thực hiện thủ công, một số nghiệp vụ được số hóa nhưng vẫn còn thực hiện đơn lẻ, rời rạc trong vận hành cần nhiều phần mềm khác nhau để xử lý nghiệp vụ... Về lâu dài cần CĐS quy trình nghiệp vụ trọng tâm liên quan đến quản lý NSNN, thuế, hải quan, Kho bạc nhà nước, DTQG...

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định “...đẩy mạnh CĐS quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng KHCN, đổi mới sáng tạo...”. Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030 cũng đã xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH, trong đó có nêu rõ: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Thực hiện CĐS trong quản trị quốc gia, quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội và quản lý tài nguyên quốc gia. Đẩy nhanh CĐS đối với một số ngành, lĩnh vực đã có điều kiện;...”.

Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc xây dựng Đề án “Đổi mới quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính để thực hiện chuyển đổi số” đặc biệt có ý nghĩa quan trọng, kết quả Đề án kỳ vọng đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện CĐS quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính, đáp ứng các mục tiêu và định hướng của Đảng và Nhà nước hướng tới tài chính số, chính phủ số và xã hội số.

2. Mục tiêu của đề án

a. Mục tiêu tổng quát

Xác định định hướng giải pháp để thực hiện CĐS quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030.

b. Mục tiêu cụ thể

- Tổng quan về CĐS quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính.

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về CĐS quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

- Đánh giá hiện trạng CĐS quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính Việt Nam.

- Đưa ra định hướng giải pháp đổi mới quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính để thực hiện CĐS.

- Xác định các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện CĐS quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính.

3. Phạm vi, đối tượng của đề án

a. Phạm vi

Đề án tập trung vào các quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính như sau:

- Quản lý nghiệp vụ tài chính nhà nước (Quản lý NSNN; Quản lý DTQG; Quản lý TSC; Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài; Quản lý về ngành KTKT; Quản lý lĩnh vực giá; Quản lý về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp).

- Quản lý TTTC (Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Quản lý nhà nước về bảo hiểm; Quản lý tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính).

- Quản lý nhà nước về hải quan.

- Quản lý nhà nước về thuế.

b. Đối tượng: Quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính.

4. Thời gian và kinh phí thực hiện đề án

Đề án được thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, cụ thể:

- Xây dựng Đề án: 2021-2024

- Triển khai thực hiện Đề án: 2024-2025

- Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn NSNN và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

5. Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện đề án

- Cơ quan chủ quản: Bộ Tài chính

- Đơn vị chủ trì: Viện CLTC

- Đơn vị phối hợp thực hiện: Cục THTK, Cục KHTC, TCT, TCHQ, TCDT, UBCKNN, Vụ NSNN, Cục QLN, Cục QLCS, Cục QLBH, Cục QLG, Cục KTKT, Vụ TCNH, Cục TCDN, Văn Phòng Bộ, Trường BDCBTC và các đơn vị khác liên quan thuộc Bộ.

6. Kết quả đầu ra của Đề án

Kết quả đầu ra của Đề án: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “Đổi mới quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính để thực hiện chuyển đổi số”.

PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TRỌNG TÂM NGÀNH TÀI CHÍNH VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

1.1. Tổng quan về chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính

1.1.1. Khái niệm chuyển đổi số

Khái niệm về CĐS hiện nay tuy vẫn chưa thống nhất nhưng có thể hiểu CĐS là “cách sử dụng công nghệ số để thay đổi tư duy, cách thức tổ chức, làm việc sao cho hiệu quả hơn và tạo ra giá trị mới”; hoặc “CĐS là quá trình thay đổi từ mô hình làm việc truyền thống sang mô hình làm việc trên nền tảng số bằng cách áp dụng công nghệ số như điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT)... nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình nghiệp vụ và văn hoá làm việc”. Nhìn chung, CĐS là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Đối với hoạt động QLNN trong các lĩnh vực trọng tâm ngành Tài chính, CĐS là quá trình sử dụng công nghệ số nhằm thay đổi phương thức vận hành các quy trình nghiệp vụ tại các CQNN (cung cấp DVC, quy trình ra quyết định và việc chia sẻ thông tin) để tăng cường hiệu quả, hiệu lực QLNN, hướng tới thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Quá trình CĐS quy trình nghiệp vụ tại các CQNN bao gồm:

Bước 1: Chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống giấy tờ sang hệ thống điện tử, số hóa, lưu trữ trên máy tính nhờ sự kết nối của hạ tầng số.

Bước 2: Tối ưu hóa việc sử dụng công nghệ số trên quy trình nghiệp vụ hiện có.

Bước 3: CĐS hoàn toàn quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính.

1.1.2. Vai trò của chuyển đổi số

- Tạo ra các bước đột phá cho phát triển KT-XH (mở rộng năng lực sản xuất, năng suất lao động và sáng tạo, giúp thúc đẩy quy mô và tăng trưởng kinh tế), góp phần sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do cơ chế tự động hoá thay thế các hoạt động truyền thống.

- Tăng cường năng lực quản lý thông qua tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ theo hướng tự động hóa, giảm chi phí, góp phần tinh giản biên chế và rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện các TTHC ở mọi thời điểm, mọi nơi thay vì phải đến trực tiếp trụ sở CQNN.

- Giúp cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của quốc gia.

- Tăng tính minh bạch, hình ảnh, uy tín của các CQNN thuộc ngành Tài chính trong nhận thức của người dân và doanh nghiệp.

1.1.3. Các nhân tố tác động tới quá trình chuyển đổi số

- Khung pháp lý: Khung pháp lý rõ ràng và bao quát được các hoạt động phát sinh sẽ tạo thuận lợi cho quá trình CĐS một cách linh hoạt và phù hợp với bối cảnh đất nước.

- Nguồn lực tài chính: Quá trình CĐS cũng đòi hỏi có sự đầu tư không nhỏ về CSHT kỹ thuật cũng như đầu tư về đào tạo con người. Do đó, nguồn lực tài chính hợp lý với bối cảnh điều kiện đất nước, có tính chất lâu dài sẽ quyết định thành công của hoạt động CĐS.

- Hạ tầng kỹ thuật: Sự phát triển của CĐS gắn liền với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, trong đó những công nghệ lớn hiện tại như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, dữ liệu lớn, công nghệ blockchain và ứng dụng mạng lưới phi tập trung (DeFi) tiếp tục là các công nghệ có tính chi phối đến hoạt động QLNN liên quan trong lĩnh vực tài chính.

- Nhân lực số: Con người là trung tâm trong quá trình CĐS các lĩnh vực trọng tâm của ngành Tài chính, do con người là chủ thể tạo ra công nghệ số, ứng dụng, hoàn thiện và phát triển công nghệ số nên thường xuyên phải cập nhật kiến thức và kỹ năng sử dụng. Trình độ nhân lực số càng cao, mức độ CĐS càng nhanh.

- Sự đón nhận của doanh nghiệp, công chúng và các cơ quan Chính phủ: đối với vấn đề CĐS trong lĩnh vực tài chính ở mức độ càng cao thì việc triển khai CĐS càng dễ dàng và ngược lại.

- Vấn đề liên quan đến bảo mật: Khi thực hiện CĐS quy trình nghiệp vụ trong các lĩnh vực trọng tâm của ngành Tài chính, vấn đề bảo mật thông tin tài chính và an ninh mạng cần phải được đảm bảo do nhiều hồ sơ công việc thuộc bí mật của Nhà nước.

1.2. Một số quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính để thực hiện chuyển đổi số

1.2.1. Quản lý ngân sách nhà nước

Quy trình quản lý NSNN thể hiện toàn bộ các hoạt động thủ tục mang tính kỹ thuật và chính trị về công tác xây dựng, thảo luận, phê duyệt, thực hiện, giám sát và kiểm toán NSNN.

- Quy trình lập dự toán NSNN: Lập dự toán NSNN là việc lên kế hoạch các khoản thu - chi NSNN trong năm ngân sách để đáp ứng được việc thực hiện các chính sách KT-XH, huy động và phân bổ nguồn lực phù hợp, hiệu quả. Do đó công tác lập dự toán NSNN có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của quy trình NSNN và kết quả dự toán ngân sách được các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Các nghiệp vụ của quá trình lập dự toán NSNN: (i) Lập ngân sách từ trên xuống (Giai đoạn hướng dẫn chuẩn bị ngân sách); (ii) Lập ngân sách từ dưới lên (Giai đoạn lập, tổng hợp dự toán ngân sách); (iii) Đánh giá, thảo luận, phê duyệt dự toán NSNN.

- Quy trình thực hiện, chấp hành và giám sát ngân sách: là quá trình thực hiện dự toán NSNN sau khi được các cơ quan có thẩm quyền thông qua. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính.

Chấp hành ngân sách bao gồm phân bổ chi tiết ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách; chấp hành dự toán thu; chấp hành dự toán chi; việc điều chỉnh, bổ sung dự toán thu, chi NSNN trường hợp không đạt dự toán theo chế độ, chính sách, quy định pháp luật; phương án huy động đảm bảo cân đối NSNN.

- Quy trình quyết toán và công khai ngân sách: Quyết toán NSNN là hoạt động phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình lập và chấp hành NSNN rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập ngân sách cũng như chấp hành ngân sách ở những quy trình tiếp theo. Kiểm toán nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện NSNN của các đơn vị sử dụng ngân sách.

1.2.2. Quản lý dự trữ quốc gia

Quy trình quản lý hàng DTQG khá tương đồng với hoạt động quản lý lưu kho của doanh nghiệp, tuy nhiên, hàng hóa DTQG là mặt hàng gắn với hoạt động phát triển KT-XH, chủ động đáp ứng các yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, phục vụ quốc phòng - an ninh.

Quản lý DTQG bao gồm các quy trình: (1) Xây dựng kế hoạch DTQG, ngân sách cho DTQG; (2) Mua sắm, nhập hàng hóa dự trữ; (3) Xuất, cấp hàng hóa dự trữ; (4) Theo dõi, đánh giá, mua sắm, nhập, lưu chuyển hàng hóa định kỳ; (5) Thanh lý hàng hóa dự trữ.

1.2.3. Quản lý tài sản công

Công tác quản lý TSC được thực hiện kể từ giai đoạn quyết định chủ trương, đầu tư mua sắm và thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản (quản lý quá trình hình thành tài sản); quản lý quá trình duy trì, khai thác, sử dụng tài sản bao gồm cả việc bảo dưỡng, sửa chữa, tôn tạo tài sản; quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản.

1.2.4. Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia

Thông thường, quy trình QLN bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau đây:

- Xây dựng và thực hiện công cụ QLN chủ động;

- Phân tích bền vững nợ (DSA);

- Tổ chức huy động vốn vay và trả nợ của Chính phủ;

- Quản lý rút vốn và trả nợ;

- Kế toán, kiểm toán và báo cáo thông tin về nợ;

- Thực hiện minh bạch và trách nhiệm giải trình nợ công.

1.2.5. Quản lý về ngành kế toán, kiểm toán

Đối tượng QLNN về KTKT là các hoạt động KTKT của các tổ chức, cá nhân và các đối tượng sử dụng dịch vụ KTKT... nhằm tạo ra nền tảng quản lý, phát triển và giám sát hoạt động KTKT trong nền kinh tế.

Quy trình QLNN về KTKT bao gồm các nghiệp vụ:

- Xây dựng hệ thống các quy định pháp lý về đối tượng áp dụng, quy định hành nghề, điều kiện hành nghề, các yêu cầu đối với hoạt động KTKT cũng như các khung chế tài xử lý việc vi phạm các quy định về hoạt động KTKT.

- Quản lý và giám sát hoạt động KTKT gồm (i) giám sát các hoạt động KTKT (xem xét và đánh giá thường xuyên việc tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp; (ii) kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán (thực hiện các thủ tục để đánh giá về hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của doanh nghiệp, đánh giá chất lượng của các hợp đồng dịch vụ kiểm toán đã hoàn thành của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên); (iii) quản lý cấp chứng chỉ hành nghề KTKT, cấp phép trong hoạt động KTKT.

1.2.6. Quản lý về lĩnh vực giá

Một số quy trình về QLNN lĩnh vực giá gồm:

- Quy trình 01: Thực hiện quản lý chung giá hàng công nghiệp tiêu dùng, giá hàng tư liệu sản xuất, giá hàng nông, lâm, thuỷ sản. Triển khai xây dựng báo cáo tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường theo quy định hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

+ Thực hiện đánh giá biến động của mặt bằng giá thị trường thông qua việc đánh giá biến động của các chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất (nếu có) và giá thị trường của hàng hoá, dịch vụ. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh danh mục hàng hoá, dịch vụ bình ổn giá theo quy định.

+ Định giá các hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai định giá hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hoá, dịch vụ; Tham mưu, tư vấn trong việc định giá đối với một số hàng hoá, dịch vụ cụ thể theo phân công hoặc khi có yêu cầu phối hợp.

+ Triển khai các biện pháp quản lý, điều tiết giá như hiệp thương giá, kê khai giá, niêm yết giá thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

+ Hướng dẫn và tiếp nhận văn bản kê khai giá thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

+ Thu thập, tổng hợp, phân tích và dự báo giá thị trường trong nước và thế giới để xây dựng CSDL về giá phục vụ QLNN trong lĩnh vực giá.

- Quy trình 02: Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giá.

1.2.7. Quản lý về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp

Các quy trình nghiệp vụ gồm:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách trong quản lý TCDN và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

- Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước tại doanh nghiệp như ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý tài chính; xem xét báo cáo tài chính, phân tích đánh giá hiệu quả SXKD, cảnh báo khi thấy dấu hiệu mất an toàn đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo yêu cầu; dự thảo kế hoạch điều hòa nguồn vốn và quỹ đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp của cơ quan đại diện chủ sở hữu;...

- Theo dõi, tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước và phân tích đánh giá thực trạng tài chính và hiệu quả SXKD của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bao gồm cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích; đưa ra đánh giá, cảnh báo và đề xuất các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách tài chính đối với việc chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại các DNNN tại các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; Giám sát các hoạt động mua bán nợ và tài sản doanh nghiệp gắn với phương án tái cơ cấu tài chính để sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp; Tổng hợp tình hình thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; chuyển đổi các đơn vị, tổ chức kinh tế của Nhà nước thành doanh nghiệp tại các bộ, ngành, địa phương và tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

- Tổng hợp báo cáo các cấp có thẩm quyền gồm Báo cáo hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Báo cáo kết quả giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước của các cơ quan đại diện chủ sở hữu; Báo cáo tình hình cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và thoái vốn của DNNN; cổ phần hóa ĐVSNCL thành doanh nghiệp; Báo cáo về việc xây dựng, lập kế hoạch SXKD thu nộp NSNN của DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước; tổng hợp báo cáo thu chi NSNN hàng năm thuộc lĩnh vực quản lý; Báo cáo tình hình tài chính hàng năm của doanh nghiệp có vốn FDI vào Việt Nam...

- Xây dựng chính sách tiền lương (bảng lương, ngạch, bậc, chế độ phụ cấp, quản lý tiền lương và thu nhập) và các chính sách khác liên quan đến tiền lương, tiền công lao động của khu vực doanh nghiệp.

- Tổ chức khai thác, ứng dụng CNTT phục vụ công tác QLNN về TCDN; xây dựng hệ thống CSDL quốc gia về vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

1.2.8. Quản lý thị trường tài chính

Quy trình QLNN về TTTC gồm:

a) Quy trình quản lý chứng khoán, thị trường chứng khoán

- Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép liên quan đến việc phát hành, niêm yết, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán và thu lệ phí cấp giấy phép theo quy định pháp luật. Đây thực chất là cơ chế quản lý việc tham gia hoạt động phát hành, niêm yết, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của các chủ thể thông qua một trong hai cơ chế: cơ chế đăng ký và cơ chế cấp phép. Cơ chế cấp phép đặt ra các điều kiện và thủ tục chặt chẽ nhằm đảm bảo sự an toàn cho thị trường chứng khoán.

- Quản lý các tổ chức và tổ chức trung gian, tổ chức phụ trợ hoạt động trên TTCK. Thanh tra, giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK. Hoạt động thanh tra được tập trung chủ yếu vào vấn đề tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường.

- Đào tạo nghiệp vụ, tuyên truyền phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK.

- Hợp tác quốc tế về chứng khoán và TTCK.

b) Quy trình quản lý bảo hiểm

- Ban hành các văn bản pháp lý quy định hoạt động kinh doanh bảo hiểm; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của DNBH, DNMGBH; chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài; giấy phép đặt văn phòng đại diện của DNBH, DNMGBH nước ngoài tại Việt Nam.

- Kiểm tra và giám sát hoạt động của DNBH, chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài và DNMGBH hoạt động tại Việt Nam; hoạt động của các văn phòng đại diện của DNBH nước ngoài và DNMGBH tại Việt Nam.

- Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo hiểm đối với các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm theo quy định pháp luật.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định pháp luật.

- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định pháp luật.

- Thực hiện QLNN đối với hoạt động của các hiệp hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

c) Quy trình quản lý tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính

- Ban hành các VBQPPL thuộc lĩnh vực ngân hàng và tổ chức tài chính.

- Xây dựng, ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm, cơ chế, chính sách về phát triển TTTC và DVTC, TTTP và thị trường xổ số, đặt cược, casino, trò chơi điện tử có thưởng; cơ chế, chính sách về TTCK; xây dựng và trình cấp có thẩm quyền các chính sách liên kết giữa TTTC và thị trường tiền tệ.

- Xây dựng, ban hành cơ chế tài chính cho các định chế tài chính hoạt động trên TTTC và DVTC, bao gồm: Sở GDCK, VSDC, CTCK, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính khác.

- Ban hành cơ chế, tiêu chuẩn, điều kiện và đánh giá hoạt động của các nhà tạo lập thị trường trên TTTP, phát triển quan hệ với các nhà đầu tư trái phiếu để phát triển TTTP.

- Về quản lý tài chính đối với hoạt động ngân hàng và các tổ chức tín dụng:

+ Xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất, tỷ giá và các vấn đề khác trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tín dụng.

+ Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành kinh tế vĩ mô.

+ Xây dựng quy chế kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm tra đối với hoạt động in, đúc, tiêu hủy tiền và dự trữ ngoại hối của Nhà nước do NHNN Việt Nam quản lý.

+ Ban hành, hướng dẫn việc thực hiện chế độ tài chính của NHNN Việt Nam, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và các định chế tài chính khác.

- Ban hành cơ chế tín dụng chính sách của Nhà nước, bao gồm: tín dụng đầu tư của Nhà nước, tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội và tín dụng chính sách khác; Ban hành cơ chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức thực hiện chức năng tín dụng chính sách của Nhà nước.

- Ban hành cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quỹ Bảo vệ môi trường, Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX, Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo vay vốn và các quỹ tài chính khác có chức năng cho vay, bảo lãnh.

- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chế hoạt động, cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức tài chính đặc thù.

- Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về mặt tài chính trong việc thực hiện các quy định pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng; cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số, đặt cược, casino, trò chơi điện tử có thưởng theo quy định pháp luật.

1.2.9. Quản lý nhà nước về hải quan

Quy trình QLNN về hải quan bao gồm: Tiếp nhận, đăng kí hồ sơ hải quan; Kiểm tra hồ sơ hải quan; Kiểm tra thực tế hàng hoá; Thu thuế, lệ phí hải quan; Quyết định thông quan; Phúc lập hồ sơ hải quan. TTHQ được chia thành: TTHQ truyền thống (xử lý thủ công, trực tiếp) và TTHQ hiện đại (xử lý dữ liệu điện tử). Các nghiệp vụ cơ bản gồm: Kiểm tra hải quan, giám sát hải quan và kiểm soát hải quan gồm phân loại, áp mã hàng hóa, xác định xuất xứ hàng hóa, xác định trị giá hải quan, thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới...

1.2.10. Quản lý nhà nước về thuế

Trong lĩnh vực thuế, quy trình nghiệp vụ thường chia theo các hoạt động đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, khiếu nại về thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế. Cụ thể:

- Đăng ký thuế: là việc NNT kê khai, cung cấp các thông tin định danh của mình với cơ quan thuế.

- Khai thuế: là việc NNT trình bày các số liệu, hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT cho cơ quan.

- Nộp thuế: là việc cá nhân, tổ chức nộp tiền thuế vào NSNN theo thông tin đã kê khai thuế.

- Quyết toán thuế: là quá trình kiểm tra, tập hợp, thống kê tất cả có số liệu liên quan đến khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp NSNN trong 01 năm hoạt động. Quyết toán thuế là nghĩa vụ mà bất kỳ một doanh nghiệp nào khi hoạt động cũng đều phải thực hiện. Các loại thuế phải quyết toán thuế gồm thuế TNCN, thuế TNDN, thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên.

- Khiếu nại về thuế: công dân, cơ quan, tổ chức nộp thuế đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định về.

- Lập hồ sơ đề nghị miễn thuế theo quy định cụ thể tại các văn bản pháp lý về thuế.

- Giảm thuế: Giảm tổng trách nhiệm của NNT. Việc giảm thuế được thực hiện bởi luật thuế và thường dưới hình thức tín dụng hoặc khoản khấu trừ hoặc thông qua việc loại trừ một số loại thu nhập khỏi tờ khai thuế. Trong một số trường hợp, NNT không phải thực hiện bất kỳ hành động nào để được giảm thuế. Thủ tục, quy trình giảm thuế cũng phụ thuộc vào từng loại ưu đãi thuế và do cơ quan thuế ban hành.

- Hoàn thuế: trả lại số tiền thuế thu quá, thu sai quy định pháp luật; áp dụng trong các trường hợp như đối tượng nộp thuế tạm nộp thuế nhưng sau khi cơ quan thuế quyết toán thì có số thuế nộp thừa, quyết toán thuế GTGT theo định kì quy định mã số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra; áp dụng sai quy định về đối tượng nộp thuế, mức thuế suất, về miễn, giảm thuế. Khi phát sinh việc hoàn thuế, cơ quan tài chính ra lệnh hoàn trả thuế, KBNN thực hiện thủ tục và trực tiếp hoàn trả cho đối tượng nộp. Mỗi sắc thuế sẽ có quy trình nghiệp vụ hoàn thuế khác nhau theo quy định pháp luật.

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính và bài học cho Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính

1.3.1.1. Quản lý ngân sách nhà nước

CĐS trong quản lý NSNN ngày càng trở thành nhiệm vụ cấp bách. Thuật ngữ “ngân sách điện tử” (e-budgeting) đề cập đến bất kỳ ứng dụng hoặc công cụ CNTT nào được sử dụng cho các chức năng, thủ tục trong quy trình NSNN (lập kế hoạch, lập ngân sách, phân bổ, kiểm soát và đánh giá các nguồn tài chính). Ngân sách điện tử được áp dụng CĐS nhằm phổ biến thông tin ngân sách (dữ liệu mở) và tích hợp CSDL ngân sách cho việc ra quyết định (big data).

Số hóa quy trình NSNN

CĐS cho phép các tổ chức công lập kế hoạch, thực hiện và giám sát ngân sách thường được gọi là Hệ thống thông tin và quản lý tài chính (FMIS). FMIS hỗ trợ việc tự động hóa và tích hợp các quy trình quản lý TCC, bao gồm: lập ngân sách, thực hiện ngân sách (hệ thống kho bạc) và giám sát ngân sách (kế toán và báo cáo kiểm toán). Ngoài ra, các nền tảng FMIS tạo điều kiện cho việc công bố thông tin ngân sách và do đó nâng cao trách nhiệm giải trình và sự tham gia của Chính phủ.

Tại Singapore, hệ thống vi tính hoá hỗ trợ hoạt động ngân sách (BO$$) kết hợp các quy tắc phân bổ để tính toán tỷ lệ % GDP được phân bổ cho các bộ khác nhau trên cơ sở công thức tài chính do trung ương kiểm soát (thực hiện cho cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển). BO$$ xây dựng dự toán NSNN cho từng bộ bằng cách chia nhỏ tổng số tiền cho các đơn vị và mã tài khoản.

Khi bắt đầu quy trình NSNN, cơ quan ngân sách thuộc Bộ Tài chính phân phối các tệp đĩa sau cho từng bộ gồm: (i) Chi tiêu thực tế chi tiết trong hai năm tài chính vừa qua; (ii) Các khoản phân bổ và điều chỉnh dự toán của năm hiện tại; (iii) Các khoản dự toán sơ bộ cho năm ngân sách. Mỗi bộ sẽ quyết định cách thức phân bổ các khoản dự toán một cách hợp lý nhất cho các chương trình, hoạt động và hạng mục chi tiêu. Mỗi bộ sẽ tải ngân sách đề xuất của mình lên Bộ Tài chính thông qua BO$$, BO$$ sẽ kiểm tra xem số phân bổ có bị vượt quá và đánh dấu những thay đổi quan trọng. Những điểm được đánh dấu trong đề xuất của các bộ sẽ được các cán bộ ngân sách phân tích và xem xét làm cơ sở để lập báo cáo cho các cuộc họp đánh giá ngân sách hàng năm giữa Bộ Tài chính và các bộ1. Ngoài ra, hiện nay việc sử dụng công cụ điện tử trong quá trình lập NSNN có sự tham gia trực tiếp của người dân ngày càng phổ biến.

Dữ liệu mở và ngân sách

“Dữ liệu mở” được sử dụng để chỉ các tệp dữ liệu có thể được sử dụng một cách tự do mà không có ràng buộc về pháp lý hoặc công nghệ. Các thông tin công khai bao gồm thông tin ngân sách, hoạt động tài chính của Chính phủ, quỹ ngoài ngân sách, chi tiêu thuế, nghĩa vụ nợ dự phòng... EU cam kết công khai bộ dữ liệu mở kể từ năm 2011 được cung cấp thông qua điểm truy cập duy nhất: Cổng dữ liệu mở của Liên minh Châu Âu (EU Open Data Portal) từ tháng 12/2012.

Dữ liệu lớn (Big Data) và ngân sách

Dữ liệu lớn quản lý hệ thống dữ liệu phức tạp với định dạng và cấu trúc khác nhau, mục đích đáp ứng nhu cầu của khu vực tư và khu vực công do những thông tin này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc ra quyết định quản lý NSNN.

Nhìn chung, việc ứng dụng CNTT và tăng cường CĐS trong quản lý NSNN là xu hướng hiện nay, góp phần tiết kiệm chi phí và giảm thiểu các gánh nặng về TTHC. Ủy Ban Châu Âu ước tính việc áp dụng các định dạng kỹ thuật số cho khu vực công có thể tiết kiệm từ 6,5 đến 10 tỷ Euro mỗi năm. Áp dụng CĐS cho các quy trình mua sắm công có thể tiết kiệm chi phí quản trị lên tới 10-20%, tương đương khoảng 100 tỷ Euro mỗi năm. Ngoài ra, việc giảm bớt gánh nặng về TTHC không chỉ góp phần giảm thiểu chi phí mà còn làm tăng sự hài lòng của người dân đối với các DVC.

1.3.1.2. Quản lý dự trữ quốc gia

Tổng cục Lương thực và phân phối Ấn Độ là một trong những cơ quan dự trữ của Ấn Độ với nhiệm vụ dự trữ lương thực cung ứng hỗ trợ người nghèo và cung ứng hàng hóa thiết yếu khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Tổng cục đã tăng cường áp dụng CNTT cho công tác thống kê, giám sát và đánh giá hiệu quả của các chính sách, chương trình phân phối lương thực, hàng hóa thiết yếu của chính phủ. Hệ thống thông tin phân phối đã sử dụng dữ liệu thông tin cá nhân từ mã số định danh từ CSDL quốc gia về dân cư để xác định các đối tượng thụ hưởng và tự động hóa chuyển thông tin này đến các cửa hàng trợ giá thông qua việc cài đặt các thiết bị điện tử cung cấp thông tin về đối tượng thụ hưởng, danh mục, số lượng hàng hóa được trợ giá và ghi lại các giao dịch bán hàng... Với hệ thống CNTT tập trung, người dân Ấn Độ có thể thực hiện mua hàng trợ giá ở bất kỳ đâu trên đất nước cũng như nắm rõ được thông tin về khối lượng hàng hóa mình được hỗ trợ và mức trợ giá hàng hóa của mình.

Chính phủ Ấn Độ đã xây dựng Đề án lớn áp dụng kỹ thuật số trong phân bổ nguồn lực dự trữ. Đề án Quản lý tích hợp hệ thống phân phối công cộng2 được thực hiện từ tháng 4/2018 và được kéo dài đến 31/3/2023 với mục tiêu kết hợp thông tin về dự trữ lương thực và phân phối ở tất cả 36 bang và 80 triệu người thụ hưởng. Tổng cục thiết lập một kho lưu trữ dữ liệu trung tâm về tất cả các dữ liệu của người thụ hưởng trong cả nước và hỗ trợ các tiểu bang trong truy cập và cập nhật số liệu thường xuyên về đối tượng thụ hưởng, số lượng hàng hóa dự trữ để phân phối lương thực. Việc xây dựng một hệ thống phân phối tích hợp chung giúp tăng cường hiệu quả quản lý nguồn lực DTQG, tránh trùng lắp trong đối tượng thụ hưởng.

1.3.1.3. Quản lý tài sản công

Cơ quan quản lý TSC ở Anh tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lý TSC, đặc biệt là tài sản bất động sản. Cơ quan quản lý TSC ứng dụng dịch vụ bản đồ thông tin tài sản điện tử (EPIMS) với các thông tin lưu trữ về tài sản bất động sản bao gồm cả vị trí định vị của từng bất động sản cụ thể cũng như thông tin liên quan như chủ nhà, cơ quan chủ quản, thời hạn thuê và mức độ sử dụng bất động sản. Hiện tại, hệ thống EPIMS được cải tiến bằng cách kết hợp vào Sổ đăng ký tài sản quốc gia kỹ thuật số (d-NAR). D-NAR là một hệ thống mới được thực hiện vào tháng 6/2020, tự động thu thập dữ liệu từ chính phủ và bên liên quan, dựa trên điện toán đám mây, phát triển và duy trì như một TSC, tạo ra các bảng điều khiển, báo cáo và phân tích từ dữ liệu TSC3. Hơn nữa, hệ thống này được thiết kế để quản lý danh mục tài sản dài hạn.

Tại New Zealand, thông tin TSC được quản lý thông qua hệ thống thông tin về số đăng ký tài sản gồm số đăng ký tài sản cố định và số đăng ký tài sản vật chất. Dữ liệu tài chính về tài sản cho thuê của chính phủ được duy trì trong sổ đăng ký tài sản cố định ở các mục đăng ký, khấu hao và xử lý theo chính sách tài chính và tiêu chuẩn kế toán. Phân loại tài sản, vị trí tài sản, mô tả tài sản, định danh tài sản duy nhất, ngày vốn hóa, giá trị mua lại, khấu hao lũy kế, giá trị sổ sách và tuổi thọ tài sản là tất cả các yếu tố dữ liệu bắt buộc. Trong khi sổ đăng ký tài sản vật chất thu thập dữ liệu định vị và xác định tài sản theo nhóm, loại thành phần bằng cách ghi lại các thuộc tính thành phần cốt lõi như vị trí hoặc địa chỉ, kích thước và hình dạng tài sản, xác định nhà cung cấp và ghi lại tuổi thọ tài sản, thông tin bảo hành4.

Tương tự, Malaysia cũng đã tạo ra được hệ thống thông tin quản lý TSC hiện đại với các ứng dụng CNTT, bao gồm 2 hệ thống chính là hệ thống giám sát quản lý tài sản lưu động của chính phủ (SPPA5) và Hệ thống quản lý tài sản cố định của Chính phủ (GIAMS - MySPATA)6. SPPA được thiết kế để quản lý cả vốn và tài sản lưu động có giá trị thấp, bao gồm cả vòng đời tài sản, từ tiếp nhận, đăng ký tài sản, vận hành và bảo trì, đánh giá hiệu suất, khôi phục, sửa đổi, nâng cấp tài sản, xử lý tài sản và xóa tài sản. SPPA đang phát triển để quản lý và giám sát hàng hóa và tài sản lưu động của chính phủ, làm nền tảng cho hệ thống quản lý tài sản lưu động và hàng tồn kho. Đối với tài sản bất động sản, cơ quan kế hoạch quản lý và hiện đại hóa hành chính Malaysia đã đưa ra một hệ thống điện tử quản lý tài sản bất động sản (My SPATA) với mục tiêu giám sát tài sản của chính phủ một cách hiệu lực và hiệu quả. Người dùng sẽ có thể báo cáo về thông tin tài sản việc lập kế hoạch ngân sách, quá trình hình thành, sử dụng hoạt động tài sản và hiệu suất của bất động sản của chính phủ cũng như hệ thống định vị về tài sản. MySPATA có thể được coi là xương sống của việc thực hiện quản lý tổng tài sản của chính phủ7.

1.3.1.4. Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia

Hầu hết tất cả các quốc gia sử dụng hệ thống quản lý nợ công (DMS). DMS bao gồm hai hệ thống thông tin hiện có sẵn cho các Chính phủ là hệ thống phân tích tài chính và quản lý nợ (DMFAS) và hệ thống quản lý và lưu trữ dữ liệu nợ của Ban Thư ký khối Thịnh vượng chung (CS-DRMS)8.

DMFAS là nhà cung cấp hợp tác kỹ thuật hàng đầu trong lĩnh vực QLN. Mục tiêu phát triển của DMFAS là tăng cường năng lực của Chính phủ để QLN một cách hiệu quả và bền vững, nhằm hỗ trợ phát triển giảm nghèo, minh bạch và quản trị tốt. Hệ thống DMFAS hiện được sử dụng tại gần 60 quốc gia9.

CS-DRMS được triển khai ở 60 quốc gia, bao gồm phiên bản tiếng Anh và tiếng Pháp10. CS-DRMS được thiết kế để quản lý các thỏa thuận tài chính thông thường và phức tạp được cung cấp bởi các chủ nợ và thị trường vốn. Phần mềm này hỗ trợ QLN thông qua hệ thống lưu trữ dữ liệu nợ toàn diện và cập nhật trạng thái nợ cho người đi vay. Đồng thời, hỗ trợ các hoạt động nợ quan trọng như thanh toán dịch vụ nợ, theo dõi các khoản vay mới và các chức năng phân tích khác. CS-DRMS cung cấp cho người dùng: Mô-đun ghi nhận nợ nước ngoài đối với khu vực tư nhân và khu vực công; Mô-đun ghi nhận nợ trong nước; Khả năng cho vay lại để hỗ trợ các Chính phủ cho vay và quản lý các khoản cho vay lại đối với khu vực công và khu vực tư nhân; Gói phân tích nợ được gọi là công cụ quản lý; Mô-đun nợ ngắn hạn để nắm bắt thông tin nợ ngắn hạn khác nhau bao gồm nợ dự phòng, nợ ngắn hạn trong nước và các khoản nợ phải trả; Báo cáo nợ tích hợp gồm thông tin số liệu thống kê nợ, cán cân thanh toán và tài chính của Chính phủ; Liên kết linh hoạt với các hệ thống khác để cho phép xuất và nhập dữ liệu nợ11.

1.3.1.5. Quản lý về lĩnh vực giá

Tại Thái Lan, Cục Nội thương thuộc Bộ Thương mại quản lý việc kiểm soát giá theo Đạo luật duy trì giá hàng hóa và dịch vụ năm 1995. Cục Nội thương có thể quy định giá mua hoặc giá phân phối của hàng hóa, dịch vụ, quy định lợi nhuận tối đa trên mỗi đơn vị và nói chung thiết lập các điều khoản và điều kiện của bất kỳ hàng hóa và dịch vụ nào được cung cấp trong nước. Danh sách hàng hóa, dịch vụ giám sát hoặc cần kiểm soát được công khai trên trang web của Cục Nội thương.

1.3.1.6. Quản lý về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp

Tại Indonesia, Bộ Doanh nghiệp nhà nước đã thiết lập một hệ thống quản lý tích hợp cho phép giám sát theo thời gian thực về tài chính và vốn nhân lực của DNNN, cho phép ra quyết định nhanh chóng và chính xác ở các cấp cao nhất. Có khoảng 41 DNNN đã đạt được chứng nhận của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế cho hệ thống quản lý của họ. Đồng thời thúc đẩy DNNN niêm yết trên TTCK, qua đó cải thiện tính minh bạch và chất lượng quản trị của DNNN.

Tại Trung Quốc, Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước đã thực hiện “Thỏa thuận hợp tác chiến lược về việc thúc đẩy quá trình tích hợp và chuyển đổi kỹ thuật số của các DNNN trung ương” với Bộ Công nghiệp và CNTT.

1.3.1.7. Quản lý thị trường tài chính

Trong thời gian qua, một số quốc gia đã triển khai CĐS quy trình nghiệp vụ QLNN về TTTC, trong đó tập trung vào:

a) Hoàn thiện quy định pháp luật và chính sách hỗ trợ

Định danh quốc gia:

Việc xây dựng CSDL công dân quốc gia và cho phép các định chế tài chính truy cập thông tin này hoặc kết nối với tài khoản ngân hàng đang được các quốc gia như Singapore, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia áp dụng.

Định danh khách hàng điện tử (e-KYC)

Chính phủ Singapore đã ban hành một số thông tư hướng dẫn thắt chặt quản lý và giảm thiểu rủi ro trong quy trình e-KYC. Tại Ấn Độ, quy trình nhận diện khách hàng KYC đã được đưa ra trong Luật phòng chống rửa tiền năm 2002. Đến năm 2017, quy trình này đã được nâng cấp lên thành e-KYC cho phép thực hiện trên các thiết bị di động và trực tuyến. Thông tin cần thiết để thực hiện e-KYC là số Aadhaar, số tài khoản cá nhân vĩnh viễn (PAN) và thông tin cá nhân như số điện thoại và email. Số PAN là mã số được cấp cho mỗi cá nhân, gia đình và công ty, đặc biệt những đối tượng phải nộp thuế thu nhập.

Khung pháp lý thử nghiệm

Khung pháp lý thử nghiệm được ban hành và triển khai chủ yếu tại các quốc gia Châu Âu và Châu Á12, ví dụ Hiệp hội đầu tư và chứng khoán (ASIC) của Úc, NHTW Malaysia (BNM), NHTW Thái Lan (BOT), Cơ quan quản lý tiền tệ Anh (FCA), Cơ quan tiền tệ Hồng Kông, MAS Singapore, Cơ quan quản lý TTTC (AFM) và NHTW Hà Lan (DNB), Cơ quan quản lý tài chính Đan Mạch (DFSA), Cơ quan quản lý chứng khoán Canada (CSA)...

b) Quy định về các công nghệ cho phép phát triển công nghệ tài chính

Đối với công nghệ sổ cái phân tán, các cơ quan quản lý ở Malaysia và Singapore cung cấp sự chắc chắn về mặt pháp lý cho công nghệ này trong việc giải quyết các giao dịch, đặc biệt trong việc sử dụng các hợp đồng thông minh. Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cũng đã cho phép các ngân hàng và các tổ chức tài chính được quản lý khác sử dụng điện toán đám mây, với các khuyến nghị cụ thể để kiểm soát và quản lý rủi ro công nghệ.

Tại NHTW New Zealand đã xây dựng cơ chế quản lý tập trung nhận biết và ngăn chặn các loại rủi ro công nghệ, bao gồm: (i) Tấn công mạng vào một hoặc nhiều tổ chức tài chính, phi tài chính, CSHT thông tin tài chính hoặc công ty bảo hiểm dẫn đến mất lòng tin vào ngành tài chính; (ii) Tấn công vào CSHT thông tin tài chính làm gián đoạn việc cung cấp DVTC cũng như các hoạt động kinh tế; (iii) Tấn công dẫn đến sự thất bại hoàn toàn của một công ty tài chính lớn, có hệ thống quan trọng hoặc CSHT thông tin tài chính với mức độ tác động rộng và có tính hệ thống. Đối với rủi ro an ninh mạng, NHTW New Zealand khuyến khích các tổ chức tài chính liên kết hợp tác với nhau xây dựng hệ thống thông tin có khả năng bảo mật cao, ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, khôi phục dữ liệu nhanh chóng, nhằm thúc đẩy tính lành mạnh và hiệu quả của toàn bộ hệ thống tài chính.

c) Điều chỉnh các quy định đối với mỗi loại hoạt động Fintech cụ thể như cấp phép đối với tiền điện tử, ngân hàng số, cho vay ngang hàng, huy động vốn từ cộng đồng cổ phần, quy định đối với tài sản mã hóa. Tại Liên minh châu Âu, EU đã ban hành Quy định 2020/1503 đối với các công ty cung cấp dịch vụ gọi vốn cộng đồng của Châu Âu để quản lý các nền tảng ngang hàng, dành cho cả cho vay ngang hàng và gọi vốn cộng đồng. Theo đó, cho vay ngang hàng và gọi vốn cộng đồng đều được coi là hoạt động đầu tư và cho vay trên nền tảng ngang hàng. Từ năm 2014, Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống các quy định luật pháp về hoạt động cho vay ngang hàng, các công ty cho vay ngang hàng được quản lý 06 nội dung: Chứng minh nguồn tiền; Phân loại tiền của khách hàng và tiền của định chế; Quyền hủy hợp đồng của khách hàng; Quy tắc tiết lộ thông tin; Giải quyết tranh chấp: Khiếu nại của nhà đầu tư đối với nền tảng và dịch vụ thanh tra tài chính (Financial Ombudsman Service); Yêu cầu báo cáo: Báo cáo về tình hình tài chính, tiền của khách hàng và các khoản vay được sắp xếp.

Cơ quan quản lý TTTC, DVTC của nhiều quốc gia như Mỹ, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan... đã ban hành các quy định quản lý đối với các giao dịch liên quan tới tiền mã hóa có tính chất như loại công cụ tài chính. Theo đó, các quốc gia coi các hoạt động liên quan tới tiền mã hóa… có tính chất như chứng khoán và sẽ áp dụng các quy định hiện hành hoặc điều chỉnh, hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các hoạt động này.

d) Chuyển đổi số với quy trình thu thập dữ liệu

CĐS đối với quy trình thu thập dữ liệu là một trong những bước đầu để thực hiện cơ chế báo cáo tự động. Các phương pháp đang được nhiều quốc gia áp dụng (như ASIC của Úc, NHTW Úc, UBCKNN Mỹ, NHTW Hy Lạp, NHTW Nigeria, NHTW Rwanda,...) là đầu vào dữ liệu (Data input); kéo dữ liệu (Data Pull) và APIs.

Tại Philippines, NHTW đã hợp tác với tổ chức Regtech for Regulators Accelerator (R2A) - tổ chức chuyên hợp tác với các cơ quan quản lý tài chính, tập đoàn công nghệ,... trong thiết lập các tiêu chuẩn, đổi mới trong giám sát tài chính và phân tích chính sách tài chính - để phát triển một cơ chế cho nhập đầu vào dữ liệu trên API13 và trích xuất các báo cáo tuân thủ quy định tài chính đối với các ngân hàng. Mục đích là rút ngắn thời gian thực hiện thủ công các báo cáo theo các mẫu có sẵn, giảm các lỗi sai sót do con người, giảm việc phải xác thực độ tin cậy của báo cáo nhiều lần. Tại Áo, NHTW (OeNB) đã làm việc với các ngân hàng của quốc gia này để phát triển một nền tảng báo cáo nhằm thu hẹp khoảng cách giữa hệ thống CNTT của các tổ chức được giám sát và cơ quan giám sát, cho phép khu vực ngân hàng gửi thông tin quan trọng đến OeNB một cách liền mạch.

Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) đang khuyến khích phát triển giao diện lập trình ứng dụng mở (API) giữa các tổ chức tài chính để cho phép chia sẻ dữ liệu hiệu quả. Từ 11/2016, cẩm nang API đã được biên soạn bởi MAS và Hiệp hội Ngân hàng Singapore để hướng dẫn triển khai API cho các đối tượng quan tâm. Cẩm nang cung cấp các thông tin về tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu, bảo mật thông tin và yêu cầu kỹ thuật tổng quát cho mỗi API.

e) Hỗ trợ ảo

NHTW Philippines đang xây dựng chatbot và giải pháp tiện ích để xử lý các khiếu nại của khách hàng. Tại Anh, Cơ quan quản lý tài chính (FCA) tham gia vào một dự án sử dụng chatbot để tăng tương tác với các thực thể được giám sát. Những chatbot này sẽ trả lời các câu hỏi hàng ngày một cách đơn giản. FCA cũng đang khám phá tiềm năng thực hiện các quy định có thể đọc được bằng máy để có tính nhất quán cao hơn và cải thiện sự tuân thủ.

g) Phân tích dữ liệu

Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán úc (ASIC) là một trong những đơn vị tiên phong trong việc áp dụng SupTech “Hệ thống phân tích thị trường thông minh (MAI)” từ năm 2013 để thực hiện giám sát thị trường. Nền tảng này cho phép theo dõi thời gian thực thị trường vốn sơ cấp và thứ cấp của Úc (ASX và Chi-X), cung cấp cảnh báo theo thời gian thực và xác định các điểm bất thường có thể được điều tra hoặc phát hiện khi thực hiện.

Cơ quan quản lý tài chính Singapore (MAS) đã hợp tác với Trung tâm Sáng tạo của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) phát triển một cơ chế nền tảng phân tích giám sát mới, với tên gọi “Dự án Ellipse” (Project Ellipse), cho phép đưa ra các cảnh báo sớm, tích hợp các công cụ phân tích và cho phép điều chỉnh theo các ma trận chỉ số giám sát của hệ thống ngân hàng, tích hợp các quy định và dữ liệu cho phép các cơ quan quản lý, giám sát đưa ra các dự báo. Với sự hỗ trợ của NHTW Anh, Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh Quốc tế, Accenture và FNA, dự án được phát triển trong hai giai đoạn: (i) Giai đoạn một của dự án nghiên cứu cách thức để các báo cáo số cho phép giám sát theo sử dụng mô hình dữ liệu chung xuyên biên giới; (ii) Giai đoạn thứ hai kiểm tra cách thức các phân tích nâng cao như máy học và xử lý ngôn ngữ tự nhiên có thể được áp dụng cho dữ liệu báo cáo phi cấu trúc và chi tiết. Điều này cho phép xác định các mối tương quan rủi ro và phân tích cảm tính, để cảnh báo cho người giám sát trong thời gian thực về các vấn đề có thể cần điều tra thêm.

Cơ quan quản lý ngành tài chính Mỹ (US Financial Industry Regulatory Authority) sử dụng công nghệ điện toán đám mây và máy học khi thực hiện chức năng giám sát của cơ quan này. Ngân hàng thanh toán Quốc tế (BIS) đang phát triển công cụ Rio, là một nền tảng quản lý, giám sát ngân hàng trên cơ sở công nghệ điện toán đám mây, cho phép xử lý dữ liệu theo thời gian thực, đánh giá thanh khoản và rủi ro thị trường theo thời gian thực.

1.3.1.8. Quản lý nhà nước về hải quan

Cục Hải quan Hoàng gia Malaysia đang làm việc trên một hệ thống thông tin mới, được gọi là uCustoms, cho phép chia sẻ thông tin hiệu quả, thủ tục hợp lý hóa và hợp tác thực sự giữa tất cả các cơ quan liên quan đến quá trình thông quan14. Về bản chất, uCustoms là một tập hợp các hệ thống con hỗ trợ thương mại bằng cách cho phép thương nhân gửi tờ khai cho các giao dịch XNK và quá cảnh, cũng như các bản kê khai và xử lý các khoản thanh toán thuế trực tuyến thông qua một cổng thông tin bảo mật và thân thiện với khách hàng. UCustoms bao gồm tám nhóm hoạt động chính do hải quan quản lý gồm đăng ký và cấp phép, thông quan, kiểm toán và tuân thủ, kiểm soát và phòng ngừa, doanh thu và kế toán, quản lý tri thức, quản lý hệ thống và công nghệ. Ngoài ra, còn có trung tâm mục tiêu quốc gia sẽ thu thập và chia sẻ thông tin, phân tích dữ liệu nhận được từ máy quét và camera quan sát, thực hiện đánh giá rủi ro và xác định các hành động tức thì của Trung tâm thông quan quốc gia; trung tâm thông quan quốc gia, dịch vụ hoạt động 24/7 sẽ xử lý việc đánh giá tự khai báo và thông quan cho các lô hàng có rủi ro thấp và xử lý các tờ khai rủi ro trung bình và cao; (iii) khu vực kiểm tra hải quan, để kiểm tra thông quan hàng hóa tại tất cả các lối vào và lối ra do lực lượng đặc nhiệm liên ngành (SIAT - Special Inter Agency Taskforce) quản lý; (iv) trung tâm tư vấn hải quan, sẽ đóng vai trò là bộ phận trợ giúp cho uCustoms và hỗ trợ thêm cho cộng đồng doanh nghiệp15.

Cơ quan hải quan Hàn Quốc phát triển một hệ thống thông quan điện tử gọi là UNI-PASS16, giúp tính toán các TTHQ và cung cấp cho việc tự động hóa quy trình thông quan, như một giải pháp để khắc phục sự gia tăng khối lượng thương mại và khách du lịch, với nguồn lực hạn chế có sẵn. UNI-PASS bao gồm 77 mô-đun và có năm hệ thống trực thuộc: hệ thống một cửa hải quan; hệ thống quản lý thông quan; hệ thống quản lý hàng hóa; một hệ thống quản lý thông tin; và hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp UNI-PASS có tính linh hoạt và tương thích cao, góp phần cải thiện chất lượng quản lý hải quan17, tối đa hóa năng suất, đồng thời nâng cao hiệu quả và tuân thủ trong thông quan và thương mại18.

Năm 2019, Ấn Độ giới thiệu chương trình Turant Customs, được xem là một cuộc cải cách thế hệ tiếp theo nhằm đổi mới quy trình làm TTHQ theo hướng không cần gặp mặt trực tiếp, không tiếp xúc và không cần giấy tờ cho NNT. Theo đó, Chương trình bao gồm việc đăng ký hàng hóa dựa trên web, chức năng thông quan tự động, sau đó là tính năng đánh giá ẩn danh (Faceless Assessment) được triển khai vào năm 2020, nhằm chuyên môn hóa thông qua xóa bỏ các giới hạn địa lý với sự hỗ trợ của công nghệ. Sự đổi mới này tạo ra môi trường để các hoạt động thương mại XNK có thể thực hiện hoàn toàn trực tuyến, nhờ đó các TTHQ không bị ảnh hưởng bởi các hạn chế trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Hệ thống theo dõi hàng hóa điện tử (ECTS) thí điểm dựa trên chuỗi khối được giới thiệu vào năm 2021 để theo dõi hàng hóa điện tử để đổi mới hoạt động quản lý hàng hóa quá cảnh. Quy chế kê khai hàng hóa đường biển mới19 hướng tới tự động hóa đầu cuối và đảm bảo tính minh bạch trong quy trình xử lý. Năm 2021, Hải quan Ấn Độ cũng triển khai Cổng thông tin tuân thủ (CIP), giúp hoạt động thương mại dễ dàng biết về tất cả các tuân thủ cần thiết cho thương mại xuyên biên giới, thực hiện trên môi trường trực tuyến. Tương tự như vậy, việc sử dụng phân tích dữ liệu sẽ giúp ích trong việc lập hồ sơ rủi ro, phát hiện trốn thuế và bảo vệ các biên giới kinh tế của đất nước20.

Kể từ năm 2009, các doanh nghiệp ở Đức thực hiện tờ khai hải quan của họ thông qua hệ thống ATLAS, với các ưu điểm chính là cho phép người nộp đơn theo dõi tình trạng xử lý của các tờ khai, cải thiện và đơn giản hóa tương tác giữa người khai báo và CQHQ21. Đức áp dụng TTHQ mới ATLAS-IMPOST, dành riêng cho đơn hàng nhập khẩu trị giá dưới 150 EURO, ra mắt vào đầu năm 2022. Ưu điểm của ATLAS-IMPOST là quy trình thông quan phần lớn được tự động hóa, tạo thuận lợi cho thương mại điện tử. So với tờ khai hải quan thông thường, dữ liệu phải khai báo ít hơn và việc trao đổi dữ liệu giữa người tham gia ứng dụng và CQHQ chỉ diễn ra thông qua ứng dụng web. Bên cạnh đó, các lô hàng có giá trị trên 150 euro cũng như hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng hóa bị cấm và hạn chế sẽ tiếp tục được thông quan thông qua ứng dụng chuyên ngành “Xử lý hải quan ATLAS” (tờ khai hải quan tiêu chuẩn có vòng dữ liệu đầy đủ)22.

Tất cả hàng hóa di chuyển qua biên giới đến Thụy Sĩ đều phải thực hiện khai báo hải quan, tuy nhiên quá trình này vẫn mất khá nhiều thời gian cho công đoạn nhập dữ liệu, làm tăng thời gian chờ đợi ở biên giới và làm chậm chuỗi cung ứng. Nhằm cải thiện vấn đề này, Chương trình DaziT23 của Cục hải quan Thụy Sĩ tiếp tục tiến tới số hóa trong TTHQ tại cửa khẩu Thụy Sĩ theo hướng đơn giản hóa và số hóa tất cả các quy trình hải quan của Thụy Sĩ đến năm 2026. Đồng thời, cho phép trao đổi dữ liệu trực tiếp giữa mô-đun hải quan ATLAS của Đức và một số đối tác khác, giúp các bên tham gia ở cả hai bên biên giới không phải nhập dữ liệu nhiều lần24.

Quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu hiệu quả

Dự án CSDL trị giá hải quan Ấn Độ, được gọi là dự án CSDL nhập khẩu quốc gia (NIDB), được khởi xướng vào tháng 6/2004 nhằm phát triển CSDL điện tử thời gian thực cho hàng hóa nhập khẩu qua tất cả các trạm hải quan ở Ấn Độ và được tổng hợp hàng ngày từ các tờ khai nhập khẩu. Dữ liệu về hàng hóa được coi là nhạy cảm sau đó sẽ được phân tích bằng chương trình phần mềm để xác định giá trị đơn vị, giá trị bình quân gia quyền của các hàng hóa giống hệt nhau, đồng thời được bổ sung thông tin giá quốc tế25.

Hải quan Argentina đã và đang làm việc với khai thác dữ liệu, tức là việc sử dụng thông tin một cách thông minh để phát hiện sớm (phòng ngừa) các hoạt động đáng ngờ, đưa ra "cảnh báo" cho các quan chịu trách nhiệm kiểm soát26.

Tổng cục Hải quan (DGA) của Cộng hòa Dominica hướng tới văn hóa dữ liệu, phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định. Tổng cục đã thành lập một bộ phận phụ trách về kế hoạch, phân tích kinh tế, thống kê và kinh doanh thông minh để thúc đẩy quy trình này. Kho dữ liệu của Dominica bao gồm các thông tin xuất nhập khẩu, bảng phân tích số thu theo từng loại thuế quan. Các ứng dụng được phát triển nhằm mục đích thu thập và phân tích các loại thông tin khác nhau về các luồng thương mại chuyên sâu và xác định hồ sơ và hành vi của NNT. Thông tin được quan tâm đặc biệt bao gồm dữ liệu từ Tổng cục Thuế nội địa (DGII), thời gian phát hành, giá thị trường, dữ liệu tình báo thị trường, dữ liệu phản chiếu và dữ liệu liên quan đến việc chuyển container và thanh toán phí xử lý. Kế hoạch chiến lược của DGA 2022-2026 hướng tới mục tiêu DGA sẽ là chuẩn mực về mặt quản lý và hoạt động như một trung tâm thương mại kết nối khu vực Caribe với thế giới, với tầm nhìn thúc đẩy phát triển kinh tế một cách hiệu quả và bao trùm, và nhiệm vụ chính là tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp và bảo vệ xã hội, đồng thời cải thiện thu NSNN và đảm bảo tính minh bạch27.

Sử dụng công nghệ mới

Từ năm 2018 đến năm 2020, Cơ quan hải quan Hàn Quốc (KCS) đã thực hiện Dự án thí điểm việc sử dụng công nghệ blockchain để nâng cao tính minh bạch của các luồng thông tin, sự tin tưởng giữa những người tạo dữ liệu đơn lẻ, và để tự động hóa quy trình nhập dữ liệu mà trước đó vẫn phải thực hiện thủ công. Dự án thí điểm đã thành công, do mỗi người tham gia vào giao dịch khi tạo thông tin thì thông tin đó được chia sẻ trực tiếp với CQHQ thông qua blockchain28. KCS cũng xem xét tác động của công nghệ mới đến môi trường thương mại tổng thể, cũng như những thay đổi cần thiết về lập pháp. Các dự án thí điểm được thực hiện nhằm xác định những vấn đề kỹ thuật, vấn đề thể chế có thể phát sinh và đồng thời hình thành các khả năng tích hợp ổn định blockchain vào các hệ thống hải quan hiện có29.

Hải quan Brazil đã áp dụng AI trong Hệ thống lựa chọn cho hải quan thông qua Học tự động (SISAM) từ năm 2014 để phân tích tất cả các tờ khai nhập khẩu xuất trình cho hải quan. Đây là một hệ thống AI học hỏi từ lịch sử của các biểu mẫu khai báo và ước tính xác suất các loại lỗi có thể xảy ra trong mỗi dòng của mỗi tờ khai nhập khẩu mới và tính toán giá trị số thu dự kiến cho mỗi lỗi được phát hiện30.

1.3.1.9. Quản lý nhà nước về thuế

Quy trình nghiệp vụ quản lý thuế GTGT thường được chọn để đổi mới, số hóa đầu tiên tại nhiều quốc gia trên thế giới, cụ thể: Tại Anh, chương trình số hoá ngành thuế (MTD) áp dụng đầu tiên với thuế GTGT từ tháng 4/2019. Sau khi quá trình hoàn tất, sẽ áp dụng đối với các sắc thuế khác. MTD cho GTGT áp dụng cho các doanh nghiệp đã đăng ký thuế GTGT tại Anh, với doanh thu hàng năm trên 85 nghìn bảng Anh. MTD yêu cầu: (i) “Tất cả dữ liệu phải được ghi lại bằng kỹ thuật số”; (ii) Việc chuyển dữ liệu từ hệ thống này sang hệ thống khác phải được thực hiện bằng kỹ thuật số”: Điều này có nghĩa dữ liệu không thể sao chép và dán từ nơi này sang nơi khác theo cách thủ công và việc chuyển giao phải được thực hiện bằng API; (iii) Việc nộp tờ khai thuế cho cơ quan thu (HMRC) phải được thực hiện thông qua API của HMRC”.

Tại Hungary, từ tháng 7/2018, tất cả các doanh nghiệp đã đăng ký thuế GTGT phải nộp hóa đơn B2B nội địa với số tiền GTGT trên 100.000 HUF (khoảng 320 EUR) ở định dạng XML và được gửi trong vòng 24 giờ.

Tây Ban Nha, đối với thuế GTGT, cơ chế Cung cấp thông tin ngay lập tức (ISI) được áp dụng. Cơ chế này yêu cầu báo cáo thuế theo thời gian thực của sổ điện tử, lập HĐĐT và nộp hồ sơ điện tử cũng như phát hiện gian lận. Tuy nhiên, nó chỉ bắt buộc nếu doanh thu chịu thuế hàng năm của doanh nghiệp trên 6 triệu EUR hoặc nếu doanh nghiệp nộp tờ khai thuế GTGT hàng tháng.

Tại Trung Quốc, hệ thống Golden Tax ra đời vào những năm 1990, nhằm lập HĐĐT cho thuế GTGT, và hiện nay đã được nâng cấp tới phiên bản thứ ba, với sự tích hợp dữ liệu thuế quốc gia và địa phương. Trong phiên bản nâng cấp số 4 sắp tới, Trung Quốc đã bổ sung thêm chức năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp ở mức độ chi tiết hơn. Tại phiên bản GTS III, hệ thống thuế của Trung Quốc hoạt động trên nền tảng kỹ thuật hợp nhất, cho phép xử lý dữ liệu ở cấp địa phương, toàn quốc và liên kết với các cơ quan khác của Chính phủ như công nghiệp, thương mại và hải quan. GTS III cho phép sử dụng dữ liệu và kết nối với hệ thống CNTT của cơ quan địa phương.

Trung Quốc từ năm 2018 đã bắt đầu sử dụng ứng dụng thuế TNCN trên toàn quốc, bao gồm 28 chức năng, như xác thực danh tính, thu thập thông tin, nhận dạng khuôn mặt và ứng dụng khấu trừ mục đích đặc biệt. Thông tin nhận dạng cá nhân đã được kết nối với thông tin của cơ quan công an ở cấp quản lý chung. Tính hợp lệ của thông tin nhận dạng có thể được xác minh trực tiếp trong quá trình. Tính đến tháng 5/2019, có hơn 70 triệu người dùng ứng dụng.

Hệ thống giao dịch số: Lithuania sử dụng hệ thống kê khai điện tử và nhận dạng trực tuyến cho NNT. Các tài nguyên khác bao gồm cổng tự phục vụ trực tuyến có tên My STI, một ứng dụng dành cho thiết bị di động và các tờ khai thuế GTGT đã điền trước.

Tại Estonia, khoảng 95% việc khai thuế được thực hiện thông qua hình thức nộp hồ sơ điện tử, trong đó NNT về cơ bản chỉ cần xác minh và nộp, và nhận được tiền hoàn lại sau 05 ngày.

Nhận dạng kỹ thuật số: Ấn Độ đã cung cấp danh tính kỹ thuật số thông qua Aadhaar, có liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng. Nền tảng nhận dạng Aadhaar cho phép Chính phủ tiếp cận trực tiếp cư dân của đất nước để cung cấp trợ cấp, lợi ích và dịch vụ thông qua sử dụng số Aadhaar của cư dân. ITD cung cấp phân bổ Số tài khoản điện tử vĩnh viễn (e-PAN) gần với thời gian thực, trong khoảng mười phút, miễn phí với số Aadhaar hợp lệ. Số nhận dạng này phải được trích dẫn tại thời điểm mở tài khoản ngân hàng, nhận hợp đồng bảo hiểm, giao dịch trên TTCK, mua bất động sản, khai thuế thu nhập... Ngoài ra, Aadhaar cần được liên kết với PAN để khai báo thu nhập hoàn thuế. Theo đó, mã số nhận dạng duy nhất này mang lại sự minh bạch và bao trùm về tài chính.

Tại Australia, Alex là một chương trình hỗ trợ sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI), có vai trò như một trợ lý thuế 24/7, trả lời các câu hỏi về quy trình nghiệp vụ thuế. Alex được đưa vào sử dụng từ năm 2016 và đang được phát triển để cung cấp các dịch vụ có tính cá nhân cao hơn, bằng cách ứng dụng AI. Alex chiếm khoảng 40% các tương tác của IP Australia với khách hàng.

Tây Ban Nha đã phát triển một công cụ trợ lý ảo khi thực hiện các quy trình nghiệp vụ liên quan tới thuế GTGT, dựa trên AI với mục đích cung cấp thông tin chất lượng, thuận lợi cho việc hiểu các quy định phức tạp của thuế. Hệ thống cung cấp thông tin về việc đăng ký và chỉnh sửa hóa đơn, các nghĩa vụ liên quan đến ngoại thương, khả năng tính phí, số tiền chịu thuế, thuế suất, các khoản miễn giảm và khấu trừ trên các giao dịch thực tế bằng cách sử dụng một chatbot mà cả NNT và cán bộ thuế đều có thể hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên. Công cụ này cung cấp các lợi thế như cung cấp thông tin tức thời 24/7 và phản hồi ngay lập tức, giảm bớt gánh nặng hành chính hơn, trong khi đó thông tin tương tác và bảo mật pháp lý cao hơn.

Kết nối dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và các dữ liệu giao dịch khác: Tại Trung Quốc, hệ thống thuế mang tên Golden Tax IV đã được phát triển, trong đó bao gồm dữ liệu của doanh nghiệp, thông tin của chủ sở hữu, giám đốc cấp cao, hệ thống ngân hàng và cơ quan quản lý thị trường được kết nối với nhau, giúp quá trình thực hiện các quy trình nghiệp vụ thuế của các đối tượng liên quan được xử lý nhanh hơn, mà còn giúp nâng cao hiệu quả giám sát của CQT. Golden Tax IV giúp CQT kiểm tra không chỉ hóa đơn mà còn cả hoạt động kinh doanh, dòng vốn, nhân sự và các dữ liệu khác của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp CQT dễ dàng phát hiện hành vi trốn thuế thông qua hệ thống chia sẻ thông tin và phân tích dữ liệu lớn.

Thu thập thông tin, dữ liệu từ nhiều nguồn: Tại Ấn Độ, nhận thấy giá trị của dữ liệu có sẵn dưới dạng điện tử, cơ quan thuế Ấn Độ đã thiết lập nền tảng kho dữ liệu tích hợp và thông minh (DW&BI), nhằm cải thiện chính sách, nâng cao hiệu quả hoạt động. Công cụ phân tích sẽ thu thập dữ liệu không chỉ từ các nguồn như ngân hàng và tổ chức tài chính, mà còn từ các trang mạng xã hội, để hình thành nên các hình mẫu tiêu dùng, sử dụng như dữ liệu đầu vào khi kê khai thu nhập. Công cụ cho phép thu thập, liên kết và phân tích dữ liệu để tìm được người không lập hồ sơ hay báo cáo thu nhập dưới mức. Tại Anh, HMRC hiện có API XMP. Tuy nhiên, để phù hợp với việc CĐS, API JSON cho phép xử lý khối lượng lớn dữ liệu hiệu quả hơn.

Dữ liệu lớn: Tại Hàn Quốc, từ năm 2019, cơ quan Dịch vụ thuế quốc gia (NTS) đã ra mắt trung tâm dữ liệu lớn, nhằm dự đoán chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cho quy trình tuân thủ thuế của NNT, cung cấp các DVCTT nhằm nâng cao hiệu quả, thực hiện thuế công bằng. Trung tâm sẽ tạo ra một trợ lý AI cho các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân tự kinh doanh, từ đó cung cấp hướng dẫn tự động để điền tờ khai thuế và gửi thông báo ngay lập tức về các khoản khấu trừ.

Áp dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) để lập và quản lý hóa đơn: Từ tháng 8/2018, tại Trung Quốc, việc lập và quản lý hóa đơn trên công nghệ chuỗi khối được thử nghiệm tại Quảng Đông và Vân Nam. Phòng thí nghiệm thuế thông minh sử dụng công nghệ AI, Big Data, Blockchain và điện toán đám mây được thành lập theo hình thức đối tác công tư, giữa Chính phủ và công ty Tencent - công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc. Công nghệ mới này kết hợp thanh toán điện tử, ví dụ thanh toán qua WeChat hoặc Alipay với lập HĐĐT. Người tiêu dùng có thể chỉ cần quét mã Phản hồi nhanh (QR) thanh toán để thanh toán cho một số hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, tải xuống hóa đơn đồng thời từ hệ thống WeChat và đăng ký hoàn tiền trực tuyến thông qua hệ thống hoàn trả WeChat của công ty. Thông tin hoàn trả được đồng bộ hóa và ghi lên nút điện toán đám mây Blockchain của Cục thuế Thâm Quyến trong thời gian thực, do đó hoàn thành một vòng khép kín.

Tự động điền thông tin trước vào tờ khai thuế: Tại Ấn Độ, Dự án trung tâm xử lý tập trung và lập hồ sơ điện tử tích hợp (CPC 2.0) của TCT đã được phê duyệt. CPC 2.0 đưa ra các tờ khai thuế thu nhập điền trước, giúp giảm thời gian xử lý tờ khai thuế, đảm bảo quá trình xử lý hồ sơ hoàn trả nhanh hơn và cấp tiền hoàn lại vào tài khoản ngân hàng của NNT trực tiếp mà không cần thực hiện bất kỳ hành động nào đối với TCT, đồng thời cung cấp thông tin cập nhật trạng thái bằng ứng dụng di động, e-mail và SMS, do đó đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Phân tích và đánh giá rủi ro đối với hành vi của NNT: Tại Trung Quốc, Dự án Nghìn nhóm (The Thousand Group Project) đã được triển khai từ năm 2016, áp dụng phương pháp tiếp cận rủi ro dựa trên dữ liệu. Dự án thực hiện phân tích để xác định rủi ro về thuế, khả năng không tuân thủ. Đối với các công ty niêm yết nằm trong kế hoạch phân tích rủi ro hàng năm, dựa trên hệ thống mô hình chỉ báo rủi ro thuế, việc quét hệ thống được thực hiện để thiết lập báo cáo xác định rủi ro thuế cho các nhóm doanh nghiệp và các công ty thành viên của họ. Kết quả phân tích thuế sẽ được gửi đến các cục thuế địa phương phụ trách các nhóm cụ thể để có hành động tiếp theo...

Tại Ấn Độ, dự án Project Insight được triển khai bởi Cục Thuế thu nhập nhằm thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của NNT. Dự án khai thác, nghiên cứu và phân tích dữ liệu để chống lại hành vi rửa tiền, trốn thuế. Dự án thành lập 02 trung tâm, gồm: (1) Trung tâm phân tích giao dịch thuế thu nhập (INTRAC) tận dụng phân tích dữ liệu trong và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tích hợp dữ liệu, xử lý dữ liệu, giám sát chất lượng dữ liệu, lưu trữ dữ liệu, quản lý dữ liệu tổng thể, phân tích dữ liệu, khai thác web hoặc văn bản, tạo cảnh báo, quản lý tuân thủ, báo cáo doanh nghiệp và hỗ trợ nghiên cứu; (2) Trung tâm xử lý tập trung quản lý tuân thủ sử dụng phương pháp quản lý chiến dịch, bao gồm e-mail, SMS, lời nhắc, cuộc gọi đi và thư, để hỗ trợ việc tuân thủ tự nguyện và giải quyết các vấn đề tuân thủ.

Đánh giá số đối với việc tuân thủ và thu thuế: Từ năm 2019, Ấn Độ áp dụng phương pháp đánh giá điện tử đối với các nghĩa vụ nộp thuế, mọi thông tin liên lạc giữa NNT và cục thuế sẽ được thực hiện thông qua phương tiện điện tử. Trung tâm Đánh giá điện tử Quốc gia sẽ chịu trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các thủ tục đánh giá điện tử một cách tập trung. Chính phủ có thể sử dụng AI để phát hiện những kẻ trốn thuế và xác định các công ty không có thật. AI có thể quét một lượng lớn dữ liệu, các mẫu để phát hiện các trường hợp đáng ngờ. Hiện tại, dữ liệu trong các tờ khai thuế thu nhập, báo cáo giao dịch tài chính và từ các nguồn khác sẽ được phân tích theo các tiêu chí rủi ro được xác định trước.

Giám sát thuế: Tại Ấn Độ, Ủy ban Thuế trực thu Trung ương (CBDT) đã áp dụng phương pháp Lựa chọn giám sát có sự hỗ trợ của máy tính (CASS). Trên cơ sở lập hồ sơ dữ liệu về NNT với các thông số rủi ro, các dữ liệu về hoàn thuế, tín dụng thuế nước ngoài, thông tin báo cáo không khớp, giao dịch giá trị cao, thu nhập không được tiết lộ và bán tài sản...

Quyền riêng tư dữ liệu và bảo vệ quyền lợi NNT: Tại Trung Quốc, thông tin dữ liệu cá nhân chủ yếu được bảo vệ theo “Luật an ninh mạng”, và được bổ trợ bởi “Công nghệ ATTT - đặc điểm kỹ thuật bảo mật thông tin cá nhân”.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về CĐS một số quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính, các bài học rút ra cho Việt Nam như sau:

Một là, cần nhận thức đầy đủ về CĐS, vai trò của CĐS, các công nghệ phần mềm cần thiết ứng dụng trong quá trình cải cách quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính.

Hai là, hoàn thiện khung pháp lý quy định rõ về các TTHC, quy định cho phép phát triển công nghệ số, công nghệ tài chính tạo nền tảng căn cứ cho quá trình thực hiện CĐS quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính.

Ba là, xác định quy trình nghiệp vụ có khả năng CĐS trước (ví dụ quy trình nghiệp vụ liên quan đến quản lý thuế GTGT thường được chọn để đổi mới, số hoá đầu tiên tại nhiều quốc gia), xác định thứ tự ưu tiên các quy trình nghiệp vụ cần phải CĐS nhưng đảm bảo tính khả thi khi thực hiện.

Bốn là, cần xem xét các vấn đề như chi phí thiết lập, vận hành, bảo trì, quyền riêng tư dữ liệu, tính bền vững và khả năng mở rộng khi lựa chọn ứng dụng một loại công nghệ số nào đó phục vụ đổi mới quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính.

Năm là, xây dựng kế hoạch và lộ trình phù hợp thực hiện số hóa các quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính.

PHẦN THỨ HAI: HIỆN TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TRỌNG TÂM NGÀNH TÀI CHÍNH VIỆT NAM

2.1. Chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số trong thời gian qua

Đảng và Nhà nước coi phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, tạo khả năng đi tắt, đón đầu để thực hiện thắng lợi CNH-HĐH. Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đã được thể chế hoá tạo nền tảng cho các hoạt động triển khai hướng tới CĐS một cách toàn diện:

- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị nhấn mạnh ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp DVC, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp... và xác định mục tiêu đến năm 2020 “triển khai có hiệu quả chương trình CCHC, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp DVCTT ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực”.

- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, trong đó xác định nhiệm vụ xây dựng có hiệu quả Chính phủ điện tử, cung cấp DVCTT ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực, gắn kết chặt chẽ với triển khai Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020; ứng dụng CNTT trong việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; tổ chức nhân rộng mô hình tiêu biểu Chính quyền điện tử.

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Ban chấp hành Trung ương đặt ra số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy CĐS quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số.

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030, đặt ra các mục tiêu cụ thể về Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán...

2.2. Hiện trạng chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính Việt Nam

2.2.1. Quản lý ngân sách nhà nước

2.2.1.1. Mô tả quy trình nghiệp vụ

Quản lý NSNN gồm 04 quy trình cơ bản:

Quy trình 01: Lập dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW (gồm 03 nghiệp vụ chính)

Nghiệp vụ 01: Xây dựng dự toán thu NSNN gồm các hoạt động: (i) Vụ NSNN tiếp nhận dữ liệu đầu vào từ các đơn vị liên quan thuộc Bộ như TCT, TCHQ, KBNN, Cục TCDN, Cục QLCS...; (ii) Dữ liệu được xử lý bằng cách chuyển đổi thủ công sang hệ thống mẫu biểu theo dõi trên phần mềm Excel; (iii) Báo cáo các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán thu NSNN.

Nghiệp vụ 02: Xây dựng dự toán chi, bội chi NSNN gồm các hoạt động: (i) Tiếp nhận dữ liệu đầu vào từ các vụ/cục về tình hình thực hiện dự toán năm hiện hành và các nhiệm vụ tăng/giảm chi lớn trong từng lĩnh vực; (ii) Xác định tổng chi NSTW và chi cân đối NSĐP năm đầu thời kỳ ổn định và các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định; (iii) Xác định tỷ lệ điều tiết giữa NSTW và NSĐP năm đầu thời kỳ ổn định và các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định; (iv) Xác định mức chi cho từng nhiệm vụ, lĩnh vực dựa trên nhiều căn cứ (chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ, chế độ chi tiêu; tình hình thực hiện năm trước và năm hiện hành; khả năng cân đối NSNN...); (v) Báo cáo các cấp có thẩm quyền về dự toán chi, bội chi NSNN.

Nghiệp vụ 03: Xây dựng phương án phân bổ NSTW gồm các hoạt động: (i) Thông báo cho các Bộ, cơ quan có liên quan về tổng mức bố trí cho các nhiệm vụ chi thuộc thẩm quyền phân bổ của cơ quan đó và căn cứ theo khả năng bố trí cho các nhiệm vụ đã xác định trong quá trình xây dựng dự toán chi NSNN nêu trên; (ii) Tiếp nhận dữ liệu đầu vào về dự toán chi NSNN do các bộ, cơ quan trung ương xây dựng, phương án phân bổ chi tiết các nhiệm vụ chi do các bộ, cơ quan khác phân bổ và ý kiến rà soát, thẩm định, tổng hợp nhu cầu của các vụ/cục chuyên ngành; (iii) Xử lý dữ liệu, xây dựng phương án phân bổ chi tiết theo phương án của các bộ, cơ quan, xác định mức bố trí kinh phí cho từng nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên, từ đó xác định dự toán chi NSNN giao cho từng Bộ, ngành, đảm bảo trong phạm vi tổng mức chi từng lĩnh vực đã được xác định, thường xuyên phối hợp, trao đổi với các vụ/cục có liên quan để bổ sung thêm thông tin, dữ liệu cần thiết; (iv) Báo cáo cấp có thẩm quyền phương án phân bổ NSTW.

Quy trình 02: Chấp hành, điều hành NSNN (gồm 04 nghiệp vụ chính)

Nghiệp vụ 01: Báo cáo thu, chi NSNN định kỳ gồm các hoạt động:

(i) Thu NSNN: Vụ NSNN tổng hợp các báo cáo số thu NSNN thực hiện theo định kỳ 15 ngày, tháng, quý, năm (bao gồm báo cáo đánh giá bổ sung năm thực hiện) từ các cơ quan thu (TCT, TCHQ, Cục TCDN,...) và KBNN, trong đó chi tiết tổng số thu, số nộp ngân sách, số được khấu trừ và trích lại theo quy định của pháp luật, đồng thời, chi tiết theo từng sắc thuế (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường hàng nhập khẩu); các khoản thu khác có liên quan đến hoạt động XNK; theo từng loại phí, lệ phí; thu viện trợ; và thu khác thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

(ii) Chi NSNN: Vụ NSNN tổng hợp các báo cáo số chi NSNN thực hiện theo định kỳ 15 ngày, tháng, quý, năm từ KBNN theo từng lĩnh vực (chi đầu tư phát triển, chi DTQG, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, chi cải cách tiền lương và các khoản chi thường xuyên khác...).

(iii) Trên cơ sở các báo cáo trên xác định nhu cầu huy động của NSTW theo các mốc thời gian báo cáo.

Nghiệp vụ 02: Báo cáo điều hành quý, Báo cáo kế hoạch huy động, kế hoạch ngoại tệ của NSTW gồm hoạt động xây dựng (i) Báo cáo về kế hoạch thu, chi ngoại tệ của NSTW; (ii) Báo cáo điều hành NSNN theo quý; (iii) Báo cáo kế hoạch huy động của NSTW.

Nghiệp vụ 03: Báo cáo kế hoạch tài chính Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý, trình kèm Báo cáo dự toán NSNN hàng năm và được tổng hợp từ các đơn vị trong và ngoài Bộ.

Nghiệp vụ 04: Điều hành NSNN: căn cứ số liệu theo thời gian thực, các vấn đề phát sinh trong điều hành để xử lý, trình Bộ, trình cấp thẩm quyền xử lý.

Quy trình 03: Quyết toán NSNN (gồm 04 nghiệp vụ chính)

Nghiệp vụ 01: Quyết toán NSĐP thực hiện ở tất cả các cấp ngân sách. Báo cáo quyết toán NSĐP và Nghị quyết phê chuẩn quyết toán NSĐP (bao gồm phần lời, biểu mẫu số liệu) được ký, đóng dấu của cấp có thẩm quyền.

Vụ NSNN thực hiện tổng hợp số liệu quyết toán NSĐP, chủ trì phối hợp với KBNN, Cục QLN rà soát báo cáo quyết toán NSĐP đã được HĐND cấp tỉnh thông qua, trường hợp phát hiện sai sót, trình Bộ có ý kiến. Xây dựng báo cáo kèm các phụ lục số liệu tổng hợp quyết toán NSĐP, gửi KBNN tổng hợp chung để xây dựng Báo cáo quyết toán NSNN.

Nghiệp vụ 02: Vụ NSNN tiếp nhận báo cáo thẩm định quyết toán NSTW của các đơn vị thuộc Bộ (Vụ HCSN, Vụ I, Vụ ĐT, Cục TCDN, Cục QLN...), rà soát, sử dụng các phần dự toán dự phòng lĩnh vực, dự toán dự phòng trung ương, các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi của NSTW hàng năm, số bổ sung cho địa phương...; tổng hợp chuyển nguồn của NSTW hàng năm chuyển KBNN tổng hợp chung.

- Xây dựng báo cáo về chuyển nguồn NSTW cho năm sau (trong đó nêu rõ số chuyển, nguồn của NSTW cho một số lĩnh vực lớn như chuyển nguồn chi thường xuyên, chuyển nguồn chi đầu tư, chuyển nguồn chi tiền lương...); dự kiến số bội chi của NSTW, số huy động để bù đắp bội chi, trả nợ gốc của NSTW... Trên cơ sở đó, chuyển KBNN để tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán NSNN hàng năm.

Nghiệp vụ 03: Quyết toán NSNN gồm các hoạt động:

- Căn cứ kết quả thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I thuộc NSTW và quyết toán NSĐP đã được HĐND cấp tỉnh phê chuẩn, Bộ Tài chính tổng hợp, lập báo cáo quyết toán NSNN.

- Bộ Tài chính trình Chính phủ báo cáo quyết toán NSNN và gửi cơ quan KTNN chậm nhất là ngày 14 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách.

Nghiệp vụ 04: Thuyết minh giải trình báo cáo quyết toán, kiểm toán gồm các hoạt động:

- Trên cơ sở báo cáo quyết toán NSTW và NSNN, Vụ NSNN xây dựng các phụ lục thuyết minh, báo cáo giải trình các vấn đề nổi bật của báo cáo (thu, chi, cân đối, khoản vay, nợ công...).

- Tổng hợp các nhận định, kiến nghị của cơ quan KTNN, Thanh tra, Đoàn giám sát của các Ủy ban của Quốc hội, ý kiến thẩm tra của các cơ quan thuộc Quốc hội, Quốc hội và ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Quy trình 04: Công khai NSNN (gồm 02 nghiệp vụ chính)

Nghiệp vụ 01: Xây dựng các tài liệu công khai NSNN gồm các hoạt động:

- Biên soạn tài liệu công khai: Trên cơ sở các báo cáo dạng file word, excel đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Vụ NSNN thực hiện xây dựng báo cáo thuyết minh và các biểu mẫu công khai, xây dựng báo cáo bằng cách nhập dữ liệu thủ công, đảm bảo nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định.

- Trình phê duyệt: Tài liệu công khai NSNN được trình Bộ xem xét, phê duyệt và công khai theo đúng thời hạn theo quy định; Báo cáo tình hình thực hiện dự toán NSNN trong năm do Vụ NSNN thực hiện công khai theo ủy quyền của Bộ.

- Công bố công khai: Báo cáo công khai NSNN được đăng tải lên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính và Cổng công khai NSNN.

Nghiệp vụ 02: Thực hiện công khai tình hình thực hiện NSNN của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Các báo cáo tình hình thực hiện NSNN của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được HĐND cấp tỉnh phê duyệt sẽ được gửi cho Bộ Tài chính dưới dạng điện tử thông qua Cổng Công khai NSNN tại chuyên mục Công khai NSĐP.

2.2.1.2. Đánh giá hiện trạng chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ xây dựng dự toán NSNN, phân bổ NSTW

a) Kết quả đạt được

Thể chế

- Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ đã được quy định rõ ràng; công tác phối hợp giữa các đơn vị trong quy trình xây dựng dự toán NSNN tương đối tích cực.

- Thể chế pháp luật về tài chính - NSNN ban hành tương đối đầy đủ, đặc biệt là các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW; các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ NSNN cũng như các chế độ, định mức chi tiêu từng bước được hoàn thiện.

Hạ tầng kỹ thuật

- Máy móc, trang thiết bị: Vụ NSNN được trang bị các loại máy móc, trang thiết bị phổ biến phục vụ hoạt động chuyên môn, gồm: máy vi tính, máy in, máy photocopy.

- Các phần mềm thông dụng: Microsoft Office để soạn thảo hồ sơ báo cáo.

- Phần mềm, ứng dụng số hoá bước đầu: edocTC để rút ngắn thời gian chuyển, nhận văn bản giữa các đơn vị.

b) Hạn chế còn tồn tại

Thể chế

- Còn có những mâu thuẫn nhất định giữa pháp luật về NSNN và pháp luật về đầu tư công, đặc biệt liên quan đến phạm vi, đối tượng đầu tư công, quy trình xây dựng kế hoạch...

- Còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành; nhiều bộ, ngành cùng tham gia vào quá trình phân bổ NSNN (Bộ KHĐT phân bổ chi đầu tư phát triển; Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban dân tộc phân bổ kinh phí thực hiện các CTMTQG;...) dẫn đến phát sinh quy trình, thủ tục, thêm các khâu trung gian khi xây dựng phương án phân bổ NSTW, khó đạt được sự đồng thuận.

- Theo quy định hiện hành, các tài liệu về dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW là các tài liệu thuộc danh mục Bí mật nhà nước của ngành Tài chính. Vì vậy, việc thực hiện CĐS cần thận trọng, chỉ thực hiện trong phạm vi đối tượng phù hợp.

Hạ tầng kỹ thuật

- Phần mềm KhoNSNN mới chỉ cung cấp dữ liệu thô cuối cùng trong quá khứ, không thể sửa đổi, điều chỉnh, không có tính năng phân tích, dự báo, cập nhật cũng như không có các báo cáo đánh giá chuyên sâu kèm theo, không có tính năng cảnh báo các nhóm ngành, lĩnh vực có đột biến, do đó dữ liệu khi xuất ra vẫn theo cách thức thủ công (tải các file excel).

- Phần mềm edocTC: chưa có khả năng khai thác, xử lý trực tiếp các văn bản trên môi trường mạng, số hoá.

- Đa phần các nghiệp vụ diễn ra theo cách thức thủ công trên môi trường mạng Internet có bảo mật, chưa nâng cấp lên môi trường số hoá.

c) Tính khả thi khi thực hiện chuyển đổi số

- Đối với nghiệp vụ 01: khả năng CĐS sẽ thuận lợi hơn vì hệ thống các biểu mẫu, dữ liệu về thu NSNN được quy định tương đối đầy đủ và ổn định, thích hợp cho việc xây dựng CSDL về thu NSNN dựa trên trang bị phần mềm hỗ trợ phân tích, dự báo, chuẩn hoá các thông tin đầu vào, tiến tới số hoá tự động sẽ giúp quy trình xây dựng dự toán thu NSNN tiết kiệm được thời gian và chính xác hơn.

- Đối với nghiệp vụ 02: Khả năng CĐS sẽ khó khăn hơn so với nghiệp vụ 01 vì nhiệm vụ chi trong từng ngành, lĩnh vực, tại từng cơ quan rất đa dạng và khác biệt nên khó có thể chuẩn hoá toàn bộ dữ liệu được, mà chỉ có thể chuẩn hoá theo đầu mục lục NSNN hoặc chuẩn hoá một số nhiệm vụ nhưng phải kèm theo nhiều tài liệu thuyết minh về nhiệm vụ chi cụ thể mới phản ánh đúng bản chất. Đối với những nhiệm vụ chi NSNN phụ thuộc vào quyết định của cấp có thẩm quyền thì khó có phần mềm nào có thể phân tích, dự báo và xử lý việc này.

- Đối với nghiệp vụ 03: Khả năng CĐS cũng sẽ gặp khó khăn hơn do phương án phân bổ bao gồm nhiều nội dung rất đa dạng, chi tiết, không đồng nhất, thể hiện mục tiêu, quyết tâm chính trị của cơ quan có thẩm quyền.

2.2.1.3 Đánh giá hiện trạng chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ chấp hành, điều hành ngân sách nhà nước

a) Kết quả đạt được

Thể chế

- Việc khai thác các nguồn dữ liệu trên về cơ bản đã đi vào ổn định, theo quy định của pháp luật, không phát sinh quá nhiều khó khăn, bất cập.

- Các sản phẩm đầu ra là các báo cáo (kết quả phân bổ, tình hình thực hiện, phương án điều hành...) và các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện hoặc chỉ đạo điều hành của cấp có thẩm quyền về NSNN. Ví dụ như:

(i) Đối với số thu, cơ bản dựa trên đánh giá của các cơ quan quản lý thu; đối với số chi NSNN, dựa vào số ước giải ngân đầu tư công, tiến độ trả nợ (gốc, lãi) và chi DTQG; đồng thời dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và dữ liệu lịch sử để xác định số ước các khoản chi khác của NSNN. Từ đó, báo cáo về số chênh lệch thiếu nguồn, số dự kiến huy động từ các nguồn vay để đảm bảo cân đối NSNN, NSTW.

(ii) Đối với đánh giá về khả năng huy động vốn cho cân đối NSNN, Vụ NSNN dựa trên cơ sở báo cáo của các đơn vị (KBNN, Cục QLN, Vụ TCNH, Vụ HCSN đối với BHXH) để tính toán, xác định nguồn vay khả thi.

Hạ tầng kỹ thuật

- Phần mềm ứng dụng số hoá bước đầu: edocTC để rút ngắn thời gian chuyển, nhận văn bản giữa các đơn vị.

- Thông tin dữ liệu được kết xuất từ phần mềm TABMIS và KhoNSNN. Các phần mềm đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tra cứu về số liệu thực hiện thu, chi, vay trả nợ của NSNN trong quá khứ.

b) Hạn chế còn tồn tại

Báo cáo chấp hành, điều hành NSNN thuộc danh mục tài liệu bí mật nhà nước của ngành Tài chính, do đó rất khó để có thể thực hiện CĐS, đặc biệt là sử dụng AI để xây dựng các báo cáo đầu ra này.

2.2.1.4. Đánh giá hiện trạng chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ quyết toán ngân sách nhà nước

a) Kết quả đạt được

Thể chế

- Các quy định pháp lý liên quan đến quy trình quyết toán NSNN được ban hành tương đối đầy đủ.

Hạ tầng kỹ thuật

- Về cơ bản, dữ liệu đã được nhận/gửi trên môi trường mạng tuy nhiên toàn bộ quy trình nghiệp vụ quyết toán NSNN chưa được thực hiện CĐS.

b) Hạn chế còn tồn tại

Thể chế

- Theo quy định, thời gian tổng hợp quyết toán NSĐP phải rất khẩn trương, việc tổng hợp số liệu tại báo cáo quyết toán NSĐP tại Phòng Quản lý NSĐP (Vụ NSNN) bằng phương pháp thủ công (cập nhật số liệu của từng địa phương vào các bảng tính Excel) nên tốn rất nhiều công sức, lại dễ dẫn đến sai sót.

Hạ tầng kỹ thuật

- Chưa có phần mềm/hệ thống tự động tổng hợp dữ liệu nhận được từ các đơn vị, do đó các dữ liệu chưa được chuẩn hoá.

- Quy trình nhận số liệu, tổng hợp và gửi KBNN tổng hợp chung hiện nay chủ yếu sử được thực hiện kết hợp giữa hình thức văn bản giấy và bản điện tử, chưa thực hiện bằng số hóa tự động toàn bộ quy trình ở khâu này.

c) Tính khả thi khi thực hiện chuyển đổi số

- Nên thực hiện số hoá đối với nghiệp vụ quyết toán NSĐP, cụ thể số hoá báo cáo số liệu quyết toán NSĐP sau khi được HĐND cấp tỉnh thông qua gửi về Bộ Tài chính sẽ có tính khả thi hơn.

2.2.1.5. Đánh giá hiện trạng chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ công khai ngân sách nhà nước

a) Kết quả đạt được

Thể chế

- Quy trình công khai NSNN thực hiện theo các quy định tại Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn và theo chuẩn quốc tế (định kỳ quý, năm), đáp ứng yêu cầu về nội dung, thời gian, ngôn ngữ, hình thức công khai.

- Phạm vi các báo cáo NSNN cần công khai ngày càng được mở rộng, thông tin công khai đảm bảo đầy đủ, kịp thời từ khâu định hướng xây dựng dự toán, dự toán NSNN được cấp có thẩm quyền quyết định, tình hình thực hiện dự toán NSNN theo từng quý, quyết toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn.

Hạ tầng kỹ thuật

- Phần mềm thông dụng: Microsoft Office để xây dựng các báo cáo.

- Giao diện Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Cổng công khai NSNN thống nhất trên phạm vi toàn quốc, thực hiện chức năng lưu trữ dữ liệu, hỗ trợ phân tích số liệu, cho phép người dùng có thể khai thác, tra cứu báo cáo tĩnh, báo cáo tùy biến, báo cáo đồ họa theo các chiều thông tin khác nhau.

b) Hạn chế còn tồn tại

Thể chế

- Theo quy định, công khai NSNN yêu cầu thời gian công bố phải kịp thời, trong khi công khai NSNN là khâu cuối cùng của quy trình NSNN, phải phụ thuộc vào thông tin từ báo cáo của các cấp có thẩm quyền gửi tới. Bên cạnh đó, việc nhập liệu thủ công như hiện nay chiếm nhiều nguồn lực, thời gian, không chủ động, dễ sai sót trong quá trình thực hiện CĐS trong các khâu, giúp việc công khai đơn giản, thuận tiện và hiệu quả hơn rất nhiều.

- Thông tin công khai đơn lẻ định kỳ từng quý, từng năm nên việc khai thác, phân tích dữ liệu bị hạn chế.

Hạ tầng kỹ thuật

- Cổng công khai NSNN đã hỗ trợ khai thác số liệu nhiều năm, nhiều biến, nhưng chỉ mới thực hiện ở một số biểu mẫu (biểu cân đối, biểu thu, biểu chi). Các biểu còn lại chỉ tiêu thay đổi thường xuyên nên việc lưu trữ, hệ thống hóa, cập nhật sẽ gặp nhiều khó khăn.

2.2.2. Quản lý dự trữ quốc gia

a) Kết quả đạt được

Thể chế

- Nhằm mục đích chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý hoạt động DTQG tại TCDT và các đơn vị quản lý hàng DTQG tại bộ, ngành; đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật và các văn bản QLNN về DTQG, Tổng cục Trưởng TCDT đã ban hành Quyết định số 669/QĐ-TCDT ngày 15/10/2021 về Quy trình quản lý nghiệp vụ DTQG của TCDT, Quyết định số 499/QĐ-TCDT ngày 16/8/2021 về Quy trình nghiệp vụ áp dụng trên phần mềm kế toán nội bộ.

Đây là cơ sở để xây dựng, tăng cường tự động hoá các nghiệp vụ thông qua việc áp dụng CNTT vào các nghiệp vụ cũng như hỗ trợ các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục, các đơn vị quản lý hàng DTQG tại bộ, ngành và đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC.

- Văn bản hướng dẫn về ứng dụng CNTT đã được hoàn thiện, TCDT đã xây dựng kế hoạch 05 năm ứng dụng CNTT giai đoạn 2021-2025 và hàng năm, phù hợp với Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số; xây dựng Chiến lược DTQG đến năm 2030, định hướng đến 2040; tiếp tục hoàn thiện, bổ sung hệ thống văn bản nội ngành hướng dẫn về ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử để triển khai đồng bộ, hiệu quả trong toàn hệ thống. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức tham gia trong hoạt động quản lý nghiệp vụ DTQG cũng được quy định khá rõ, bao gồm: (i) Quy trình Quản lý kế hoạch và vốn DTQG; (ii) Quy trình Quản lý hàng DTQG; (iii) Quy trình Quản lý chất lượng hàng DTQG; (iv) Quy trình Quản lý kho tàng DTQG.

Hạ tầng kỹ thuật

- Hệ thống chương trình Quản lý vật tư hàng hóa, kho tàng DTNN đã được chính thức đưa vào hoạt động từ cấp Tổng cục đến cấp Chi cục từ năm 2012. Theo đó, toàn bộ các thông tin, từ kế hoạch cho đến phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt giá, quản lý tiến độ, cũng như việc cấp phát nguồn vốn để mua hàng dự trữ của Tổng cục đều đã được điều hành thông qua hệ thống này. Đặc biệt, toàn bộ các thông tin về tiến độ nhập, xuất, kể cả nhập mua mới, cũng như xuất cứu trợ cho địa phương đều được theo dõi thông qua hệ thống.

- Phần mềm Kế toán nội bộ: năm 2021, TCDT đã hoàn thành nâng cấp và triển khai phần mềm kế toán nội bộ cho tất cả các đơn vị thuộc Tổng cục.

- Hệ thống thông tin báo cáo DTNN hoạt động ổn định, thông suốt, kết nối thông tin giữa các đơn vị của Tổng cục, giúp việc quản lý, báo cáo và khai thác thông tin về hàng hóa dự trữ tập trung, đảm bảo việc tổng hợp số liệu chính xác, kịp thời phục vụ cho việc khai thác số liệu và việc chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo.

- Hệ thống giám sát kho DTQG: giai đoạn 01 của dự án: “Triển khai hệ thống giám sát kho DTQG tại các đơn vị của TCDT” đã được xây dựng và hoàn thành, trong đó có 34 điểm kho trong khuôn viên trụ sở 34 chi cục và 22 Cục DTNN. Hệ thống sau khi triển khai lắp đặt đã phát huy hiệu quả trong quản lý, giám sát việc sử dụng kho trong quá trình xuất, nhập, bảo quản; bảo đảm an ninh, an toàn kho, hàng DTQG.

- Cổng thông tin điện tử DTNN: được hoàn thành triển khai trên cơ sở nền tảng SharePoint2010, phục vụ công tác quảng bá thông tin và chỉ đạo điều hành của Tổng cục năm 2012. Đến nay, cổng thông tin điện tử DTNN đạt khoảng hơn 12 triệu lượt truy cập, dữ liệu lưu trữ hơn 30 Gb, hàng tháng có thể phát sinh 200 đến 400 tin bài, văn bản các loại. Tuy nhiên, Cổng thông tin mới chỉ được triển khai với quy mô nhỏ, đơn giản và bắt đầu bộc lộ rõ các hạn chế, cần nâng cấp, mở rộng cổng thông tin điện tử DTNN.

- Hệ thống thông tin báo cáo DTQG được triển khai trên diện rộng trong toàn ngành: 100% đơn vị đã hoàn thành khớp số liệu báo cáo điện tử và báo cáo giấy hàng quý và năm.

- Hệ thống thông tin phần mềm quản lý văn bản và điều hành được triển khai theo hình thức thuê dịch vụ (thay thế phần mềm edocTC vận hành tại Tổng cục từ năm 2015) được các đơn vị thuộc Tổng cục áp dụng triển khai. Việc áp dụng, chứng thư số, chữ ký số và triển khai phiên bản mobile góp phần xác thực, mã hóa việc gửi, nhận văn bản, hồ sơ, tài liệu trên hệ thống, đáp ứng công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, ngăn chặn thất thoát dữ liệu. Hiện nay, Tổng cục xây dựng hệ thống phần mềm và các nội dung khác theo tiến độ của dự án, kiểm thử chức năng phần mềm tại 04 đơn vị31.

b) Những hạn chế còn tồn tại

Thể chế

- Quy định về quy trình nghiệp vụ quản lý DTQG về cơ bản tương đối đầy đủ, tuy nhiên hoạt động giám sát thực hiện và cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách trong các trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh bất thường cần được đẩy mạnh trong thời gian tới. Chưa có quy trình quản lý rút gọn phù hợp áp dụng trong các trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh bất thường đòi hỏi phải đáp ứng khẩn cấp, kịp thời đối với nhu cầu sử dụng hàng DTQG của các bộ, ngành, địa phương.

- Một số quy định chưa được rà soát, đổi mới các quy trình hiện tại để phù hợp với việc tin học hoá các quy trình nghiệp vụ, ứng dụng ký số để đảm bảo yêu cầu chính xác, kịp thời.

- Việc quản lý, sử dụng hàng DTQG sau xuất cấp có nơi, có lúc còn thiếu chặt chẽ do cơ chế chính sách của Nhà nước nói chung và cơ chế chính sách quản lý nhà nước về DTQG nói riêng có sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục DTNN và các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục, chế độ kế toán... Theo đó, còn nhiều mảng nghiệp vụ chưa được chuẩn hoá quy trình và tin học hoá như quy trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng DTQG xuất để cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ...

- Quy trình nghiệp vụ quản lý hoạt động nhập, xuất hàng DTQG tại Bộ, ngành thực tế vẫn còn gặp vướng mắc do một số ít mặt hàng DTQG thuê ngoài bảo quản tích trữ chung với hàng hoá kinh doanh của doanh nghiệp, xảy ra chủ yếu với các mặt hàng do Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.

- Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho hàng DTQG chưa hoàn thiện, nhiều mặt hàng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; một số mặt hàng có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nhưng ban hành đã lâu, chưa được cập nhật, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Hệ thống định mức phí nhập, xuất, bảo quản, hao hụt hàng DTQG chưa đầy đủ.

- Danh mục hàng DTQG còn bất cập, dàn trải: Luật DTQG quy định danh mục 12 nhóm hàng DTQG và Nghị định số 94/2013/NĐ-CP quy định danh mục chi tiết 63 mặt hàng DTQG; tuy nhiên qua thời gian và thực tiễn triển khai, các bộ, ngành quản lý hàng DTQG chưa rà soát, cập nhật kịp thời (bổ sung hoặc loại bỏ) để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định danh mục hàng DTQG cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và xu hướng phát triển KHCN.

Hạ tầng kỹ thuật

Tại một số địa bàn, hệ thống kho DTQG vẫn còn lạc hậu, xuống cấp, phân tán, chưa được đầu tư đồng bộ, hiện đại (nhiều nhà kho nhỏ lẻ, được xây dựng từ lâu nên ngày càng xuống cấp, không còn phù hợp với yêu cầu bảo quản theo công nghệ mới).

2.2.3. Quản lý tài sản công

2.2.3.1. Mô tả các quy trình nghiệp vụ

a) Nghiệp vụ 01: Nhập liệu đăng ký tài sản là đất, nhà, ô tô và tài sản khác (gồm 04 bước)

Bước 01: Định danh mã đơn vị của 63 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị khác có liên quan theo quy tắc 09 ký tự số (03 ký tự đầu là mã Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 03 ký tự tiếp theo là mã các đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc là các Sở, UBND cấp huyện; 03 ký tự sau đó là mã các đơn vị trực tiếp quản lý tài sản.

Các đơn vị có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, rà soát mã đơn vị để tránh bị trùng lắp, đóng mã số đơn vị đối với đơn vị có quyết định chấm dứt hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất.

Bước 02: Nhập dữ liệu vào Phần mềm:

- Các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, hợp lý của dữ liệu và nhập dữ liệu về tài sản vào Phần mềm.

- Trường hợp dữ liệu chưa đầy đủ, chưa chính xác, không hợp lý, các đơn vị rà soát, chỉnh lý trước khi duyệt dữ liệu vào Phần mềm.

Bước 03: Duyệt dữ liệu: Mỗi đơn vị được cấp Chứng thư số cho cán bộ quản trị Phần mềm và cán bộ đó có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu dữ liệu đã nhập vào Phần mềm. Số liệu sau khi được duyệt là số liệu tài sản chính thức có trong CSDL quốc gia về tài sản nhà nước.

Bước 04: Khai thác thông tin: Bộ Tài chính có thể khai thác thông tin về tài sản nhà nước, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước của cả nước trong Phần mềm bằng hình thức xem, sửa, xoá, duyệt tài sản.

b) Nghiệp vụ 02: Quản lý công trình nước sạch nông thôn có sử dụng nguồn vốn NSNN, công trình được xác lập sở hữu nhà nước, các công trình có sử dụng nguồn vốn của chương trình 134, 135

Bước 01: Quản lý đăng ký công trình nước

Bước 02: Theo dõi biến động công trình

Bước 03: Ghi nhập số dư công trình

c) Nghiệp vụ 03: Quản lý kiểm kê kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Bước 01: Theo dõi biến động tài sản (tăng tài sản hạ tầng giao thông đường bộ; theo dõi tài sản hạ tầng giao thông đường bộ; tính hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ).

Bước 02: Ghi tăng tài sản mới (chuẩn bị các thông tin tài sản, nhập chi tiết tài sản, kiểm tra dữ liệu, lập danh sách tài sản mới).

2.2.3.2. Đánh giá hiện trạng chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ quản lý tài sản công

a) Kết quả đạt được

Thể chế

- Các quy định pháp lý về quản lý TSC cơ bản được ban hành tương đối đầy đủ, trong đó Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng CSDL quốc gia về TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; CSDL về hạ tầng và TSC tại doanh nghiệp.

- Các quy định pháp lý để triển khai xây dựng các phần mềm phục vụ quy trình quản lý TSC tương đối đầy đủ và đồng bộ.

- Các quy định về việc quản lý, khai thác, trách nhiệm xây dựng, rà soát chuẩn hoá CSDL tương đối đầy đủ và rõ ràng.

Hạ tầng kỹ thuật

- Hệ thống CSDL quốc gia về TSC đã được hoàn thiện và triển khai từ 15/01/2022, góp phần giúp Bộ Tài chính thực hiện quy trình nghiệp vụ quản lý: CSDL quốc gia về TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; CSDL quốc gia về tài sản xác lập sở hữu toàn dân và một phần CSDL quốc gia về tài sản kết cấu hạ tầng (tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tài sản là công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung). CSDL quốc gia về tài sản nhà nước đã tạo lập cơ sở quan trọng để thực hiện công khai minh bạch về tài sản.

- Phần mềm quản lý đăng ký tài sản nhà nước 4.0 hiện nay tại Bộ Tài chính đã được nâng cấp thành phần mềm quản lý TSC và được triển khai trên phạm vi cả nước từ năm 2009 cho phép đăng nhập, quản lý thông tin 05 loại tài sản gồm: (i) đất, nhà thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; (ii) xe ô tô các loại; (iii) tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản; (iv) tài sản dự án. Phần mềm này đã hỗ trợ đắc lực cho Chính phủ, các bộ, địa phương trong công tác báo cáo, đầu tư xây dựng, mua sắm, điều chuyển, bán, thanh lý tài sản, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TSC phục vụ phát triển KT-XH của đất nước.

- Phần mềm CSDL hỗ trợ công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản là công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung được xây dựng và vận hành. Công trình được chia thành các loại sau: cấp nước tự chảy, cấp nước sử dụng bơm động lực, cấp nước bằng công nghệ hồ treo, cấp nước hỗn hợp. Phần mềm cũng cho phép cập nhật các nguồn hình thành công trình gồm: (i) nguồn NSNN từ các CTMTQG và (ii) các nguồn khác.

- Phần mềm quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xây dựng, triển khai vận hành, sử dụng có phạm vi kê khai bao gồm: (i) đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường (bao gồm cả cầu đường bộ dài dưới 25m, cống); (ii) cầu đường bộ dài từ 25m trở lên và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ; (iii) hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ; (iv) bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; (v) trạm kiểm tra trọng tải xe; (vi) trạm thu phí đường bộ; (vii) bến xe; (viii) bãi đỗ xe; (ix) nhà hạt quản lý đường bộ; (x) trạm dừng nghỉ; (xi) các công trình khác phục vụ giao thông đường bộ.

Nhìn chung, các phần mềm CSDL đang được vận hành tại Bộ Tài chính được xây dựng theo mô hình CSDL tập trung nên có nhiều ưu điểm như không có sự chồng chéo, mỗi dữ liệu đều là duy nhất, không xuất hiện dị bản, quá trình hoạt động xuyên suốt, thông tin truy cập nhanh và chính xác do chỉ cần kết nối với trung tâm. Do máy chủ được đặt tại Bộ nên đảm bảo độ mật cao, dữ liệu được sao lưu định kỳ, không tốn chi phí đầu tư về ứng dụng quản lý và CSHT.

b) Hạn chế còn tồn tại

Thể chế

- Quy chế quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan, đơn vị vẫn còn nhiều thiếu sót, dẫn tới báo cáo định kỳ, công khai còn chưa kịp thời, chưa đầy đủ nội dung; công tác quản lý hồ sơ, lưu trữ chi tiết về lý lịch tài sản tại các đơn vị trực thuộc còn lúng túng, chưa chi tiết, nên gây nhiều khó khăn trong việc tổng hợp số liệu và những căn cứ xác thực để xử lý, mua sắm tài sản mới.

- Chưa có quy định luân chuyển Chứng từ đầu tư, mua sắm, thanh lý TSC qua bộ phận cập nhật số liệu tại các đơn vị ở địa phương, trong khi toàn bộ thông tin biến động của TSC thuộc diện phải đăng ký đều nằm ở Sở Tài chính (theo quy định phân cấp quản lý TSC của địa phương), khiến cho tính thời sự, kịp thời của CSDL bị ảnh hưởng đáng kể.

- Các văn bản hướng dẫn xây dựng vận hành phần mềm quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và phần mềm quản lý tài sản là công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung đều đã được thay thế bằng các văn bản khác dẫn đến có nhiều nội dung liên quan đến nhóm tài sản, tỷ lệ hao mòn, khấu hao của các loại tài sản cũng có sự thay đổi dẫn đến khó khăn cho người dùng trong việc cập nhật số liệu vào các Phần mềm. Do đó cần thực hiện nâng cấp để đáp ứng các yêu cầu quản lý và công tác cập nhật dữ liệu.

Hạ tầng kỹ thuật

- Phần mềm quản lý TSC vẫn chưa bao quát hết các loại TSC theo quy định, hiện nay mới chỉ phản ánh được trên 5% tổng TSC), do đó hạn chế trong việc cung cấp số liệu để nghiên cứu, đánh giá, xây dựng chính sách quản lý, đặc biệt là với tư cách nguồn lực tài chính. Nhiều đơn vị còn gặp lúng túng trong việc cập nhật dữ liệu nên chưa đáp ứng được tiến độ báo cáo, đây cũng là một nguyên nhân làm cho CSDL đến nay chưa phản ánh hết được toàn bộ TSC tại 100% các đơn vị.

Phần mềm quản lý TSC còn có hạn chế trong việc cập nhật, quản lý được thông tin của nhóm tài sản cố định dưới 500 triệu đồng của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp chưa đầy đủ để đồng bộ với quy định về quản lý tài sản cố định và hệ thống kế toán hiện hành và nhóm tài sản xác lập sở hữu toàn dân.

Hiện tượng TSC không có hồ sơ ban đầu hoặc có nhưng thiếu thông tin hoặc thông tin bị sai lệch so với thực tế (ví dụ nhà đất) còn lớn, ảnh hưởng đến tính chính xác số liệu của CSDL.

Nhân lực

- Thực tế, cán bộ đã được tập huấn kỹ năng ứng dụng CNTT không trực tiếp làm mà giao người khác (không được tập huấn) thực hiện làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng số liệu cập nhật vào CSDL của các cơ quan trung ương, địa phương.

- Nhiệm vụ thường xuyên cập nhật thông tin vào CSDL chưa được các đơn vị quan tâm đúng mức do các đơn vị chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác quản lý TSC. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác theo dõi tài sản còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ do phải làm công tác kiêm nhiệm. Năng lực của cán bộ đơn vị tư vấn trong quá trình mua sắm, đầu tư xây dựng công trình còn hạn chế, việc lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu còn chưa tốt, chưa đầy đủ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện quyết toán, việc thanh lý chưa kịp thời đối với tài sản đã hết khấu hao, hư hỏng, không còn sử dụng được... nên tiến độ cập nhật vào CSDL chưa phản ánh đúng bản chất TSC tại các đơn vị.

2.2.4. Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài

a) Kết quả đạt được

Thể chế

- Quy trình nội bộ về nghiệp vụ QLN đã được ban hành để áp dụng trong công tác chuyên môn. Một số thủ tục hiện hành có tính đặc thù chuyên môn chỉ thực hiện ở cấp độ 1 và 2 (39 TTHC), không thực hiện DVCTT toàn trình.

Hạ tầng kỹ thuật

- Phần mềm QLN và phân tích tài chính DMFAS phiên bản 5.3 (Desktop based) cung cấp chức năng chính: (i) Cập nhật thông tin chung của hợp đồng, thoả thuận phát hành trái phiếu; (ii) Cập nhật số liệu rút vốn, trả nợ vay được Chính phủ bảo lãnh; (iii) Hiệu chỉnh số liệu trên hệ thống khi có sai sót, điều chỉnh; (iv) Thống kê số liệu bảo lãnh Chính phủ; (v) Nhập số liệu thu hồi nợ cho vay lại; (vi) Cập nhật khoản trả nợ; (vii) Lập báo cáo tổng hợp cho vay lại... Phần mềm đã hỗ trợ thực hiện 05 nghiệp vụ QLN gồm:

● Nghiệp vụ 01: Quản lý hoạt động CVL của Chính phủ cho địa phương (đáp ứng QT8.2, 27)

● Nghiệp vụ 02: Nhập số liệu thu hồi nợ CVL (đáp ứng QT9.2)

● Nghiệp vụ 03: Quản lý hoạt động vay nước ngoài của Chính phủ (đáp ứng QT15, 12.1 và 12.2).

● Nghiệp vụ 04: Cập nhật rút vốn trả nợ vay được Chính phủ bảo lãnh, điều chỉnh số liệu rút vốn trả nợ vay được Chính phủ bảo lãnh (đáp ứng QT14.1, 14.2).

● Nghiệp vụ 05: Cập nhật khoản vay, các khoản rút vốn, trả nợ nước ngoài của Chính phủ (đáp ứng QT28).

- Phần mềm báo cáo khoản vay: đã được nâng cấp lên máy chủ mới, chạy thử và kiểm tra các lỗi bảo mật, đảm bảo đúng quy định an toàn bảo mật. Tên miền đã được đổi thành baocaokhoanvay.mof.gov.vn, hiện nay tài khoản đã được cấp cho 15 cơ quan chủ quản và các đơn vị nhập thông tin trong giai đoạn thí điểm và chuẩn bị mở rộng thí điểm ra các cơ quan, đơn vị đề xuất mới.

- Phần mềm quản lý nợ CQĐP: quản lý các khoản nợ do phát hành trái phiếu CQĐP, nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ vay từ Ngân hàng phát triển Việt Nam, vay ngân quỹ nhà nước, vay quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh (đối với một số địa phương được phép vay) và vay khác theo quy định của pháp luật. Phần mềm đã được triển khai đến 63/63 địa phương và đang được Sở Tài chính các địa phương phối hợp với đơn vị liên quan (các ban quản lý dự án, chủ đầu tư Dự án) sử dụng phần mềm.

Phần mềm đã hỗ trợ thực hiện các nghiệp vụ quản lý kế hoạch vay, trả nợ của CQĐP:

● Nghiệp vụ 01: Quản lý trái phiếu CQĐP.

● Nghiệp vụ 02: Quản lý vay lại từ nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

● Nghiệp vụ 03: Quản lý vay từ các nguồn trong nước khác.

● Nghiệp vụ 04: Nhập số liệu rút vốn, thu hồi nợ gốc, lãi phí các khoản vay lại vốn vay nước ngoài của CQĐP.

● Nghiệp vụ 05: Lập báo cáo định kỳ.

Sản phẩm đầu ra của phần mềm: Phần mềm đã hỗ trợ báo cáo theo một số mẫu tại Nghị định số 93/2018/NĐ-CP của Chính phủ và báo cáo theo Thông tư số 80/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, gồm:

● Báo cáo tình hình vay trả nợ của từng địa phương và tổng hợp 64 địa phương (06 tháng, 01 năm).

● Báo cáo tình hình vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ từng địa phương và tổng hợp 64 (6 tháng, 1 năm).

● Báo cáo tình hình nợ theo chủ nợ của từng địa phương và tổng hợp 63 địa phương.

● Báo cáo tình hình trả nợ sau mỗi lần trả nợ.

● Báo cáo đột xuất, về tình hình giải ngân vốn vay nước ngoài của một số địa phương (bao gồm cả cấp phát và cho vay lại).

● Báo cáo tình hình vay, trả nợ của từng dự án.

- Công cụ Đánh giá hiệu quả Công tác Quản lý nợ (DeMPA) bao gồm một bộ 15 chỉ số về hiệu quả QLN (DPI) nhằm mục đích đánh giá tổng quát tất cả các hoạt động QLN của Chính phủ cũng như môi trường tổng thể mà trong đó những hoạt động này được thực hiện. DPI được chấm điểm theo 04 mức:

A - Thông lệ/cách làm tốt

B - Đạt giữa mức chuẩn tối thiểu và mức tốt, Không áp dụng - không có quy trình/hệ thống

C - Đáp ứng yêu cầu tối thiểu

D - Không đáp ứng yêu cầu tối thiểu

Công cụ đã hỗ trợ thực hiện một số nghiệp vụ QLN chính như sau:

● Nghiệp vụ 01: QLNN và xây dựng Chiến lược.

● Nghiệp vụ 02: Phối kết hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô.

● Nghiệp vụ 03: Vay nợ và các hoạt động cung cấp tài chính có liên quan.

● Nghiệp vụ 04: Dự báo dòng tiền và quản lý ngân quỹ tồn dư.

● Nghiệp vụ 05: Quản lý rủi ro hoạt động.

● Nghiệp vụ 06: Danh mục nợ và báo cáo về nợ.

- Công cụ phân tích bền vững nợ MAC DSA: hỗ trợ nhiệm vụ phân tích, dự báo và thực hiện các nghiệp vụ quản lý rủi ro danh mục nợ để đảm bảo an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia.

- Phần mềm CSDL về vay nợ, viện trợ được triển khai thí điểm và đã tạo lập được một phần dữ liệu về nợ công, dữ liệu về các khoản vay nước ngoài của Chính phủ.

- Phần mềm kế toán Quỹ tích lũy trả nợ hỗ trợ quy trình quản lý thu chi và báo cáo từ tài khoản Quỹ tích lũy trả nợ do Cục trưởng Cục QLN làm Chủ tài khoản.

- Phần mềm quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến các khoản vay nước ngoài, bảo lãnh chính phủ và các khoản viện trợ của nước ngoài cho Việt Nam: Đây là ứng dụng nhằm hiện đại hoá công tác quản lý, khai thác sử dụng, bảo quản tốt hồ sơ các khoản vay nước ngoài của Chính phủ, đảm bảo an ninh, an toàn Hiệp định vay của Chính phủ và các tài liệu liên quan.

- Hiện nay Cục QLN đang tiến hành số hoá các Hiệp định vay theo kế hoạch.

b) Hạn chế còn tồn tại

Thể chế

- Cục QLN có trách nhiệm công bố thông tin về nợ công theo Luật Quản lý nợ công, do đó là đơn vị chủ trì tổng hợp thông tin số liệu từ các đơn vị khác nhau trong và ngoài Bộ, dẫn tới khó khăn trong việc tổng hợp báo cáo kịp thời và thống nhất số liệu báo cáo. Mô hình thiết kế CSDL nợ công đã cũ (từ 1999) nên không đáp ứng được yêu cầu về tích hợp dữ liệu nên dữ liệu chưa được tập trung về một nơi, chưa hỗ trợ được việc phân tích, tạo lập báo cáo nhiều chiều phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính.

Hạ tầng kỹ thuật

- Phần mềm quản lý đơn rút vốn điện tử đang được triển khai theo tiến độ: Cục QLN đã hoàn thành công tác đấu thầu đối với Gói thầu thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu và Gói thầu thuê tư vấn thẩm định E-HSMT và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu. Hiện nay, Cục QLN đang phối hợp với các đơn vị tư vấn để thực hiện đấu thầu Gói thầu số 3: Xây dựng hệ thống xử lý rút vốn vay nước ngoài trên môi trường điện tử.

- Công cụ DeMPA mới chỉ là công cụ đánh giá và chủ yếu thực hiện thông qua phỏng vấn các cơ quan tham gia QLN, rà soát các quy trình nghiệp vụ QLN, chưa được phát triển thành ứng dụng, do đó cần xem xét tính khả thi khi CĐS công cụ DeMPA vì công tác QLN của Việt Nam chủ yếu chấm điểm ở mức C - D, các DPI đạt điểm A gồm có vay nợ nước ngoài, an ninh dữ liệu và hệ thống đăng ký Danh mục nợ.

- Công cụ MAC DSA mới chỉ được thực hiện trên bảng tính Excel và cán bộ của Cục chưa tự thực hiện đánh giá bằng công cụ này, do đó việc số hoá công cụ sẽ gặp nhiều vướng mắc.

- Hệ thống thông tin quản lý vay và trả nợ nước ngoài đã được phê duyệt Đề cương và dự toán chi tiết và đang tiến hành triển khai các bước tiếp theo.

- Các phần mềm CNTT đã triển khai vẫn còn nhỏ lẻ, chưa có tính kết nối và chia sẻ thông tin cho các đơn vị.

- Đa dạng hoá các nghiệp vụ QLN như sử dụng công cụ phái sinh, mua lại và hoán đổi các khoản nợ còn chậm và thực tế công cụ phái sinh, mua lại chưa được sử dụng trong nghiệp vụ QLN, nghiệp vụ hoán đổi mới bắt đầu được sử dụng đối với TPCP (nợ Chính phủ trong nước).

- Hệ thống thông tin, số liệu về nợ công chưa được cập nhật thường xuyên: Các thông tin liên quan tới số liệu kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, chính sách mua sắm công, lãi suất, giá cả, lạm phát... không được thu thập kịp thời. Các số liệu này thay đổi thường xuyên, vào lúc số liệu thâm hụt NSNN được ban hành, các số liệu trên đã lỗi thời. Do đó, số liệu thâm hụt NSNN có thể không đủ tin cậy để dự toán các khoản nợ công.

- CSDL dùng chung và liên thông dữ liệu giữa các cấp ngành trung ương và địa phương trong việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ còn hạn chế.

- Đổi mới quy trình QLN tại cấp trung ương và địa phương còn gặp khó khăn do QLN còn phân tán ở nhiều cơ quan trong Bộ Tài chính và do nhiều địa phương chưa có hệ thống QLN chuyên nghiệp.

2.2.5. Quản lý về ngành kế toán, kiểm toán

a) Kết quả đạt được

Thể chế

- Công tác xây dựng văn bản pháp lý tại Cục Quản lý giám sát KTKT được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Công tác quản lý các hoạt động hành nghề kế toán, kiểm toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán thực hiện theo quy định tại Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập và các văn bản liên quan.

Hạ tầng kỹ thuật

- Ứng dụng phần mềm EdocTC đối với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các đơn vị tham gia trục liên thông văn bản quốc gia đã giúp rút ngắn thời gian, đồng thời tiết kiệm được kinh phí in ấn tài liệu, giảm số lượng bản in gửi qua đường bưu điện.

- Văn bản sau khi ký ban hành được đăng trên Cổng thông tin Chính phủ và Cổng thông tin của Bộ Tài chính cũng giúp cho việc tra cứu văn bản được thuận tiện, dễ dàng.

- Việc xử lý hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hành nghề, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ được thực hiện theo trình tự 03 bước:

Bước 01: Hồ sơ TTHC được tiếp nhận từ Bộ phận một cửa hoặc từ website DVCTT của Bộ Tài chính hoặc website Chính phủ.

Bước 02: Xử lý hồ sơ (yêu cầu bổ sung trong trường hợp cần thiết), gửi xin ý kiến của Vụ Pháp chế.

Bước 03: Chuyển kết quả xử lý TTHC về Bộ phận một cửa hoặc gửi thẳng trên trang DVCTT của Bộ hoặc Chính phủ.

b) Hạn chế còn tồn tại

Hạ tầng kỹ thuật

- 100% TTHC trong lĩnh vực KTKT đã được cung cấp DVCTT, trong đó 23/29 TTHC được cung cấp dưới hình thức DVCTT toàn trình, 06/29 TTHC được cung cấp dưới hình thức DVCTT một phần.

- Hiện nay, Cục Quản lý giám sát KTKT đang phối hợp với Cục THTK thực hiện xây dựng phần mềm phục vụ quản lý, giám sát các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, doanh nghiệp dịch vụ kiểm toán; Quản lý hành nghề KTKT; Quản lý hoạt động thi Kiểm toán viên, kế toán viên; Có giải pháp tích hợp giữa phần mềm DVCTT và Hệ thống văn bản điều hành edocTC đối với các hồ sơ giải quyết TTHC.

Tuy nhiên, việc tiếp cận sử dụng các TTHC trực tuyến hiện chưa đạt được kết quả như kỳ vọng do các cá nhân, tổ chức vẫn chưa thực sự làm quen và nắm rõ quy trình kê khai, nộp hồ sơ và nhận kết quả trên trang điện tử. Hiện nay, Cục Quản lý giám sát KTKT vẫn nhận được hồ sơ liên quan đến giải quyết TTHC về dịch vụ KTKT, hành nghề KTKT trực tiếp hoặc qua đường bưu điện do các tổ chức, cá nhân vẫn chưa thích ứng với việc sử dụng DVCTT. Việc trả kết quả hiện nay phải thực hiện là bản giấy (Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ hoặc Giấy chứng nhận hành nghề KTKT).

2.2.6. Quản lý về lĩnh vực giá

a) Kết quả đạt được

Thể chế

- Trong thời gian qua, Cục QLG đã không ngừng cải cách, chuẩn hoá TTHC trong lĩnh vực QLG, làm tiền đề để thực hiện CĐS theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

- Các quy trình QLG gồm 03 quy trình chính:

(1) Quy trình quản lý nhà nước về thẩm định giá (gồm 02 TTHC)

+ Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

+ Đăng, ký dự thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá.           

(2) Quy trình quản lý văn bản, tham mưu chính sách, tổng hợp, dự báo, chiến lược (gồm 07 thủ tục)

+ Xử lý văn bản đến Cục

+ Lãnh đạo Cục giao việc

+ Phòng chức năng xử lý nghiệp vụ

+ Xây dựng Tờ trình Cục

+ Lãnh đạo Cục phê duyệt

+ Trình Bộ

+ Xử lý văn bản đi

(3) Quy trình kê khai giá, định giá và QLG (gồm 02 nghiệp vụ)

a) Nghiệp vụ 01: Kê khai giá (gồm 02 bước)

+ Bước 01: Văn phòng Cục tiếp nhận văn bản kê khai giá bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp (công văn/fax/thư điện tử); trình 01 bản đến Lãnh đạo Cục để giao, chuyển cho phòng nghiệp vụ.

+ Bước 02: Sau khi nhận được văn bản kê khai giá, Phòng nghiệp vụ rà soát hồ sơ và lưu trữ văn bản kê khai giá. Trong trường hợp cần thiết để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật, Phòng nghiệp vụ trình Cục có văn bản yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai giá báo cáo về mức giá kê khai phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá và mặt bằng giá thị trường.

b) Nghiệp vụ 02: Định giá đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Bộ Tài chính (gồm 03 bước)

Bước 01: Lập phương án giá: Cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở SXKD hoặc cơ sở SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Bộ Tài chính lập phương án giá và trình Bộ quản lý, ngành lĩnh vực (Bộ Tài chính hoặc bộ, ngành có thẩm quyền) thẩm định.

Bước 02: Thẩm định phương án giá:

+ Cục QLG hoặc bộ, ngành thẩm định phương án giá do các đơn vị lập theo thẩm quyền.

+ Thời hạn thẩm định phương án giá: Cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án giá phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản về nội dung phương án giá chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ phương án giá theo quy định.

+ Sau khi thẩm định, các bộ, ngành có văn bản đề nghị Bộ Tài chính quyết định giá.

Bước 03: Quyết định giá:

+ Cục QLG tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá sau khi nhận được phương án giá đã có ý kiến của cơ quan có liên quan và văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền.

+ Kể từ ngày nhận được phương án giá đã có ý kiến của cơ quan có liên quan và văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, thời hạn quyết định giá tối đa không quá 10 ngày làm việc.

Hạ tầng kỹ thuật

- 05 TTHC thuộc quy trình QLNN đối với lĩnh vực thẩm định giá hiện nay đã được Bộ Tài chính triển khai thực hiện DVCTT toàn trình.

+ Đối với thủ tục Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, Cục QLG đã thông báo tới tất cả các doanh nghiệp thẩm định giá đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính về việc tiếp nhận đơn đề nghị cấp và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá qua hình thức DVCTT. Tuy nhiên, đến nay, không có tổ chức hay doanh nghiệp nào nộp hồ sơ cấp, cấp lại qua Hệ thống DVCTT mà vẫn lựa chọn cách thức nộp hồ sơ giấy trực tiếp hoặc qua đường bưu điện gửi tới Bộ phận một cửa thuộc Văn phòng Bộ.

+ Đối với 03 thủ tục đăng ký dự thi cấp thẻ Thẩm định viên về giá, kể từ kỳ thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá lần thứ 12 năm 2017, Cục QLG đã bắt đầu thực hiện các thủ tục song song theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống DVCTT và hình thức trực tiếp. Cụ thể, Cục QLG đã phối hợp với Cục THTK tiến hành đăng tải thông báo của Hội đồng thi thẩm định viên về giá tại mỗi kỳ thi để các thí sinh dự thi nộp hồ sơ điện tử. Tuy nhiên, thực tế triển khai thời gian qua cho thấy các cá nhân có nhu cầu đăng ký dự thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá vẫn chưa chú trọng đến việc sử dụng các dịch vụ này dưới hình thức trực tuyến.

- Cục QLG đã hoàn thiện việc xây dựng và vận hành Hệ thống CSDL quốc gia về giá giai đoạn 01 từ 01/01/2019. Hiện nay đang triển khai giai đoạn 02 và dự án kết thúc, đi vào vận hành, khai thác vào tháng 10 năm 2022.

- Quy trình nghiệp vụ quản lý văn phòng, tham mưu chính sách, tổng hợp, dự báo, chiến lược được thực hiện trên bằng phần mềm EdocTC giúp rút ngắn thời gian xử lý văn bản.

b) Hạn chế còn tồn tại

Thể chế

- Đối với quy trình kê khai giá, định giá và QLG: Theo quy định, đặc thù của các mặt hàng thuộc lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản rất đa dạng về chủng loại, số lượng và số lượng đơn vị tham gia vào thị trường cung ứng các mặt hàng này lớn, trải dài khắp các địa phương trong cả nước, giá cả thường xuyên thay đổi, biến động và có tính thời vụ cao nên nhiều lần điều chỉnh do có sự biến động liên tục; đồng thời các doanh nghiệp căn cứ vào chính sách bán hàng, căn cứ thị trường của mặt hàng để định giá, điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường. Đồng thời hiện nay đã bãi bỏ quy định cơ quan tiếp nhận văn bản kê khai có trách nhiệm thực hiện rà soát văn bản kê khai giá. Do đó cơ quan tiếp nhận không rà soát từng văn bản, từng mặt hàng và có ý kiến về mức giá kê khai.

- Quy trình kê khai giá qua hệ thống DVCTT chưa phù hợp với quy định của pháp luật về giá. Khi hồ sơ đủ điều kiện đã được tiếp nhận, nhưng hệ thống trực tuyến không thể hiện phản hồi ngay cho đơn vị về việc hồ sơ đã được tiếp nhận, trong khi đó theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện đóng dấu công văn và trả ngay 01 bản Văn bản có dấu cho đơn vị đến nộp trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngoài ra, hiện hành không có quy định về việc đánh giá hồ sơ hợp lệ hay không hợp lệ và cán bộ tiếp nhận phải phản hồi hồ sơ cho đơn vị khi đủ thành phần, số lượng theo quy định đủ điều kiện tiếp nhận, nhưng trong hệ thống lại có mục đánh giá hồ sơ hồ sơ hợp lệ và người phản hồi của phòng nghiệp vụ, không phải cán bộ tiếp nhận khi hồ sơ đã đủ điều kiện tiếp nhận.

Hạ tầng kỹ thuật

- Đối với nhóm dữ liệu thẩm định giá, chủ yếu vẫn là lưu trữ dữ liệu lịch sử của thẩm định viên và doanh nghiệp thẩm định giá từ thời điểm 01/01/2016 đến nay. Dữ liệu tra cứu từ hệ thống trả ra còn tồn tại một số sai sót như sai thông tin, trùng lắp thông tin, không hiển thị thông tin, không tổng hợp được thông tin theo đúng chức năng tra cứu... Qua trao đổi với đơn vị triển khai xây dựng (HIPT), nguyên nhân đã xác định do nhập liệu chưa chính xác hoặc lỗi phát sinh từ bên trong hệ thống, cần tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

- Việc kê khai giá qua hệ thống DVCTT chưa triển khai được hiệu quả cho các doanh nghiệp do hệ thống nhiều lúc báo lỗi ở mục kê khai nên doanh nghiệp khó truy cập và khó khăn khi liên lạc với đơn vị hỗ trợ liên quan đến phần mềm trên hệ thống. Có đơn vị đã nhập đủ thông tin, thành phần nhưng vẫn bị trả lại và thông báo hồ sơ chưa đủ điều kiện nhưng không có lý do tại sao nên đơn vị không biết nguyên nhân bị trả lại để sửa đổi.

Khai thác thông tin từ hệ thống cũng rất khó đáp ứng nhu cầu do chưa có đầy đủ các dữ liệu cần thiết. Ví dụ khi muốn khai thác tổng số doanh nghiệp kê khai giá theo mặt hàng trong khoảng thời gian nhất định thì không thể khai thác được vì dữ liệu bắt buộc phải chọn tên của doanh nghiệp, như vậy chỉ khai thác được doanh nghiệp đã chọn, không khai thác được thông tin cần có là bao nhiêu doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đó thực hiện kê khai.

Khi khai thác về mức giá kê khai của một doanh nghiệp, khi đã chọn doanh nghiệp vẫn phải chọn loại mặt hàng, chưa có mặc định mặt hàng doanh nghiệp đó tự xuất hiện khi tìm, không cần phải chọn. Bên cạnh đó, không có dữ liệu tất cả các hàng hoá, dịch vụ ở trường tên hàng hoá dịch vụ, bắt buộc phải chọn 01 hàng hoá cụ thể mới khai thác được, không thể khai thác được toàn bộ hàng hoá dịch vụ kê khai của doanh nghiệp đó. Sau khi nhấn tìm kiếm, không ra kết quả dữ liệu cần khai thác.

- Việc kê khai giá trên CSDL quốc gia về giá cũng gặp nhiều vướng mắc: như không khai thác được dữ liệu tổng hợp các lần kê khai giá, thông báo giá và chênh lệch giữa các lần kê khai giá, thông báo giá của mặt hàng/doanh nghiệp. Ví dụ chọn khai thác dữ liệu kê khai giá mặt hàng A, sau khi chọn tên doanh nghiệp thì bắt buộc phải chọn ngày kê khai, không khai thác được dữ liệu trong 01 khoảng thời gian nhất định để xem sự biến động giá kê khai của mặt hàng A của doanh nghiệp đó.

- Phần mềm EdocTC không hiển thị tiến độ xử lý các Tờ trình Bộ nên việc theo dõi để phối hợp xử lý công việc để bám sát tiến độ còn khó khăn. Các văn bản đến sắp xếp thứ tự còn lộn xộn không theo thứ tự ngày tháng của văn bản nên bị xen kẽ giữa văn bản mới và văn bản cũ.

2.2.7. Quản lý về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp

Cục TCDN chủ trì báo cáo Bộ hoặc trình Bộ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với vốn nhà nước tại doanh nghiệp như ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý tài chính, xem xét báo cáo tài chính, phân tích đánh giá hiệu quả SXKD, cảnh báo khi thấy dấu hiệu mất an toàn đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Thể chế

- Chuẩn hoá chế độ báo cáo tài chính của doanh nghiệp có vốn nhà nước gắn với Chính phủ điện tử tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, nhân lực trong công tác lập báo cáo tài chính theo quy định tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

- Cục TCDN đã ban hành Quyết định số 34/QĐ-TCDN ngày 30/6/2023 về ban hành quy định về an toàn an ninh mạng tại Cục TCDN (thực hiện quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 22 Quyết định số 1013/QĐ-BTC ngày 19/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế an toàn thông tin mạng và an ninh mạng Bộ Tài chính).

Hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống thông tin quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp (MIS) phục vụ công tác quản lý, giám sát, công tác tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đã chính thức đi vào vận hành từ đầu năm 2022, hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ sau:

- Báo cáo 06 tháng, năm và quý hoặc tháng (theo yêu cầu): Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước; Kế hoạch SXKD của DNNN; sắp xếp, chuyển đổi và cổ phần hóa DNNN; Tình hình thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; Tình hình đầu tư ra nước ngoài của DNNN.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại doanh nghiệp và giám sát tài chính doanh nghiệp hàng năm và 6 tháng; báo cáo giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.

- Lập báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc hàng năm trình Chính phủ báo cáo Quốc hội.

- Phân tích, đánh giá rủi ro và cảnh báo tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp FDI.

Hệ thống MIS sẽ chia sẻ dữ liệu theo mục tiêu, yêu cầu với các đơn vị trong Bộ để khai thác, sử dụng theo lĩnh vực được phân công; đồng thời đưa dữ liệu lên hệ thống CSDL quốc gia về tài chính theo quy định.

2.2.8. Quản lý thị trường tài chính

2.2.8.1. Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Về cơ bản, QLNN về chứng khoán và TTCK của UBCKNN gồm:

- Tổ chức phát triển TTCK, trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động về chứng khoán và TTCK; quản lý các hoạt động dịch vụ về chứng khoán và TTCK theo quy định của pháp luật;

- Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề chứng khoán và giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động về chứng khoán và TTCK;

- Quản lý, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, giám sát hoạt động liên quan đến chứng khoán, nghiệp vụ chứng khoán của các Sở GDCK, VSDC và các tổ chức, cá nhân tham gia TTCK;

- Thực hiện các chế độ báo cáo về chứng khoán và TTCK theo quy định; thực hiện thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và TTCK, hiện đại hoá CNTT trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; thực hiện theo thẩm quyền các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn TTCK.

2.2.8.1.1. Các quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

(1) Quy trình chào bán phát hành về chứng khoán và chào mua công khai (gồm 07 nghiệp vụ chính)

- Nghiệp vụ 01: Xét duyệt hồ sơ đăng ký chào mua công khai cổ phiếu của CTĐC (trừ trường hợp CTCK và công ty quản lý quỹ).

- Nghiệp vụ 02: Xét duyệt hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán riêng lẻ32.

- Nghiệp vụ 03: Thẩm định hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán (cổ phiếu và/hoặc trái phiếu) ra công chúng33.

- Nghiệp vụ 04: Xét duyệt tài liệu báo cáo giao dịch mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ của CTĐC (trừ trường hợp CTCK và công ty quản lý quỹ).

- Nghiệp vụ 05: Xét duyệt tài liệu báo cáo phát hành thêm cổ phiếu của CTĐC34.

- Nghiệp vụ 06: Thẩm định hồ sơ đăng ký tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.

- Nghiệp vụ 07: Xem xét đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách kiểm toán viên/tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán35.

(2) Quy trình tổ chức thị trường chứng khoán

a) Đối với Sở GDCK Việt Nam

Hiện nay Sở GDCK Việt Nam đang hoàn thiện 04 quy trình sau:

- Quy trình 01: Chấp thuận thành viên;

- Quy trình 02: Hủy bỏ tư cách thành viên;

- Quy trình 03: Xử lý vi phạm;

- Quy trình 04: Báo cáo và công bố thông tin.

b) Đối với Sở GDCK Hà Nội

- Quy trình 01: liên quan đến Hệ thống giao dịch cổ phiếu36 và các phân hệ liên quan:

+ Quy trình GDCK trên hệ thống nhập lệnh: áp dụng khi Hệ thống giao dịch trực tuyến của thành viên giao dịch gặp sự cố bắt buộc phải sử dụng Hệ thống nhập lệnh của Sở.

+ Quy trình sửa, hủy lệnh: áp dụng đối với hoạt động sửa/hủy lệnh trên Hệ thống giao dịch cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp niêm yết và cổ phiếu chưa niêm yết.

+ Quy trình quản lý hệ thống GDCK.

+ Quy trình điều chỉnh tham số hệ thống GDCK.

+ Quy trình điều chỉnh thông tin chứng khoán trên hệ thống GDCK.

- Quy trình 02: liên quan đến Hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt37 và các phân hệ liên quan:

+ Quy trình đấu thầu TPCP, trái phiếu được CPBL, trái phiếu CQĐP38.

+ Quy trình quản lý giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do Ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu CQĐP39;

+ Quy trình tổ chức thị trường TPDN: (i) Quy trình xử lý báo cáo, thông tin công bố của tổ chức phát hành; (ii) Quy trình xử lý báo cáo của tổ chức lưu ký; (iii) Quy trình xử lý báo cáo của tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành; (iv) Quy trình đính chính báo cáo, thông tin công bố của tổ chức phát hành, tổ chức lưu ký, tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành.

+ Quy trình quản lý giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP từ nguồn ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi của KBNN40.

+ Quy trình giao dịch mua lại TPCP từ nguồn ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi của KBNN41.

- Quy trình 03: liên quan đến Hệ thống GDCK phái sinh42 và các phân hệ liên quan:

+ Quy trình quản lý hệ thống GDCK phái sinh.

+ Quy trình GDCK phái sinh trên hệ thống nhập lệnh.

+ Quy trình giao dịch thỏa thuận Hợp đồng tương lai.

+ Quy trình chấp thuận, chấm dứt tư cách thành viên giao dịch TTCK phái sinh.

+ Quy trình chấp thuận, chấm dứt tư cách thành viên giao dịch đặc biệt TTCK phái sinh.

c) Đối với Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh

- Quy trình 01: Thẩm định niêm yết.

- Quy trình 02: Thay đổi niêm yết.

- Quy trình 03: Quản lý niêm yết:

+ Nghiệp vụ 01: Công bố thông tin

+ Nghiệp vụ 02: Chốt thực hiện quyền

+ Nghiệp vụ 03: Giám sát quản trị

+ Nghiệp vụ 04: Xử lý vi phạm

+ Nghiệp vụ 05: Giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết.

- Quy trình 04: Hủy niêm yết.

- Quy trình 05: Ký quỹ.

- Quy trình 06: Công bố thông tin.

- Quy trình 07: Chứng quyền có bảo đảm (CW).

- Quy trình 08: Thay đổi đăng ký niêm yết CW.

- Quy trình 09: Công bố thông tin.

- Quy trình 10: Hủy niêm yết CW.

- Quy trình 11: Đấu giá.

- Quy trình 12: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch.

- Quy trình 13: Đình chỉ hoạt động giao dịch, hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch.

- Quy trình 14: Tiếp nhận, xử lý báo cáo và công bố thông tin của thành viên giao dịch.

d) Đối với VSDC

- Quy trình 01: Đăng ký chứng khoán.

- Quy trình 02: Thực hiện quyền.

- Quy trình 03: Đóng/mở tài khoản lưu ký

+ Quy trình mở tài khoản lưu ký cho thành viên lưu ký.

+ Quy trình mở, đóng tài khoản cho NĐT.

- Quy trình 04: Ký gửi, rút chứng khoán

+ Quy trình ký gửi chứng khoán.

+ Quy trình ký gửi chứng khoán đăng ký bổ sung.

+ Quy trình rút chứng khoán theo yêu cầu của người sở hữu chứng khoán.

+ Quy trình rút chứng khoán do hủy đăng ký.

- Quy trình 05: Chuyển khoản chứng khoán ngoài hệ thống GDCK gắn với chuyển quyền sở hữu.

- Quy trình 06: Vay và cho vay chứng khoán.

- Quy trình 07: Đăng ký mã số giao dịch (cho NĐT nước ngoài).

- Quy trình 09: Xử lý lỗi.

+ Nghiệp vụ 01: Xử lý lỗi giao dịch tự doanh, sửa lỗi giao dịch, lùi giao dịch và loại bỏ thanh toán: Tiếp nhận hồ sơ của thành viên và kiểm tra hồ sơ (hồ sơ bản cứng);

+ Nghiệp vụ 02: Kiểm tra thông tin đề nghị xử lý lỗi trên hệ thống;

+ Nghiệp vụ 03: Trình Lãnh đạo hồ sơ xử lý lỗi;

+ Nghiệp vụ 04: Thực hiện xử lý lỗi;

+ Nghiệp vụ 05: Gửi thông tin điều chỉnh tiền và chứng khoán cho thành viên;

+ Nghiệp vụ 06: Gửi công văn xử lý lỗi cho các thành viên liên quan, sở GDCK, ngân hàng thanh toán.

- Quy trình 10: Quỹ hỗ trợ thanh toán.

- Quy trình 11: Trên TTCK phái sinh.

- Quy trình 12: Quỹ hoán đổi danh mục ETF.

- Quy trình 13: Đăng ký biện pháp bảo đảm đối với chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

- Quy trình 14: Bỏ phiếu điện tử.

- Quy trình 15: Quản lý quỹ mở.

+ Quy trình đăng ký thông tin về quỹ, công ty quản lý quỹ, đại lý phân phối, ngân hàng giám sát.

+ Quy trình mở/đóng, điều chỉnh thông tin tài khoản giao dịch quỹ mở.

+ Quy trình thực hiện giao dịch định kỳ.

+ Quy trình chuyển quyền sở hữu không phải do mua bán.

+ Quy trình thực hiện quyền.

- Quy trình 16: Dịch vụ quản trị tài chính cho quỹ hưu trí bổ sung, tự nguyện.

+ Quy trình đăng ký thông tin về Chương trình hưu trí, Quỹ, Doanh nghiệp Quản lý quỹ, Đại lý hưu trí, Ngân hàng giám sát, Người sử dụng lao động.

+ Quy trình mở/đóng, điều chỉnh thông tin tài khoản hưu trí cá nhân.

+ Quy trình thực hiện giao dịch định kỳ.

(3) Quy trình quản lý các công ty chứng khoán

Hiện nay, vụ Quản lý Kinh doanh thuộc UBCKNN xử lý các công việc liên quan đến quản lý CTCK, chi nhánh/văn phòng đại diện CTCK nước ngoài tại Việt Nam (ISO), cụ thể như sau:

- Nghiệp vụ 01: Xét duyệt hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của CTCK;

- Nghiệp vụ 02: Cấp, cấp lại và chuyển đổi chứng chỉ hành nghề chứng khoán;

- Nghiệp vụ 03: Báo cáo thực hiện giao dịch ký quỹ chứng khoán của CTCK;

- Nghiệp vụ 04: Sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập CTCK;

- Nghiệp vụ 05: Cấp phép thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện CTCK;

- Nghiệp vụ 06: Sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện;

- Nghiệp vụ 07: Cấp phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam;

- Nghiệp vụ 08: Đăng ký hoạt động lưu ký của ngân hàng lưu ký, CTCK;

- Nghiệp vụ 09: Chuyển đổi CTCK;

- Nghiệp vụ 10: Hợp nhất, sáp nhập CTCK;

- Nghiệp vụ 11: Cấp lại giấy phép thành lập và hoạt động sau khi CTCK thực hiện chuyển đổi;

- Nghiệp vụ 12: Cấp lại giấy phép thành lập và hoạt động CTCK sau khi hợp nhất, sáp nhập;

- Nghiệp vụ 13: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh;

- Nghiệp vụ 14: Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các CTCK;

- Nghiệp vụ 15: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán GDCK phái sinh;

- Nghiệp vụ 16: Chấm dứt kinh doanh chứng khoán phái sinh tự nguyện của tổ chức kinh doanh chứng khoán;

- Nghiệp vụ 17: Chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán GDCK phái sinh tự nguyện của tổ chức kinh doanh chứng khoán;

- Nghiệp vụ 18: Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh của tổ chức kinh doanh chứng khoán;

- Nghiệp vụ 19: Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán GDCK phái sinh.

- Nghiệp vụ 20: Đăng ký (chấm dứt hoạt động) cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến của CTCK. Các CTCK đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến theo quy định nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận/chấm dứt cung cấp dịch vụ GDCK trực tuyến theo mẫu quy định gửi UBCKNN (thông qua các phương thức gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua hệ thống DVCTT của UBCKNN). UBCKNN tiếp nhận, xử lý hồ sơ theo quy định và gửi kết quả chấp thuận hoặc từ chối bằng văn bản gửi CTCK.

(4) Quy trình quản lý công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay, Vụ Quản lý quỹ thuộc UBCKNN thực hiện các nghiệp vụ sau:

- Nghiệp vụ 01: Tổ chức xây dựng VBQPPL về chính sách, giải pháp, đề án liên quan đến hoạt động của các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, văn phòng đại diện, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.

- Nghiệp vụ 02: Trình Chủ tịch UBCKNN các VBQPPL đã được xây dựng liên quan đến hoạt động của các đối tượng quản lý.

- Nghiệp vụ 03: Thẩm định, cấp phép thành lập và hoạt động của công ty quản lý quỹ.

- Nghiệp vụ 04: Thẩm định hồ sơ đăng ký phát hành chứng chỉ quỹ và đăng ký lập và quản lý hoạt động quỹ đóng.

- Nghiệp vụ 05: Thẩm định hồ sơ báo cáo lập quỹ thành viên.

- Nghiệp vụ 06: Thẩm định hồ sơ lập và quản lý hoạt động văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.

- Nghiệp vụ 07: Thẩm định cấp, thu hồi và cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

- Nghiệp vụ 08: Giám sát, kiểm tra hoạt động của các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, văn phòng đại diện, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại việt nam.

- Nghiệp vụ 09: Thẩm định hồ sơ đăng ký chào bán, đăng ký lập và quản lý hoạt động quỹ mở.

- Nghiệp vụ 10: Thẩm định hồ sơ đăng ký chào bán, đăng ký lập và quản lý hoạt động quỹ hoán đổi danh mục.

- Nghiệp vụ 11: Thẩm định hồ sơ đăng ký chào bán, đăng ký lập và quản lý hoạt động quỹ đầu tư bất động sản.

- Nghiệp vụ 12: Thẩm định hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành cổ phiếu, thành lập và quản lý hoạt động quỹ đầu tư bất động sản.

- Nghiệp vụ 13: Thẩm định hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành cổ phiếu, thành lập và quản lý hoạt động công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.

- Nghiệp vụ 14: Thẩm định hồ sơ thành lập và quản lý hoạt động công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ.

- Nghiệp vụ 15: Thẩm định hồ sơ lập và quản lý hoạt động chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.

- Nghiệp vụ 16: Tổ chức kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ thực hiện theo quy chế chung của Hội đồng thi sát hạch.

(5) Quy trình giám sát quản trị công ty của công ty đại chúng

- Nghiệp vụ 01: Định kỳ 06 tháng CTĐC phải gửi UBCKNN Báo cáo quản trị công ty theo quy định pháp luật. Căn cứ vào báo cáo của CTĐC, Vụ Giám sát đại chúng tiếp nhận và rà soát thủ công việc tuân thủ các quy định pháp luật của CTĐC.

- Nghiệp vụ 02: Trường hợp phát hiện CTĐC vi phạm quy định pháp luật về quản trị công ty, Vụ Giám sát đại chúng trình Lãnh đạo UBCKNN xem xét xử lý vi phạm của công ty.

(6) Quy trình giám sát công bố thông tin của công ty đại chúng

UBCKNN đã xây dựng và nâng cấp Hệ thống công bố thông tin dành cho CTĐC. Hệ thống hỗ trợ CTĐC (bao gồm công ty niêm yết, công ty trên Upcom và CTĐC chưa niêm yết) công bố thông tin và gửi báo cáo cho UBCKNN theo quy định pháp luật. Hệ thống đã tiếp nhận, quản lý hồ sơ của hơn 2.000 công ty và hơn 300.000 báo cáo, thông tin công bố. Thông tin công bố sẽ được kết nối tự động và đẩy lên trên Cổng thông tin điện tử của UBCKNN. Đồng thời, Hệ thống cũng hỗ trợ các đơn vị nghiệp vụ của UBCKNN trong quản lý giám sát hoạt động của CTĐC, báo cáo thống kê tổng hợp.

- Nghiệp vụ 01: Vụ Giám sát đại chúng căn cứ hồ sơ đăng ký CTĐC của công ty, chuyên viên lập hồ sơ quản lý CTĐC trên hệ thống IDS. Căn cứ báo cáo, công bố thông tin của công ty trên hệ thống IDS và bản cứng lập báo cáo giám sát định kỳ hàng năm, bất thường; lập báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của công ty.

- Nghiệp vụ 02: Chuyên viên của Vụ Giám sát đại chúng trình Lãnh đạo Vụ, Lãnh đạo Ủy ban các báo cáo giám sát và phương án xử lý đối với trường hợp có vi phạm.

(7) Quy trình kiểm tra văn bản nhằm cụ thể hóa công tác kiểm tra văn bản trên cơ sở quy định rõ các bước, trách nhiệm của từng đơn vị và cá nhân trong công tác kiểm tra văn bản

- Nghiệp vụ 01: Lập kế hoạch.

- Nghiệp vụ 02: Kiểm tra và xử lý văn bản pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành dưới hình thức Thông tư do UBCKNN chủ trì soạn thảo.

- Nghiệp vụ 03: Kiểm tra và xử lý văn bản đối với văn bản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch ban hành có chứa căn cứ pháp lý không được ban hành dưới hình thức văn bản pháp lý, văn bản có thể thức, nội dung như văn bản pháp lý.

- Nghiệp vụ 04: Kiểm tra và xử lý văn bản đối với văn bản pháp lý do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành có quy định liên quan đến lĩnh vực chứng khoán; Kiểm tra và xử lý văn bản hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của UBCKNN; Chế độ báo cáo công tác kiểm tra văn bản.

(8) Quy trình thẩm định đối với các quy chế, quy trình nghiệp vụ do Chủ tịch UBCKNN ban hành

- Quy định thống nhất trình tự thẩm định dự thảo quy chế, quy trình nghiệp vụ của Chủ tịch UBCKNN do các đơn vị của UBCKNN được phân công chủ trì soạn thảo; đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật, quy định của Bộ Tài chính về hình thức, nội dung văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBCKNN.

(9) Quy trình lập và tổ chức thực hiện chương trình xây dựng VBQPPL của UBCKNN

- Quy định thống nhất trình tự lập chương trình xây dựng VBQPPL hàng năm của UBCKNN. Trên cơ sở đó, tổ chức thực hiện chương trình theo đúng quy định pháp luật.

(10) Quy trình pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

- Quy định trình tự, kỹ thuật pháp điển và trách nhiệm của các đơn vị trong việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật nhằm thực hiện thống nhất, hiệu quả nhiệm vụ pháp điển tại UBCKNN. Quy trình này góp phần tạo ra một bộ pháp điển tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu, tiếp cận, áp dụng và thực hiện pháp luật, góp phần minh bạch hóa và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

(11) Quy trình hợp nhất VBQPPL trong lĩnh vực chứng khoán

- Quy định kỹ thuật, trình tự và cách thức thực hiện hợp nhất VBQPPL nhằm thực hiện thống nhất, hiệu quả nhiệm vụ hợp nhất văn bản tại UBCKNN và góp phần bảo đảm hệ thống pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

(12) Quy trình bảo đảm an ninh an toàn TTCK

- Nghiệp vụ 01: Giám sát và kiểm tra giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường

+ Giám sát GDCK có dấu hiệu bất thường áp dụng đối với hoạt động phân tích các GDCK có dấu hiệu bất thường tại UBCKNN.

+ Sở GDCK Việt Nam xây dựng bộ tiêu chí cảnh báo giao dịch bất thường trình UBCKNN chấp thuận. Trên cơ sở bộ tiêu chí cảnh báo giao dịch bất thường, Sở GDCK và các đơn vị thuộc UBCKNN giám sát để phát hiện các giao dịch bất thường.

- Nghiệp vụ 02: Kiểm tra giao dịch có dấu hiệu nghi vấn để xác định bản chất của các giao dịch đó

+ Sau khi nhận được thông báo bằng văn bản đối với các giao dịch có dấu hiệu nghi vấn, các đơn vị nghiệp vụ của UBCKNN thu thập dữ liệu và tiến hành phân tích, đánh giá nhận diện dấu hiệu nghi vấn cần làm rõ.

+ Đối với những trường hợp có dấu hiệu nghi vấn cần làm rõ, UBCKNN sẽ đề nghị CTCK, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng thanh toán cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động giao dịch của cá nhân, tổ chức có liên quan. Sau khi tổng hợp các hồ sơ dữ liệu, tài liệu, UBCKNN làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan, trường hợp cần thiết tổ chức đoàn kiểm tra.

+ Căn cứ trên kết quả làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan và hồ sơ, tài liệu, dữ liệu đã có, UBCKNN nhận định bản chất của giao dịch có vi phạm, chuyển cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của UBCKNN.

(13) Quy trình quản lý và thực hiện các chương trình, dự án, hỗ trợ kỹ thuật của Bộ Tài chính có sử dụng tài trợ nước ngoài

UBCKNN thực hiện xây dựng nhu cầu cần tài trợ nước ngoài, chuẩn bị và xây dựng văn kiện chương trình, dự án. Thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án. Thực hiện thủ tục kết thúc dự án.

(14) Quy trình ký kết Biên bản ghi nhớ song phương giữa UBCKNN và các cơ quan quản lý chứng khoán nước ngoài

Vụ HTQT thực hiện:

+ Liên hệ trao đổi, đàm phán và thống nhất về nguyên tắc việc tham gia ký kết MOU song phương, trình lãnh đạo UBCKNN về chủ trương tham gia ký kết Biên bản ghi nhớ song phương.

+ Trình lãnh đạo Bộ Tài chính để báo cáo và xin chỉ đạo nguyên tắc việc ký kết.

+ Hoàn thiện nội dung hợp tác và trao đổi thông qua MOU. Thống nhất thời gian và địa điểm thực hiện ký kết MOU, các bên tiến hành ký kết, công bố việc ký kết và thực hiện.

2.2.8.1.2. Hiện trạng chung về chuyển đổi số của các quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

a) Kết quả đạt được

Về thể chế

- Các quy trình nghiệp vụ đã được rà soát, hoàn thiện tuân thủ đúng các quy định pháp luật trên cơ sở nội dung các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và Luật chứng khoán năm 2019, tạo môi trường an toàn, minh bạch trong việc quản lý về chứng khoán và TTCK.

Hạ tầng kỹ thuật

Tính đến thời điểm hiện tại, UBCKNN với vai trò là cơ quan QLNN về chứng khoán và TTCK đã cơ bản từng bước được hiện đại hóa, đến nay đã triển khai một số hệ thống đóng vai trò nền tảng trong quản lý TTCK như: Hệ thống giám sát GDCK (MSS), Hệ thống công bố thông tin trên TTCK (IDS), Hệ thống CSDL quản lý công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư (FMS), Hệ thống CSDL quản lý CTCK (SCMS), Hệ thống DVCTT... Bên cạnh đó, các Sở GDCK và VSDC theo chức năng nhiệm vụ đã từng bước đầu tư, hiện đại hóa hạ tầng CNTT để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng trên TTCK.

● Các ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp:

- Cổng thông tin điện tử của UBCKNN đã đóng góp vào công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lĩnh vực chứng khoán tới các tổ chức và nhà đầu tư. Cổng thông tin điện tử UBCKNN đã cập nhật liên tục và đầy đủ các tin tức về hoạt động quản lý thị trường; các văn bản, chính sách; thông tin, CSDL về các thành viên tham gia trên TTCK, cung cấp cho độc giả và các nhà đầu tư có thông tin chính thức từ UBCKNN, trợ giúp và tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư trên TTCK.

- Về cung cấp DVCTT: UBCKNN đã triển khai cung cấp DVCTT toàn trình trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; DVCTT một phần trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; Dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến cho tổ chức, cá nhân, không được xác định là DVCTT trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử đáp ứng đúng các tiêu chí được quy định tại Thông tư số 01/2023/TTVPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ.

- Trong giai đoạn 2015-2020, UBCKNN đã hoàn thiện và đưa vào vận hành khai thác một số hệ thống CNTT phục vụ công tác báo cáo, tra cứu như: Hệ thống CSDL quản lý CTCK, công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán; CTĐC (qua Hệ thống công bố thông tin - IDS); người hành nghề chứng khoán... UBCKNN đã ứng dụng phần mềm tin nhắn SMS vào các hệ thống ứng dụng CNTT của UBCKNN nhằm nhắc nhở, cảnh báo các CTĐC, CTCK về thời hạn nộp các loại báo cáo, thay đổi hệ thống, cập nhật bản vá cho hệ thống phần mềm, thông báo bất thường, thông báo định kỳ...

● Các ứng dụng CNTT phục vụ chuyên môn:

- UBCKNN tiếp tục nâng cấp, vận hành và duy trì các hệ thống ứng dụng quy mô lớn và các hệ thống CSDL cốt lõi phục vụ công tác chuyên môn nhằm hỗ trợ cán bộ nghiệp vụ trong công tác quản lý, giám sát các đối tượng tham gia TTCK. Các hệ thống tiếp nhận thông tin, dữ liệu báo cáo tình hình hoạt động của các CTCK, công ty quản lý quỹ và kết xuất thông tin, báo cáo phục vụ công tác quản lý các đối tượng này. Bằng cách tiếp nhận trên, các CTCK, công ty quản lý quỹ đã chuyển từ hình thức gửi báo cáo truyền thống (văn bản giấy hoặc qua email) sang hình thức báo cáo điện tử có cấu trúc, công bố thông tin trực tiếp qua hệ thống IDS có áp dụng bảo mật và xác thực bằng chữ ký số.

- Hệ thống IDS của UBCKNN đã được xây dựng và nâng cấp, trong thời gian qua góp phần nâng cao hiệu quả việc gửi tài liệu báo cáo, công bố thông tin của CTĐC. Thay vì phải gửi báo cáo, công bố thông tin bằng bản cứng tới UBCKNN, CTĐC chỉ cần gửi bản mềm các tài liệu báo cáo, công bố thông tin kèm theo chữ ký số lên hệ thống IDS, đảm bảo được tính kịp thời, đúng thời hạn của thông tin công bố. Đồng thời, hệ thống IDS cũng đã hỗ trợ cán bộ quản lý trong việc hệ thống hóa dữ liệu công ty, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát CTĐC.

- Hệ thống lưu trữ ngành chứng khoán được hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2016 với mục tiêu số hóa hồ sơ tài liệu, lưu trữ và quản lý các tài liệu tại UBCKNN. Phần mềm lưu trữ ngành chứng khoán đã mang lại nhiều thuận lợi trong khai thác dữ liệu, đạt hiệu quả theo yêu cầu nghiệp vụ.

- Hệ thống giám sát giao dịch trên TTCK (MSS) xuất phát từ chức năng giám sát cấp 02 của UBCKNN nên dữ liệu truyền tải về UBCKNN được thực hiện theo định kỳ, dữ liệu trước khi gửi về hệ thống tại UBCKNN đã qua xử lý. Vì vậy, dữ liệu mà UBCKNN có được chưa phải là dữ liệu gốc, với những trường dữ liệu hạn chế. Việc theo dõi, giám sát và cảnh báo về các giao dịch trên TTCK vẫn thực hiện tuần tự theo các bước và quy trình giám sát của cán bộ UBCKNN. Hệ thống giám sát thị trường (MSS) hiện nay còn thiếu chức năng để quản lý các sản phẩm chứng khoán mới được đưa vào giao dịch trên TTCK, như chứng khoán phái sinh... Hệ thống hiện tại cho phép khai thác các báo cáo do Sở GDCK, VSDC gửi UBCKNN theo quy định tại Thông tư số 95/2020/TT-BTC và Thông tư số 116/2020/TT-BTC để thực hiện công tác phân tích, đánh giá các giao dịch có dấu hiệu bất thường. Hệ thống có khả năng hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ trong: Cảnh báo vi phạm, Thống kê... đáp ứng yêu cầu tổng hợp báo cáo thống kê trình lãnh đạo của các đơn vị trong UBCKNN.

- Xây dựng CSDL quốc gia về tài chính: UBCKNN đã hoàn thành Dự án “Xây dựng Hệ thống trao đổi và tích hợp các CSDL của UBCKNN-Trục tích hợp SOA” theo đúng lộ trình Kế hoạch 05 năm đã được Bộ phê duyệt. Hệ thống Trục tích hợp SOA được xây dựng tạo ra một nền tảng CNTT cho phép các hệ thống phần mềm ứng dụng hiện tại và tương lai tại UBCKNN có thể kết nối với nhau mà không phụ thuộc vào các đơn vị đã triển khai hệ thống đó. Trong đó đặc biệt, tái sử dụng hiệu quả tất cả các thành phần, quy trình nghiệp vụ và dịch vụ trên các hệ thống phần mềm hiện có của UBCKNN.

- Phát triển Chính phủ điện tử: UBCKNN đã thực hiện triển khai Chính phủ điện tử theo Quyết định số 844/QĐ-BTC ngày 21/5/2019, các nhiệm vụ cụ thể:

+ “Xây dựng văn bản hướng dẫn Nghị định số 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong Lĩnh vực chứng khoán”: UBCKNN đã trình Bộ ban hành Thông tư số 73/2020/TT-BTC ngày 06/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 134/2017/TT-BTC ngày 19/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trên TTCK.

+ “Xây dựng Bộ câu hỏi/trả lời về những vấn đề thường gặp trong quá trình giải quyết các TTHC trong từng lĩnh vực và công khai trên Cổng DVCTT của Bộ và tích hợp trên Cổng DVC quốc gia”: UBCKNN đã xây dựng 140 bộ câu hỏi/trả lời và Báo cáo Bộ tại Công văn số 3206/UBCK-VP ngày 24/5/2019.

+ “Xây dựng và triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng”: UBCKNN đang tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mới và thực hiện theo lộ trình của Bộ đối với việc triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng, tiếp cận theo hướng thuê dịch vụ của những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.

● Các ứng dụng CNTT nội bộ:

- UBCKNN đã sử dụng rộng rãi các ứng dụng văn phòng: thư điện tử; quản lý văn bản; lưu trữ và khai thác dữ liệu... sử dụng Internet một cách an toàn, hiệu quả đảm bảo việc trao đổi dữ liệu qua mạng truyền thông an toàn trong tất cả các hoạt động quản lý và điều hành của UBCKNN. 100% cán bộ, công chức viên chức của UBCKNN sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc chuyên môn.

- Chương trình quản lý văn bản và điều hành tại UBCKNN được thực hiện nâng cấp từ năm 2015 và đã triển khai cho 15 đơn vị của UBCKNN (đạt tỷ lệ 100%). Cơ bản, chương trình đã đáp ứng yêu cầu quản lý, lưu trữ điện tử văn bản đi, văn bản đến UBCKNN và các đơn vị trực thuộc, phần mềm cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức của Ủy ban trong việc gửi nhận văn bản, tra cứu, tìm kiếm văn bản đi và đến. Chương trình thực hiện kết nối liên thông trao đổi văn bản điện tử giữa UBCKNN và Bộ Tài chính qua trục tích hợp trao đổi văn bản điện tử ngành Tài chính, bao gồm: Tờ trình Bộ, nhiệm vụ Lãnh đạo Bộ, văn bản đến, văn bản đi, giấy mời họp...

- UBCKNN đã thực hiện “Triển khai phần mềm Kế toán nội bộ trên cơ sở phần mềm kế toán nội bộ của KBNN cho các đơn vị của UBCKNN” và hoàn thành trong tháng 4/2017. Phần mềm đã hỗ trợ công tác kế toán của các đơn vị dự toán cấp 2, cấp 3 của UBCKNN.

b) Hạn chế còn tồn tại

● Các ứng dụng CNTT phục vụ người dân, doanh nghiệp:

+ Các hệ thống quản lý mới chỉ đảm bảo cung cấp thông tin, số liệu cơ bản phục vụ tác nghiệp cho đơn vị nghiệp vụ. Hầu hết các hệ thống, chương trình độc lập riêng lẻ tương ứng với từng đối tượng quản lý và từng chức năng nhiệm vụ của các đơn vị chuyên môn mà chưa có sự liên kết, chưa thể hình thành một kho dữ liệu.

+ Các hệ thống quản lý về công ty quản lý quỹ, CTCK, nhà đầu tư nước ngoài, người hành nghề chứng khoán... hiện tại đều là những hệ thống độc lập. Dữ liệu của các hệ thống này hiện còn hạn chế, chưa đầy đủ do các đầu mục dữ liệu khi xây dựng chỉ căn cứ vào các văn bản, các quy định pháp lý yêu cầu bắt buộc cung cấp qua các báo cáo. Hệ thống IDS còn thiếu dữ liệu để hỗ trợ quản lý giám sát của UBCKNN do còn một số ít doanh nghiệp chưa thực hiện cập nhật dữ liệu và gửi báo cáo qua hệ thống IDS dẫn đến tình trạng CSDL về CTĐC trên hệ thống IDS chưa đầy đủ. Dữ liệu trên hệ thống IDS chưa được đảm bảo do dữ liệu CTĐC gửi lên hệ thống chưa có sự rà soát, kiểm duyệt, CTĐC tự chịu trách nhiệm về thông tin trên các báo cáo và tài liệu công bố. Hệ thống IDS cần bổ sung thêm một số chức năng để đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát ngày càng nhiều và phức tạp của UBCKNN đối với các CTĐC.

+ Quy trình thực hiện DVCTT hiện nay của UBCKNN chưa được hoàn chỉnh, tổ chức, cá nhân sau khi gửi hồ sơ trên hệ thống DVCTT vẫn phải nộp bản cứng trước khi được chấp thuận do chưa có sự tham gia đầy đủ của các cán bộ UBCKNN trong quá trình phê duyệt xử lý hồ sơ trực tuyến. Điều này đã gây ảnh hưởng không ít đến tính hiệu quả của hệ thống. Việc tuyên truyền các tổ chức, cá nhân được biết và gửi hồ sơ trực tuyến trên hệ thống DVCTT của UBCKNN vẫn còn hạn chế.

● Các ứng dụng CNTT phục vụ chuyên môn:

+ UBCKNN chưa tổ chức và xây dựng được một kho dữ liệu tập trung. Dữ liệu về một đối tượng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau chưa được “làm sạch” và được sử dụng trực tiếp nên dẫn đến không chính xác của các dữ liệu. Khi dữ liệu không được kiểm chứng, đối chiếu, so khớp... sẽ tạo thành các dữ liệu không đáng tin cậy, làm ảnh hưởng đến kết quả điều hành và hiệu quả của việc ra các quyết định có liên quan.

+ CSDL về các đối tượng quản lý của UBCKNN hiện nay còn thiếu. Một số các đối tượng quản lý của Ủy ban như công ty kiểm toán được chấp thuận chưa được xây dựng thành CSDL chuyên biệt. Hiện tại, loại CSDL này được hình thành và quản lý ở dạng một cấu phần của Hệ thống IDS. Vì vậy, nội dung quản lý chưa đầy đủ và chưa được cập nhật một cách khoa học. CSDL về các đối tượng rất quan trọng trên thị trường như cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, nhà đầu tư chứng khoán... chưa được nghiên cứu để xây dựng.

+ Các hệ thống CSDL hiện có lại khá độc lập và thiếu sự liên kết để tạo thành một kho dữ liệu tập trung. Hầu hết các CSDL được thu thập thông qua các báo cáo được quy định tại các văn bản pháp lý hiện hành. Tuy nhiên, nội dung yêu cầu báo cáo thường sơ sài, phục vụ chủ yếu cho việc thống kê, quản lý. Trong khi đó, thông tin quản lý của đối tượng này cần phải được cập nhật liên tục, thống kê từ nhiều nguồn báo cáo khác nhau, từ nhiều cơ quan quản lý có liên quan như Sở GDCK, VSDC... mới có thể đảm bảo hình thành một dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy.

+ Việc khai thác CSDL hiện có gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ việc hình thành dữ liệu thông qua các chương trình tác nghiệp nên đối tượng phục vụ được ưu tiên tại các đơn vị nghiệp vụ. Các cán bộ của đơn vị nghiệp vụ thao tác nghiệp vụ, và hình thành nguồn dữ liệu để phục vụ cho nhu cầu của chính đơn vị mình. Việc phân quyền để khai thác trực tiếp cho các đối tượng khác hiện gặp nhiều khó khăn do hạn chế về công nghệ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn cho hệ thống tác nghiệp của đơn vị chuyên môn. Khi chưa tổ chức được kho dữ liệu tập trung, việc truy cập trực tiếp để khai thác dữ liệu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn của hệ thống. Hiện tượng bị thất thoát dữ liệu hay số liệu bị sai lệch cũng là điều rất dễ xảy ra.

● Các ứng dụng CNTT nội bộ:

Tuy đã đạt được những được thành công bước đầu nhưng đến nay các quy trình nghiệp vụ còn chưa thực sự đáp ứng được hết các yêu cầu CĐS. Mức độ ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC còn hạn chế; công tác hiện đại hoá, ứng dụng CNTT trong quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Các hệ thống tương đối tách biệt, còn mang tính chất hỗ trợ nghiệp vụ cho các đơn vị. Các quy trình nghiệp vụ vẫn còn nhiều công việc thực hiện thủ công, một số công việc được số hoá nhưng vẫn còn thực hiện đơn lẻ, rời rạc trong vận hành.

c) Vấn đề đặt ra đối với quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK

● Quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán:

Việc triển khai quy trình nghiệp vụ giám sát, kiểm tra các giao dịch bất thường, nghi vấn đã góp phần quan trọng làm minh bạch thị trường. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển các đối tượng vi phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện giao dịch, các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Do đó, việc CĐS trong hoạt động giám sát thị trường là vô cùng cấp thiết và quan trọng.

● Các quy trình nghiệp vụ chào bán phát hành chứng khoán và chào mua công khai

- Tính chất các hồ sơ/tài liệu phát hành ngày càng phức tạp theo sự phát triển của nền kinh tế trong khi đó yêu cầu về việc xét duyệt hồ sơ/tài liệu phát hành ngày càng cao dẫn tới khối lượng công việc mà đơn vị phải xử lý đang tăng lên nhanh chóng;

- CSDL của CTĐC, tổ chức phát hành và tổ chức tư vấn... tại UBCKNN hiện chưa được quản lý tập trung, gây một số khó khăn trong việc tìm kiếm và đối chiếu thông tin;

- Một số vấn đề phát sinh ngoài chuyên môn của Vụ Quản lý Cán bộ trong quá trình xét duyệt mà Vụ Quản lý Cán bộ không có sẵn CSDL để đối chiếu, dẫn tới nhu cầu tham vấn ý kiến của chuyên gia/đơn vị tại các đơn vị khác trong và ngoài UBCKNN. Tuy nhiên, việc trao đổi ý kiến chủ yếu bằng công văn và được gửi đi theo đường thư, dẫn tới thời gian xử lý hồ sơ bị kéo dài;

- Việc thông báo cho đơn vị, cá nhân nộp hồ sơ/tài liệu báo cáo phát hành chủ yếu thông qua hình thức gửi thư, góp phần dẫn tới việc hoàn thiện hồ sơ bị kéo dài không cần thiết.

● Quy trình nghiệp vụ về quản lý CTCK

Về cơ bản, các quy trình hiện tại đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu của chuyên viên Vụ Quản lý kinh doanh trong việc quản lý và giám sát các CTCK.

Quy trình đăng ký (chấm dứt hoạt động) cung cấp dịch vụ GDCKTT: Về cơ bản, phần lớn các CTCK được UBCKNN cấp phép hoạt động cung cấp dịch vụ GDCKTT đều tuân thủ quy định về cơ sở vật chất kỹ thuật, an toàn bảo mật, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp chưa đảm bảo tuân thủ theo quy định như: chưa triển khai các giải pháp xác thực khách hàng đảm bảo an toàn, không gửi báo cáo hoặc gửi báo cáo chậm, không đầy đủ nội dung. Công tác phối hợp, cung cấp thông tin về đối tượng quản lý là các CTCK giữa các đơn vị trong ngành chứng khoán là chưa cao, gây khó khăn trong hoạt động giám sát về hoạt động giao dịch. Hiện nay, các hệ thống, giải pháp công nghệ, dịch vụ mới liên tục phát triển, thay đổi đòi hỏi cơ quan quản lý phải không ngừng nghiên cứu thay đổi để cập nhật và linh hoạt hơn trong công tác quản lý. Tuy nhiên, với số lượng cán bộ CNTT quản lý hiện nay rất hạn chế, phải kiêm nhiệm đồng thời nhiều nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất và hầu như không có cơ hội tham gia đào tạo, tiếp xúc học hỏi các công nghệ mới trên thế giới hiện nay cũng là một trong số nguyên nhân dẫn tới các hạn chế nhất định trong công tác quản lý hoạt động này.

● Quy trình nghiệp vụ về quản lý công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

Khi được chuẩn hoá thành quy trình, toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động quản lý giám sát được thực hiện đúng quy trình đảm bảo về thời gian và phù hợp với các VBQPPL hiện hành trong hoạt động của đối tượng quản lý.

Trong công tác quản lý giám sát, việc sử dụng hệ thống CSDL quản lý công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư (Hệ thống FMS) có những ưu điểm rõ rệt:

- Giúp cơ quan quản lý kịp thời theo dõi tình trạng hồ sơ doanh nghiệp, các thay đổi, quá trình thay đổi thông tin hồ sơ.

- Giúp các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư thông qua hệ thống thực hiện nộp báo cáo dưới dạng điện tử, giảm thiểu chi phí in ấn, rút ngắn thời gian gửi báo cáo. Thông qua hệ thống, công ty cũng có thể theo dõi và kiểm tra tình trạng gửi báo cáo theo quy định.

- Đáp ứng việc công bố thông tin của các đối tượng một cách nhanh chóng, kịp thời. Bảo đảm việc công bố thông tin một cách nhanh nhất. Giúp cán bộ quản lý thống kê, theo dõi việc công bố thông tin nhanh chóng và đầy đủ.

- Đáp ứng tổng hợp dữ liệu báo cáo theo yêu cầu tại mọi thời điểm đối với toàn bộ dữ liệu ngành quỹ.

- Việc thực hiện đánh giá xếp loại trên hệ thống dựa trên các chỉ tiêu và thống kê được thiết kế sẵn bảo đảm tính thống nhất của toàn bộ các đối tượng được đánh giá, xếp loại. Việc đánh giá này giúp cơ quan quản lý đánh giá được mức độ hoạt động của các công ty và là cơ sở phục vụ công tác thanh tra kiểm tra định kỳ.

● Quy trình nghiệp vụ giám sát quản trị công ty đại chúng

Hiện nay, UBCKNN đang quản lý, giám sát hơn 1.800 CTĐC. Việc quản lý, giám sát thủ công nghĩa vụ tuân thủ quy định về quản trị công ty đối với CTĐC là không hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu quản lý, giám sát của cơ quan QLNN về TTCK.

● Quy trình nghiệp vụ giám sát công bố thông tin của công ty đại chúng

Việc giám sát công bố thông tin của CTĐC được thực hiện thông qua hệ thống IDS và thực hiện rà soát thủ công đối với các bản cứng công ty gửi đến UBCKNN. Việc sử dụng hệ thống IDS đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giám sát công bố thông tin của CTĐC, tuy nhiên hiện nay vẫn phải kết hợp rà soát thủ công đối với công bố thông tin bản cứng gây mất thời gian, không hiệu quả, khó khăn trong việc theo dõi, giám sát. Các báo cáo xây dựng vẫn do chuyên viên tự lập thay vì có báo cáo tự động.

● Quy trình nghiệp vụ đảm bảo an ninh, an toàn thị trường chứng khoán

Các nghiệp vụ giám sát bất thường, giám sát tuân thủ, giám sát tin đồn, còn rất nhiều bước vẫn phải xử lý thủ công và cần được cải thiện, xây dựng lại trong thời tới để phù hợp chủ trương của nhà nước về CĐS trong tương lai. Tuy nhiên, tại UBCKNN hiện nay mới có quy trình giám sát giao dịch bất thường, tổ chức kiểm tra giao dịch bất thường.

- Cần nâng cấp phần mềm giám sát GDCK, đồng thời cần thống nhất và sử dụng phần mềm khai thác, trao đổi dữ liệu chung đối với hoạt động phối hợp chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa UBCKNN, các Sở GDCK và VSDC.

- Quá trình thực hiện còn nhiều bước phải làm thủ công chưa có sự hỗ trợ của công nghệ như: xử lý dữ liệu giao dịch, tổng hợp dữ liệu nhận được từ các đơn vị có liên quan (CTCK, VSDC, Sở GDCK, Ngân hàng thanh toán) do vậy hầu hết các vụ việc thời gian xử lý bị kéo dài, không tránh khỏi những sai sót trong quá trình xử lý dữ liệu. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất như máy tính cá nhân chưa có cấu hình đủ mạnh để có thể xử lý dữ liệu.

- Quá trình đi kiểm tra chưa nhận được sự hợp tác từ các NĐT - tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch có liên quan cần làm rõ, do vậy, nhiều vụ việc bị kéo dài, khó kết thúc.

● Quy trình kiểm tra văn bản, quy trình thẩm định đối với các quy chế, quy trình nghiệp vụ do Chủ tịch UBCKNN ban hành, quy trình lập và tổ chức thực hiện chương trình xây dựng VBQPPL của UBCKNN

Đây là các quy trình chung, Quy trình pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và Quy trình hợp nhất VBQPPL trong lĩnh vực chứng khoán là quy trình riêng. Về cơ bản, đến nay các công tác nêu trên được Vụ Pháp chế và các đơn vị thực hiện tốt, đảm bảo đúng quy định. Hiện tại, chưa nhận thấy phát sinh yêu cầu CĐS đối với các hoạt động nghiệp vụ của UBCKNN.

● Quy trình nghiệp vụ về tổ chức thị trường chứng khoán

- Tại Sở GDCK Hà Nội:

+ Đối với quy trình nhập lệnh trên Hệ thống nhập lệnh: 100% các thao tác điện tử được thực hiện trên Hệ thống.

+ Đối với quy trình sửa, hủy lệnh trên Hệ thống giao dịch: 50% quy trình được thực hiện điện tử trên Hệ thống. Tuy nhiên với trường hợp sửa giao dịch thoả thuận, các bước nộp hồ sơ xin phép sửa lệnh và phê duyệt chấp nhận việc sửa giao dịch chưa được xử lý trực tuyến và vẫn phải nộp hồ sơ bản cứng về Sở, tạo ra sự chậm trễ trong quá trình thực hiện sửa lệnh của thành viên, ảnh hưởng tới tính hiệu quả của hệ thống.

+ Đối với quy trình nghiệp vụ liên quan đến Hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt và các phân hệ liên quan: đa phần các thao tác được tối ưu và thực hiện hoàn toàn thông qua trên Hệ thống nên đã mang lại nhiều kết quả tích cực: giúp cán bộ nghiệp vụ thực hiện tác nghiệp theo đúng quy trình, thời gian xử lý công việc đảm bảo đúng tiến độ; giúp lãnh đạo phụ trách nắm được quy trình tác nghiệp của cán bộ, từ đó hỗ trợ cho việc phân công công việc cho cán bộ nghiệp vụ và kiểm soát được công việc đã phân công.

+ Đối với quy trình về hoạt động quản lý giao dịch cổ phiếu và TPDN được vận hành trên môi trường số hoá ở mức độ rất cao, phát huy được vai trò quan trọng trong việc quản lý vận hành thị trường được an toàn, ổn định. Tuy nhiên, hiện tại các bước vận hành trực tiếp chưa được số hoá vẫn được duy trì để đảm bảo có sự can thiệp quản lý và rà soát trực tiếp từ cán bộ nghiệp vụ.

+ Đối với quy trình nghiệp vụ liên quan đến Hệ thống GDCK phái sinh và các phân hệ liên quan: Các hệ thống phân hệ trong hạ tầng CNTT hoạt động chính xác góp phần tạo ra sự tin tưởng và an tâm cho các thành viên thị trường cũng như NĐT tham gia GDCK phái sinh. Quy trình này đã đáp ứng nhu cầu CĐS hoàn toàn vì các nghiệp vụ thuộc quy trình được thực hiện trên phần mềm giao dịch.

Đối với quy trình chấp thuận, chấm dứt tư cách thành viên giao dịch và thành viên giao dịch, đặc biệt TTCK phái sinh, do đặc thù nội dung công việc này mỗi năm phát sinh không nhiều và tính lặp không cao do đó chưa cần thiết thực hiện CĐS mảng công việc này.

- Tại Sở GDCK Hồ Chí Minh: các quy trình được thực hiện tốt việc quản lý và theo đúng quy định pháp luật.

- Tại VSDC:

+ Đến thời điểm hiện tại, các quy trình nghiệp vụ đang thực hiện tại VSDC về cơ bản đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

+ Các quy trình chính đã được xây dựng chi tiết đối với tất cả nghiệp vụ liên quan, tương thích với các hệ thống phần mềm hiện có và đáp ứng tốt yêu cầu trao đổi thông tin với các đối tác và thành viên thị trường như Sở GDCK và thành viên lưu ký.

+ Các quy trình nghiệp vụ dịch vụ gia tăng: quy trình nghiệp vụ về dịch vụ bỏ phiếu điện tử và công giao tiếp điện tử với tổ chức phát hành mặc dù mới được đưa vào sử dụng nhưng đã có dấu hiệu tích cực, mang đến một tư duy mới cho các tổ chức phát hành về việc tham gia vào quá trình tin học hoá là bước tiến thuận lợi cho quá trình CĐS.

● Đối với quy trình nghiệp vụ về tổ chức thị trường chứng khoán

- Cần tiếp tục hoàn thiện đổi mới quy trình phù hợp với CĐS, Sở GDCK Hà Nội có thể thiết lập kênh E-office để trao đổi, phê duyệt hồ sơ trực tuyến đồng thời thành viên giao dịch có thể theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục trên hệ thống này. Từ đó có thể rút ngắn thời gian xử lý quá trình sửa huỷ lệnh trên hệ thống giao dịch.

2.2.8.2. Quản lý nhà nước về bảo hiểm

2.2.8.2.1. Quy trình chính

- Quy trình 01: giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Tại thời điểm hiện nay, Cục QLBH có 53 TTHC về lĩnh vực bảo hiểm đang được công khai trên cổng DVCTT một phần; 48 thủ tục cung cấp thông tin trực tuyến cho tổ chức, cá nhân, không được xác định là DVCTT trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử theo Thông tư 01/2023/TT-VPCP, hiệu lực ngày 25/5/2023. Theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm năm 2022 và Nghị định số 46/2023/NĐ-CP có 22 TTHC và hiện đang trong quá trình thực hiện công bố.

- Quy trình 02: triển khai DVCTT đối với lĩnh vực bảo hiểm

Hiện nay, trên chuyên trang DVCTT của Cổng TTĐT Bộ Tài chính đã công khai toàn bộ TTHC và Danh mục các DVCTT của lĩnh vực bảo hiểm. Trong năm 2020, Cục QLBH đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thí điểm đối với 24 TTHC thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Trong thời gian thí điểm: Có 12/24 TTHC doanh nghiệp tham gia thí điểm có hồ sơ gửi Bộ Tài chính (qua phần mềm DVCTT, bộ phận một cửa, bưu điện); Có 12/24 TTHC doanh nghiệp tham gia thí điểm không có hồ sơ gửi Bộ Tài chính (qua phần mềm DVCTT, bộ phận một cửa, bưu điện).

Việc tiếp nhận, phân công thụ lý và phê duyệt kết quả thụ lý hồ sơ, các đơn vị chuyên môn đã thực hiện theo quy trình của Hệ thống DVCTT, đạt 100% hồ sơ tiếp nhận (18/18 hồ sơ). Việc thực hiện thụ lý hồ sơ, phê duyệt thụ lý hồ sơ trên phần mềm DVCTT đạt 61% (11/18 hồ sơ).

2.2.8.2.2. Hiện trạng chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ về bảo hiểm

a) Kết quả đạt được

Thể chế

Trong lĩnh vực bảo hiểm, việc xây dựng và thực hiện quy trình giải quyết TTHC đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác quản lý, giám sát lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nói riêng và ngành Tài chính nói chung, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình thực hiện TTHC. Cụ thể:

- Các TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm được quy định rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho DNBH, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện các TTHC. Hiện tại, các TTHC thuộc lĩnh vực bảo hiểm được quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, hồ sơ, tại Luật Kinh doanh Bảo hiểm. Đồng thời các TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm cũng được rà soát và công bố công khai theo các Quyết định của Bộ Tài chính công bố TTHC ngành Tài chính43. DNBH và các tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm có thể dễ dàng tra cứu thông tin hồ sơ, thủ tục thực hiện tại các quy định chi tiết về tài liệu hồ sơ, thời hạn trả kết quả giải quyết, hình thức tiếp nhận, trả kết quả của từng TTHC. Các nhóm TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm về: cấp giấy phép thành lập, sửa đổi bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động, thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, thủ tục về tăng giảm vốn, chuyển nhượng cổ phần, giải thể chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, thủ tục liên quan đến bổ nhiệm, thay đổi người quản trị điều hành của doanh nghiệp, thủ tục liên quan đến đăng ký phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm, thủ tục liên quan đến một số sản phẩm bảo hiểm đặc thù.

- Quy trình giải quyết TTHC thực hiện nghiêm túc và đúng quy định của pháp luật về đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như cấp phép thành lập và hoạt động của DNBH, DNMGBH, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài; cấp giấy phép thành lập và giấy phép điều chỉnh cho Văn phòng đại diện của các DNBH, DNMGBH tại Việt Nam; Thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động của DNBH; phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm... TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm hiện nay đã được chuẩn hóa tại quy trình nội bộ giải quyết TTHC.

- Quy trình giải quyết TTHC đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống tài chính ngân sách từ trung ương đến địa phương, được cụ thể hóa đến từng đối tượng, quy định cụ thể thời gian thực hiện tại từng bước của từng TTHC, đảm bảo thời gian giải quyết TTHC theo quy định pháp luật. Việc giải quyết TTHC được thực hiện đúng theo quy định về trình tự, thủ tục, thời gian góp phần thực hiện nhanh chóng, kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp, công dân.

- Hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho tổ chức đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức trong quá trình thực hiện TTHC, đã chủ động phối hợp thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg và Quyết định số 1043/QĐ-BTC ngày 05/6/2017 của Bộ Tài chính công bố Danh mục TTHC có thể thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích. Cục QLBH thực hiện nghiêm túc và đúng quy định của pháp luật về trình tự nhận hồ sơ, xử lý, trả kết quả các TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm. Thông qua cơ chế tài chính đặc thù, Cục QLBH đã có nguồn lực tài chính để chủ động kế hoạch công tác, đặc biệt là cải cách TTHC theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, góp phần quan trọng thực hiện chủ trương của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đến nay, thời gian giải quyết TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm giảm từ 30-40%, 50% số lượng điều kiện kinh doanh được cắt giảm và đơn giản hóa (27/54 điều kiện).

- Một số DNBH đã tích cực khai thác phần mềm DVCTT. Các doanh nghiệp hiện tập trung thực hiện chủ yếu đối với 02 TTHC là thay đổi địa điểm (chiếm 61% hồ sơ tiếp nhận qua DVCTT) và thay đổi nhân sự (chiếm 17% hồ sơ tiếp nhận qua DVCTT). Một số TTHC khác như: Phê chuẩn chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm; Phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm liên kết chung; Chấp thuận về nguyên tắc để tăng/giảm mức vốn điều lệ được cấp; thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động của DNBH, DNMGBH đã gửi hồ sơ qua phần mềm DVCTT, tuy nhiên tỷ lệ vẫn còn thấp. Cục QLBH đã thực hiện tiếp nhận, phân công thụ lý hồ sơ đối với toàn bộ số hồ sơ DNBH nộp qua phần mềm DVCTT.

Hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống thông tin quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được xây dựng và hoàn thành đưa vào thực hiện cuối năm 2022 có nhiệm vụ nhận và xử lý các báo cáo từ các DNBH. Phần mềm được xây dựng có khả năng điều chỉnh khi có thay đổi về chính sách bao gồm các phân hệ:

- Phân hệ nhập số liệu báo cáo tại các DNBH.

- Phân hệ nhận báo cáo từ các DNBH và các nguồn khác.

- Phân hệ phục vụ thanh tra giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Phân hệ quản lý và tra cứu dữ liệu phi cấu trúc về bảo hiểm.

- Hệ thống báo cáo phân tích, tổng hợp dữ liệu bảo hiểm.

Cục QLBH đã hoàn thành việc nâng cấp phần mềm giai đoạn 2, phần mềm DVCTT tại cơ quan Bộ đã được nâng cấp, bổ sung các chức năng: áp dụng chữ ký số, hỗ trợ thanh toán trực tuyến và đảm bảo đáp ứng đầy đủ quy định tại Thông tư số 32/2017/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Do hạ tầng kỹ thuật của Cục nằm trong cùng đường truyền Wan của Bộ Tài chính, nên việc đáp ứng yêu cầu kết nối tới ứng dụng khi triển khai phần mềm cho Cục QLBH đều được thông suốt và đảm bảo yêu cầu.

Các DNBH đều chú trọng trong việc đầu tư hệ thống máy tính, máy chủ chuyên dụng của các hãng (DELL, HP, IBM...), các thiết bị kết nối mạng và các biện pháp bảo mật thông tin. Đường truyền Internet với băng thông tối thiểu 1MB, đảm bảo tốt được tốc độ kết nối tới việc dùng và thao tác trên phần mềm.

Cục QLBH đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ năng lực công tác đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. 100% cán bộ, công chức của Cục có trình độ tin học từ B trở lên. Trong quá trình công tác, các cán bộ, công chức của Cục QLBH thường xuyên được tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học và các buổi đào tạo về sử dụng phần mềm DVCTT.

b) Hạn chế còn tồn tại

Thể chế

- Quy trình điện tử giữa các văn bản chưa thống nhất: Hiện nay phần mềm đã có chức năng chữ ký số, vì vậy quy định việc doanh nghiệp cung cấp hồ sơ gốc (bản giấy) để đối chiếu tại Quyết định số 2531/QĐ-BTC không còn phù hợp.

- Trên thực tế có một số TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm liên quan đến DNBH tại nước ngoài, việc triển khai DVCTT đối với các thủ tục này có thể gặp khó khăn trong việc áp dụng chữ ký số/chứng thư số.

Hạ tầng kỹ thuật

- Các tác nhân tham gia quy trình điện tử chưa đầy đủ: nhiều DNBH đặc biệt là DNBH phi nhân thọ chưa quan tâm tới hoạt động tích hợp dịch vụ trực tuyến. Nền tảng ứng dụng phần mềm của các DNBH phi nhân thọ cũng rất khác nhau, một số là các phần mềm đóng gói nên các doanh nghiệp này hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp để thực hiện bất cứ thay đổi nào. Các DNMGBH không có phần mềm nghiệp vụ lõi.

- Hiện nay, phần mềm DVCTT mới chỉ xây dựng cho các tác nhân là DNBH và Cục QLBH thực hiện trên hệ thống, chưa có sự tham gia của Vụ Pháp chế và Lãnh đạo Bộ.

- Phần mềm DVCTT của Bộ Tài chính chưa có chức năng tích hợp chữ ký số. Khi lựa chọn hình thức nộp hồ sơ giải quyết TTHC qua phần mềm DVCTT, DNBH phải thực hiện nộp 02 lần đối với 01 hồ sơ (01 lần gửi hồ sơ điện tử qua phần mềm DVCTT và 01 lần gửi hồ sơ bản giấy để đối chiếu khi có thông báo của Cục QLBH). Do vậy, trong thời gian thí điểm chưa khuyến khích được các DNBH lựa chọn hình thức nộp hồ sơ giải quyết TTHC qua phần mềm DVCTT. Số lượng hồ sơ DNBH nộp qua phần mềm DVCTT vẫn còn thấp.

Trên hệ thống phần mềm, tất cả 24 TTHC đều có chung một quy trình xử lý bao gồm đầy đủ các bước sau: (1) trình Lãnh đạo phòng phê duyệt; (2) trình Lãnh đạo Cục QLBH phê duyệt; (3) cập nhật ý kiến Vụ Pháp chế; (4) cập nhật ý kiến của Lãnh đạo Bộ; (5) lấy số công văn và trả kết quả cho DNBH. Tuy nhiên, một số bước vẫn thực hiện bằng bản giấy (xin ý kiến Vụ/Cục có liên quan, trình Lãnh đạo Bộ).

- Phần mềm DVCTT hiện nay chưa có chức năng thông báo trạng thái hồ sơ qua hình thức tin nhắn, DNBH và cán bộ của Cục QLBH chỉ xem được trạng thái hồ sơ khi đăng nhập trên hệ thống phần mềm DVCTT. Do đó, chưa tạo thuận lợi cho DNBH và cán bộ Cục QLBH trong quá trình theo dõi, thực hiện.

- Việc tiếp nhận, giải quyết TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm được thực hiện đồng thời tại 02 phần mềm đó là: Hệ thống văn bản điều hành edocTC (đối với hồ sơ tiếp nhận trực tiếp, qua bưu điện, tại bộ phận một cửa) và Phần mềm DVCTT mức độ 3 (đối với hồ sơ điện tử). Việc giải quyết TTHC bị phân tán ở nhiều phần mềm, trong đó các phần mềm không có chức năng báo tin nhắn về việc có hồ sơ mới đến cho cán bộ nên đã không tạo thuận lợi cho cán bộ trong quá trình thực hiện.

Thực tế, doanh nghiệp vẫn có thói quen gửi hồ sơ TTHC đến đơn vị để giải quyết thông qua hình thức trực tiếp, chưa có thói quen gửi hồ sơ qua phần mềm. Theo kết quả khảo sát các DNBH sau thời gian thí điểm, 100% các DNBH đều đề xuất bỏ bước nộp hồ sơ bản giấy để đối chiếu, thay vào đó sử dụng chữ ký số để tạo tiết kiệm chi phí và thời gian cho DNBH. Ngoài ra, một số TTHC của lĩnh vực bảo hiểm có đặc thù tài liệu hồ sơ nhiều và phải chỉnh sửa nhiều lần trong quá trình giải quyết (phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm) nên doanh nghiệp có tâm lý ngại thực hiện thủ tục trên phần mềm DVCTT.

- Một số doanh nghiệp trong giai đoạn thí điểm mặc dù có phát sinh hồ sơ giải quyết TTHC nhưng chưa lựa chọn hình thức nộp qua phần mềm DVCTT.

- Một số TTHC có phát sinh hồ sơ nhiều trong thời gian thí điểm, tuy nhiên DNBH chưa lựa chọn hình thức nộp qua phần mềm DVCTT (Phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm sức khỏe; Bổ nhiệm, thay đổi một số chức danh quản trị, điều hành của DNBH, chi nhánh nước ngoài, DNMGBH; Mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc chuyển đổi văn phòng đại diện thành chi nhánh của DNBH, doanh nghiệp tái bảo hiểm, DNMGBH; Phê chuẩn việc áp dụng (hoặc thay đổi áp dụng) phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm).

- Việc triển khai thụ lý hồ sơ, phê duyệt thụ lý hồ sơ của phòng chuyên môn vẫn còn thấp (chỉ đạt 61%).

2.2.8.3. Quản lý tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính

Hiện nay, theo quy định của cấp có thẩm quyền về chế độ quản lý tài chính đối với 02 NHCS và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có tính chất tín dụng (gọi chung là Quỹ), một số nghiệp vụ quản lý tài chính thuộc phạm vi quản lý của Vụ TCNH bao gồm:

- Đối với 02 NHCS: (i) Tham gia ý kiến để các ngân hàng chính sách báo cáo Thủ tướng Chính phủ thay đổi mức vốn điều lệ; (ii) Hướng dẫn cụ thể về cấp bù lãi suất và phí quản lý đối với các NHCS; (iii) Tổng hợp báo cáo của các NHCS để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức phí quản lý ổn định từng thời kỳ cho các NHCS; (iv) Thực hiện tạm cấp vốn NSNN cho các NHCS trong phạm vi dự toán được NSNN giao hàng năm và thực hiện duyệt quyết toán sau khi kết thúc năm tài chính; (v) Tổng hợp báo cáo của các NHCS để báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho các NHCS; (vi) Rà soát lại báo cáo về kế hoạch tài chính do Ngân hàng Phát triển Việt Nam lập để có ý kiến chính thức bằng văn bản và giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; (vii) Căn cứ báo cáo đánh giá của các NHCS để thẩm định và phê duyệt xếp loại đối với các NHCS.

- Đối với các Quỹ: (i) Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các Quỹ theo trách nhiệm được phân công; (ii) Thực hiện cấp vốn điều lệ, cấp bổ sung vốn điều lệ cho các Quỹ thuộc phạm vi quản lý theo dự toán NSNN giao hàng năm; (iii) Nhận báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các Quỹ để theo dõi.

Hạn chế tồn tại: Việc quản lý tài chính của các ngân hàng quốc doanh khác trên cơ sở các báo cáo tài chính của các ngân hàng hiện đang tổng hợp số liệu bằng các công cụ word, excel. Việc thu thập và xử lý dữ liệu phục vụ công việc còn thủ công, chưa có hệ thống CNTT hỗ trợ. Về việc các ngân hàng gửi báo cáo định kỳ cho Bộ Tài chính, tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 93/2017/NĐ-CP quy định: “Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về nội dung, mẫu biểu, kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo, phương thức báo cáo bằng văn bản, phương thức báo cáo điện tử, đơn vị gửi báo cáo, đơn vị nhận báo cáo44.

2.2.9. Quản lý nhà nước về hải quan

Thể chế

Hệ thống thể chế QLNN về hải quan liên tục được hoàn thiện đã tạo hành lang pháp lý cho việc đổi mới toàn diện hoạt động hải quan, áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại, đẩy mạnh cải cách TTHC, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC lĩnh vực hải quan để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC; triển khai hiệu quả các nhiệm vụ về kiểm soát TTHC thực thi đầy đủ các cam kết quốc tế, hoàn thành các mục tiêu cải cách, phát triển hiện đại hóa hải quan.

Hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống CNTT đã cơ bản bao phủ toàn bộ các quy trình nghiệp vụ của ngành hải quan, xây dựng được một hệ thống CNTT tập trung cấp Tổng cục phục vụ công tác QLNN về hải quan, hoạt động ổn định, thông suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng tâm về quản lý hải quan.

- Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN

+ Về Cơ chế một cửa quốc gia: Tính đến ngày 30/9/2023, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 250 TTHC của 13 bộ, ngành kết nối với trên 6,69 triệu bộ hồ sơ của hơn 65 nghìn doanh nghiệp.

+ Về Cơ chế một cửa ASEAN: Duy trì kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN. Phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các nước ASEAN để trao đổi chính thức tờ khai Hải quan ASEAN theo kế hoạch. Chuẩn bị các yêu cầu liên quan để kết nối thử nghiệm trao đổi chứng nhận kiểm dịch thực vật trong năm 2023. Trao đổi để xây dựng giải pháp, lộ trình kết nối trao đổi chứng từ điện tử giữa ASEAN và các đối tác như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

+ Về triển khai kết nối với đối tác ngoài ASEAN: Hoàn thành trao đổi thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu với Liên minh kinh tế Á - Âu giai đoạn 1, tiếp tục phối hợp để tiến hành giai đoạn 2. Ký kết Biên bản ghi nhớ về hệ thống trao đổi dữ liệu xuất xứ điện tử (EODES) với Bộ Công Thương và TCHQ Hàn Quốc nhằm tạo thuận lợi trong thực thi FTAs. Hiện tại các bên đang tiếp tục hoàn thiện các vấn đề kỹ thuật để trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn và Đại sứ quán New Zealand để triển khai trao đổi thử nghiệm chứng nhận kiểm dịch điện tử với New Zealand.

- Ứng dụng công nghệ thông tin và dịch vụ công trực tuyến

+ Triển khai xây dựng hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong thông quan: Tích cực phối hợp với các đơn vị triển khai xây dựng, trình Bộ Tài chính phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong thông quan tại Quyết định số 1957/QĐ-BTC ngày 15/9/2023. Hiện nay, TCHQ đang khẩn trương hoàn thiện toàn bộ các nội dung, kế hoạch thực hiện khảo sát; đồng thời dự thảo các biểu mẫu báo cáo khảo sát, báo cáo thiết kế cơ sở, báo cáo nghiên cứu khả thi, trước khi triển khai thực hiện; cùng với đó rà soát toàn bộ mô tả bài toán nghiệp vụ, danh sách chức năng để hoàn thiện yêu cầu kỹ thuật và các nội dung liên quan khác phù hợp, đồng bộ và nhất quán.

+ Đảm bảo an ninh, an toàn cho Hệ thống VNACCS/VCIS cho đến khi triển khai chính thức hệ thống CNTT mới: TCHQ đã báo cáo Bộ việc duy trì hệ thống VNACCS/VCIS và xây dựng phương án ứng phó và xử lý sự cố hệ thống CNTT ngành Hải quan. Hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT “Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC Trung tâm dữ liệu” đã được Bộ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1479/QĐ-BTC ngày 14/7/2023. Hiện nay, TCHQ đã hoàn thiện và gửi báo cáo giải trình các ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ đối với các nội dung “Xây dựng Hệ thống xử lý thông quan khi hệ thống VNACCS/VCIS gặp sự cố”, “Mua một số linh kiện và dịch vụ thay thế linh kiện của hãng phục vụ duy trì vận hành cho hệ thống VNACCS/VCIS giai đoạn 2023-2024”.

Kết quả triển khai DVCTT: Ban hành Kế hoạch hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp DVCTT của TCHQ năm 202345. Hiện nay, tổng số TTHC trong lĩnh vực hải quan: 225 thủ tục. Trong đó, có 214 thủ tục do cơ quan Hải quan thực hiện, gồm: 133 TTHC được cung cấp DVCTT toàn trình; 60 TTHC được cung cấp DVCTT một phần; 21 TTHC được cung cấp thông tin trực tuyến.

Một số quy trình nghiệp vụ QLNN về hải quan đang được thực hiện CĐS

- CĐS hoạt động quản lý doanh nghiệp, hàng hóa XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối, có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và trên thế giới.

- CĐS trong công tác quản lý nội ngành như công tác quản lý văn bản, hành chính, công tác quản lý cán bộ, kế toán nội ngành, phát triển các hệ thống nền tảng đáp ứng yêu cầu triển khai hệ thống kết nối, chia sẻ dữ liệu hệ thống thông tin nội ngành theo mô hình kết nối chia sẻ tập trung; xây dựng các dịch vụ nền tảng để triển khai hải quan điện tử và hoàn thiện nền tảng cung cấp DVCTT.

- Hiện đại hóa, tăng cường hoạt động giám sát hải quan: Nghiên cứu tăng cường trang thiết bị hải quan, trong đó: (i) Triển khai rà soát địa điểm dự kiến bố trí các trang thiết bị hải quan năm 2023; (ii) Rà soát hoạt động hệ thống phát hiện phóng xạ; (iii) Nghiên cứu sửa đổi bổ sung tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy soi container và máy soi hành lý, hàng hóa, theo đó, đã làm việc với Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Ban Quản lý cửa khẩu hoặc doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng khảo sát, xác định vị trí, địa điểm bố trí máy soi container và máy soi hành lý. Đến nay đã làm việc và có biên bản thống nhất vị trí lắp đặt máy soi tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố46 và hướng dẫn, chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa bằng máy soi47. Tăng cường triển khai phần mềm: Theo dõi, quản lý tờ khai XNK tại chỗ; Rà soát về sử dụng seal định vị; triển khai xây dựng mẫu niêm phong hải quan để quản lý, giám sát đối với hàng hoá vận chuyển trong container lạnh; nghiên cứu hệ thống trang thiết bị kiểm tra, giám sát Hải quan đồng bộ, kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan; nghiên cứu Xây dựng hệ thống barie điện tử, hoàn thiện yêu cầu nghiệp vụ và thiết kế, quy hoạch hệ thống barie điện tử tại các cửa khẩu, cảng biển;...Sử dụng con dấu định vị điện tử để niêm phong, giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan tại 35 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố...

2.2.10. Quản lý nhà nước về thuế

(1) Quy trình quản lý nợ thuế

- Về phân loại tiền thuế nợ: thực hiện tự động trên ứng dụng QLT tập trung (TMS), chỉ thực hiện phân loại thủ công đối với một số nhóm tiền thuế nợ cần có hồ sơ phân loại (nợ đang xử lý, nợ khó thu, nợ đang chờ điều chỉnh).

- Về phân công quản lý nợ thuế: phân công quản lý NNT nợ thuế, phân quyền thực hiện hoàn toàn trên ứng dụng tập trung TMS.

- Về đôn đốc thu nộp: hàng tháng, thông báo tiền thuế nợ được tạo tự động trên ứng dụng tập trung TMS, thông báo được gửi cho NNT qua email/qua đường bưu chính/trực tiếp. Các báo cáo tổng hợp, chi tiết tiền thuế nợ theo sắc thuế, loại hình kinh tế, theo NNT, theo cơ quan thuế, theo tuổi nợ, theo nhóm nợ, báo cáo tình hình thu nợ năm trước chuyển sang, báo cáo nợ theo ngày... phục vụ công tác quản lý nợ thuế, tham mưu cho lãnh đạo điều hành đều được tổng hợp, theo dõi, lưu tự động trên ứng dụng tập trung TMS.

- Việc tổng hợp, theo dõi, bù trừ, tính tiền chậm nộp cũng được thực hiện tự động trên hệ thống tập trung TMS.

- Tuy nhiên, để theo dõi, bù trừ, tính tiền chậm nộp cũng được thực hiện tự động trên hệ thống tổng hợp, chi tiết tiền thuế nợ theo sắc thuế, loại hình kinh tế, theo NNT, theo thu thập và chủ yếu qua đường bưu chính/trực tiếp, khi cán bộ xử lý xong mới nhập dữ liệu lên hệ thống.

(2) Quy trình theo dõi, bù trừ, tính tiền chậm nộp

Quy trình theo dõi, bù trừ, tính tiền chậm nộp cũng được thực hiện tự động trên hướng dẫn thi hành, ứng dụng CNTT đối với công tác cưỡng chế nợ thuế đã xây dựng, đáp ứng việc thực hiện ban hành, chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế tự động trên ứng dụng và gửi quyết định cưỡng chế bằng phương thức điện tử. Phối hợp với các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về tài khoản của NNT tự động cho CQT, giúp CQT thực hiện theo dõi, bù trừ, tính tiền chậm nộp một cách tự động.

(3) Quy trình thanh tra, kiểm tra gồm:

- Nghiệp vụ thanh tra thuế

- Nghiệp vụ kiểm tra thuế

- Nghiệp vụ kiểm tra hóa đơn

- Nghiệp vụ quản lý sử dụng vận hành ứng dụng nhật ký thanh tra kiểm tra nghiệp vụ phối hợp với các đơn vị ngoài ngành (cơ quan giám sát ngân hàng, công an...)

Các nghiệp vụ trên đã giúp cán bộ thanh tra kiểm tra thuế và lãnh đạo CQT các cấp trong việc lập kế hoạch thanh tra kiểm tra thực hiện, theo dõi kết quả, ghi nhận ký cũng như giám sát công việc của các đoàn thanh tra kiểm tra phục vụ công tác chỉ đạo điều hành về công tác thanh tra kiểm tra.

Các quy trình đã được tin học hóa theo từng bước thực hiện trên các ứng dụng CNTT triển khai toàn ngành, cụ thể:

+ Bước lập kế hoạch: được thực hiện qua việc sử dụng các ứng dụng phân tích rủi ro để lập kế hoạch thanh tra kiểm tra tại trụ sở NNT, kiểm tra hồ sơ khai thuế bằng phương thức đánh giá rủi ro qua các bộ tiêu chí được ban hành theo từng thời kỳ.

+ Thực hiện thanh tra kiểm tra và ghi nhận kết quả thanh tra kiểm tra: từ khi có kế hoạch thanh tra kiểm tra (kế hoạch năm, đột xuất) các cuộc thanh tra kiểm tra đã được theo dõi trên hệ thống ứng dụng CNTT. Đối với việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT, ứng dụng CNTT đã hỗ trợ từ khâu nhận xét hồ sơ khai thuế, yêu cầu giải trình, ghi nhận kết quả hồ sơ khai thuế, yêu cầu giải trình, ghi nhận kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT ra thông báo, quyết định phạt cũng như chuyển trạng thái kiểm tra tại trụ sở NNT. Đối với việc thực hiện thanh tra kiểm tra tại trụ sở NNT, ứng dụng CNTT đã hỗ trợ từ khâu nhập quyết định thanh tra kiểm tra, phân công công việc, lập lịch trình, phân công giám sát, công bố, thực hiện và cập nhật kết quả thanh tra kiểm tra.

+ Báo cáo giám sát, báo cáo kết quả thanh tra kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra về giao dịch đáng ngờ: Căn cứ trên kết quả thực hiện của các đoàn thanh tra kiểm tra cập nhật dữ liệu trên các ứng dụng. Hệ thống báo cáo đã hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành công tác thanh tra, kiểm tra toàn ngành.

Nhìn chung, các quy trình thanh tra kiểm tra được thực hiện theo quy định pháp luật. Các quy trình đã được sửa đổi bổ sung chuẩn hóa nội dung, các bước công việc trong hoạt động thanh tra kiểm tra, trách nhiệm của từng bộ phận tham gia vào quy trình để phù hợp với thực tế đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ thuế của doanh nghiệp cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế trong thực hiện công tác thanh tra kiểm tra đã kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm trong lĩnh vực thuế, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thuế, truy thu NSNN, chất lượng công tác thanh tra kiểm tra ngày được nâng cao và phát huy hiệu quả trong việc phát hiện và xử lý tình trạng vi phạm pháp luật thuế. Hơn nữa, CQT các cấp đã tiến hành áp dụng rộng rãi kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra kiểm tra thuế với việc tăng cường thu thập thông tin về NNT, tiến hành phân tích, đánh giá các thông tin từ các nguồn thông tin khác nhau về NNT để tiến hành lựa chọn đối tượng thanh tra kiểm tra. Việc lựa chọn đối tượng thanh tra kiểm tra có trọng điểm tránh mất thời gian, tiết kiệm được chi phí của CQT và NNT đem lại số truy thu lớn.

(4) Quy trình quản lý tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước

Quy trình đã được điện tử hóa ở các khâu từ Đăng ký sử dụng tem điện tử; Đăng ký kế hoạch mua/mua bổ sung tem điện tử... đến bảng tổng hợp dữ liệu tem điện tử gửi CQT đều thông qua tài khoản do TCT cung cấp trên cơ sở phát triển phân hệ Quản lý tem điện tử từ Phần mềm Quản lý HĐĐT; NNT sẽ không phải trực tiếp đến CQT để thực hiện các thủ tục như trước đây, CQT cũng chủ động trong việc kiểm soát kế hoạch nhận tem để in tem cấp phát cho các tổ chức, cá nhân.

(5) Quản lý hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ

- Nghiệp vụ đối với hộ kinh doanh.

- Nghiệp vụ đối với hoạt động cho thuê tài sản của cá nhân.

- Nghiệp vụ quản lý lệ phí trước bạ đối với tài sản khác (trừ nhà đất).

- Nghiệp vụ luân chuyển và xử lý hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính trong nội bộ CQT đối với các khoản thu từ đất của cá nhân.

- Nghiệp vụ quản lý thu thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thông qua tổ chức được ủy nhiệm thu thuế.

Các quy trình đều đã đáp ứng theo hướng áp dụng điện tử tại các bước thực hiện của Quy trình đối với NNT và CQT trong các hoạt động.

(6) Tiếp nhận, giải quyết TTHC thuế của NNT theo cơ chế một cửa tại cơ quan thuế

- Hầu hết các bước thực hiện theo quy trình đều sử dụng ứng dụng CNTT.

- Quản lý ĐLT.

Vụ Tuyên truyền hỗ trợ đang xây dựng quy trình theo hướng dẫn tại Thông Tư số 10/2021/TT-BTC (trước đây chưa có quy trình quản lý ĐLT) theo hướng sẽ sử dụng hoàn toàn ứng dụng CNTT trong các bước quản lý ĐLT, người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

(7) Quy trình quản lý rủi ro:

- QLRR trong công tác xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra tại trụ sở của NNT.

- QLRR trong phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra sau hoàn thuế GTGT.

- QLRR trong công tác phân tích thông tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong việc tạo, in phát hành và sử dụng hóa đơn.

Nhìn chung các quy trình được xây dựng trong năm 2017 theo quy định tại Luật và các văn bản hướng dẫn về QLRR và được xây dựng theo hướng tối đa hóa ứng dụng CNTT tại cơ quan thuế để giúp phân tích, chấm điểm, xếp loại rủi ro và đánh giá rủi ro tuân thủ pháp luật của từng NNT dựa trên việc tập trung phân tích, khai thác dữ liệu có sẵn trên hệ thống quản lý của CQT. Để hỗ trợ công tác QLRR, ngành thuế đã xây dựng và triển khai ứng dụng đáp ứng các yêu cầu của quy trình nghiệp vụ liên quan đến QLRR, theo đó các nội dung và các bước công việc trong quy trình đã được chuẩn hóa, tạo ra sự thống nhất, khách quan. Nhờ đó thúc đẩy việc áp dụng CNTT trong công tác QLRR từng bước góp phần cải cách TTHC, giảm chi phí tuân thủ NNT, giúp CQT quản lý phân bổ nguồn lực hợp lý, chỉ tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực có rủi ro và NNT không tuân thủ, đảm bảo tính khách quan tạo sự công bằng giữa những NNT. Đồng thời giúp cơ quan thuế đạt được mục tiêu công khai, minh bạch, tăng cường hỗ trợ để nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT.

Để đảm bảo tính khách quan, tạo sự công bằng giữa NNT, đồng thời giúp CQT đạt được mục tiêu công khai, minh bạch trong áp dụng QLRR trong hiệu quả cần phải đảm bảo các thông tin QLRR được tập trung tại CSDL QLRR và đảm bảo được khai thác toàn diện; hạn chế việc thiếu dữ liệu, sai lệch thông tin, cập nhật CSDL còn chưa đầy đủ như thông tin ngành nghề kinh doanh chính, thông tin từ bên ngoài (Hải quan, Thanh tra Chính phủ, KBNN, Kiểm toán nhà nước, BHXH...).

(8) Quy trình đăng ký thuế

- Kết quả: Ngành thuế đã thực hiện thủ tục tiếp nhận đăng ký và cấp mã số doanh nghiệp, MST cho 69,9 NNT, trong đó 2,3 triệu MST cấp cho NNT là doanh nghiệp, tổ chức và 67,6 triệu MST cấp cho NNT là cá nhân, hộ cá nhân. Toàn bộ thông tin ĐKT được cập nhật, lưu trữ trên hệ thống CSDL điện tử của ngành thuế.

Ngành thuế đã tổ chức tiếp nhận thông tin ĐKT theo nhiều phương thức khác nhau:

- Việc tiếp nhận thông tin ĐKT: được thực hiện chủ yếu theo phương thức điện tử theo từng nhóm đối tượng:

+ Đối với NNT thành lập theo Luật doanh nghiệp và Luật HTX thực hiện thủ tục ĐKT tại cơ quan đăng ký kinh doanh: CQT tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông tin ĐKT theo cơ chế một cửa liên thông qua hệ thống ứng dụng kết nối tự động giữa CQT và cơ quan đăng ký kinh doanh, 100% doanh nghiệp, HTX thực hiện truyền nhân và cấp MST theo phương thức điện tử.

+ Đối với NNT thực hiện thủ tục ĐKT tại CQT: CQT thực hiện tiếp nhận hồ sơ ĐKT do NNT nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc theo phương thức điện tử (đối với NNT đã có tài khoản giao dịch điện tử) tại cổng thông tin điện tử của ngành thuế hoặc tại cổng DVC quốc gia.

- Việc xử lý, lưu trữ thông tin của CQT: toàn bộ hồ sơ ĐKT gửi đến CQT được ghi nhận và xử lý tự động trên hệ thống ứng dụng. Việc cập nhật thay đổi trạng thái hoạt động và các thông tin khác của NNT phục vụ các chức năng khác của như khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, quản lý nợ thuế, thanh tra kiểm tra cũng được ghi nhận đầy đủ, kịp thời và có tính liên kết với các phân hệ khác trên hệ thống ứng dụng để đảm bảo tính hiệu quả, thống nhất và thông suốt trong cung cấp thông tin.

- Việc trả kết quả cho NNT: kết quả được trả theo phương thức điện tử cho NNT đã có đăng ký giao dịch điện tử với CQT và trả trực tiếp cho NNT tại bộ phận một cửa của CQT.

Việc thực hiện liên thông điện tử tự động giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, HTX và hệ thống thông tin ĐKT đã hợp nhất hoàn toàn các thủ tục gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, HTX để có thể đơn giản hóa và giảm thời gian thực hiện cả hai thủ tục đăng ký kinh doanh và ĐKT cho doanh nghiệp, HTX trong thời hạn tối đa là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Do đó đã hạn chế sự tác động can thiệp của con người vào quá trình thực hiện thủ tục cũng như đảm bảo tính công khai, minh bạch và kịp thời trong việc cấp mã số cho doanh nghiệp, HTX.

Những sửa đổi, bổ sung đã đáp ứng sự thay đổi về quy định ĐKT và phù hợp với thực tiễn quản lý tại CQT các địa phương, đảm bảo quy định rõ ràng các bước công việc đối với bộ phận ĐKT và các bộ phận chức năng có liên quan tham gia vào công tác ĐKT (như bộ phận một cửa, bộ phận hành chính văn thư, bộ phận kê khai, bộ phận ấn chỉ, bộ phận QLN, bộ phận thanh tra kiểm tra...), bổ sung hướng dẫn một số trường hợp cụ thể phát sinh trong thực tế để các CQT địa phương thực hiện thống nhất. Mẫu biểu báo cáo, thống kê theo quy trình được thiết kế theo hướng hỗ trợ tự động trên ứng dụng, không yêu cầu các cục thuế phải gửi báo cáo giấy lên TCT để tổng hợp thủ công như trước đây. Những sửa đổi, bổ sung thực hiện ĐKT điện tử trên cơ sở ứng dụng CNTT đảm bảo tính hiện đại, tự động và tích hợp cao.

(9) Quy trình Quản lý khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế

Hiện nay ngành thuế đã thực hiện CĐS với hầu hết các thủ tục khai, nộp thuế với tỷ lệ 99% khai và nộp thuế điện tử đối với NNT là doanh nghiệp, tổ chức theo Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế.

Quy trình về cơ bản đã quy định việc phân công, thời hạn, phương thức xử lý các công việc liên quan đến theo dõi, tiếp nhận, phân loại, xử lý, hạch toán, bù trừ nghĩa vụ thuế của NNT tại CQT. Quy trình được vận hành trên nền tảng điện tử hóa là hầu hết các khâu trong quá trình quản lý của CQT, tạo sự gắn kết và là cơ sở để các bộ phận trong CQT tổ chức triển khai công việc đảm bảo ghi nhận đầy đủ, chính xác, kịp thời... đồng thời quản lý đầy đủ của NNT.

- Việc tiếp nhận thông tin khai nộp thuế: Ngành thuế đẩy mạnh việc kê khai thuế điện tử thông qua việc kết nối hệ thống ứng dụng ngành thuế với 12 nhà cung cấp dịch vụ kê khai thuế qua mạng Internet (T-VAN) đảm bảo yêu cầu của công tác, cung cấp thông tin dữ liệu thống kê quan trọng theo các yêu cầu quản lý trong ngành cũng như hỗ trợ cung cấp thông tin cho các cơ quan khác.

- Về thủ tục nộp thuế, TCT đã ký kết thỏa thuận phối hợp thu NSNN với 54 NHTM để cung cấp các dịch vụ nộp thuế điện tử hiện đại cho NNT. NNT có thể thực hiện giao dịch nộp thuế điện tử tại Cổng thông tin điện tử của TCT hoặc thực hiện giao dịch nộp thuế thông qua hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử của ngân hàng. Đồng thời thực hiện chủ trương của Chính phủ, TCT đã thực hiện tích hợp dịch vụ nộp thuế điện tử của ngành thuế lên Cổng DVC quốc gia, cho phép NNT truy cập và thực hiện nộp thuế điện tử thông qua Cổng DVC quốc gia.

TCT đã triển khai cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử đối với cá nhân trực tiếp khai thuế với CQT theo nhiều phương thức giao dịch điện tử như Internet Banking, mobile banking của 06 NHTM cổ phần48 cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử đối với lệ phí trước bạ ô tô, xe máy cho cá nhân. Các ngân hàng đã chính thức triển khai dịch vụ NNT điện tử với nhiều tiện ích dành cho các cá nhân từ tháng 8/2017. Từ ngày 01/8/2020 đã triển khai nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy điện tử trên phạm vi toàn quốc.

- Nộp thuế điện tử qua Cổng DVC quốc gia: TCT đã phối hợp với Cổng DVC quốc gia để thực hiện nộp thuế điện tử đối với cá nhân từ giữa tháng 3/2020.

- Triển khai mở rộng, nộp thuế điện tử của hộ kinh doanh qua đơn vị ủy nhiệm thu: Hiện tại, TCT đã ban hành các quyết định để triển khai thí điểm đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán. Qua thời gian triển khai thí điểm tại các địa phương trên đã đạt một số kết quả nhất định và đảm bảo mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ là cải cách TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện nghĩa vụ thuế; minh bạch hóa công tác thu nộp thuế; tận dụng công nghệ; địa bàn sẵn có của đơn vị nhận ủy nhiệm thu; cán bộ thuế tập trung vào các công việc trọng tâm khác của ngành...

- Về quy trình xử lý, lưu trữ thông tin của CQT: Đối với tiếp nhận bằng phương pháp điện tử thì về cơ bản đều được ghi dữ liệu và hạch toán tự động vào hệ thống; đối với chứng từ nộp thuế thì cơ bản đều được truyền tự động từ hệ thống kho bạc về và ghi nhận vào CSDL thuế; trường hợp tờ khai lỗi hoặc chứng từ nộp thuế thiếu thông tin để ghi nhận vào CSDL, cán bộ thuế sẽ phải vào hệ thống ứng dụng để rà soát và thực hiện các thao tác chuyển lỗi để hệ thống quét lại và trả thông báo cáo NNT (nếu có). Đối với tiếp nhận trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính thì đều được cán bộ thuế cập nhật vào CSDL của ngành thuế.

Như vậy, về cơ bản dữ liệu khai thuế, nộp thuế được ghi nhận đầy đủ, kịp thời vào hệ thống ứng dụng quản lý của ngành Thuế, đảm bảo yêu cầu của công tác, cung cấp thông tin dữ liệu thống kê quan trọng theo các yêu cầu quản lý trong ngành cũng như hỗ trợ cung cấp thông tin cho các cơ quan khác. 100% dữ liệu, chứng từ nộp thuế được lưu trữ điện tử trên hệ thống ứng dụng của ngành thuế (đối với tiếp nhận trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đều được cập nhật vào CSDL của ngành Thuế).

- Về trả kết quả cho NNT: 100% tiếp nhận theo phương thức điện tử đều được CQT gửi Thông báo tiếp nhận và Thông báo chấp nhận/không chấp nhận.

(10) Quy trình miễn thuế, giảm thuế

Về cơ bản, quy trình miễn thuế, giảm thuế đã quy định đầy đủ việc phân công, thời hạn, phương thức xử lý các công việc liên quan đến theo dõi, tiếp nhận, xử lý hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của NNT tại CQT. Quy trình được thực hiện theo hướng sử dụng ứng dụng trong hầu hết các khâu của quá trình xử lý hồ sơ của CQT, đảm bảo ghi nhận đầy đủ, chính xác, kịp thời quá trình giải quyết hồ sơ của NNT và theo dõi trên ứng dụng.

- Về tiếp nhận thông tin:

+ Trường hợp CQT tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế cùng hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông: đã thực hiện bằng phương thức điện tử tại một số tỉnh, thành phố; còn một số tỉnh, thành phố chưa thực hiện bằng phương thức điện tử.

+ Trường hợp CQT tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế của NNT trực tiếp: chưa thực hiện bằng phương thức điện tử.

+ Trường hợp CQT tiếp nhận hồ sơ khai thuế có số thuế được miễn, giảm do NNT tự xác định: 99% hồ sơ khai thuế đã thực hiện điện tử.

- Về trả kết quả cho NNT:

+ Trường hợp CQT tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế của NNT trực tiếp: chưa thực hiện trả kết quả bằng phương thức điện tử.

(11) Quy trình hoàn thuế

Quy trình hoàn thuế đã giúp CQT theo dõi, quản lý NNT thực hiện các thủ tục về hoàn thuế đầy đủ, đúng quy định và đảm bảo công chức thuế, CQT thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đến nay, trình tự và thủ tục giải quyết hoàn thuế của CQT đã được sửa đổi bổ sung để phù hợp với thay đổi của các văn bản pháp lý tại từng thời điểm và phù hợp với khả năng hỗ trợ CNTT. Cụ thể:

- Về tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế: NNT gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của TCT. Hệ thống tự động ghi nhận hồ sơ hoàn thuế điện tử của NNT và chuyển đến CQT có thẩm quyền giải quyết hoàn thuế. Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế GTGT được tiếp nhận điện tử đạt 99%.

- Về quy trình xử lý, lưu trữ thông tin của CQT: Về cơ bản, các bước của quy trình hoàn thuế đều được thực hiện trên ứng dụng. CQT thực hiện ban hành và trả các văn bản, thông báo hoàn thuế điện tử trên ứng dụng. 100% hồ sơ hoàn thuế được cập nhật đầy đủ, kịp thời trên hệ thống ứng dụng. CQT đã phối hợp với KBNN thực hiện truyền nhận thông tin hạch toán hoàn trả NSNN bằng phương thức điện tử, tự động từ khi tiếp nhận, xử lý, hạch toán, kiểm tra, kiểm soát và báo cáo trong mỗi cơ quan. Hoàn thuế điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho cả NNT và CQT như tiết kiệm về thời gian, chi phí, thủ tục, nguồn lực; việc hoàn thuế cho NNT được thực hiện công khai, thủ tục đơn giản, dễ hiểu.

- Về trả kết quả cho NNT: 100% hồ sơ hoàn thuế tiếp nhận theo phương thức điện tử đều được CQT trả kết quả điện tử cho NNT.

PHẦN THỨ BA: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NGÀNH TÀI CHÍNH ĐỂ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ

3.1. Mục tiêu, yêu cầu đổi mới quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính để thực hiện chuyển đổi số

3.1.1. Mục tiêu

(1) Mục tiêu tổng quát

Xác định định hướng, giải pháp để thực hiện CĐS quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài chính giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030.

(2) Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2024-2025:

- Tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến; các hệ thống thông tin của Bộ Tài chính có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hoá và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia không phải cung cấp lại.

- Giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử.

- Phần mềm quản lý văn bản và điều hành của Bộ Tài chính được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử; 90% văn bản trao đổi giữa các đơn vị thuộc Bộ dưới dạng điện tử (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật).

- 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức DVCTT toàn trình.

- 100% DVCTT được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hoá trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn tối đa thông tin, dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thoả thuận hoặc được thu thập, chia sẻ phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng.

- 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tài chính được xác thực điện tử, ngoại trừ các dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc theo quy định của pháp luật.

- Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Tài chính được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tích hợp 100% DVCTT toàn trình, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- Bảo đảm tối thiểu 80% tài liệu lưu trữ được tạo lập dạng điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và lưu trữ điện tử (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập về kỹ năng số cơ bản theo lộ trình chung của Chính phủ; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số theo lộ trình chung của Chính phủ.

- Cung cấp các dịch vụ tài chính số chất lượng phục vụ xã hội.

- Có kết nối hệ thống mạng của Bộ Tài chính với mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

b) Định hướng đến năm 2030:

- Chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp phù hợp với lộ trình CĐS của Chính phủ, giúp giảm chi phí, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của Bộ Tài chính để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, niềm tin và đồng thuận xã hội.

- Chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, làm việc hiệu quả trên môi trường số để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

3.1.2. Yêu cầu

- Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về CĐS quốc gia; Đảm bảo phù hợp với Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 (Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ) và Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025 của Bộ Tài chính (Quyết định số 1924/QĐ-BTC ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

- Đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả, chất lượng các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu về CĐS.

- Đảm bảo sự vận hành, liên thông trong các quy trình nghiệp vụ cung cấp dịch vụ công cho đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ tại từng đơn vị thuộc Bộ; khả năng điều chỉnh, bổ sung, đơn giản hoá các quy trình nghiệp vụ trọng tâm ngành Tài Chính phù hợp với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tính đồng bộ, chuẩn hoá, tự động, linh hoạt, kịp thời, liên tục và khả năng kết nối các nghiệp vụ giữa các đơn vị thuộc Bộ, góp phần đáp ứng yêu cầu về kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số; và đảm bảo khả năng triển khai, kết nối rộng rãi các quy trình nghiệp vụ liên ngành giữa các đơn vị thuộc Bộ với các cơ quan khác thuộc Chính phủ.

- Đảm bảo tính năng khai thác, phân tích dữ liệu, số liệu, dự báo, cập nhật dữ liệu thường xuyên, liên tục theo thời gian thực, đảm bảo khả năng quản lý, xử lý trực tiếp và khắc phục sự cố của các báo cáo trên môi trường mạng.

- Đảm bảo an toàn thông tin tài chính và an ninh mạng.

3.2. Định hướng, giải pháp và các điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi số quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính giai đoạn 2024-2025 và định hướng đến năm 2030

3.2.1. Đối với quy trình quản lý ngân sách nhà nước

3.2.1.1. Đề xuất việc chuyển đổi số quy trình xây dựng dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW

a) Mục tiêu:

Đặc thù công tác xây dựng dự toán NSNN và phân bổ NSTW hằng năm chịu tác động của nhiều yếu tố không thể dự báo, chuẩn hóa, số hóa được như ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, sự đa dạng trong việc đề xuất các nhiệm vụ chi của các bộ, ngành. Đồng thời, theo quy định hiện hành, các tài liệu dự toán trình các cấp là tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước nên việc số hóa, thực hiện CĐS cần thận trọng.

Trong bối cảnh đó, trước mắt, đề xuất việc đổi mới quy trình nghiệp vụ trong công tác xây dựng dự toán NSNN hằng năm hướng tới CĐS của Bộ Tài chính tập trung vào 03 mục tiêu chính, gồm:

- Hoàn thiện thể chế, tháo gỡ vướng mắc, giải quyết các mâu thuẫn, bất cập giữa Luật NSNN và các Luật chuyên ngành khác. Sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành có liên quan theo hướng mỗi nhiệm vụ chỉ giao một đơn vị chủ trì; xóa bỏ tình trạng nhiều đơn vị cùng thực hiện chức năng phân bổ NSTW như Bộ Tài chính.

- Đẩy mạnh số hóa, chuẩn hóa các dữ liệu đầu vào, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất theo các biểu mẫu quy định, có thể xử lý trực tiếp trên môi trường số, có tính năng phân tích, dự báo và đồng bộ các báo cáo nhằm nâng cao hiệu quả quá trình xây dựng dự toán.

- Tăng thẩm quyền cho cơ quan tài chính khi từ chối tổng hợp đối với các dữ liệu, số liệu do các cơ quan gửi mà chưa được số hóa, chuẩn hóa theo biểu mẫu quy định.

b) Giải pháp chủ yếu:

Một là, rà soát, hoàn thiện thể chế, tháo gỡ chồng chéo, vướng mắc giữa Luật NSNN, Luật Đầu tư công và các Luật chuyên ngành khác.

Hai là, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành có liên quan theo hướng mỗi nhiệm vụ chỉ giao một đơn vị chủ trì; xóa bỏ tình trạng nhiều đơn vị cùng thực hiện chức năng phân bổ NSTW như Bộ Tài chính.

Ba là, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, hạ tầng kỹ thuật.

Bốn là, xây dựng phần mềm CSDL về NSNN với các tính năng cơ bản. Dữ liệu thu NSNN: có khả năng chi tiết số liệu theo từng sắc thuế, từng địa bàn, từng ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế. Có tính năng phát hiện, cảnh báo các tăng/giảm lớn, bất thường (chi tiết đến từng tháng, từng đối tượng nộp thuế); đồng thời, đưa ra phân tích, dự báo về xu thế tăng/giảm cho thời gian tới. Ngoài hệ thống số liệu, phần mềm cần có khả năng tổng hợp báo cáo nhanh theo yêu cầu (ví dụ: khi người dùng yêu cầu báo cáo tình hình thu về 01 tháng nào đó, phần mềm cần tổng hợp được nội dung báo cáo nhanh, như: Tổng thu, thu theo từng sắc thuế, thu theo từng khu vực, từng địa bàn... so sánh đối chiếu với cùng kỳ các năm trước hoặc với các tháng liền trước...). Dữ liệu chi NSNN: cập nhật tình hình chi NSNN theo thời gian thực, chi tiết đến từng đơn vị sử dụng NSNN, từng nội dung, nhiệm vụ, mục chi NSNN.

Năm là, nâng cấp phần mềm gửi nhận tài liệu, công văn, trong đó, đảm bảo các văn bản có thể xử lý trực tiếp trên môi trường số (hiện nay, các văn bản mới chỉ định dạng PDF, để tổng hợp thông tin cần qua các thao tác xử lý thủ công, mất nhiều thời gian), có thể kết nối, chiết xuất dữ liệu trực tiếp sang hệ thống các biểu mẫu, hoặc tự động tìm kiếm và nhập số liệu theo yêu cầu của cơ quan tài chính.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, sau một thời gian triển khai, cần tiến hành tổng kết để đề xuất việc triển khai mở rộng trong tương lai. Đề xuất trước mắt chỉ lựa chọn yêu cầu số hoá đối với hệ thống báo cáo, các biểu mẫu số liệu do các UBND, TCT, TCHQ lập, gửi Vụ NSNN.

3.2.1.2. Đề xuất việc chuyển đổi số quy trình chấp hành NSNN

Một là, để tăng cường CĐS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Vụ NSNN, cần thiết phải ban hành Kế hoạch hành động của Vụ, trong đó xác định rõ khung nhiệm vụ cần làm của Vụ NSNN để CĐS gắn với nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng; thể chế hóa quy trình, trách nhiệm của các bên liên quan đến quy trình số hoá: để đảm bảo hoạt động CĐS diễn ra liên tục, sâu rộng, hiệu lực, hiệu quả... Đồng thời, cần trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí cho Vụ NSNN hàng năm để có thể thực hiện các hoạt động như: thuê chuyên gia tư vấn, tổ chức đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ, đầu tư cơ sở vật chất - hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho các hoạt động như số hóa tài liệu, phân tích dữ liệu và dự báo chi NSNN. Đề xuất tuyển mới, bổ sung cán bộ có trình độ về CNTT để hỗ trợ việc thực hiện CĐS tại đơn vị và cần có hướng dẫn, tập huấn cụ thể để các cán bộ có thể thành thạo được các thao tác nghiệp vụ trên môi trường số hóa.

Hai là, xây dựng hệ thống/phần mềm tích hợp nhiều công cụ liên quan điều hành NSNN. Trong đó: (i) có mô hình dự báo thu, chi NSNN độc lập của Vụ NSNN (chi tiết NSTW, NSĐP), dựa trên cơ sở các dữ liệu quá khứ, các biến số vĩ mô, chỉ tiêu tài khóa-nợ công và đầu vào từ các đơn vị (với dữ liệu hiện hành, chưa quyết toán). Lý do: để đảm bảo sự chủ động, tích cực, bao quát trong việc quản lý, điều hành NSNN của Vụ NSNN; đặc biệt là xây dựng được một hệ thống có khả năng đánh giá/ước lượng số thực chi NSNN theo các lĩnh vực (bóc tách phần chuyển nguồn từ các năm trước), hạn chế việc phải sử dụng đến kinh nghiệm thực tiễn - vốn chưa có cơ sở khoa học chắc chắn; (ii) tích hợp hệ thống cảnh báo các chỉ báo kết quả thực hiện NSNN theo thời gian thực (tiến độ thu, chi, bội chi, huy động); chiết xuất nhiều chỉ tiêu điều hành NSNN (nhất là theo dõi tình hình phân bổ, nguồn còn lại của dự toán dự phòng lĩnh vực và dự phòng NSTW hằng năm); (iii) theo dõi các khoản chi, chuyển nguồn của NSTW phục vụ công tác quyết toán NSNN...

Ba là, xây dựng một hệ thống/bộ máy chuyên sâu phục vụ việc tự động hóa quy trình thực hiện tổng hợp quyết toán NSNN (ví dụ: tự động chuyển dịch các dữ liệu/số liệu về quyết toán NSNN của các đơn vị sử dụng vào một mẫu biểu đã thiết lập sẵn, tránh nhập liệu thủ công để hạn chế sai sót chủ quan).

Bốn là, sử dụng, khai thác tối đa dữ liệu của ngành tài chính trên các lĩnh vực thuế, hải quan, giá, chứng khoán, công sản, kho bạc, ngân sách,...tại Trung tâm điều hành thông minh của Bộ Tài chính (IOC) để liên kết với việc tổng hợp, xây dựng các báo cáo sơ kết, tổng kết Hội nghị ngành Tài chính.

3.2.1.3. Đề xuất việc chuyển đổi số quy trình công khai NSNN

Một là, việc CĐS cần được thực hiện đồng bộ từ khâu lập và trình cấp có thẩm quyền về dự toán NSNN, điều hành NSNN trong năm và quyết toán NSNN. Trên cơ sở dữ liệu số hóa từ các quy trình trước, Vụ NSNN có thể khai thác trực tiếp dữ liệu từ hệ thống biểu mẫu đã được số hóa cho các khâu dự toán, thực hiện, quyết toán, chuyển vào hệ thống biểu công khai NSNN.

Hai là, cài đặt phần mềm phục vụ CĐS: Hiện nay, hệ thống TABMIS và KhoNSNN đã hỗ trợ tích cực trong việc xây dựng các biểu mẫu báo cáo điều hành NSNN trong năm. Cục THTK cũng đang phối hợp với Vụ NSNN, KBNN và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, nâng cấp, KhoNSNN theo hướng kết nối, bổ sung dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ công tác lập dự toán, điều hành và quyết toán NSNN; đồng thời cho phép sử dụng trực tiếp dữ liệu từ các khâu trước đó để chiết xuất số liệu công khai.

Ba là, đề xuất về việc tập huấn, đào tạo phục vụ CĐS: Việc CĐS đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số hiện đại để cải thiện quy trình làm việc. Do đó, cần phải đào tạo, tập huấn để cán bộ có thể thực hiện được, từ đó thay đổi cách thức làm việc, nhận thức, tư duy cán bộ...

3.2.2. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý dự trữ quốc gia

3.2.2.1. Giải pháp

(1) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động DTQG

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực DTQG, cần thiết thực hiện đồng bộ các giải pháp, đảm bảo danh mục, cơ cấu, phân bổ hàng DTQG phù hợp với mục tiêu DTQG; hoàn thiện công tác quản lý, nhập xuất, quản lý chất lượng hàng DTQG và sử dụng hàng DTQG sau xuất cấp đúng mục đích, đối tượng, định mức... Theo đó, các nhóm giải pháp cần cân nhắc, triển khai gồm:

- Rà soát, cập nhật danh mục hàng DTQG theo hướng phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế hàng DTQG; cân nhắc việc quy định ổn định lâu dài, ổn định danh mục nhóm mặt hàng DTQG tổng quát; các bộ, ngành quản lý hàng DTQG cần tăng cường rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục mặt hàng DTQG thuộc phạm vi quản lý để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và xu hướng phát triển.

- Triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch DTQG với các chỉ tiêu về tổng mức, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu phân bổ hàng DTQG theo địa bàn, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phòng chống thiên tai, thảm họa; Chiến lược, kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; Chiến lược, kế hoạch quốc phòng, an ninh quốc gia và các chiến lược, kế hoạch có liên quan khác.

- Xây dựng hệ số phân bổ các mặt hàng DTQG thiết yếu, chiến lược sử dụng cho phòng chống thiên tai, thảm họa và dịch bệnh cho từng địa bàn phù hợp, đảm bảo cân đối giữa phân bổ hàng DTQG với nhu cầu sử dụng hàng DTQG của từng vùng, miền.

- Nâng cấp, đầu tư xây mới hệ thống kho DTQG hoàn chỉnh đồng bộ, hiện đại và bố trí theo ngành, vùng chiến lược, quy hoạch tổng thể hệ thống kho DTQG, đảm bảo kịp thời, hiệu quả của hoạt động DTQG.

- Xây dựng cơ chế phối hợp, chế độ thông tin, báo cáo để đảm bảo sự điều phối hợp lý mặt hàng, lượng hàng DTQG của trung ương, của địa phương và khu vực dân cư trên từng địa bàn, đảm bảo tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực DTQG từ nguồn NSTW cho mục tiêu DTQG.

- Hoàn thiện và thường xuyên cập nhật hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàng DTQG và hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật phí nhập xuất, bảo quản và hao hụt hàng DTQG.

- Trên cơ sở Luật, Nghị định và các quy định pháp lý hiện hành về DTQG, xây dựng cơ chế và quy trình, nghiệp vụ hướng dẫn các địa phương, các đơn vị trực tiếp quản lý, phân bổ hàng DTQG sau xuất cấp trong việc quản lý, bảo quản hàng DTQG trong quá trình cấp phát đến đối tượng sử dụng; tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng hàng DTQG, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng...

(2) Giải pháp đổi mới quy trình nghiệp vụ DTQG

- Kịp thời rà soát, nghiên cứu để chuẩn hóa và hoàn thiện cơ chế chính sách quy định việc hình thành, quản lý, điều hành và sử dụng DTQG, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động DTQG, đảm bảo hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất trên cơ sở định hướng CĐS chung của Nhà nước và riêng của ngành tài chính cũng như phù hợp với Đề án đổi mới quy trình, nghiệp vụ ngành Tài chính mô hình kinh tế số.

- Đổi mới quy trình, nghiệp vụ theo hướng thống nhất, linh hoạt, chủ động, kịp thời và kết hợp chặt chẽ giữa công tác quản lý hoạt động DTQG và triển khai ứng dụng công nghệ số cho các mảng nghiệp vụ trong công tác quản lý hoạt động DTQG được pháp luật cho phép.

3.2.2.2. Dự kiến kết quả đầu ra

- Nâng cao chất lượng của công tác QLNN trong hoạt động DTQG, từ đó từng bước tăng cường công tác tham mưu và dự báo đối với công tác điều hành DTQG, đáp ứng yêu cầu quản lý toàn diện, hiệu quả lực lượng DTQG của Bộ Tài chính, của Chính phủ (như hàng hóa, kho tàng, phân bố trên các địa bàn, tương quan giữa các nhiệm vụ cứu trợ, an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, đối tượng thụ hưởng...);

- Đổi mới (chuẩn hóa) và tin học hóa quy trình, nghiệp vụ đáp ứng chủ trương của Đảng, Chính phủ và định hướng của Bộ Tài chính trong phát triển Chính phủ điện tử, phát triển kinh tế số; nhằm tăng cường tự động hoá các nghiệp vụ thông qua việc áp dụng CNTT vào các quy trình quản lý, hoạt động của TCDT. Qua đó, thay đổi phương thức quản lý, tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả QLNN của TCDT (trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra quyết định...).

3.2.2.3. Dự kiến kế hoạch thực hiện giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030

- Triển khai số hóa quy trình “Xuất hàng DTQG theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để cứu trợ”.

- Xây dựng quy hoạch chi tiết hệ thống kho DTQG do Tổng cục DTNN quản lý; Xây dựng danh mục và mức dự trữ hàng DTQG từng vùng chiến lược.

- Hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng DTQG. Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật đối với các mặt hàng đưa vào dự trữ, bảo quản.

- Nghiên cứu đổi mới công tác nhập, mua và công tác xuất, bán hàng DTQG do Tổng cục DTNN trực tiếp quản lý.

- Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra hoạt động DTQG và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra ngành DTNN.

- Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế bảo quản hàng DTQG.

- Nghiên cứu thực trạng quản lý các mặt hàng DTQG, Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương quản lý và đề ra giải pháp hoàn thiện chính sách.

3.2.3. Đối với quy trình quản lý tài sản công

3.2.3.1. Giải pháp

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng TSC; gắn công tác quản lý TSC với việc lập dự toán, xét duyệt quyết toán; gắn công tác quản lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp với việc triển khai sắp xếp nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. Xây dựng cơ chế về quản lý, sử dụng TSC phải gắn với quản lý ngân sách, gắn với yêu cầu nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và hoạt động của cơ quan, tổ chức, được giao quản lý, sử dụng.

Công tác thông tin, báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng tài sản phải gắn với trách nhiệm của các cấp quản lý. Việc sử dụng kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản hàng năm cũng như việc thanh quyết toán kinh phí phục vụ cho mua sắm, sửa chữa tài sản phải có ràng buộc với công tác thông tin, báo cáo.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện CSDL quốc gia, tăng cường ứng dụng CNTT vào việc theo dõi, tổng hợp tình hình quản lý TSC.

- Tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý TSC và nâng cấp CSDL quốc gia về TSC, bảo đảm từng bước CSDL quốc gia có đầy đủ thông tin về TSC, cụ thể:

+ Về phần mềm quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: Phần mềm xây dựng căn cứ theo Thông tư số 178/2013/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tuy nhiên hiện nay Nghị định số 10/2013/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định số 33/2019/NĐ-CP trong đó có sự thay đổi rất lớn về danh mục nhóm tài sản và tỉ lệ hao mòn của tài sản. Vì vậy, cần nâng cấp phần mềm quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

+ Về phần mềm quản lý tài sản là công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung: Phần mềm xây dựng căn cứ theo Thông tư số 54/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý, khai thác và sử dụng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung đang được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong đó có sự thay đổi lớn về phân loại tài sản cũng như cách thức hạch toán tài sản là công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung. Vì vậy, cần thực hiện nâng cấp Phần mềm quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

+ Hoàn thiện nâng cấp Kho CSDL quốc gia: Kho CSDL quốc gia về TSC hiện chưa thể quản lý được hết các CSDL quốc gia về hạ tầng; CSDL về TSC tại doanh nghiệp; CSDL về đất đai; CSDL về tài nguyên.

+ Thời gian vừa qua, thực hiện việc cung cấp số liệu cho Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ về tình hình sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan trung ương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước do Bộ Tài chính phê duyệt theo Quyết định số 662/QĐ-TTCP ngày 23/9/2019 của Tổng Thanh tra Chính phủ thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ QLNN của Bộ Tài chính đối với TSC (nhà, đất), do Bộ Tài chính quản lý số liệu các cơ sở nhà, đất của trung ương quản lý trong giai đoạn phê duyệt phương án sắp xếp. Trong giai đoạn tổ chức thực hiện phương án sắp xếp, các bộ, cơ quan trung ương, Tập đoàn, Tổng công ty chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý thực hiện: quyết định giữ lại tiếp tục sử dụng; hoàn thiện hồ sơ pháp lý về nhà, đất; thực hiện bàn giao, tiếp nhận đối với nhà, đất chuyển giao, điều chuyển; tổ chức thực hiện bán, chuyển nhượng nhà, đất... nên dẫn đến nhiều vi phạm trong khâu tổ chức thực hiện (như: các Bộ, cơ quan trung ương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước chưa thực hiện, thực hiện không đúng phương án đã được Bộ Tài chính phê duyệt...); nhưng không được phát hiện một cách kịp thời, ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác quản lý. Vì vậy cần xây dựng và triển khai phần mềm quản lý, sắp xếp lại, xử lý nhà, đất nhằm đảm bảo nguyên tắc bảo đảm công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời giúp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong công tác phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng TSC là nhà, đất, từ đó nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện.

+ Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, quản trị các phần mềm quản lý tài sản.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc quản lý, sử dụng TSC tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; xử lý kịp thời nghiêm minh theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng TSC. Tăng cường công tác giám sát của Quốc hội, các Đoàn Đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan báo chí đối với công tác quản lý, sử dụng TSC của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm cổ vũ, động viên kịp thời những điển hình tốt trong bảo vệ, quản lý, sử dụng TSC; tích cực phát hiện và góp ý, phê phán những hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng TSC.

+ Tiếp tục thực hiện đào tạo, nâng cao chất lượng cho cán bộ làm công tác quản lý TSC tại các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương theo hướng chuyên nghiệp và áp dụng CNTT trong công tác quản lý.

3.2.3.2. Điều kiện thực hiện các giải pháp

- Điều kiện pháp lý: Cục QLCS chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực hiện quản lý, vận hành, khai thác CSDL tại hệ thống CSDL quốc gia về TSC; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ, ngành, địa phương triển khai, thực hiện cập nhật dữ liệu vào CSDL quốc gia về TSC đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ; Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các VBQPPL, các quy định về hướng dẫn công tác cập nhật, quản lý và vận hành hệ thống CSDL quốc gia về TSC; xây dựng và ban hành mô hình, quy chuẩn về trao đổi dữ liệu, truy vấn/khai thác dữ liệu trong CSDL quốc gia về TSC; Tổ chức tập huấn cho cơ quan tài chính các bộ, ngành, cơ quan trung ương và sở tài chính các địa phương cách thức thực hiện nhập, duyệt, chuẩn hóa dữ liệu trong phần mềm, khai thác, sử dụng thông tin trên hệ thống CSDL quốc gia và các nghiệp vụ liên quan khác.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng - thông tin: Cục THTK có trách nhiệm quản lý, duy trì và đảm bảo kỹ thuật cho hoạt động thông suốt của hệ thống; Đảm bảo an ninh, an toàn về mặt kỹ thuật, lưu trữ và bảo mật dữ liệu tài sản nhà nước được cài đặt tại Bộ Tài chính; Bảo đảm các điều kiện về mặt kỹ thuật, CSHT trong việc xây dựng, quản lý, duy trì hệ thống CSDL quốc gia về TSC; Bảo đảm về phần nội dung trong công tác xây dựng, quản lý, duy trì hệ thống CSDL quốc gia về Tài chính.

- Điều kiện tài chính: Cục KHTC có trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện: (i) Xây dựng và triển khai phần mềm quản lý, sắp xếp lại, xử lý nhà, đất nhằm đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời giúp Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong công tác phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng TSC là nhà, đất, từ đó nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện; (ii) Thực hiện nâng cấp hệ thống CSDL quốc gia về TSC cũng như nâng cấp phần mềm quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Phần mềm quản lý tài sản là công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung nhằm đáp ứng các yêu cầu của chính sách hiện hành; (iii) hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ lập dự toán kinh phí quản lý, duy trì, sử dụng hệ thống CSDL quốc gia về TSC hàng năm; (iv) Thẩm định dự toán kinh phí theo quy định pháp luật hiện hành.

- Điều kiện con người:

+ Các đơn vị xây dựng, quản trị, duy trì vận hành và quản lý khai thác CSDL quốc gia về TSC phải bố trí, sắp xếp cán bộ, đảm bảo: Có đội ngũ cán bộ để hình thành mạng lưới thu thập, cập nhật thường xuyên và đưa thông tin vào CSDL quốc gia về TSC; Có đội ngũ cán bộ CNTT để quản trị, vận hành CSDL; Có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong việc tổng hợp, xử lý, phân tích và phổ biến thông tin được trích xuất từ CSDL quốc gia về TSC cho các đối tượng sử dụng khác nhau.

+ Nâng cao năng lực cán bộ từ trung ương đến địa phương về sử dụng CSDL phục vụ công tác QLNN về lĩnh vực TSC.

+ Đào tạo tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp vận hành hệ thống CSDL quốc gia về TSC.

- Điều kiện khác: Trách nhiệm của các đơn vị trong và ngoài Bộ: Phối hợp chặt chẽ với Cục QLCS trong việc triển khai Đề án và có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện vận hành phần mềm. Có trách nhiệm đảm bảo việc nhập, duyệt, chuẩn hóa dữ liệu trên hệ thống CSDL quốc gia theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSC và hướng dẫn của Bộ Tài chính, đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu.

3.2.4. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của Quốc gia và nguồn viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài

Mục tiêu tổng thể để thực hiện CĐS trong lĩnh vực QLN là đẩy nhanh việc thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý nợ công” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó công tác ứng dụng CNTT phải được quan tâm và coi đây là một trong các phương thức cải thiện chất lượng QLN và TTHC liên quan đến vay, trả nợ. Ngoài ra, ngoài việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong QLN, cần xác định mục tiêu hoàn thiện việc xây dựng các quy trình nghiệp vụ về QLN cho phù hợp với các quy định hiện hành và thông lệ quốc tế, rà soát nhằm cắt giảm, loại bỏ và đơn giản hóa các TTHC (bao gồm cả các thủ tục xử lý công việc nội bộ) trong lĩnh vực QLN theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Bộ về CCHC nhằm nghiên cứu, xây dựng triển khai các ứng dụng CNTT hỗ trợ quản lý, xử lý, hiện đại hóa công tác QLN, phấn đấu đến 2030, 80% các quy trình nghiệp vụ quản lý nợ công tại Bộ Tài chính được hỗ trợ bởi các ứng dụng CNTT.

3.2.4.1. Định hướng phát triển các ứng dụng CNTT tại Cục QLN

Phần mềm DMFAS: Tiếp tục vận hành và sử dụng hiệu quả phần mềm DMFAS phiên bản 5.3.

Phần mềm quản lý đơn rút vốn điện tử: Triển khai nhanh việc đầu tư và đưa vào hoạt động ứng dụng CNTT về xử lý đơn rút vốn trên môi trường điện tử theo đúng chủ trương và kế hoạch đã được Bộ phê duyệt đảm bảo việc ứng dụng CNTT và áp dụng công nghệ CĐS trong quản lý nợ công.

Phần mềm báo cáo khoản vay: Triển khai nhanh và hoàn thiện kết nối với 15 cơ quan chủ quản và các đơn vị nhập thông tin trong giai đoạn thí điểm để đảm bảo sớm việc hoàn thiện việc kết nối, nhập dữ liệu, báo cáo, xử lý thông tin và vận hành tổng thể cả hệ thống thông suốt tới 63 tỉnh thành trong giai đoạn 2 của đề án.

Phần mềm CSDL nợ chính quyền địa phương: Sớm hoàn thiện việc vận hành chạy thử và đưa vào ứng dụng trong thực tế phần mềm CSDL nợ CQĐP đảm bảo minh bạch trong việc thống kê và tổng hợp dữ liệu về nợ CQĐP để nâng cao hiệu quả QLN.

Ứng dụng đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ (DeMPA): Phát triển và xây dựng thành ứng dụng DeMPA để đạt được mục đích đánh giá tổng quát tất cả các hoạt động QLN của Chính phủ cũng như môi trường tổng thể mà trong đó những hoạt động này được thực hiện.

Về phân tích bền vững nợ DSA: Tiếp tục hợp tác với các chuyên gia IMF thực hiện đánh giá MAC DSA trong khuôn khổ đoàn công tác Điều khoản IV hàng năm tại Việt Nam trong đó chú trọng công tác đào tạo cán bộ để tiến tới việc tự thực hiện đánh giá MAC DSA.

Phần mềm quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến các khoản vay nước ngoài của Chính phủ: Hoàn thành việc số hóa tất cả hồ sơ các khoản vay nước ngoài của Chính phủ đã ký trước đây và đưa thành công việc hàng ngày trong việc lưu trữ số hóa các hồ sơ các khoản vay nước ngoài của Chính phủ mới ký nhằm hiện đại hóa công tác quản lý, khai thác sử dụng, bảo quản tốt hồ sơ các khoản vay nước ngoài của Chính phủ; tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, giải pháp của Bộ Chính trị về QLN đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016.

Phần mềm kế toán quỹ tích lũy trả nợ: Tiếp tục triển khai vận hành phần mềm kế toán Quỹ tích lũy trả nợ đảm bảo tất cả các cán bộ công chức làm công tác kế toán Quỹ đều thông thạo sử dụng và thường xuyên nâng cấp cho phù hợp với các quy định về công tác kế toán và đảm bảo việc minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn vốn của Quỹ.

Đối với việc ứng dụng CNTT trong QLN phải thực hiện theo đúng các mục tiêu của Đề án ứng dụng CNTT trong QLN đã được Thủ tướng phê duyệt. Mục tiêu lâu dài là ứng dụng CNTT trong mọi quá trình QLN và tiến tới xây dựng hệ thống CSDL thống nhất về nợ công, trong đó các phần mềm dữ liệu, phân tích và tổng hợp phải được kết nối đồng bộ và tương tác, phục vụ cho tất cả các nhu cầu quản lý đặt ra, từ khâu xây dựng kế hoạch huy động vay trả nợ công hàng năm, 03 năm, 05 năm và chiến lược nợ cho đến khâu rút vốn, giải ngân, thanh toán trả nợ và kế toán nợ công.

3.2.4.2. Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của Quốc gia và nguồn viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài

Ngoài việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong định hướng rà soát nhằm cắt giảm, loại bỏ và đơn giản hóa các TTHC (bao gồm cả các thủ tục xử lý công việc nội bộ) trong lĩnh vực QLN theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Bộ về CCHC nhằm nghiên cứu, xây dựng triển khai các ứng dụng CNTT hỗ trợ quản lý, xử lý, hiện đại hóa công tác QLN, phấn đấu đến 2030, 80% các quy trình nghiệp vụ QLN tại Bộ Tài chính được hỗ trợ bởi các ứng dụng CNTT.

Đến năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm của Cục QLN là tập trung vào việc rà soát và đơn giản hóa TTHC (hiện có 39 TTHC, trong đó có 39 TTHC thực hiện một phần), đặc biệt là việc rà soát, sửa đổi, bãi bỏ các TTHC cũ đã hết hiệu lực hoặc công bố các TTHC mới trong các VBQPPL mà Cục QLN hiện đang chủ trì xây dựng, thực hiện Đề án một cửa về TTHC tại bộ phận một cửa của Bộ theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn nghiệp vụ về TTHC.

Về các quy trình nghiệp vụ về QLN, tiếp tục xây dựng và ban hành các quy trình nghiệp vụ còn nợ động và cần thiết cho công tác QLN tại Cục QLN.

Tiếp đến nhiệm vụ tiếp theo là nghiên cứu, xây dựng triển khai các ứng dụng CNTT hỗ trợ quản lý, xử lý, hiện đại hóa công tác QLN, phấn đấu đến 2030, 80% các quy trình nghiệp vụ QLN tại Bộ Tài chính được hỗ trợ bởi các ứng dụng CNTT.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Điều kiện pháp lý: Điều kiện pháp lý cơ bản để thực hiện cho việc CĐS là Luật Công nghệ thông tin, Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 ngày 23/11/2017 và các văn bản hướng dẫn dưới Luật, Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính, trong đó có quy định chức năng các đơn vị có liên quan đến việc QLN, và các Quyết định ban hành cơ cấu, tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị trong QLN49.

Ngoài ra, việc thực hiện CĐS phải tuân thủ theo Quyết định số 844/QĐ-BTC ngày 21/05/2019 của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025, Chiến lược cải cách hành chính của Chính phủ giai đoạn 2020-2025, định hướng 2030 và Chiến lược cải cách hành chính của Bộ Tài chính.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật: phụ thuộc vào CSHT Bộ Tài chính cho phép và sự đầu tư về CSHT của Cục QLN theo lộ trình của Đề án ứng dụng CNTT trong QLN và sự phê duyệt chủ trương đầu tư của Bộ.

- Điều kiện tài chính: phụ thuộc sự phân bổ về kinh phí (bao gồm cả nguồn kinh phí Bộ phân bổ cho Cục QLN và kinh phí tự bổ sung của Cục QLN, nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài) cho đầu tư phần mềm và trang thiết bị CNTT.

- Điều kiện con người: Nhu cầu bổ sung cán bộ cho Cục QLN và các đơn vị có liên quan trong QLN ngoài có kiến thức chuyên sâu về CNTT, phải có kiến thức kinh tế, tài chính đối ngoại, kế toán và thông thạo ngoại ngữ, bao gồm kỹ sư lập trình, kỹ sư phần mềm, kỹ sư quản lý hệ thống và CNTT (kỹ năng sử dụng các ứng dụng điều hành). Ngoài ra, các cán bộ này cần được đào tạo tại chỗ tại các cơ quan QLN nước ngoài.

3.2.5. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý lĩnh vực giá

- Về DVCTT: đây là một tiện ích rất hữu hiệu, giúp cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân rút ngắn thời gian thực hiện các TTHC khi các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực hiện TTHC; giúp cơ quan QLNN trong việc quản lý doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên có hệ thống và kịp thời. Tuy nhiên, thực tế triển khai thời gian qua cho thấy các tổ chức, doanh nghiệp thẩm định giá và các cá nhân có nhu cầu đăng ký dự thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá vẫn chưa chú trọng đến việc sử dụng các dịch vụ này dưới hình thức trực tuyến. Vì vậy, trong thời gian tới, Cục QLG sẽ tiếp tục yêu cầu, khuyến khích và trường hợp cần thiết là bắt buộc các tổ chức, doanh nghiệp và thí sinh dự thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá lựa chọn sử dụng DVCTT đối với các TTHC về thẩm định giá, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid như hiện nay.

- Đồng thời, đề xuất thực hiện CĐS với các nghiệp vụ sau trong thời gian tới:

+ Thông báo điều chỉnh thông tin về thẩm định viên về giá hành nghề hàng năm tại các doanh nghiệp thẩm định giá được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Thông tư số 60/2021/TT-BTC ngày 21/7/2021 của Bộ Tài chính.

+ Chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất đối với doanh nghiệp thẩm định giá và tổ chức nghề nghiệp thẩm định giá theo quy định tại Thông tư số 60/2021/TT-BTC ngày 21/7/2021 của Bộ Tài chính.

- Công tác QLG hàng nông lâm thủy sản có nhiệm vụ thực hiện định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Bộ Tài chính theo quy định hiện hành. Thực tế cho thấy, văn bản đề nghị của các đơn vị về việc quyết định giá hàng hóa dịch vụ gồm bản điện tử và bản cứng qua đường công văn. Tuy nhiên, do hồ sơ phương án giá kèm văn bản đề nghị của các đơn vị thường rất dày và nhiều nên các đơn vị thường không thể kèm theo trên bản điện tử, chỉ kèm theo cùng bản cứng được gửi qua đường công văn. Do đó, để CĐS đối với quy trình định giá là khá khó khăn với số lượng tài liệu hồ sơ phương án giá nhiều như hiện nay.

- Đối với phần mềm Edoctc và CSDL quốc gia về giá, đề xuất nghiên cứu, sửa đổi phần mềm để khắc phục các lỗi để thuận tiện cho xử lý công việc và nâng cao hiệu quả khai thác, đảm bảo chất lượng và yêu cầu của công tác CĐS trong giai đoạn tiếp theo.

3.2.6. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của nhà nước tại doanh nghiệp

- Triển khai các nhiệm vụ theo phân công tại Quyết định số 1874/QĐ-BTC ngày 27/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Triển khai quyết liệt và có hiệu quả Hệ thống thông tin quản lý, giám sát vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của CĐS. Thực hiện các nhiệm vụ về CĐS trên cơ sở ứng dụng CNTT tại cơ quan Bộ Tài chính.

3.2.7. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý thị trường tài chính

3.2.7.1. Đối với quy trình nghiệp vụ của UBCKNN

3.2.7.1.1. Giải pháp TTCK Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, hướng tới trở thành kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Để đảm bảo thị trường hoạt động ổn định và hiệu quả, trong thời gian tới ngành chứng khoán cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

- Rà soát, nghiên cứu các quy định pháp lý và các cơ chế, chính sách để kịp thời đề xuất Bộ Tài chính trình các cấp sửa đổi, bổ sung kịp thời, đảm bảo phù hợp với thực tế phát triển của TTCK.

- Tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán, đảm bảo các tổ chức này hoạt động lành mạnh, đúng quy định pháp luật, từ đó phát huy tích cực vai trò là đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ, sản phẩm trên TTCK.

- Đẩy mạnh công tác giám sát TTCK, nâng cao vai trò giám sát các tuyến, nhất là các đơn vị giám sát tuyến đầu để kịp thời phát hiện các giao dịch có dấu hiệu bất thường. Đối với giám sát CTĐC, tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ về công bố thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính, báo cáo tài chính kiểm toán, cũng như chấn chỉnh, tăng cường chất lượng công tác kiểm toán của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán. Cùng với đó là rà soát, giám sát, kiểm tra và có biện pháp thúc đẩy, xử lý sai phạm đối với các doanh nghiệp không tuân thủ quy định về cổ phần hóa gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch trên TTCK.

- Tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí để TTCK Việt Nam sớm được xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các sai phạm để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trên TTCK.

Bên cạnh đó, với sự hội nhập sâu và rộng của nền kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới đem đến những cơ hội cũng như thách thức trong việc phát triển TTCK. Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang và sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất, mô hình quản trị doanh nghiệp, trình độ hiểu biết của nhà đầu tư. Cách thức vận hành của TTCK cũng đòi hỏi phải thay đổi để ứng dụng công nghệ tiên tiến, CSDL lớn, trí tuệ nhân tạo... vào trải nghiệm đầu tư. Công tác tổ chức vận hành, quản lý giám sát TTCK cũng cần được ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ, sản phẩm số tương ứng để đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, công khai, minh bạch. Việc tham gia ký kết các thỏa thuận hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc Việt Nam có nghĩa vụ chấp thuận những quy tắc chung, cam kết tự do hóa, mở cửa thị trường các lĩnh vực có cam kết, trong đó có lĩnh vực dịch vụ tài chính, chứng khoán. Việc nghiên cứu, đổi mới quy trình nghiệp vụ ngành chứng khoán để thực hiện CĐS là rất cấp thiết, cần được thực hiện đồng bộ ở các cấp với sự tham gia của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành chứng khoán. Theo đó, đưa ra định hướng giải pháp nhằm đổi mới quy trình nghiệp vụ ngành chứng khoán, làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển các hệ thống CNTT trên nền tảng số phục vụ giao dịch của TTCK và công tác quản lý giám sát TTCK hiệu quả, hiệu lực, minh bạch, góp phần nâng cao năng lực quản lý, giám sát, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, đáp ứng các mục tiêu phát triển ngành chứng khoán hướng tới Tài chính số.

Các nhiệm vụ cụ thể:

a) Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức phát huy sự tham gia có hiệu quả của các tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp; đảm bảo khả năng dễ tiếp cận và dịch vụ thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức.

Xây dựng các phương án truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về CĐS; thiết lập và phát triển các trang (tài khoản/kênh) trên các nền tảng mạng xã hội. Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang về CĐS trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền trên các cổng/trang thông tin điện tử, mạng nội bộ của UBCKNN, Sở GDCK, VSDC.

Chia sẻ, tiếp thu kinh nghiệm trong công tác CĐS của các nước trong khu vực và quốc tế; tổng hợp các mô hình và giải pháp CĐS trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Hợp tác với các tổ chức có uy tín về đào tạo kỹ năng số trong và ngoài nước để xây dựng các chương trình đào tạo về kỹ năng số trong ngành chứng khoán.

b) Hoàn thiện thể chế, quy trình nghiệp vụ ngành chứng khoán để thực hiện chuyển đổi số giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030

Các đơn vị nghiệp vụ của UBCKNN, các Sở GDCK và VSDC thực hiện rà soát các VBQPPL, quy trình nghiệp vụ, các kiến trúc, quy chế, quy định nội bộ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của mình để hướng tới mục tiêu phục vụ CĐS; đề xuất và trình cấp thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế để phù hợp với CĐS (nếu có); phối hợp với Cục CNTT trong quá trình phân tích yêu cầu, thiết kế để thực hiện xây dựng hệ thống; là đầu mối đưa ra các yêu cầu nghiệp vụ CĐS để tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi.

Nâng cao chất lượng DVCTT theo hướng tiếp tục đơn giản hóa các TTHC để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ qua DVCTT và cần phải hoàn thiện quy trình để đảm bảo hồ sơ được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng. Phổ cập sử dụng DVCTT do UBCKNN, Sở GDCK, VSDC cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Tài chính, UBCKNN cũng sẽ tập trung nâng cấp và hoàn thiện hệ thống CNTT thực hiện kết nối các hệ thống CSDL và ứng dụng công nghệ hiện đại để hỗ trợ thực hiện cải cách TTHC cho người dân, doanh nghiệp.

- Xây dựng hệ thống thanh tra giám sát toàn diện, ba cấp, tích hợp kết nối giữa Bộ Tài chính, UBCKNN với Sở GDCK, VSDC và các thành viên thị trường.

+ Đẩy mạnh tự động hóa hệ thống giám sát tại UBCKNN và Sở GDCK phù hợp với bối cảnh phát triển mạnh mẽ KHCN, giao dịch theo thuật toán (Algorithmic trading) và giao dịch tần suất lớn (HFT - high frequency trading) đã trở nên phổ biến trên thế giới, theo hướng: (i) Hình thành CSDL chung cho toàn TTCK, kết nối, chia sẻ thông tin giữa UBCKNN với Sở GDCK và VSDC về CTĐC, CTCK, công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư; (ii) hệ thống giám sát cho phép kết nối trao đổi dữ liệu với các cơ quan chức năng khác như: Thuế, ngân hàng, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

+ Hệ thống và số hóa các hồ sơ từng bước tiến tới tự động hóa việc phân tích cơ bản dữ liệu; cảnh báo sớm các rủi ro đối với TTCK, có khả năng nhận diện các giao dịch có dấu hiệu bất thường, GDCK sử dụng thuật toán và giao dịch tần suất lớn; giám sát nhằm mục đích hỗ trợ cán bộ thực hiện công tác giám sát trong quá trình tác nghiệp, đồng thời thông qua đó đồng bộ và thống nhất phương pháp, kỹ thuật giám sát giữa Sở GDCK, UBCKNN, nâng cao hiệu quả của công tác giám sát giao dịch.

+ Ứng dụng CNTT trong hoạt động trao đổi thông tin, quản lý, giám sát giữa cơ quan quản lý với các SGDCK, VSDC và thành viên thị trường.

- Phát triển tổ chức thị trường, nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch, bù trừ:

+ Triển khai mô hình hoạt động của Sở GDCK Việt Nam kết hợp với việc phân định các thị trường GDCK trên nguyên tắc không làm xáo trộn, đảm bảo duy trì hoạt động liên tục và ổn định. Thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động của VSDC sang mô hình mới và tiến tới thành lập công ty con trực thuộc để mở rộng khả năng, phạm vi cung cấp sản phẩm, dịch vụ sau giao dịch cho thị trường.

+ Xem xét bố trí các nguồn lực để triển khai xây dựng đề án cổ phần hóa.

Sở GDCK Việt Nam và VSDC trong giai đoạn 2029-2030 phù hợp nhu cầu quản lý và tình hình phát triển của TTCK.

+ Khuyến khích các SGDCK, VSDC tiên phong trong việc áp dụng thông lệ tốt nhất về Quản trị công ty và phát triển bền vững để làm hình mẫu cho việc áp dụng mô hình này tại các công ty niêm yết.

+ Tiến tới đưa vào ứng dụng các điện nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ISO20022 trong trao đổi dữ liệu nghiệp vụ với các thành viên thị trường và mở rộng kết nối với các trung tâm lưu ký, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán trong khu vực và quốc tế để liên kết, chia sẻ dịch vụ hỗ trợ sau giao dịch giữa các thị trường.

+ Triển khai các chức năng, tiện ích giao dịch mới của hệ thống CNTT mới mua từ SGDCK Hàn Quốc như giao dịch lô lẻ, giao dịch mua bắt buộc (Buy-in) dành cho các trường hợp không có đủ chứng khoán để thanh toán, giao dịch của các chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt; triển khai các giải pháp nâng cao thanh khoản thị trường như mở rộng biên độ dao động giá chứng khoán kết hợp ngắt mạch toàn thị trường (Circuit Breaker) và kiểm soát biến động giá I (Volatility Interruption), áp dụng các loại lệnh giao dịch mới, đặc biệt là các loại lệnh phù hợp với nhu cầu của các NĐT chuyên nghiệp; Triển khai nghiệp vụ mua bán trong ngày và bán chứng khoán chờ về.

- Nâng cao chất lượng hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch trên TTCK đến năm 2030.

+ Đối với TTCK cơ sở: Nghiên cứu triển khai hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoán cơ sở theo mô hình đối tác bù trừ trung tâm; Triển khai nghiệp vụ mua bán trong ngày và bán chứng khoán chờ về phù hợp với lộ trình sản phẩm đã được cơ quan phê duyệt và tiến độ của dự án CNTT trong khuôn khổ dự án 04; Nghiên cứu việc chuyển chức năng thanh toán tiền đối với trái phiếu công ty, cổ phiếu từ NHTM sang NHNN theo chỉ đạo của cơ quan quản lý; Liên kết với các tổ chức lưu ký, bù trừ thanh toán khu vực để cung cấp các dịch vụ xuyên biên giới để góp phần hình thành trung tâm lưu ký, bù trừ thanh toán mang tính khu vực (ICSD, ICCP), tiến tới cung cấp các dịch vụ lưu ký, đăng ký, bù trừ thanh toán thực hiện quyền cho các giao dịch xuyên biên giới.

+ Đối với TTCK phái sinh: Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán theo mô hình đối tác bù trừ trung tâm cho các sản phẩm phái sinh OTC trên chứng khoán theo nhu cầu của các bên giao dịch; Phối hợp với sở GDCK Hà Nội tiếp tục nghiên cứu triển khai các sản phẩm phái sinh (hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn) trên các bộ chỉ số mới (ngoài VN30); Triển khai sản phẩm mới khác trên cổ phiếu riêng lẻ, chứng chỉ quỹ... phù hợp với lộ trình sản phẩm đã được cơ quan quản lý phê duyệt và tiến độ của dự án CNTT trong khuôn khổ dự án gói thầu 04; Xem xét ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích NĐT tổ chức, NĐT chứng khoán chuyên nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh đồng thời nâng cao yêu cầu đối với trình độ, năng lực kinh nghiệm của NĐT cá nhân khi tham gia thị trường; Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện về mặt cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động bù trừ, thanh toán, đảm bảo phù hợp với Luật chứng khoán 2019 và thực tiễn thị trường cũng như nhu cầu của NĐT; Nghiên cứu khả năng từng bước áp dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) cho một số mảng thị trường hoặc một số công đoạn của quá trình giao dịch, lưu ký và thanh toán nhằm nâng cao hiệu quả, tính minh bạch, sự toàn vẹn của dữ liệu NĐT.

Ưu tiên sử dụng nguồn vốn NSNN và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để phát triển chứng khoán số; tăng cường thực hiện giải pháp thuê dịch vụ CNTT của các đơn vị trong ngành Chứng khoán.

c) Phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các bài toán ứng dụng công nghệ để thực hiện chuyển đổi số

Tiếp tục thực hiện các quy trình triển khai xây dựng hệ thống CNTT theo quy định của pháp luật; rà soát hạ tầng phần cứng (máy chủ, thiết bị lưu trữ), phần mềm nền tảng, đề xuất nâng cấp, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng; đề xuất phương án, giải pháp kỹ thuật công nghệ xây dựng hệ thống.

- Thực hiện đầu tư, nâng cấp hệ thống CNTT hiện đại, ứng dụng các thành tựu của KHCN, phục vụ tốt công tác quản lý và giám sát thị trường. Cải tiến và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thị trường TPDN phát hành ra công chúng, niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK; xây dựng, vận hành hệ thống giao dịch TPDN phát hành riêng lẻ dành cho các NĐT chứng khoán chuyên nghiệp; Nâng cấp Chuyên trang thông tin, cổng thông tin về TPDN tại Sở GDCK.

- Làm chủ CNTT để tổ chức giao dịch và quản lý giám sát TTCK: Chủ động trong việc lựa chọn, triển khai các giải pháp công nghệ phù hợp áp dụng cho giao dịch, quản lý và giám sát thị trường; thực hiện các giải pháp để nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ nhân lực CNTT; chú trọng đầu tư để đảm bảo an toàn an ninh cho thị trường, cho hệ thống thông tin và an toàn dữ liệu ngành chứng khoán trong bối cảnh bùng nổ các công nghệ mới.

- Xây dựng hệ thống phần mềm ứng dụng lõi (Core) xử lý tập trung, đồng bộ hóa ứng dụng và có khả năng quản lý, có tốc độ xử lý và khả năng tự động hoá cao, có khả năng giao tiếp tự động với các Sở GDCK, các thành viên lưu ký và kết nối với Ngân hàng thanh toán.

- Xây dựng hệ thống đảm bảo an ninh, an toàn mạng, kiểm tra đánh giá mức độ an ninh mạng, ATTT cho các thiết bị, ứng dụng CNTT của các Sở GDCK và VSDC.

- Hoàn thiện hạ tầng phần cứng, phần mềm nền tảng hiện đại, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ quản lý, xử lý và khai thác dữ liệu lớn.

d) Hợp tác quốc tế, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện chuyển đổi số

Hợp tác, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được coi là yếu tố then chốt để thực hiện CĐS hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Chương trình CĐS Ngành chứng khoán đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Để thực hiện các nội dung này, UBCKNN tập trung triển khai các nội dung sau:

- Thực hiện lồng ghép các nội dung trong Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong tổng thể Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực UBCKNN giai đoạn 2011-2025 và 2026-2030.

- Thực hiện các giải pháp để nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ nhân lực CNTT. Lồng ghép, đưa nội dung nâng cao nhận thức về CĐS vào chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ, vị trí lãnh đạo, quản lý. Xây dựng và triển khai đồng bộ các chương trình, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về CĐS, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số phù hợp với hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Tài chính và tình hình triển khai thực tế ngành Chứng khoán.

- Xây dựng hệ thống số trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực UBCKNN (thông qua hệ thống Phần mềm quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại UBCKNN bao gồm một số cấu phần như: cấu phần Hệ thống hỗ trợ công tác quản lý, giảng dạy và học tập, Hệ thống thư viện điện tử; Hệ thống tự học trực tuyến …). Đảm bảo phổ cập kỹ năng số thông qua hệ thống học trực tuyến theo hướng cá nhân hóa; tạo điều kiện cho học viên được học tập, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi.

- Tăng cường hợp tác có chọn lọc với các tổ chức có uy tín về đào tạo, nghiên cứu công nghệ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước về CĐS, phù hợp với định hướng phát triển của UBCKNN trong công tác quản lý, giám sát TTCK.

- Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan, tổ chức trong khu vực và thế giới về CĐS, công nghệ tài chính (fintech) trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Tích cực thúc đẩy sự tham gia vào các diễn đàn, hội nghị, đào tạo, khảo sát về CĐS trong khuôn khổ các chương trình hợp tác, dự án với các đối tác nước ngoài phù hợp với định hướng phát triển của UBCKCNN trong công tác quản lý, giám sát TTCK.

- Có chính sách ưu đãi, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao có kiến thức, trình độ về CNTT và kỹ năng về CĐS. Kiện toàn tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực CNTT của UBCKNN để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ CĐS. Thúc đẩy hợp tác, áp dụng kinh nghiệm quốc tế và thu hút lực lượng chuyên gia từ nước ngoài có kinh nghiệm triển khai tham gia đào tạo về CĐS của ngành chứng khoán.

- Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị trong Chương trình CĐS.

e) Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững

Rà soát cập nhật và ban hành mới các quy chế bảo đảm ATTT trong hoạt động của cơ quan phù hợp quy định chung của ngành và đặc thù, của UBCKNN, Sở GDCK, VSDC. Xây dựng và tổ chức triển khai các quy định, quy trình, tiêu chuẩn về ATTT của ngành Tài chính trên cơ sở các quy định, tiêu chuẩn ATTT của quốc tế và Việt Nam.

Tổ chức diễn tập, tập huấn, đào tạo về đảm bảo ATTT thuộc phạm vi của UBCKNN, Sở GDCK, VSDC với những phương án, kịch bản phù hợp thực tế cùng sự tham gia của các cơ quan quản lý và các cá nhân, đơn vị có liên quan. Định kỳ thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá về ATTT đảm bảo thực thi, kiểm toán về CNTT.       

Thực hiện triển khai rộng rãi ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các hoạt động nội bộ và trao đổi thông tin với các CQNN; áp dụng chữ ký số trong các giao dịch với các doanh nghiệp là đối tượng quản lý của UBCKNN, Sở GDCK và VSDC.

3.2.7.1.2. Điều kiện thực hiện

- Điều kiện về pháp lý: Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa VBQPPL trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK theo nhiệm vụ, kế hoạch hàng năm đã được các cấp phê duyệt. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK, đơn vị được giao chủ trì xây dựng VBQPPL phối hợp với đơn vị có liên quan tiến hành rà soát, nghiên cứu nội dung về CĐS, ứng dụng CNTT vào quy trình quản lý tại VBQPPL được giao chủ trì xây dựng...”.

- Điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

+ Hoàn thiện hệ thống hạ tầng CNTT để đảm bảo phục vụ triển khai, vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT và các hệ thống CSDL của ngành Chứng khoán theo hướng tập trung và hiện đại hóa.

+ Thường xuyên rà soát, xây dựng và cập nhật các Kế hoạch, quy chế, quy định về đảm bảo ATTT mạng trong hoạt động của UBCKNN, các Sở GDCK và VSDC.

+ Sở GDCK Việt Nam cần thiết kế, đầu tư hệ thống hạ tầng CNTT bao gồm hạ tầng máy chủ, thiết bị mạng; Hạ tầng mạng truyền dẫn kết nối tới các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính, các công ty con, VSDC và Hệ thống an ninh bảo mật được triển khai với các giải pháp tổng thể, đáp ứng an ninh bảo mật cho hệ thống thông tin toàn trình. Nghiên cứu, triển khai các giải pháp về hệ thống phần mềm ứng dụng phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ Giám sát thị trường, quản lý và giám sát thành viên cũng như hoạt động công bố thông tin. Nghiên cứu, triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT, CĐS vào công tác quản lý, điều hành hoạt động của Sở. Nghiên cứu, triển khai các giải pháp đào tạo để nâng cao năng lực CNTT cho cán bộ nghiệp vụ của Sở.

- Điều kiện về tài chính: CĐS là việc ứng dụng công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 trong các hoạt động quản lý, giám sát TTCK và hoạt động nội ngành. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể định mức cho việc xây dựng các ứng dụng công nghệ này. Vì thế, UBCKNN và các Sở GDCK, VSDC cần có cơ chế trong việc huy động nguồn lực tài chính đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

- Điều kiện về con người:

+ Để đảm bảo duy trì, phát triển các hệ thống CNTT của ngành chứng khoán phục vụ CĐS; nhân lực CNTT phải không ngừng được tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về mặt nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ về chứng khoán và các nội dung về CĐS để thực hiện quản lý, kiểm soát, vận hành các hệ thống.

+ Các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ chủ động phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước để triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, CĐS, công nghệ số cho đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu CĐS trong ngành chứng khoán.

- Điều kiện khác: Để đảm bảo việc triển khai thực hiện đổi mới quy trình nghiệp vụ ngành Chứng khoán để CĐS được thành công cần công tác phối hợp giữa tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong toàn ngành Chứng khoán. Ngoài ra, cần có sự tham gia, phối hợp của các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ.

3.2.8. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước về bảo hiểm

3.2.8.1. Giải pháp thực hiện

a) Tiếp tục tích cực triển khai DVCTT, chủ động, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan (Các đơn vị trong Bộ, Hiệp hội bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm) để triển khai hiệu quả, đồng bộ.

Lựa chọn các TTHC có số lượng phát sinh nhiều và ít phụ thuộc vào các đơn vị bên ngoài. Trong 24 TTHC của lĩnh vực bảo hiểm đã được xây dựng thành DVCTT toàn trình có 01 TTHC Cục QLBH được Bộ ủy quyền chủ động thực hiện (TTHC về thay đổi địa điểm, trụ sở chính, chi nhánh, Văn phòng đại diện của DNBH) và 23 TTHC còn lại đều trình Bộ phê duyệt trên cơ sở ý kiến của Vụ Pháp chế.

Hiện nay, phần mềm DVCTT mới chỉ xây dựng cho các tác nhân là DNBH và Cục QLBH thực hiện trên hệ thống, chưa có sự tham gia của Vụ Pháp chế và Lãnh đạo Bộ, đề xuất lộ trình triển khai thực hiện DVCTT toàn trình trong lĩnh vực bảo hiểm như sau:

- Giai đoạn 1: Triển khai thực hiện 01 TTHC Cục QLBH đã được Bộ ủy quyền chủ động thực hiện.

Đối tượng: TTHC “Thay đổi địa điểm trụ sở chính, chi nhánh, Văn phòng đại diện của DNBH; DNMGBH, chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài”.

Phạm vi: Các DNBH, DNMGBH.

Thời gian thực hiện: 2023-2024.

- Giai đoạn 2: Triển khai thực hiện toàn bộ 24 TTHC trên phần mềm DVCTT.

Đối tượng: toàn bộ các TTHC trên phần mềm DVCTT toàn trình.

Phạm vi: Các DNBH, DNMGBH, Văn phòng đại diện của DNBH nước ngoài tại Việt Nam.           

Thời gian thực hiện: Triển khai ngay sau khi phần mềm được nâng cấp có sự tham gia đầy đủ các các tác nhân tham gia quy trình giải quyết TTHC và phần mềm được điều chỉnh, bổ sung các chức năng phù hợp với quy định tại Luật Bảo hiểm sửa đổi và các văn bản hướng dẫn.

b) Hoàn thiện các quy định pháp lý

- Đối với các quy định về TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm: Trong thời gian qua, Cục QLBH đã liên tục rà soát, đề xuất phương án đơn giản hoá các TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm để tạo điều kiện thuận lợi cho các DNBH trong quá trình hoạt động. Trong thời gian tới, Cục QLBH tiếp tục thường xuyên tổ chức rà soát, nghiên cứu phương án đơn giản hóa các TTHC, nâng cao chất lượng TTHC trong lĩnh vực bảo hiểm thuộc phạm vi QLNN của Bộ Tài chính.

Trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách, các văn bản QPPL được xây dựng dựa trên quan điểm, định hướng nêu trên về hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho DNBH, tăng cường công tác quản trị và cải cách TTHC. Trên cơ sở công tác giám sát thường xuyên, chặt chẽ thị trường bảo hiểm.

- Đối với quy định về việc triển khai DVCTT: Việc quy định doanh nghiệp cung cấp hồ sơ gốc (bản giấy) để đối chiếu với hồ sơ điện tử tại Quyết định số 2531/QĐ-BTC không còn phù hợp với thực tiễn và quy định tại nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ, cần điều chỉnh quy định tại Quyết định 2531/QĐ-BTC cho phù hợp.

c) Đối với các tác nhân tham gia quy trình điện tử

Hiện nay phần mềm DVCTT toàn trình mới có sự tham gia của DNBH và Cục QLBH, chưa có sự tham gia của Vụ Pháp chế và Lãnh đạo Bộ Tài chính. Do vậy, phần mềm chưa phát huy tối đa hiệu quả. Như đề xuất giải pháp về lộ trình thực hiện theo 2 giai đoạn ở giải pháp thứ nhất, Cục QLBH cần đề xuất với Cục THTK đề nghị cấp có thẩm quyền việc tham gia trên môi trường điện tử của các tác nhân còn thiếu và thực hiện nâng cấp phần mềm để các tác nhân này có thể thao tác thực hiện giải quyết TTHC trên phần mềm DVCTT toàn trình của lĩnh vực bảo hiểm.

d) Phát triển hệ thống CNTT của lĩnh vực bảo hiểm tập trung vào các mục tiêu sau

- Xây dựng và triển khai hệ thống CNTT kết nối giữa cơ quan QLNN về kinh doanh bảo hiểm (Bộ Tài chính) với các DNBH và các tổ chức liên quan.

- Xây dựng Kho dữ liệu bảo hiểm tập trung có khả năng lưu giữ được số liệu lịch sử, cập nhật kịp thời, toàn diện phục vụ cho việc phân tích, dự báo, tính phí bảo hiểm.

- Xây dựng mô hình phân tích, dự báo cho các chỉ tiêu quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Hệ thống ứng dụng CNTT cần phải phát triển trên nền tảng CSDL hiện đại, sử dụng lâu dài, có khả năng phát triển, mở rộng, cung cấp thông tin đủ, kịp thời, chính xác, đáp ứng không những đối với cơ quan quản lý trong việc quản lý, giám sát hoạt động, kinh doanh bảo hiểm mà còn giúp cho DNBH trong công tác quản trị doanh nghiệp và giúp cho người dân tiếp cận được với các sản phẩm bảo hiểm nhanh nhất.

e) Giải pháp tác động đến tâm lý, thói quen của người sử dụng

- Đối với DNBH: Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp bảo hiểm về lợi ích và các DVCTT được cung cấp trên Cổng dịch vụ công Bộ Tài chính theo hướng đa dạng hóa phương thức truyền thông, phối hợp và nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trong việc tuyên truyền cho các DNBH.

- Đối với cán bộ của Cục QLBH: Việc giải quyết TTHC bị phân tán ở nhiều phần mềm, trong đó các phần mềm không có chức năng báo SMS về trạng thái hồ sơ nên không tạo thuận lợi cho cán bộ trong quá trình thực hiện. Để tạo thuận lợi cho cán bộ trong quá trình triển khai, Cục QLBH đề xuất nâng cấp phần mềm để bổ sung các chức năng: thông báo trạng thái hồ sơ qua hình thức SMS, email cho cán bộ, tạo thói quen giải quyết quy trình nghiệp vụ trên môi trường điện tử.

3.2.8.2. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Điều kiện về pháp lý

+ Cải cách thủ tục hành chính: Cục QLBH tiếp tục đề xuất, đăng ký bổ sung các đề án mới nhằm kịp thời hỗ trợ thị trường nhằm kịp thời hỗ trợ thị trường, tăng cường cải cách TTHC. Ví dụ bỏ quy định về phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm, quy định cho phép DNBH được chủ động, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, thiết kế và phát triển sản phẩm bảo hiểm đáp ứng các yêu cầu cơ bản theo quy định của pháp luật; Khuyến khích các DNBH, doanh nghiệp tái bảo hiểm ứng dụng CNTT để hiện đại hóa hoạt động kinh doanh bảo hiểm, quản trị doanh nghiệp và phương thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm; Quy định quyền lợi bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phải đáp ứng yêu cầu về phí bảo hiểm thuần, phí bảo hiểm tương ứng với phạm vi bảo hiểm, nội dung quy tắc, điều khoản, hồ sơ tham gia bảo hiểm và hồ sơ yêu cầu bảo hiểm phải rõ ràng, dễ hiểu. Doanh nghiệp thực hiện bảo mật thông tin của khách hàng theo quy định pháp luật; Hợp đồng bảo hiểm phải đáp ứng quy định pháp luật bảo hiểm và pháp luật về giao dịch điện tử.

Theo quy định hiện nay, trong lĩnh vực phi nhân thọ của các DNBH phải được Bộ Tài chính phê chuẩn các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp trước khi triển khai, đối với lĩnh vực nhân thọ các DNBH phải được Bộ Tài chính phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị, sản phẩm bảo hiểm hưu trí. Như vậy số lượng hồ sơ cần phê chuẩn là tương đối nhiều. Giải pháp này có thể giúp giảm TTHC phê chuẩn sản phẩm, DNBH được chủ động hơn trong quá trình thiết kế và đưa sản phẩm ra thị trường nhanh chóng hơn. Đồng thời việc đẩy mạnh chủ trương đầu tư phát triển công nghệ, sản phẩm gắn với công nghệ sẽ giúp DNBH thuận tiện tham gia hệ thống DVCTT tích hợp chữ ký số.

+ Đối với quy định về việc triển khai DVCTT: hiện nay phần mềm DVCTT toàn trình của lĩnh vực bảo hiểm đã được tích hợp chức năng ký số, do vậy việc quy định doanh nghiệp cung cấp hồ sơ gốc (bản giấy) để đối chiếu với hồ sơ điện tử tại Quyết định số 2531/QĐ-BTC không còn phù hợp với thực tiễn và quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ. Cục QLBH đề xuất đơn vị chủ trì xây dựng phần mềm DVCTT là Cục THTK trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy định tại Quyết định số 2531/QĐ-BTC cho phù hợp. 

- Điều kiện cơ sở hạ tầng: Thực hiện nâng cấp phần mềm để bổ sung các chức năng: thông báo trạng thái hồ sơ qua hình thức SMS, email cho cán bộ của Cục QLBH; có giải pháp tích hợp giữa phần mềm DVCTT toàn trình và Hệ thống văn bản điều hành e-docTC đối với các hồ sơ giải quyết TTHC.

- Điều kiện tài chính: Theo nguồn cơ chế tài chính cho ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính, nguồn cơ chế tài chính tự chủ của Cục QLBH.

- Điều kiện con người: Tiếp tục nghiên cứu, thực hiện công tác CCHC, cụ thể trong công tác xây dựng chính sách chế độ về bảo hiểm theo mục tiêu tháo gỡ vướng mắc, giúp đỡ, hỗ trợ thúc đẩy DNBH tăng cường hiệu quả, đơn giản hóa TTHC và tăng cường quản trị doanh nghiệp; Đẩy mạnh tuyên truyền cho các DNBH về lợi ích và các DVCTT được cung cấp trên Cổng dịch vụ công Bộ Tài chính.

3.2.9. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước về hải quan

- Điều kiện pháp lý:

+ Rà soát tổng thể quy trình nghiệp vụ hải quan hiện nay, xây dựng các quy trình nghiệp vụ để đảm bảo tính liên thông, liên tục đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, đồng thời tạo điều kiện để ứng dụng mạnh mẽ CNTT và công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 (AI, Bigdata, BI...).

+ Rà soát, hoàn thiện môi trường pháp lý và quy trình, thủ tục đáp ứng yêu cầu CĐS ngành hải quan, trong đó ban hành các văn bản quy định chuẩn hóa, điện tử hóa, số hóa quy trình nghiệp vụ, hồ sơ và xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai ứng dụng CNTT về quản lý nghiệp vụ hải quan.

+ Xác định một số nghiệp vụ hải quan cần thực hiện CĐS bao gồm: (1) TTHQ, kiểm tra, giám sát hải quan với mức độ số hóa và tự động hóa ngày càng cao; (2) Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; (3) Quản lý hải quan đối với hàng hóa gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất; (4) Kiểm tra sau thông quan; (5) Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa; (6) Quản lý rủi ro.

- Điều kiện hạ tầng kỹ thuật:

+ Ứng dụng hiệu quả CNTT, xây dựng hải quan số tiến tới mô hình hải quan thông minh, biên giới thông minh, hải quan xanh là một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra đối với ngành hải quan trong bối cảnh mới hiện nay.

+ Trên cơ sở tái thiết kế tổng thể quy trình nghiệp vụ, TCHQ thực hiện ứng dụng CNTT, số hóa quy trình nghiệp vụ trong giai đoạn 2024-2025.

+ Xây dựng Hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong thông quan: TCHQ tập trung xây dựng hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong thông quan được Bộ Tài chính phê duyệt tại Quyết định số 1957/QĐ-BTC ngày 15/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng Hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số đáp ứng yêu cầu các nghiệp vụ trong thông quan. Mục tiêu của Dự án là xây dựng một hệ thống CNTT mới có khả năng mở rộng và tích hợp với các hệ thống CNTT hiện tại và các hệ thống CNTT trong tương lai trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới về công nghệ của CMCN 4.0, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh; hướng tới quản lý doanh nghiệp, hàng hóa XNK, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối trong quá trình thông quan; có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành, doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới, xây dựng Hải quan Việt Nam thành Hải quan số.

+ Tiếp tục đảm bảo Hệ thống VNACCS/VCIS và các Hệ thống CNTT vệ tinh hoạt động ổn định, an ninh an toàn cho đến khi triển khai chính thức hệ thống CNTT mới.

+ Tiếp tục thực hiện chuyển một số Hệ thống CNTT lên Trung tâm dự phòng của Bộ Tài chính.

+ Xây dựng phương án ứng phó sự cố và xử lý sự cố Hệ thống CNTT ngành hải quan.

+ Triển khai hiệu quả Kế hoạch CĐS năm 2024 của TCHQ.

+ Triển khai CĐS trong công tác triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN: TCHQ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành đẩy mạnh triển khai các TTHC trên Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; đồng thời xây dựng và triển khai Đề án xây dựng và phát triển hệ thống CNTT theo định hướng tập trung phục vụ CĐS và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ về việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan Chính phủ với các bên liên quan thông qua Cơ chế một cửa quốc gia trong lĩnh vực XNK, quá cảnh hàng hóa.

+ Triển khai Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan: TCHQ nghiên cứu triển khai các giải pháp trọng tâm liên quan khác như CĐS phục vụ doanh nghiệp XNK và CĐS trong công tác quản lý nội ngành như công tác quản lý văn bản, hành chính, công tác quản lý cán bộ, kế toán nội ngành, phát triển các hệ thống nền tảng đáp ứng yêu cầu triển khai hệ thống kết nối, chia sẻ số ngành Hải quan phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu hệ thống thông tin nội ngành theo mô hình kết nối chia sẻ tập trung; xây dựng các dịch vụ nền tảng để triển khai chính phủ điện tử CQHQ và hoàn thiện nền tảng cung cấp DVCTT.

- Điều kiện nguồn lực:

+ Sắp xếp, huy động nguồn lực trong toàn ngành để tổ chức, triển khai Kế hoạch CĐS, trước tiên tập trung nguồn lực toàn ngành để thực hiện tái thiết kế tổng thể quy trình nghiệp vụ hải quan.

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về CNTT hải quan phục vụ công tác triển khai CĐS.

+ Xây dựng và thực hiện cơ chế tuyển dụng nguồn nhân lực công khai, minh bạch, thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hải quan.

+ Đây dựng và thực hiện cơ chế g về cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan để nâng cao nhận thức, tư duy và lan tỏa những thành tựu phát triển hải quan trong toàn xã hội.

3.2.10. Đối với quy trình nghiệp vụ quản lý nhà nước về thuế

- Đối với quy trình quản lý nợ thuế:

+ Gửi thông báo tiền thuế nợ cho NNT thông qua phương thức điện tử (CQT lập thông báo tiền thuế nợ trên ứng dụng TMS, ký điện tử và gửi NNT thông qua tài khoản giao dịch điện tử NNT đã đăng ký với CQT): đã kiểm thử và đang trong quá trình hoàn thiện để đưa vào triển khai toàn quốc.

+ Tiến tới tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ xử lý miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ bằng phương thức điện tử: theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính của TCT.

- Đối với quy trình cưỡng chế nợ thuế: Dự thảo quy trình mới sắp ban hành đang xây dựng theo hướng ứng dụng CNTT vào tất cả các khâu của quy trình cưỡng chế nợ thuế, từ khâu lập danh sách cưỡng chế, ban hành quyết định cưỡng chế, gửi quyết định cưỡng chế.

- Đối với quy trình thanh tra, kiểm tra:

+ Sửa đổi quy trình kiểm tra theo hướng tập trung phân tích rủi ro và kiểm tra tại tại sở CQT trên CSDL giữa CQT và NNT về thu thập thông tin tài liệu, văn bản giải trình qua Cổng thông tin điện tử của TCT, từ đó tăng khả năng tiếp nhận được nhiều thông tin, dữ liệu, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với NNT.

+ Đối với quy chế giám sát và theo dõi ghi nhật ký đoàn thanh tra kiểm tra: Cục thanh tra kiểm tra sẽ tiếp tục nghiên cứu sửa đổi để có thể tạo lập được CSDL của các cuộc thanh tra kiểm tra từ khâu khai thác số liệu làm căn cứ thực hiện thanh tra kiểm tra tại trụ sở NNT đến các khâu thực hiện giảm tối đa thời gian làm việc tại trụ sở NNT cũng như tổng hợp số liệu.

+ Đối với việc theo dõi giám sát kết quả thanh tra kiểm tra cũng như giám sát ý kiến của Kiểm toán nhà nước, khiếu nại tố cáo của NNT sẽ được tiếp tục hoàn thiện quy trình để hỗ trợ tạo lập CSDL cho các nội dung quy trình nghiệp vụ nêu trên.

+ Đối với các nội dung khai thác dữ liệu từ bên thứ 3 cũng như thực hiện thanh tra kiểm tra đối với NNT thuộc diện đáng ngờ. Cục Thanh tra kiểm tra sẽ tiếp tục hoàn thiện quy trình cũng như các quy chế phối hợp với các bên để có thể tạo lập CSDL phục vụ công tác đánh giá rủi ro cũng như thực hiện thanh tra kiểm tra.

- Đối với quy trình quản lý tem điện tử rượu và thuốc lá: Do bản chất tem điện tử rượu và thuốc lá vẫn là tem giấy được gắn mã QR chứa đựng các thông tin điện tử quản lý được như: Tên loại tem, ký hiệu mẫu số, ký hiệu tem; Tên, MST của đơn vị sản xuất thuốc lá, rượu; Tên CQT bán tem điện tử, ngày bán tem điện tử thì việc truy cập và tra cứu được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử của TCT. Do đó, Vụ Tài vụ - quản trị sẽ trình TCT khảo sát, đánh giá, tiếp nhận các thông tin phản hồi của đơn vị sản xuất sản phẩm rượu, thuốc lá, thông tin từ thị trường để đưa ra các phương án điều chỉnh cách quản lý việc sản xuất sản phẩm rượu, thuốc lá và trình Tổng cục giao các Vụ/đơn vị có chức năng điều chỉnh cơ chế chính sách (nếu cần thiết) để đáp ứng yêu cầu về QLT.

- Đối với quy trình quản lý hộ cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ: Vụ Quản lý thuế TNCN tiếp tục nghiên cứu bổ sung hướng dẫn tại các Quy trình mà Vụ được giao chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung về việc áp dụng điện tử tại các bước của quy trình để thực hiện CĐS.

- Đối với quy trình tuyên truyền hỗ trợ NNT: Vụ Tuyên truyền - hỗ trợ sẽ sửa đổi, bổ sung quy trình trong đó sẽ áp dụng các tiện ích CNTT và các bước thực hiện quy trình, đẩy mạnh tuyên truyền hỗ trợ, NNT bằng phương thức điện tử.

- Đối với quy trình tiếp nhận giải quyết TTHC thuế của NNT theo cơ chế một cửa tại CQT: Tăng cường đẩy mạnh số hóa hồ sơ, kết nối, chia sẻ dữ liệu và tiếp nhận, trả kết quả TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

- Đối với quy trình quản lý đại lý thuế: Định hướng sử dụng hoàn toàn ứng dụng CNTT trong các bước quản lý ĐLT, người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

- Đối với quy trình quản lý rủi ro: Đảm bảo việc phân tích QLRR theo các quy trình đạt được hiệu quả cần xây dựng hệ thống CSDL đầy đủ, kịp thời chính xác và xây dựng mới và nâng cấp các ứng dụng CNTT phục vụ QLRR từ các khâu thu thập, phân tích và đánh giá kết quả nhằm tự động hóa một số bước trong quy trình. Tiến tới áp dụng các công nghệ mới như AI, học máy (ML) vào công tác QLRR.

- Đối với quy trình quản lý đăng ký thuế: Phân tích và nâng cấp ứng dụng CNTT đáp ứng quy trình nghiệp vụ quản lý đăng ký thuế.

- Đối với quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế đối với người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức tự tính, tự khai, tự nộp thuế: Tiếp tục hoàn thiện quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và quản lý nghĩa vụ NNT phù hợp với Luật QLT số 38 và các văn bản hướng dẫn thi hành trong tiến trình xử lý dữ liệu theo luồng công việc do hệ thống ứng dụng CNTT thực hiện. Tiếp tục phân tích và xây dựng ứng dụng CNTT đáp ứng quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và quản lý nghĩa vụ NNT.

- Đối với quy trình quản lý miễn thuế, giảm thuế: Tiếp tục phân tích và xây dựng ứng dụng CNTT đáp ứng quy trình miễn thuế, giảm thuế.

- Đối với quy trình quản lý hoàn thuế

+ Danh mục hóa các trạng thái hồ sơ hoàn thuế, mã lỗi, phân công xử lý, giải quyết hồ sơ hoàn thuế..., để điện tử hóa một cách tối đa các bước công việc cần thực hiện.          

+ Đẩy mạnh hoàn thuế điện tử đối với các trường hợp hoàn thuế khác như hoàn xuất khẩu và đầu tư.    

+ Bổ sung các nguyên tắc nghiệp vụ thực hiện trên cơ sở ứng dụng CNTT trong công tác quản lý hoàn thuế, đảm bảo ghi nhận, kiểm soát, hạch toán đúng, đầy đủ kịp thời thông tin hồ sơ hoàn thuế, quyết định, lệnh hoàn trên hệ thống.

+ Đồng bộ các thông tin giữa các ứng dụng công nghệ; tích hợp kết nối thông tin giữa quy trình phân loại rủi ro và quy trình hoàn thuế nhằm tạo đầy đủ cơ sở thông tin để thực hiện.

+ Phối hợp với các bộ, ngành liên quan cung cấp thông tin phục vụ công tác hoàn thuế, phát huy tính tự giác cao NNT, đảm bảo chặt chẽ trong quản lý./.

 



1 Nguồn: Joon Chien Doh, “Quản lý ngân sách và lập ngân sách: Cách tiếp cận của Singapore,” trong Naomi Caiden, Chi tiêu công và quản lý tài chính ở các nước đang phát triển, NSB Jai, 1996.

2 Integrated Management of Public Distribution System (IM-PDS)

3 https://www.digitalmarketplace.service.gov.uk/digital-outcomes-and-specialists/opportunities/12404

4 New Zaland Government Procurement Asset information: Data and Information: https://www.procurement.govt.nz/property/managing-lessee-assets/asset-management/

https://www.procurement.govt.nz/property/managing-lessee-assets/asset-management/data-and-information/

5 The Government Movable Asset Management Monitoring System

6 The Government Immovable Asset Management System

7 Amalin A’ishah Mohd Nasir, Suhaibah Azri, and Uznir Ujang, 2022: Asset Management in Malaysia: Current Status, tr 6.

8 https://blogs.worldbank.org/governance/which-debt-it-system-helpful-guide-public-debt-managers

9 https://unctad.org/topic/debt-and-finance/dmfas

10 https://production-new-commonwealth-files.s3.eu-west-2.amazonaws.com/migrated/inline/Comseccountries-March2019.pdf

11 https://www.development-finance.org/pt/topicos/debt-recording-and-management/cs-drms

12 Finextra (2018) The role of regulatory sandboxes in FinTech innovation. https://www.finextra.com/blogposting/15759/the-role-of-regulatory-sandboxes-in-FinTech-innovation

13 API là viết tắt của Application Programming Interface - phương thức trung gian kết nối các ứng dụng và thư viện khác nhau. Nó cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng, từ đó có thể trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng. API là công cụ mã nguồn mở, có thể kết nối mọi lúc nhờ vào Internet. Giao tiếp hai chiều phải được xác nhận trong các giao dịch sử dựng API. Vì vậy mà các thông tin rất đáng tin cậy.

14 https://mag.wcoomd.org/magazine/wco-news-79/malaysia-launches-new-information-system/

15 WCO (2016), WCO News Going Digital.

16 Trong đó UNI là viết tắt của tính thống nhất, phổ quát, độc nhất (Unified, Universal, Unique) và PASS có nghĩa là dịch vụ thông quan nhanh chóng và hiệu quả.

17 Tăng nguồn thu, nâng cao tính minh bạch và chống tham nhũng, dịch vụ một cửa, cải thiện môi trường làm việc và tìm kiếm sự thuận tiện

18 https://mag.wcoomd.org/magazine/wco-news-79/uni-pass-koreas-customs-modernization-tool/ https://mag.wcoomd.org/uploads/2016/02/OK-OMDActu79_UK.pdf + https://mag.wcoomd.org/magazine/wco-news-79/

19 SCMTR-New Sea Cargo Manifest Regulations

20 https://www.thehindubusinessline.com/opinion/indian-customs-digital-journey/article65372687.ece/amp/

21 Sung Heun HA (Rama) Comprehensive view on Korean Single Window.

22 https://gerlach-customs.com/news/germany-new-customs-procedure-atlas-impost-introduced/

23 Dazi nghĩa tương tự Customs

24 https://www.riege.com/news/the-digital-future-of-customs-clearance-in-switzerland/

25 https://mag.wcoomd.org/magazine/wco-new-79/valuation-database-as-a-risk-assessment-tool-ecuador-india-and-kenya-customs-share-their-experience/

26 https://www.linkedin.com/pulse/digitalization-customs-some-trends-purpose-recent-eu-plan-collosa

27 https://mag.wcoomd.org/magazine/wco-news-97-issue-1-2022/transforming-dominican-customs-through-effective-data-analysis/

28 Các hoạt động được lựa chọn áp dụng giải pháp blockchain bao gồm: (i) thông quan xuất khẩu trong đó người gửi hàng là một tổ chức doanh nghiệp; (ii) TMĐT nhập khẩu trong đó người nhận hàng là thể nhân; và (iii) trao đổi thông tin xuyên biên giới.

29 WCO (2021), WCO News E-COMMERCE How Customs is responding to the challenge https://mag.wcoomd.org/uploads/2021/10/WCO_News_96_October2021.pdf https://mag.wcoomd.org/uploads/2019/02/WCONews88_UK.pdf

30 https://www.linkedin.com/pulse/digitalization-customs-some-trends-purpose-recent-eu-plan-collosa

31 Vụ Kế hoạch; Vụ Quản lý hàng dự trữ; Vụ KHCN bảo quản; Vụ Tài vụ - Quản trị và 01 Cục DTNN khu vực. Dự kiến, phần mềm này sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành chính thức trong năm 2023, sẽ là phần mềm cốt lõi của ngành DTNN phục vụ yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý về hoạt động DTQG.

32 Áp dụng trong các trường hợp sau đây: CTĐC chào bán cổ phiếu riêng lẻ để huy động vốn; CTĐC chào bán trái phiếu chuyển đổi/TP kèm chứng quyền riêng lẻ; CTĐC chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi các khoản nợ của CTĐC; CTĐC chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi lấy cổ phần của công ty cổ phần chưa đại chúng hoặc chào bán cho một hoặc một số cổ đông xác định để hoán đổi cổ phiếu của CTĐC khác hoặc chào bán cổ phiếu để hoán đổi lấy phần vốn góp tại công ty TNHH.

33 Áp dụng trong các trường hợp sau đây: Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức phát hành; Hồ sơ chào bán ra công chúng của cổ đông lớn; Hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng để hoán đổi cổ phần cho số lượng cổ đông không xác định trong CTĐC khác nhằm tăng tỷ lệ sở hữu của tổ chức phát hành tại CTĐC đó; Hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng để hoán đổi toàn bộ cổ phần đang lưu hành trong CTĐC khác theo hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập giữa tổ chức phát hành và CTĐC.

34 Áp dụng trong quá trình xử lý các công việc sau: xét duyệt Báo cáo phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động của CTĐC (trừ trường hợp CTCK và công ty quản lý quỹ).

35 Áp dụng trong các công việc sau: Xem xét đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách kiểm toán viên/tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán; Xem xét chấp thuận bổ sung kiểm toán viên, giảm kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.

36 Chức năng chính: Tổ chức giao dịch, quản lý tài khoản giao dịch người dùng, quản lý giám sát...(đa phần được xử lý tự động).

37 Chức năng chính: Xử lý khớp lệnh, quản lý tài khoản giao dịch người dùng, quản lý giám sát, quản lý thành viên...(đa phần đều được xử lý tự động)

38 Nhằm xác định nội dung, trách nhiệm và trình tự các bước thực hiện trên hệ thống đấu thầu điện tử TPCP đối với các cán bộ nghiệp vụ đấu thầu của Sở và thành viên đấu thầu.

39 Nhằm xác định nội dung, trách nhiệm và trình tự các bước tác nghiệp, đối với các cán bộ nghiệp vụ giao dịch của Sở GDCK Hà Nội trong hoạt động tổ chức vận hành Hệ thống giao dịch công cụ nợ.

40 Quy định nội dung, trách nhiệm và trình tự các bước tác nghiệp (đối với cán bộ nghiệp vụ của Sở GDCK Hà Nội) trong hoạt động quản lý giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP từ nguồn ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi của KBNN tại Sở GDCK Hà Nội.

41 Quy định nội dung và thứ tự các bước tác nghiệp (đối với KBNN và thành viên giao dịch công cụ nợ được KBNN lựa chọn làm đối tác giao dịch theo quy định tại Thông tư số 107/2020/TT-BTC trong hoạt động giao dịch mua lại có kỳ hạn TPCP từ nguồn ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi của KBNN tại Sở GDCK Hà Nội.

42 Chức năng chính: Xử lý khớp lệnh, quản lý tài khoản giao dịch người dùng, quản lý giám sát, chức năng quản lý thành viên... (đa phần đều được xử lý tự động).

43 Các quyết định số 57/QĐ-BTC ngày 08/2/2021, 1707/QĐ-BTC ngày 29/8/2019, 1997/QĐ-BTC ngày 17/10/2019, 2044/QĐ-BTC ngày 23/9/2016, 390/QĐ-BTC ngày 20/3/2019.

44 Tại Tờ trình Bộ số 607/TTr-TCNH ngày 06/9/2017, Lãnh đạo Bộ đã giao Cục THTK nghiên cứu xây dựng phần mềm báo cáo cho phương thức báo cáo điện tử, tuy nhiên đến nay hệ thống vẫn chưa được vận hành và đưa vào sử dụng.

45 Quyết định 2108/QĐ-TCHQ ngày 18/8/2023

46 Cục Hải quan tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp, Quảng Trị, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Ninh.

47 Công văn số 4266/TCHQ-GSQL ngày 16/8/2023

48 Vietcombank, Vietinbank, MB Bank, BIDV, Agribank, TP Bank.

49 Quyết định số 968/QĐ-BTC ngày 10/6/2019 áp dụng cho Cục QLN; Quyết định số 998/QĐ-BTC ngày 10/6/2019 áp dụng cho Vụ NSNN; Quyết định 1618/QĐ-BTC ngày 22/8/2019 áp dụng cho KBNN; Quyết định áp dụng cho Vụ TCNH và Đề án ứng dụng CNTT trong QLN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 793/QĐ-BTC năm 2024 Chương trình hành động thực hiện Đề án đổi mới quy trình nghiệp vụ ngành Tài chính để thực hiện chuyển đổi số do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 793/QĐ-BTC
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/04/2024
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Hồ Đức Phớc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản