Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------

Số: 77/2006/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 15 tháng 09 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, NÂNG CAO ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO TỈNH KHÁNH HÒA, GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 23/2006/NQ-HĐND ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa "Về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo giai đoạn 2006 – 2010";

Theo đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc (Chủ nhiệm Chương trình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2006 - 2010 tại Tờ trình số 214/TTr-BDT ngày 06 tháng 9 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Chương trình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2006 - 2010" (sau đây gọi là Chương trình), với các mục tiêu, giải pháp chủ yếu và tổng kinh phí thực hiện Chương trình đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa Khoá IV, kỳ họp thứ 6 thông tại Nghị quyết số 23/2006/NQ-HĐND ngày 28/7/2006, trong đó:

Tổng vốn đầu tư:

312,314 tỷ đồng

Chia ra:

 

+ Ngân sách tỉnh:

243,324 tỷ đồng;

+ Ngân sách TW:

43,270 tỷ đồng;

+ Vốn vay:

6,750 tỷ đồng;

+ Vốn huy động:

14,790 tỷ đồng;

+ Vốn đóng góp của nhân dân:

4,270 tỷ đồng.

Điều 2. Phân công thực hiện

1. Nhiệm vụ chung

a) Các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá IV thông qua tại kỳ họp thứ 6 (Nghị quyết số 23/2006/NQ-HĐND ngày 28/7/2006) để cụ thể hóa Chương trình bằng các giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện.

b) Hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh báo cáo kết quả triển khai thực hiện nội dung Chương trình trên các lĩnh vực do ngành, địa phương phụ trách về Ban Dân tộc (cơ quan thường trực của Chương trình) để tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Nhiệm vụ cụ thể

a) Ban Dân tộc

+ Là cơ quan thường trực của Chương trình, chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch hàng năm, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình;

+ Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính phân bổ nguồn vốn đầu tư hàng năm cho Chương trình;

+ Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý, năng lực giám sát đối với cán bộ xã, thôn.

+ Chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện đầu tư chương trình phát triển kinh tế hộ gia đình.

+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chương trình tại các ngành, địa phương, đơn vị; báo cáo kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh để được xem xét, giải quyết.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: cân đối, phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình hàng năm; lồng ghép các nguồn vốn khác đầu tư cho Chương trình.

c) Sở Tài chính: phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối và phân bổ nguồn vốn đầu tư cho Chương trình; hướng dẫn các quy định về thanh toán, quyết toán, theo dõi cấp phát, giám sát chi tiêu tài chính.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Hướng dẫn tiêu chuẩn, chất lượng, quy trình các loại cây trồng, vật nuôi;

+ Tổ chức đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi; đào tạo cán bộ khuyến nông ở thôn.

đ) Sở Du lịch - Thương mại: xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đề án thu mua nông sản, phát triển thương mại miền núi.

e) Sở Lao động Thương binh và Xã hội: phối hợp lồng ghép nội dung Chương trình với Chương trình mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và đào tạo nghề.

g) Sở Giáo dục và Đào tạo: chủ trì thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục đối với miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số.

h) Sở Y tế: phối hợp lồng ghép các nguồn vốn đầu tư của ngành với Chương trình; thực hiện chính sách y tế đối với miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số.

i) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh: phối hợp với các sở, ngành của tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình, huy động lồng ghép các nguồn lực đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả của Chương trình trên địa bàn.

k) Ban chủ nhiệm Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, hải đảo tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2006 - 2010: hàng năm tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện chương trình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo, đồng thời tham mưu, đề xuất các giải pháp thực hiện cụ thể bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn. Khi kết thúc thời gian thực hiện Chương trình tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ nhiệm Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, hải đảo tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2006 - 2010; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Cam Ranh căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Thân

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 77/2006/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Phần I

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN NÚI TỈNH KHÁNH HÒA

I. KHÁI QUÁT MỘT SỐ NÉT VỀ MIỀN NÚI TỈNH KHÁNH HÒA

Miền núi tỉnh Khánh Hòa nằm trong vùng cực nam Trung bộ có khí hậu tương đối ôn hòa, lũ lụt không kéo dài, lượng mưa tương đối cao, nguồn nước phong phú và phân bổ tương đối đều trên toàn vùng, có nhiều cảnh quan thiên nhiên và nhiều tiềm năng cho việc phát triển du lịch và dịch vụ du lịch, nông – lâm nghiệp, công nghiệp chế biến… Tổng lượng nhiệt cao, biên độ nhiệt thấp thích hợp cho các loài thực vật, động vật nhất là các loài động thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới phát triển.

Khu vực miền núi tỉnh Khánh Hòa có diện tích 290.500 ha chiếm 63,5% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó đất lâm nghiệp chiếm 78%, đất nông nghiệp chiếm 6%. Giai đoạn 2001 – 2005, toàn tỉnh có 49 xã thuộc khu vực miền núi, vùng cao, trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực 3; 2 huyện miền núi là Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, có 31 dân tộc thiểu số sinh sống với tổng số dân là 51.628 người 10.266 hộ; trong đó đông nhất là dân tộc Răklây chiếm 73,5% số dân tộc thiểu số toàn tỉnh

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2001 – 2005

Qua 5 năm thực hiện, Chương trình đã đạt được những kết quả to lớn về kinh tế - xã hội, cải thiện nâng cao đời sống, góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa miền núi và đồng bằng cũng như giữa các dân tộc trong tỉnh, góp phần thực hiện công bằng xã hội; tăng cường củng cố niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, giữ vững an ninh quốc phòng. Chương trình đã tạo ra cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã thúc đẩy kinh tế miền núi từng bước phát triển theo hướng toàn diện, tạo tiền đề cho việc phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần. Hầu hết các huyện, xã miền núi trong tỉnh đã, đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa.

Mục tiêu của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được những kết quả to lớn. Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giảm đáng kể (12,11% năm 2004 so với 46% năm 2001) và ngày càng có tính bền vững. Nhiều chỉ tiêu trong Chương trình đã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Các chính sách về đất đai, nhà ở, tín dụng, văn hóa thông tin, y tế, giáo dục… được thực hiện đồng bộ đã từng bước nâng cao và ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số miền núi về vật chất và tinh thần. Đồng bào dân tộc thiểu số đã được hưởng thụ văn hóa, thông tin; các loại dịch bệnh xã hội hiểm nghèo đã cơ bản được ngăn chặn và đẩy lùi; hàng trăm hộ thuộc diện du canh du cư đã được quy hoạch ổn định đời sống và sản xuất; hầu hết các địa phương, cơ sở vùng núi của tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia về giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, đang hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung học. Đội ngũ cán bộ cơ sở đã dần được nâng cao cả về năng lực và trình độ, góp phần hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở.

Tổng vốn đầu tư cho Chương trình giai đoạn 2001 – 2005 đạt trên 390 tỷ đồng. Kết quả đạt được như sau:

1. Về kinh tế

1.1. Phát triển kinh tế hộ gia đình

Đến cuối năm 2005 đã có tổng số 9.077 hộ tham gia chương trình với tổng kinh phí đầu tư là 29.601 triệu đồng để trồng cây lập vườn và chăn nuôi bò, cụ thể:

a) Trồng cây lập vườn

Toàn tỉnh đã trồng được 5.646,9 ha, trong đó:

- Vườn rừng là 4.199,2 ha (3.954,7 ha keo lai giâm hom; 74,5 ha keo lai hạt; 170 ha buông, cam xe).

- Vườn nhà là 360,6 ha (137,6 ha xoài ghép; 94,5 ha sầu riêng; 59,5 ha chôm chôm; 69 ha bưởi).

- Cây công nghiệp là 1.087,1 ha chủ yếu đào ghép cao sản.

- Tổng số hộ tham gia thực hiện chương trình là 7.474 hộ, bình quân mỗi hộ có 0,75 ha vườn nhà, vườn rừng.

- Tổng số vốn hỗ trợ là 23.189 triệu đồng, bình quân mỗi hộ được hỗ trợ đầu tư 4,1 triệu đồng.

Được sự chỉ đạo thống nhất của Tỉnh ủy, sự phối hợp tích cực của các ngành, các cấp chính quyền, đoàn thể và nhân dân ở các địa phương, chương trình đã được triển khai đồng bộ, tích cực và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, năm 2005 do thời tiết nắng hạn kéo dài đã làm một số diện tích bị chết, cây trồng phát triển chậm. Thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Dân tộc đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các ngành có liên quan và các địa phương kiểm tra thực tế tình hình thiệt hại và tham mưu với tỉnh cấp 127 triệu đồng để các địa phương mua cây giống trồng dặm cho diện tích bị chết do nắng hạn. Đến nay, diện tích rừng phát triển tốt, diện tích rừng nhà cũng đang phục hồi và phát triển.

So với mục tiêu của chương trình phát triển kinh tế vườn hộ là 7.863 ha thì chỉ đạt 71,8%, nguyên nhân đạt thấp là do:

+ Quá trình triển khai thực hiện chương trình chưa tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát, quy hoạch cụ thể. Công tác khảo sát, xây dựng chương trình chưa sát, chưa phù hợp. Diện tích vườn nhà vườn rừng hiện nay bình quân một hộ là 0,75 ha trong khi mục tiêu đề ra là 2,6 ha;

+ Mức đầu tư hỗ trợ của nhà nước cho mỗi hộ không quá 5 triệu đồng/hộ còn lại hộ phải đầu tư thêm cho đủ định mức, nhưng thực tế điều kiện kinh tế của đồng bào còn khó khăn nên khả năng đầu tư thêm cho sản xuất bị hạn chế;

+ Việc bóc tách đất và thu hồi một số diện tích đất của các nông, lâm trường đang quản lý để giao cho dân trồng cây lập vườn triển khai thực hiện chậm.

b) Chăn nuôi bò

Đối với các hộ không có đất để trồng cây lập vườn, năm 2004 Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi bổ sung kế hoạch thực hiện hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò.

Kết quả thực hiện: Đã cấp 1.603 con bò cho 1.603 hộ với tổng số kinh phí là 6.412 triệu đồng. Số bò giao cho các hộ nuôi đến nay, nhìn chung phát triển tốt, đàn bò ở một số địa phương đã bắt đầu sinh sản như Cam Ranh, Ninh Hòa. Tuy nhiên do thời tiết năm 2005 mưa nhiều, trời rét, dịch bệnh và công tác chăm sóc của đồng bào chưa tốt nên đàn bò của chương trình bị chết 40 con (huyện Khánh Sơn có 13 con, huyện Khánh Vĩnh có 25 con, huyện Diên Khánh 02 con).

Để tránh tình trạng mua bán bò trong cộng đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tạm giao bò cho hộ gia đình chăn nuôi trong 3 năm, sau đó mới xem xét hộ nào chăn dắt, quản lý sẽ giao cho hộ sử dụng. Thực tế đây là biện pháp giữ bò cho đồng bào.

1.2. Chương trình phát triển cây lúa nước

Chương trình phát triển cây lúa nước được thực hiện ở hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh với tổng kinh phí là 52 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện: đến cuối năm 2005 đã có 23 công trình được đầu tư xây dựng với tổng số vốn thực hiện là 48 tỷ đồng, tưới cho 884 ha diện tích lúa nước và hoa màu.

Ngoài ra, ngân sách tỉnh cũng đã cấp 502,66 triệu đồng hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khai hoang làm lúa nước với tổng diện tích được hỗ trợ là 285,7 ha.

Chương trình đã tạo bước đột phá trong chuyển đổi nhận thức, bà con vùng đồng bào dân tộc biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết thâm canh… góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, làm ra được lúa gạo tại chỗ, làm tiền đề cho việc trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn. Tuy nhiên so với mục tiêu của chương trình đề ra là 1.305 ha thì chỉ đạt 89,5%; nguyên nhân không đạt là do:

+ Địa hình miền núi khó khăn phức tạp, chia cắt mạnh nên khi xây dựng chương trình không khảo sát được thực địa, vì vậy khi triển khai thực tế từng dự án cụ thể thì sai khác với chương trình đã xây dựng;

+ Lưu vực sông suối có độ dốc lớn, đồng ruộng thiết kế không tập trung, thường nằm rải rác dọc ven theo suối nên mùa lũ dễ cuốn trôi hoặc cát, đá bồi lấp làm giảm diện tích và làm hư hỏng công trình;

+ Một số công trình thủy lợi do lượng nước không nhiều như: đường ống Cà Giàng thấp, đập và kênh mương K’Loát, hồ Bầu Sang, khu tưới nước Giang Mương…, trong khi ý thức tiết kiệm trong sử dụng nước của một bộ phận đồng bào chưa được tốt đã làm cho lượng nước không đủ để tưới nhất là những năm thời tiết nắng hạn, lượng mưa ít;

+ Khi xây dựng chương trình, các huyện chỉ xét đến điều kiện mặt bằng và nước tưới mà chưa xét đến hiệu quả, nên khi chuyển sang trồng lúa nước không mang lại lợi nhuận cao so với cây trồng khác. Cụ thể như 22 ha mía tím khu tưới đập A Thi (Khánh Sơn), 17 ha đào đập Suối Tôm (Khánh Vĩnh);

+ Diện tích lúa nước do đồng bào tự khai hoang nhỏ lẻ, nằm rải rác, phân tán ở các khe suối đã làm cho việc xác định diện tích lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để giải quyết hỗ trợ rất khó khăn;

+ Một số đồng bào chưa tận dụng hết khả năng có được để trồng lúa nước, nặng về ỷ lại, trông chờ, không tích cực lao động.

1.3. Về nông nghiệp

- Cây lúa: Diện tích lúa nước tăng đáng kể, năm 2005 tổng diện tích ở khu vực miền núi là 1.168 ha, năng suất bình quân đạt 30 – 35 tạ/ ha. Riêng lúa rẫy vẫn giữ ổn định từ 900 – 1.000 ha.

- Cây bắp: Diện tích giữ ổn định từ 2.500 – 2.700 ha, các giống bắp lai cho năng suất cao đã được đưa vào sản xuất như TSB1, VN10, phổ biến nhất là khu vực Khánh Sơn; năng suất bình quân đạt 20 tạ/ha, tổng sản lượng bắp hàng năm đạt 4.000 – 5.000 tấn.

- Cây chất bột có củ: Chủ yếu là cây mì, diện tích mì giao động trên dưới 1.000 ha, các giống mới như: KM94, KM98 vừa làm hàng hóa vừa làm lương thực đã được đưa vào sản xuất đại trà; sản lượng bình quân đạt 10.000 tấn.

Tổng sản lượng lương thực quy thóc giai đoạn 2001 – 2005 là 57.794 tấn đạt 106% chỉ tiêu của chương trình đã đề ra.

- Cây thực phẩm: Diện tích hàng năm từ 850 – 950 ha, ngoài việc trồng cây rau, đậu theo phương pháp truyền thống bà con dân tộc đã bắt đầu quan tâm đến việc trồng rau sạch.

- Cây công nghiệp hàng năm: Diện tích gieo trồng giai đoạn 2001 – 2005 là 8.438 ha đạt 79,3% chỉ tiêu của chương trình.

+ Cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là mía, được phát triển mạnh ở Khánh Vĩnh, tuy nhiên một mặt do điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn, khâu thu hoạch, tiêu thụ có lúc, có nơi cũng không được thuận lợi, mặt khác do trình độ của đồng bào còn nhiều hạn chế, nên bà con ít chú ý đến thâm canh, tăng năng suất, vì vậy mà diện tích và sản lượng cũng không tăng. Khánh Vĩnh giữ ở mức 1.500 ha, năng suất đạt dưới 400 tạ/ha. Hiện nay, ở Khánh Sơn người dân đang phát triển cây mía tím, nhờ được giá lại ổn định trong tiêu thụ bà con có thu nhập cao. Vì thế mà diện tích ngày một tăng cao, năm sau cao hơn năm trước. Đây là bước đột phá thứ hai đối với đồng bào, chúng ta cần phải tiếp tục xây dựng điển hình và nhân rộng;

+ Cây công nghiệp dài ngày chủ yếu là cây điều và cây cà phê với tổng diện tích là 9.511 ha;

Cây điều: tổng diện tích toàn tỉnh trên 3.529 ha, trong đó Khánh Vĩnh có 1.400 ha. Hầu hết là giống cũ, năng suất thấp, bình quân là 3 – 4 tạ/ ha. Hiện nay trong tỉnh đã có nhiều nhà máy chế biến hạt điều, giá hạt điều đang tăng và bằng chính sách trồng rừng 743, chương trình phát triển vườn nhà, vườn rừng… nên diện tích cây điều đang có xu thế tăng lên và số diện tích điều giống cũ cũng đang được tiến hành cải tạo.

Cây cà phê: trước năm 2000 đã phát triển mạnh ở Khánh Sơn, có thời điểm lên tới 1.000 ha nhưng do chưa có quy hoạch, người dân trồng tự phát, giá cả bấp bênh, mặc dù tỉnh đã có chính sách trợ giá cho đồng bào dân tộc thiểu số trồng cà phê nhưng người trồng cà phê vẫn bị thua lỗ, diện tích cây cà phê đã bị phá bỏ trồng cây khác nên đến nay diện tích cây cà phê chỉ còn khoảng 200 ha.

Diện tích cây công nghiệp không đạt chỉ tiêu của chương trình đề ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như: quy hoạch, giá cả thị trường, thời tiết, vốn đầu tư, ý thức của người dân và trình độ thâm canh…

- Chăn nuôi: phát triển trong những năm qua gặp nhiều khó khăn: dịch bệnh xảy ra thường xuyên nhất là dịch lở mồm long móng. Đặc biệt từ năm 2003 đến nay dịch cúm gia cầm xảy ra trên phạm vi cả nước đã ảnh hưởng đến phát triển đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh nói chung và khu vực miền núi nói riêng.

- Tổng đàn gia súc khu vực miền núi giai đoạn 2001 – 2005 là 90.551 con đạt 96,7% chỉ tiêu của chương trình. Nhờ có chương trình cải tạo đàn bò, nên đàn bò của tỉnh nói chung và của khu vực miền núi nói riêng đang từng bước được lai tạo, trọng lượng và chất lượng của đàn bò được nâng cao. Năm 2000 tổng đàn trâu bò khu vực miền núi là 6.500 con, tỷ lệ bò lai Sind đạt 33%; đến năm 2005 là 10.450 con, tỷ lệ lai Sind đạt trên 50%.

- Các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp khu vực miền núi:

Trong trồng trọt đã đưa các loại giống mới vào sản xuất như DV108, lúa nương LN93-2, bắp TSB1, mì KM94…Một số công cụ hỗ trợ cho sản xuất cũng đưa vào sản xuất như: công cụ sạ hàng, máy tuốt đạp chân, dụng cụ tẻ bắp…; mở 107 lớp huấn luyện về quản lý dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng (IPM) cho trên 3.210 lượt người là đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong chăn nuôi: ngoài tiếp thu kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, một số hộ đồng bào đã biết kết hợp chăn nuôi với khí biogas để khai thác khí từ phân của gia súc, chương trình khuyến nông đã lắp đặt 25 túi, nhiều hộ sau khi tham quan đã tự mua và lắp đặt đưa vào sử dụng. Khuyến nông thú y khu vực miền núi tập trung cho công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, tỷ lệ trâu bò tiêm phòng hàng năm đạt 80%, đàn heo đạt 75-80%. Ngoài công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, chương trình khuyến nông thú y cũng đã mở lớp tập huấn kỹ thuật về kỹ thuật thú y cho trên 7.000 lượt người tham gia.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình khuyến nông khuyến lâm khu vực miền núi từ 2001 – 2005 là 5.174 triệu đồng.

Nhìn chung, hoạt động khuyến nông đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội: làm thay đổi dần tập quán canh tác, đồng bào đã biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo.

1.4. Về lâm nghiệp

Thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng, đã trồng rừng tập trung được 5.425 ha/5.820ha. Đến cuối năm 2005 tổng diện tích rừng trồng trong toàn tỉnh đạt 34.856 ha nâng độ che phủ của rừng đạt 41,3%. Song song với công tác trồng rừng đã khoanh nuôi tái sinh được hơn 4.559 ha và giao khoán bảo vệ rừng đạt trên 32.974 ha.

Phát triển lâm nghiệp góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, từng bước nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tình trạng khai thác đốt rừng làm rẫy. Với diện tích rừng được giao khoán, chăm sóc bảo vệ và tham gia trồng mới hàng năm đã tạo thêm thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số trên 4 tỷ đồng.

1.5. Về phát triển giao thông

Thực hiện chương trình phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2001 – 2005, khu vực miền núi đã có 30% xã hưởng ứng xây dựng giao thông nông thôn. Bên cạnh đó việc triển khai các dự án WB2, ADB3 cùng với chương trình lồng ghép khác trên địa bàn cũng đã góp phần vào việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông miền núi.

Kết quả đã xây dựng mới được 94,3 km, nâng cấp 115,6 km trong đó phủ nhựa 80,5 km; xây dựng 42 cầu bằng bê tông cốt thép, 12 cầu treo dân sinh, ngầm tràn 2.100m với tổng kinh phí đầu tư là 96 tỷ đồng.

1.6. Về thương mại

- Mạng lưới thương mại: từ 2 cửa hàng và 8 quầy hàng năm 2001 đến cuối năm 2005 trên địa bàn hai huyện miền núi đã có 14 quầy hàng cùng với 61 đại lý chân rết bán và thu mua nông sản của đồng bào miền núi;

- Tổng doanh thu bán hàng trên địa bàn miền núi đạt 29 tỷ đồng. Ngoài các mặt hàng thiết yếu phục vụ tiêu dùng về sản xuất, còn cung ứng các mặt hàng chính sách cấp không thu tiền như: muối Iốt 1.517 tấn, vở học sinh 731.500 quyển. Trợ cước vận chuyển 5.736 tấn các mặt hàng bán phục vụ miền núi như gạo, giống cây trồng, phân bón, dầu hỏa;

- Tổ chức thu mua nông sản: giai đoạn 2001 -2005 chỉ thực hiện được 3.712 tấn với kinh phí trợ cước thu mua là 629 triệu đồng, đạt rất thấp (khoảng 23%) so với chỉ tiêu là 16.284 tấn. Nguyên nhân đạt thấp là do:

+ Số lượng mặt hàng nông sản nhỏ, lẻ, manh mún; phương thức thu mua chưa linh hoạt so với tư nhân;

+ Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền, nhân dân và ngành thương mại trong việc vận động nhân dân sản xuất, ký kết bao tiêu sản phẩm;

+ Nguồn vốn lưu động còn hạn chế, việc thu mua nông sản công ty phải chịu thuế giá trị gia tăng 5% trong khi hiệu quả kinh doanh trên địa bàn miền núi đạt thấp, phải đảm bảo chi phí lưu thông để phát triển thương mại miền núi là nghịch lý chưa giải quyết được.

2. Về xã hội

2.1. Công tác định canh, định cư

a) Di dãn dân định canh, định cư

Thực hiện di dãn dân tái định cư cho 290 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với kinh phí hỗ trợ là 1.390,95 triệu đồng, cụ thể:

- 47 hộ khu Giang Bay xã Khánh Phú;

- 11 hộ khu Ba Thác xã Khánh Trung;

- 47 hộ khu Trung tâm xã và 23 hộ thôn Ba Cẳng xã Khánh Hiệp;

- 28 hộ thôn Đồng Cau xã Suối Tân;

- 53 hộ khu C3 nông trường Bò giống xã Ninh Tây;

- 104 hộ Suối Giót xã Suối Cát.

Việc thực hiện công tác định canh, định cư đã góp phần sắp xếp lại dân cư hợp lý hơn, giải quyết nhu cầu về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay tình trạng du canh du cư không còn nữa, đồng bào đã ổn định nơi ở và ổn định sản xuất.

b) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu

Bằng các nguồn vốn đầu tư lồng ghép trên địa bàn miền núi như: chương trình 135, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, giao thông nông thôn v.v.. đã xây dựng được 41,5 km đường giao thông nội vùng; khai hoang 242,9 ha trồng cây công nghiệp và hoa màu; san ủi cải tạo xây dựng đồng ruộng 44,9 ha để trồng lúa nước; 143,5 ha lập khu dân cư mới; xây dựng 843 m2 trường học mẫu giáo và tiểu học; 100 giếng đào, 59 giếng khoan, 13 hệ thống cấp nước tập trung, 2 hệ thống nối mạng; trung tâm cụm xã bắc Khánh Vĩnh và các công trình phúc lợi khác như trạm xá, trụ sở thôn, khu sinh hoạt văn hóa v.v.. với tổng vốn đầu tư là 106.176,47 triệu đồng.

2.2. Hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Trước những năm 1999 tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi làm nhà ở với định mức là 1,8 triệu đồng/ hộ để mua tole và xi măng. Từ 1999 chương trình hỗ trợ nhà ở chính thức được thực hiện với định mức là 7-9 triệu đồng/nhà, qui mô nhà xây tường gạch, mái lợp tole, diện tích 32-35m2. Kết quả thực hiện 2001 – 2005 đã xây dựng được 4.280 nhà với kinh phí đầu tư là 35.900 triệu đồng và nâng tổng số nhà được xây dựng từ năm 1999 đến nay là 5.287 nhà với tổng kinh phí là 43.705 triệu đồng.

Chương trình xây dựng nhà ở đã giải quyết căn bản cho hơn 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số có nhà ở tương đối kiên cố và chất lượng nhà từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, với quan điểm hỗ trợ nhưng ở tỉnh đã hỗ trợ với mức tương đối cao, số còn lại như tô trát, cánh cửa hoặc trong quá trình sử dụng có hư hỏng nhẹ thì bà con tự khắc phục. Thực tế từ năm 1999 đến nay không ít hộ được hỗ trợ nhưng không đầu tư thêm nên nguyên trạng vẫn như cũ chưa kể do quá trình sử dụng quá lâu ngày và ý thức bảo quản chưa tốt cộng với những thiếu sót trong quản lý, thi công xây dựng chủ thể các chủ thầu, giá cả nguyên vật liệu tăng cao… đã làm cho chất lượng một số nhà xuống cấp nhanh.

2.3. Về y tế

Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đồng bào miền núi những năm qua có nhiều chuyển biến rõ rệt, cơ sở trang thiết bị y tế được tăng cường đầu tư: 100% xã đều có trạm y tế và có cán bộ y tế, hoạt động ngày càng được củng cố và đi vào nề nếp; có 39/49 trạm y tế có bác sĩ. Đến năm 2005 có 57/367 cán bộ y tế tại các cơ sở y tế là người dân tộc thiểu số (chiếm 15,5%). Đội ngũ y, bác sĩ được tăng cường, bổ sung; chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe khám, chữa bệnh cho khu vực miền núi được nâng cao; công tác phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm, các bệnh xã hội, bệnh thường lưu hành ở vùng đồng bào dân tộc miền núi như sốt rét, bướu cổ đạt kết quả tốt, không có dịch bệnh xảy ra; công tác truyền thông dân số - kế hoạch hóa gia đình và triển khai các mục tiêu của chiến lược truyền thông - giáo dục chuyển đổi hành vi dân số - sức khỏe sinh sản được thực hiện tốt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Trang thiết bị: Bằng nguồn vốn dự án y tế nông thôn đã bổ sung thêm trang thiết bị như: máy XQ, siêu âm, máy giúp thở, máy điện tim cho các phòng khám đa khoa khu vực và bệnh viện Khánh Vĩnh. Các trạm y tế được trang bị 01 bộ dụng cụ UNEP hoặc 01 bộ UNFPA và các dụng cụ khác…

Xây dựng cơ sở vật chất: xây dựng mới bệnh viện Khánh Sơn, có 13 trạm y tế xã, 2 phân trạm y tế, xây mới và sửa chữa 3 phòng khám đa khoa khu vực và sửa

chữa nhỏ 6 trạm y tế với tổng kinh phí là 8.425 triệu đồng.

2.4. Về giáo dục đào tạo

Chính sách trợ cấp hàng tháng đối với học sinh, sinh viên, chế độ cử tuyển học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cùng với hỗ trợ toàn bộ vở, sách giáo khoa, miễn giảm các khoản đóng góp đã tạo điều kiện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo miền núi những năm gần đây có nhiều tiến bộ, phát triển rất nhanh. Năm học 2005 – 2006 số học sinh các cấp khu vực miền núi là 14.177 em tăng 40% so với năm học 2001 – 2002; đặc biệt trong đó học sinh trung học cơ sở tăng gần 2,5 lần, trung học phổ thông tăng gần 3 lần. Đến năm 2005 số học sinh dân tộc thiểu số được cử tuyển là 172 học sinh, học các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là 722 học sinh.

Công tác chống mù chữ và phổ cập tiểu học tiếp tục được giữ vững và đạt chỉ tiêu huy động hàng năm. Riêng công tác phổ cập trung học cơ sở, đến cuối năm 2005 qua kết quả kiểm tra ở 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh đã đề nghị tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.

Về đội ngũ giáo viên: Năm học 2005 - 2006, 2 huyện miền núi số giáo viên tiểu học là 415 đạt tỷ lệ 1,22 giáo viên/ lớp (toàn tỉnh là 1,2 giáo viên/lớp) là 201 giáo viên Trung học cơ sở đạt tỷ lệ 1,66 giáo viên/ lớp (toàn tỉnh là 1,72 giáo viên/lớp).

Ngoài ra tỉnh có chính sách thu hút và đãi ngộ cán bộ, giáo viên vùng dân tộc miền núi như: phụ cấp 1 lần đối với người nhận công tác miền núi, phụ cấp đứng lớp, phụ cấp khu vực… mỗi tháng được trợ cấp 50.000 đồng/người; đầu tư xây dựng nhà công vụ, nhà tập thể, đã tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên lên công tác miền núi ổn định cuộc sống, yên tâm công tác lâu dài. Đến đầu năm học 2005-2006 tất cả trường học ở hai huyện miền núi đều được xây dựng kiên cố, khang trang hơn (từ cấp 4 trở lên) và được ưu tiên trang bị phương tiện nghe nhìn, cung cấp các loại báo cần thiết. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giai đoạn 2001-2005 là 19.270 triệu đồng.

Nhìn chung chất lượng giảng dạy và học vùng dân tộc miền núi vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả cuối năm học 2004-2005 số lượng học sinh trung bình và yếu vẫn còn cao (trên 60% ).

2.5. Về văn hóa thông tin, thể dục thể thao

Công tác văn hóa thông tin đối với miền núi đã có thay đổi tích cực, các hoạt động văn hóa truyền thống của các dân tộc được duy trì và phát triển, đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào được nâng lên rõ rệt; thiết chế văn hóa cơ sở được tăng cường, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động văn hóa tinh thần được quan tâm đầu tư (từ năm 2001 - 2005 xây dựng được 33 trạm truyền thanh); các sách báo, tạp chí cấp không thu tiền đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phát huy có hiệu quả đã giúp cho đội ngũ cán bộ cơ sở vùng núi nâng cao nhận thức về chính trị, tuyên truyền được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết và Chương trình công tác của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; phổ biến kiến thức văn hóa, kiến thức khoa học kỹ thuật góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào dân tộc miền núi.

Các cơ quan làm công tác dân tộc trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận tổ Quốc Việt Nam tỉnh, ngành văn hóa thông tin phát động phong trào thi đua xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa. Từ năm 2001-2005 đã xây dựng được 49 làng văn hóa. Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa còn thấp (mới đạt 27,4 %). Những phong tục tập quán lạc hậu đang dần mất đi, nếp sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ đang hình thành phát triển; công tác phủ sóng phát thanh, truyền thanh phát triển mạnh (đến nay diện tích phủ sóng phát truyền hình đạt 100 %). Chương trình Phát thanh - Truyền hình bằng tiếng dân tộc đã được thực hiện, tăng cường thời lượng phát sóng đáp ứng kịp thời, thông tin thời sự chính trị góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào. Các hoạt động thể dục thể thao ở cơ sở tiếp tục được quan tâm; các lễ hội truyền thống: cồng chiêng, dạ hội, già làng trưởng ban, giao lưu văn hóa và hội thao giữa các huyện, thị xã, giữa các dân tộc… đã được tổ chức nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.

Tổng kinh phí đầu tư cho phát triển văn hóa, thông tin, thể dục thể thao giai đoạn 2001 - 2005 là 2.766 triệu đồng.

Hệ thống chính trị cơ sở vùng miền núi đồng bào dân tộc tỉnh nhà những năm qua được tăng cường và củng cố; công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở được chú trọng; các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể từng bước được củng cố cả về tổ chức lực lượng và nội dung, phương thức công tác để nâng cao hiệu quả hoạt động; đội ngũ cán bộ người đồng bào dân tộc tại chỗ được tăng cường cả về số lượng cũng như chất lượng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số để tăng cường cho cấp xã được tỉnh đặc biệt quan tâm; thực hiện tốt việc luân chuyển điều động cán bộ tăng cường cho cấp huyện, xã miền núi. Nhờ vậy chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở miền núi đã được nâng cao hơn trước.

III. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC

1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Trong bối cảnh tỉnh ta có rất nhiều mục tiêu nhưng Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh vẫn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Chính sự quan tâm này đã thu hút sự tham gia của tất cả các tầng lớp nhân dân. Cùng với sự nỗ lực tỉnh là sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; sự tham gia tích cực của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các đơn vị Trung ương, quân đội đóng chân trên địa bàn tỉnh; sự vươn lên của cộng đồng, người dân và một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số.

Sự đầu tư của tỉnh cho miền núi đồng bào dân tộc trong những năm qua đã giúp cho đồng bào tiếp cận được các thành quả của quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh nhà, đã dần thu hẹp được khoảng cách chênh lệch về phát triển giữa miền núi với đồng bằng. Mặc dù chưa theo kịp với tốc độ phát triển của vùng đồng bằng song đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đã có những thay đổi tích cực: cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường hàng hóa đã bắt đầu hình thành, dần thay thế nền kinh tế tự cấp tự túc trước đây đối với đồng bào.

Hệ thống chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội miền núi đã tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống hộ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, từ hỗ trợ các dịch vụ xã hội cơ bản đến hỗ trợ phát triển sản xuất tăng thu nhập, hỗ trợ các nhà ở và xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm… Chính sự hỗ trợ này đã giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi có sự ổn định đời sống và làm tiền để đồng bào vươn lên thoát nghèo bền vững.

2. Những tồn tại cần khắc phục

Công tác điều hành, chỉ đạo và phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện chương trình chưa đồng bộ; chưa có sự phân công một cách cụ thể, rõ ràng rành mạch.

Công tác chỉ đạo, giám sát chưa được chặt chẽ, chậm phát hiện những mặt yếu kém, tồn tại. Công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, phần nhiều một số sai phạm được phát hiện do nhân dân và các cơ quan giám sát.

Chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, đều khắp về nhận thức xã hội, về trình độ hiểu biết và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, về ý thức tự lực tự cường, vai trò làm chủ, tích cực lao động sản xuất, hăng hái xây dựng cuộc sống mới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, tư tưởng tự ti, trông chờ ỷ lại vẫn còn lớn, một bộ phận còn chây lười lao động.

Quá trình triển khai thực hiện chương trình trồng cây lập vườn chưa có quy hoạch cụ thể và chưa xây dựng được mô hình sản xuất nông lâm kết hợp để đánh giá hiệu quả từ đó nhân rộng trên địa bàn.

Ý thức bảo quản, giữ gìn công trình đưa vào sử dụng trong cộng đồng dân tộc thiểu số chưa được nâng cao và việc bảo dưỡng, duy tu sửa chữa các công trình chưa thường xuyên nên nhanh xuống cấp, hư hỏng nhất là các công trình cấp nước sinh hoạt, các công trình thủy lợi.

Năng lực lãnh đạo, trình độ quản lý điều hành, phương pháp tuyên truyền vận động quần chúng, tổ chức thực hiện của hệ thống cán bộ cơ sở (xã, thôn, bản) còn nhiều, bất cập.

3. Bài học kinh nghiệm

Lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp phải tập trung và quyết liệt.

Chương trình hợp lòng dân, mang tính xã hội hóa cao được tất cả các tầng lớp nhân dân ủng hộ.

Phải có nguồn lực đủ và ổn định

Cơ chế quản lý đơn giản dễ thực hiện, tăng cường phân cấp và kịp thời điều chỉnh cơ chế cho phù hợp.

Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra.

Có thể khẳng định rằng kết quả thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2001 -2005 đã góp phần làm giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, làm thay đổi một cách cơ bản bộ mặt nông thôn, cải thiện rõ rệt đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh nhà, góp phần tăng cường đoàn kết, giữ vững an ninh chính trị trật tự, an toàn xã hội. Tuy vậy nhìn một cách tổng thể trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và tiến trình phát triển, có thể đánh giá một cách khái quát: kinh tế miền núi tỉnh nhà vẫn còn trong tình trạng chậm phát triển, trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, tỷ lệ nghèo theo chuẩn mới còn cao, tư tưởng trông chờ và ỷ lại vào sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh còn khá phổ biến… Chính vì vậy chương trình cần phải được tiếp tục thực hiện với những bước đi cụ thể, chắc chắn, hiệu quả hơn.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KT - XH MIỀN NÚI 2001 - 2005

TT

Danh mục

ĐVT

Mục tiêu 2001-2005

Thực hiện 2001-2005

% TH so với mục tiêu

1

2

3

4

5

6

I

Phát triển kinh tế hộ

 

 

 

 

1

Kinh tế vườn

 

 

 

 

 

- Số hộ

Hộ

6.132

7.474

121,89

 

- Diện tích

Ha

7.863,38

5.646,9

71,81

 

- Kinh phí

Tr.đ

30.510

23.189,0

76,00

2

Chăn nuôi bò

 

 

 

 

 

- Số lượng

Con

 

1.603

 

 

- Kinh phí

Tr.đ

 

6.412,0

 

II

Phát triển cây lúa nước

 

 

 

 

 

- Diện tích

Ha

1.305

1.168,7

89,56

 

Trong đó: hỗ trợ tự khai hoang

 

 

285,7

 

 

- Kinh phí

Tr.đ

53.267

48.502,66

91,06

III

Công tác quy hoạch

 

 

 

 

 

- Số xã

40

 

 

 

- Kinh phí

Tr.đ

2.000

 

 

IV

Nông nghiệp

 

 

 

 

1

Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng

 

 

 

 

 

- Số lượng

40

 

 

 

- Kinh phí

Tr.đ

380

 

 

2

Xây dựng cơ sở chế biến

 

 

 

 

 

- Số lượng

CS

2

 

 

 

- Kinh phí

Tr.đ

60

 

 

3

Lâm nghiệp

 

 

 

 

 

- Trồng rừng

Ha

2.800

5.425,0

193,75

 

- Khoanh nuôi rừng

Ha

12.240

4.559,0

37,25

 

- Kinh phí

Tr.đ

18.470

 

 

4

Khuyến nông, khuyến lâm

Tr.đ

2.280

5.174,0

226,93

V

Giao thông vận tải

 

 

 

 

 

- Làm mới

Km

123,8

94,3

76,17

 

- Nâng cấp tỉnh lộ 2, 8, 9

 

 

 

 

 

- Cầu, ngầm, tràn ...

 

 

 

 

 

- Vốn đầu tư

Tr.đ

66.000

95.918,0

145,33

VI

Thương mại

 

 

 

 

1

Thực hiện chính sách trợ giá trợ cước

Tr.đ

15.250

14.651,0

96,07

 

Trong đó: Trợ cước thu mua nông sản

Tấn

16.284

3.712,0

22,80

2

Xây dựng cửa hàng các xã miền núi

 

 

 

 

 

- Số lượng

Cái

25

7

28,00

 

- Vốn đầu tư

Tr.đ

1.250

800,0

64,00

VII

Công tác định canh, định cư

Tr.đ

23.000

107.567,42

467,68

VIII

Y tế

 

 

 

 

1

Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất

 

 

 

 

 

- Số lượng

Cơ sở

48

31

64,58

 

- Vốn đầu tư

Tr.đ

6.910

8.425,0

121,92

2

Đào tạo Y, Bác sỹ

 

 

 

 

 

- Số lượng

Người

66

162

245,45

 

- Vốn đầu tư

Tr.đ

440

 

 

IX

Giáo dục - đào tạo

 

 

 

 

1

Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất

 

 

 

 

 

- Số lượng

Cơ sở

8

5,0

62,50

 

- Vốn đầu tư

Tr.đ

14.480

19.270,0

133,08

2

Trợ cấp cho học sinh

 

 

 

 

 

- Số lượng

H.sinh

103.000

69.497

67,47

 

- Kinh phí

Tr.đ

12.500

58.919,0

471,35

X

Văn hóa - Thông tin

 

 

 

 

1

Trạm truyền thanh

 

 

 

 

 

- Số lượng

Trạm

30

33

 

 

- Kinh phí

Tr.đ

1.500

 

 

2

Xây dựng chương trình phát thanh tiếp hình, chiếu phim, văn nghệ

Tr.đ

1.200

2.766,0

230,50

XI

Công tác dân vận

 

 

 

 

1

Hỗ trợ công tác dân vận ở xã

 

 

 

 

 

- Số xã

38

 

 

 

- Kinh phí

Tr.đ

1.824

 

 

2

Đội Thanh niên tình nguyện

 

 

 

 

 

- Số lượng

Người

120

 

 

 

- Kinh phí

Tr.đ

5.856,0

 

 

XII

Xây dựng các chính sách kinh tế

Tr.đ

250

 

 

 

Tổng vốn

 

257.427,0

391.594,1

152,12

TỔNG HỢP THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU

(Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2001 - 2005)

TT

CHỈ TIÊU

ĐVT

Kế hoạch 2001-2005

Thực hiện 2001-2005

% TH/KH

1

2

3

4

5

6

I

Nông nghiệp

 

 

 

 

1

TRỒNG TRỌT

 

 

 

 

 

- Tổng diện tích gieo trồng hàng năm

ha

41.954

40.811

97,28

 

- Tổng sản lượng lương thực quy thóc

tấn

54.264

57.794

106,51

 

- Diện tích cây lương thực

 

 

 

 

 

+ Lúa nước

ha

5.198

4.975

95,71

 

+ Lúa rẫy

ha

4.220

4.881

115,66

 

+ Bắp

ha

11.995

13.001

108,39

 

+ Mỳ

ha

5.770

5.157

89,38

 

- Cây thực phẩm

ha

2.946

4.262

144,67

 

- Cây công nghiệp hàng năm

ha

10.636

8.438

79,33

 

- Cây công nghiệp dài ngày

ha

10.829

9.511

87,83

 

- Cây ăn quả

ha

2.590

4.059

156,72

2

CHĂN NUÔI

 

 

 

 

 

- Trâu

con

4.461

4.182

93,75

 

- Bò

con

37.080

39.236

105,81

 

- Heo

con

52.100

47.133

90,47

3

KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN LÂM

Tr.đồng

2.280

5.174

226,93

II

Lâm nghiệp

 

 

 

 

 

- Trồng rừng

ha

5.820

5.425

93,21

 

- Chăm sóc rừng trồng

ha

22.311

19.913

89,25

 

- Khai thác gỗ

m3

54.000

65.269

120,87

 

- Khai thác lồ ô

1000 cây

3.000

1.829

60,97

 

- Khai thác song mây

1000 sợi

1.000

308

30,80

III

Văn hóa - Xã hội

 

 

 

 

1

Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao - Truyền thanh tiếp hình

 

 

 

 

 

- Biểu diễn và hội diễn văn nghệ

lần

83

126

151,81

 

- Tổ đội thông tin lưu động

lần

30

102

340,00

 

- Chiếu bóng

buổi

2.600

6.890

265,00

 

- Xây dựng làng văn hóa

làng

35

49

140,00

 

- Truyền thanh truyền hình

giờ

88.400

90.500

102,38

 

- Tổ chức giải thể dục thể thao

giải

93

98

105,38

2

GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

- Học sinh nhà trẻ + mẫu giáo

học sinh

8.330

3.108

37,31

 

- Học sinh tiểu học

học sinh

27.330

48.990

179,25

 

- Học sinh cấp II

học sinh

7.160

7.839

109,48

 

- Học sinh cấp III

học sinh

1.655

3.914

236,50

 

- Học sinh DTNT

học sinh

2.880

4.752

165,00

 

- Học sinh cử tuyển

học sinh

 

172

 

 

- Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

học sinh

 

722

 

3

Y TẾ

 

 

 

 

 

- Số giường bệnh

giường

715

792

110,77

 

- Khám điều trị

lượt

493.687

685.609

138,88

 

- Tỷ suất sinh

26,07

 

 

 

- Tránh thai

người

6.340

1.670

26,34

Phần II

MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

I. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH

- Tỉnh hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện xóa đói giảm nghèo; hỗ trợ phát triển giáo dục; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; chăm lo đào tạo cán bộ cơ sở;

- Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là sự nghiệp của toàn dân, phát huy nội lực của nhân dân và cả cộng đồng;

- Tỉnh hỗ trợ bằng các chương trình, chính sách, dự án cụ thể.

II. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về trình độ sản xuất; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi một cách bền vững để đưa miền núi tỉnh nhà thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển, giảm khoảng cách phát triển giữa miền núi và đồng bằng. Tăng cường đoàn kết, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về phát triển kinh tế

a) Phát triển sản xuất

Tạo sự chuyển biến cơ bản, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc miền núi, tạo sự chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng gắn sản xuất với thị trường, nâng cao thu nhập. Với chỉ số:

- Thu nhập của 70% hộ đạt được mức bình quân đầu người từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/năm vào năm 2010.

- Trên 70% lao động là đồng bào dân tộc được tập huấn kỹ năng sản xuất và có từ 25 - 30% số lao động được đào tạo nghề từ 45 ngày trở lên có chứng chỉ.

b) Phát triển cơ sở hạ tầng

Đảm bảo các xã, thôn miền núi có đủ các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ có hiệu quả phát triển sản xuất và nâng cao đời sống văn hóa xã hội của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Với chỉ số:

- Tỷ lệ mặt đường bê tông xi măng, đường nhựa đạt trên 50% số km đường xã hiện có.

- Trên 95% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia.

- 100% xã và 40% thôn có nhà văn hóa.

- Đầu tư nâng cấp, xây dựng, duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất và trang thiết bị đồng bộ các trạm y tế, phòng khám đa khoa.

- Xây dựng chợ hoặc cửa hàng thương mại mua bán hàng hóa thiết yếu ở nơi cần thiết.

2.2. Về xã hội

Nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho nhân dân miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hải đảo nhằm thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Với chỉ số:

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 30% năm 2010 (mỗi năm từ 5 - 7%).

- Trên 90% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

- Kiểm soát, ngăn chặn các dịch bệnh nguy hiểm; tăng tỷ lệ hộ gia đình có công trình nhà vệ sinh lên 75%; 100% trạm y tế xã có bác sỹ về làm việc, khám chữa bệnh; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn dưới 20%.

- Xóa bỏ nhà ở dột nát, tranh tre; đảm bảo 100% hộ dân đều có nhà ở được xây dựng vững chắc.

- Hoàn thành phổ cập bậc trung học; tiếp tục duy trì và nâng cao tỷ lệ xóa mù chữ và chống tái mù chữ cho người dân tộc thiểu số.

- 85% cán bộ chủ chốt ở cơ sở được đào tạo chuẩn hóa theo quy định, 100% cán bộ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo đạt chuẩn theo quy định.

2.3. Thực hiện lồng ghép với các chương trình dự án khác

- 100% số trường theo quy hoạch mạng lưới trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng kiên cố và đồng bộ trang thiết bị đi kèm.

- 100% các xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng.

- 100% xã có trạm truyền thanh cơ sở; ở huyện được phủ sóng truyền hình, có chương trình phát tiếng dân tộc.

- Ổn định định canh định cư; chấm dứt tình trạng dư cư tự do.

- Về văn hóa thông tin:

+ 100% xã có Bưu điện văn hóa xã;

+ Trên 50% thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, trên 85% số hộ gia đình được xem truyền hình thường xuyên.

+ Tăng mức hưởng thụ văn hóa để giảm dần khoảng cách hưởng thụ giữa miền núi và đồng bằng; sưu tầm nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đồng bào dân tộc Răklây.

III. PHẠM VI CHƯƠNG TRÌNH

Đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo tỉnh Khánh Hòa. Trong đó chú ý và ưu tiên nguồn lực cho các xã, thôn thuộc khu vực II và III.

IV. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH           

1. Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Tập trung đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Cải tạo đồng ruộng, sửa chữa nâng cấp và xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ cho sản xuất.

- Đào tạo, bồi dưỡng lao động.

- Xây dựng các chương trình nâng cao kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, trồng và bảo vệ rừng, hỗ trợ giống cây, giống con.

- Xây dựng các mô hình kinh tế điển hình: kinh tế hộ, kinh tế trang trại …

- Xây dựng mô hình liên kết 4 nhà: Nhà nước - Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp

1.1. Giải pháp thực hiện

- Dự án khuyến nông, khuyến lâm hỗ trợ các hộ nghèo, có lao động, có đất nhưng thiếu kiến thức làm ăn, thiếu kỹ thuật về sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, lựa chọn và áp dụng được kỹ thuật và công nghệ phù hợp với điều kiện địa phương và của hộ.

Dự kiến có 70% số hộ được nâng cao kiến thức từ các dự án khuyến nông.

- Dự án xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả.

- Mở rộng mạng lưới thương mại đẩy mạnh thu mua nông sản góp phần từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với yêu cầu thị trường. Xây dựng quầy hàng thương mại hay chợ tại những nơi cần thiết.

- Thực hiện bằng các chính sách hỗ trợ:

Chính sách hỗ trợ giống cây, con có năng suất cao, hỗ trợ vật tư cho sản xuất: dụng cụ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Hỗ trợ giá đầu vào nguyên liệu sản xuất, trợ giá sản phẩm bán ra.

Hỗ trợ tín dụng cho người nghèo được vay vốn sản xuất.

Hỗ trợ các dịch vụ: thủy lợi, điện sản xuất …

Đối tượng là các hộ nghèo có đời sống khó khăn.

1.2. Vốn đầu tư phát triển sản xuất

a) Phát triển kinh tế hộ

Giai đoạn 2001 - 2005 bình quân mỗi hộ có 0,75ha vườn nhà, vườn rừng. Phấn đấu đến năm 2010 mỗi hộ có 1,5 - 2ha vườn rừng và 0,2 - 0,5ha vườn nhà trồng cây có hiệu quả và cho thu nhập ổn định.

- Vườn nhà:

+ Diện tích dự kiến là 500 ha cho khoảng 1.000 hộ;

+ Định mức hỗ trợ đầu tư là 5 triệu đồng/ha;

- Vốn đầu tư: 2,5 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, 50% do huyện huy động và nhân dân đóng góp.

- Vườn rừng:

Thực hiện phương án bóc tách đất lâm trường trên địa bàn 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh theo Quyết định 146/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thu hồi đất sản xuất của nông lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, diện tích đất bóc tách là 8.715ha. Dự kiến:

+ Diện tích đất giao cho dân lập vườn rừng là 6.100ha (khoảng 70%);

+ Suất đầu tư vườn rừng là 7 triệu đồng/ha;

+ Vốn đầu tư: 42,7 tỷ đồng.

Trong đó: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% chủ yếu là tiền giống, phân bón và công chăm sóc năm thứ nhất)

- Chăn nuôi:

+ Đối với những hộ không có điều kiện trồng cây lập vườn (neo đơn, thiếu lao động) hỗ trợ mỗi hộ 1 con bò cái sinh sản trị giá 5 triệu đồng để phát triển chăn nuôi.

+ Dự kiến hỗ trợ 1.000 con bò cho 1.000 hộ.

+ Vốn hỗ trợ: 5 tỷ đồng

+ Nguồn vốn: chủ yếu do các ngành, các địa phương huy động các đơn vị giúp đỡ.

- Phát triển nuôi cá nước ngọt:

Góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân, giảm suy dinh dưỡng và tạo việc làm cho đồng bào miền núi; giai đoạn 2006 - 2010 tiếp tục phát triển nuôi cá nước ngọt, khuyến khích đồng bào tận dụng mặt nước có sẵn trong tự nhiên (sông, suối, đầm ...) kết hợp với việc đào thêm ao từ những vùng đất có thể lấy nước trực tiếp từ sông, suối hoặc nước đọng lại, diện tích bình quân khoảng 500m2/ ao.

+ Tổng diện tích ao nuôi phát triển thêm là 10 ha.

+ Vốn hỗ trợ: 200 triệu đồng từ nguồn vốn khuyến ngư.

b) Cải tạo đồng ruộng

Đối với những diện tích đồng ruộng cho năng suất thấp cần phải cải tạo lại bằng cách cày xới, bón phân hữu cơ và trồng cây có khả năng tăng độ màu mỡ cho đồng ruộng, tu bổ sửa chữa kênh mương nội đồng v.v..

Diện tích đồng ruộng cần phải cải tạo khoảng 200ha;

Kinh phí đầu tư: 1,2 tỷ đồng

c) Sửa chữa nâng cấp và xây dựng các công trình thủy lợi: 36 tỷ đồng

d) Hỗ trợ tự khai hoang trồng lúa nước:

Giai đoạn 2006 - 2010 tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự khai hoang trồng lúa nước. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách hàng năm của các huyện, thị xã.

e) Thương mại miền núi:

- Mở rộng mạng lưới thương mại đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa trên địa bàn miền núi. Tăng số quầy hàng hiện nay từ 14 lên 20 quầy hàng.

- Tổ chức tốt bộ máy thu mua đảm bảo tiêu thụ ít nhất 50% sản lượng nông sản chủ yếu trên địa bàn miền núi như: mì lát, bắp, đậu, mía tím, chuối... Giai đoạn 2006 - 2010 dự kiến thu mua 6.050 tấn nông sản hàng hóa.

- Tăng cường nguồn hàng cho các quầy hàng xã từ các hàng nhu yếu phẩm đến các mặt hàng phục vụ nhu cầu nhỏ lẻ của đồng bào. Đảm bảo đủ cơ số hàng thiết yếu và lương thực, thực phẩm dự trữ phòng chống thiên tai bão lụt.

- Nhu cầu vốn đầu tư: 14 tỷ đồng

(Có đề án thu mua nông sản trên địa bàn miền núi giai đoạn 2006 - 2010 của Công ty Thương mại Dịch vụ miền núi riêng)

g) Chính sách hỗ trợ giống cây, con có năng suất cao, hỗ trợ vật tư cho sản xuất như: dụng cụ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật:

Hàng năm, kinh phí thực hiện chính sách TGTC, hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn khoảng 4,45 tỷ đồng;

Tổng kinh phí giai đoạn 2006 - 2010 là 22,25 tỷ đồng.

2. Phát triển cơ sở hạ tầng

Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hoàn chỉnh.

- Xây dựng các công trình có quy mô nhỏ dưới 1 tỷ đồng như: đường liên thôn, đường nội vùng khu dân cư, khai hoang, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản ...

- Các công trình có quy mô lớn trên 1 tỷ đồng thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án của các Sở, ngành và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của các huyện, thị xã trong kế hoạch 2006 - 2010.

- Vốn đầu tư dự kiến: 100 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 20 tỷ đồng.

3. Phát triển nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và năng lực cộng đồng

- Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn và đào tạo nghề cho thanh niên, những người ở độ tuổi từ 17 đến 55 ở nông thôn (mỗi thôn ít nhất có 2 khuyến nông viên). Cơ chế đào tạo vận dụng theo Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

- Đào tạo cán bộ cơ sở về năng lực quản lý Nhà nước, quản lý xã hội đáp ứng những tiêu chuẩn quy định.

- Đào tạo cộng đồng nâng cao năng lực giám sát các hoạt động trên địa bàn theo quy chế giám sát tại Quyết định 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.

- Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của người dân về sở hữu, về trách nhiệm; trợ giúp pháp lý miễn phí để nâng cao nhận thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhu cầu vốn dự kiến: 2,5 tỷ đồng, bình quân 0,5 tỷ đồng/năm

4. Cải thiện nâng cao đời sống nhân dân

Cải thiện môi trường sống, tăng khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ xã hội cơ bản, đồng thời nâng cao dân trí, giảm khoảng cách chênh lệch giữa miền núi và đồng bằng; cải thiện môi trường sống của đồng bào dân tộc miền núi cần tập trung vào các vấn đề bức xúc nhất là: nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tại Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ theo đề án được duyệt.

- Cơ bản hoàn thành hỗ trợ làm nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Giải quyết cơ bản vấn đề nước sinh hoạt và tăng dần tỷ lệ hộ dùng nước sạch theo mục tiêu.

- Tiếp cận các dịch vụ xã hội: Bảo hiểm Y tế, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, thông tin …

- Thực hiện các chính sách học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.

- Nguồn vốn thực hiện: chủ yếu lồng ghép các chương trình dự án các sở, ngành: Văn hóa Thông tin, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giáo dục Đào tạo …

V. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

1. Tổng vốn đầu tư cho chương trình

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung

Vốn đầu tư

Ghi chú

1

Phát triển sản xuất

123.860

 

- Phát triển kinh tế hộ

50.400

 

- Cải tạo đồng ruộng

1.200

 

- Sửa chữa nâng cấp, xây dựng các công trình thủy lợi

36.000

 

- Phát triển thương mại miền núi

14.010

 

- Chính sách hỗ trợ miền núi

22.250

 

2

Phát triển cơ sở hạ tầng

100.000

 

3

Nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và năng lực cộng đồng

2.500

 

4

Cải thiện nâng cao đời sống nhân dân

84.107

 

 

- Thực hiện hỗ trợ theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg

62.665

 

- Hỗ trợ làm nhà đồng bào dân tộc thiểu số

21.442

 

5

Chi phí quản lý giám sát (1%)

1.847

 

 

Tổng vốn

312.314

 

2. Nguồn vốn thực hiện

Tổng vốn đầu tư: 312,314 tỷ đồng

Trong đó:

- Ngân sách tỉnh:

243,234 tỷ đồng

- Ngân sách TW:

43,27 tỷ đồng

- Vốn vay:

6,75 tỷ đồng

- Vốn huy động:

14,79 tỷ đồng

- Nhân dân đóng góp:

4,27 tỷ đồng

(Chi tiết nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư xem phụ lục đính kèm)

3. Phân kỳ đầu tư

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung

Tổng vốn

Phân ra

2006

2007

2008

2009

2010

1. Phát triển sản xuất

123.860

23.700

25.740

23.640

26.840

23.940

- Phát triển kinh tế hộ

50.400

8.790

10.740

10.290

10.290

10.290

- Cải tạo đồng ruộng

1.200

 

300

300

300

300

- Sửa chữa nâng cấp, xây dựng các công trình thủy lợi

36.000

7.700

7.000

7.300

7.000

7.000

- Phát triển thương mại miền núi

14.010

3.060

3.200

1.000

4.750

2.000

- Chính sách hỗ trợ miền núi

22.250

4.150

4.500

4.750

4.500

4.350

2. Phát triển cơ sở hạ tầng

100.000

20.000

20.000

20.000

20.000

20.000

3. Nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và năng lực cộng đồng

2.500

200

600

600

600

500

4. Cải thiện nâng cao đời sống nhân dân

84.107

21.200

32.707

30.200

 

 

- Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg

62.665

21.200

21.465

20.000

 

 

- Hỗ trợ làm nhà đồng bào dân tộc thiểu số

21.442

 

11.242

10.200

 

 

5. Chi phí quản lý giám sát (1%)

1.847

367

496

465

268

251

Tổng cộng

312.314

65.467

79.543

74.905

47.708

44.691

VII. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG THỰC HIỆN

1. Giải pháp về huy động nguồn lực cho chương trình

- Giải pháp về vốn: tỉnh đảm bảo đủ và ổn định nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh hàng năm. Đồng thời rà soát bổ sung các hạng mục công trình, các chính sách để giúp đỡ hỗ trợ; tranh thủ các nguồn vốn ngoài ngân sách tỉnh; phân công các đơn vị tham gia giúp đỡ;

- Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội… huy động các nguồn vốn giúp đỡ và hỗ trợ bằng các hình thức khác như giúp công lao động, vật tư, giống cây, con…;

- Đối với các mặt hàng phục vụ miền núi, doanh nghiệp được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi;

- Tổ chức huy động nội lực trong cộng đồng.

2. Có cơ chế quản lý đơn giản phù hợp.

3. Thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ lồng ghép với các nhiệm vụ của chương trình.

4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện chương trình: Từ năm 2006 đến hết năm 2010.

2. Cơ chế quản lý

- Nguyên tắc chung: Công khai - Dân chủ - Minh bạch - Kỷ cương, phân cấp mạnh cho cấp xã;

- Đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: bổ sung, sửa đổi cơ chế quản lý cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Các dự án khác thiết kế theo cơ chế đơn giản, hiệu quả;

- Quan tâm cơ chế chính sách cho vấn đề quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình.

3. Giám sát đánh giá

- Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu làm cơ sở so sánh, đánh giá hàng năm và khi kết thúc chương trình;

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát và đánh giá đồng bộ và phù hợp ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện và xã;

- Xây dựng cơ chế giám sát phối hợp bao gồm cơ chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, định kỳ đánh giá, trách nhiệm các bên…

KẾT LUẬN

Phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo giai đoạn 2006 - 2010 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XV đã đề ra. Đây là một nhiệm vụ khó khăn nặng nề đòi hỏi các ngành, các cấp, các địa phương cần phải nỗ lực, có sự phối hợp một cách đồng bộ nhằm tạo ra sự chuyển biến một cách rõ rệt về ý thức sản xuất, nâng dần ý thức trách nhiệm của đồng bào đối với cộng đồng; cải

thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo tỉnh Khánh Hòa một cách bền vững; tăng cường đoàn kết, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 77/2006/QĐ-UBND Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2006-2010

  • Số hiệu: 77/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/09/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Lê Xuân Thân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/09/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản