Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/2005/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 27 tháng 8 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ CỦA THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 16 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 136/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-BGTVT-BNV ngày 06/01/2005 của Liên Bộ: Bộ Giao thông Vận tải - Bộ Nội vụ hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Thanh tra giao thông vận tải ở địa phương;
Xét đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 40/TTr-GTVT ngày 30/3/2005 về việc xin phê duyệt đề án kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở thuộc Sở Giao thông Vận tải (kèm theo Đề án số 150/ĐA-GTVT ngày 30/3/2005 xây dựng vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Thanh tra Sở) và đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 185/TTr-SNV ngày 07/7/2005 về việc kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kiện toàn Thanh tra Sở Giao thông Vận tải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Ban Thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải và chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, biên chế của các Đội Thanh tra giao thông thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã về Sở Giao thông Vận tải quản lý.
1. Vị trí, chức năng:
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải là cơ quan của Sở Giao thông Vận tải, thuộc hệ thống thanh tra giao thông vận tải, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải. Thanh tra Sở chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ thanh tra Nhà nước của Thanh tra tỉnh và thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải.
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.
Trụ sở: Đặt tại Văn phòng Sở Giao thông Vận tải, Đường 17/8, phường Phan Thiết, thị xã Tuyên Quang.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
2.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trình Giám đốc Sở phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
2.2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính (thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Sở).
a. Thanh tra, kết luận, quyết định theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định xử lý.
b. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính theo hướng dẫn của thanh tra tỉnh.
2.3. Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo quy định tại khoản 4, Điều 12, Nghị định số 136/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải.
a. Thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng đường bộ, đường thuỷ nội địa do địa phương trực tiếp quản lý;
b. Thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn của phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa.
c. Thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải.
d. Phối hợp và hỗ trợ chính quyền cấp huyện, cấp x•, thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải trong việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, hành lang bảo vệ luồng đường thuỷ nội địa.
đ. Thanh tra kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép do địa phương trực tiếp quản lý trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đào tạo, cấp bằng, cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ cho người điều khiển phương tiện giao thông và người vận hành phương tiện thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải.
e. Khi có yêu cầu, phối hợp với thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải của thanh tra trung ương trong việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kiểm định kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông vận tải.
g. Phối hợp với lực lượng Công an và các tổ chức, lực lượng có liên quan khác trong việc phòng ngừa và xử lý các vi phạm về trật tự an toàn giao thông vận tải.
2.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo:
a) Chủ trì hoặc tham gia tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;
b) Giúp Giám đốc Sở giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở đối với tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
c) Theo dõi, kiểm tra các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở trong việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.5. Thực hiện công tác phòng ngừa, chống tham nhũng trong lĩnh vực giao thông vận tải ở tỉnh theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.
2.6. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống l•ng phí.
2.7. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định sau thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở.
2.8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải:
a. Thanh tra việc chấp hành các quy trình, quy phạm, quy định về chuyên môn - kỹ thuật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 của Nghị định 136/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải;
b. Đình chỉ hành vi trái pháp luật chuyên ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi đó gây nên thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
c. Tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.
d. áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2.9. Chủ trì tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra; được sử dụng cộng tác viên thanh tra theo quy định của pháp luật.
2.10. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản và kinh phí phục vụ hoạt động của thanh tra Sở Giao thông Vận tải.
2.11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ do Giám đốc Sở Giao thông Vận tải giao.
3. Kinh phí hoạt động:
Kinh phí hoạt động của Thanh tra giao thông do ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 2. Tổ chức, biên chế Thanh tra Sở Giao thông Vận tải:
Biên chế Thanh tra Sở được xác định: 20 người, bao gồm:
1- Biên chế của Ban Thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải: 03 người.
2- Chuyển toàn bộ biên chế của các Đội Thanh tra giao thông thuộc UBND các huyện, thị xã quản lý về Sở Giao thông Vận tải để giao cho Thanh tra Sở quản lý: 15 người.
3- Bổ sung vào tổng biên chế của Sở Giao thông Vận tải: 02 người.
Bố trí cụ thể như sau:
- Chánh Thanh tra Sở: 01 người.
- Phó Chánh Thanh tra Sở: 01 người.
- Tổ Thanh tra hành chính: 02 người
- Kế toán + Thống kê: 01 người
- Tạp vụ + Thủ quỹ thực hiện chế độ hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ: 01 người
- Đội Thanh tra giao thông huyện Na Hang: 02 người
- Đội Thanh tra giao thông huyện Chiêm Hoá: 02 người
- Đội Thanh tra giao thông huyện Hàm Yên: 02 người
- Đội Thanh tra giao thông huyện Yên Sơn: 02 người
- Đội Thanh tra giao thông huyện Sơn Dương: 02 người
- Đội Thanh tra giao thông thị xã Tuyên Quang: 04 người
Điều 3. Giao trách nhiệm:
1. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và các cơ quan có liên quan lập hồ sơ chuyển giao biên chế, trang thiết bị vật chất, tài liệu và giải quyết dứt điểm các tồn tại có liên quan của các Đội Thanh tra giao thông thuộc UBND các huyện, thị xã để tổ chức thanh tra Sở Giao thông Vận tải đi vào hoạt động thực hiện nhiệm vụ thanh tra giao thông trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông Vận tải giải quyết dứt điểm những vấn đề liên quan đến hoạt động của các Đội Thanh tra giao thông huyện, thị xã theo đúng các quy định của Nhà nước.
3. Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười ngày kể từ ngày ký.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải; Chủ tịch UBND các huyện, thị x•, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 36/2006/QĐ-UBND phê duyệt đề án chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Giao thông vận tải do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Quyết định 691/2010/QĐ-UBND phê duyệt Đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức, biên chế của Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 1169/2006/QD-UBND thành lập Ban Đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, trên cơ sở kiện toàn Ban Đăng kiểm thuộc Sở Giao thông vận tải Ninh Bình
- 4Quyết định 463/QĐ-UBND năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hết hiệu lực thi hành do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 5Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Quyết định 36/2006/QĐ-UBND phê duyệt đề án chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Giao thông vận tải do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Quyết định 463/QĐ-UBND năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hết hiệu lực thi hành do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 1Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 136/2004/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Giao thông vận tải
- 4Luật Thanh tra 2004
- 5Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-BGTVT-BNV hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của thanh tra giao thông vận tải ở địa phương do Bộ Giao thông vận tải - Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 691/2010/QĐ-UBND phê duyệt Đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức, biên chế của Sở Giao thông vận tải tỉnh Ninh Thuận
- 7Quyết định 1169/2006/QD-UBND thành lập Ban Đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, trên cơ sở kiện toàn Ban Đăng kiểm thuộc Sở Giao thông vận tải Ninh Bình
- 8Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định
Quyết định 77/2005/QĐ-UBND kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế Sở Giao thông vận tải tỉnh Tuyên Quang
- Số hiệu: 77/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/08/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Lê Thị Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/09/2005
- Ngày hết hiệu lực: 05/08/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra