Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 764/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2007 |
|
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA BỘ TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 74/2006/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động Thanh tra Tư pháp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Thanh tra Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Thanh tra Bộ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
|
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 764/QĐ-BTP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
Thanh tra Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Thanh tra Bộ) là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp; thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng theo thẩm quyền.
Thanh tra Bộ chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng Thanh tra về công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra.
Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 7 của Nghị định số 74/2006/NĐ-CP ngày 01/8/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Đề xuất các chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực Thanh tra Tư pháp;
2. Xây dựng trình Bộ trưởng kế hoạch, chương trình công tác dài hạn, hàng năm; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó sau khi được phê duyệt;
3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra tư pháp để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện các văn bản đó;
4. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành các mẫu sổ sách, giấy tờ về thanh tra tư pháp và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp;
5. Thực hiện quản lý, sử dụng đội ngũ công chức của Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
6. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, quản lý kinh phí, cơ sở vật chất của Thanh tra Bộ theo quy định;
7. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Thanh tra Bộ gồm có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các phòng chuyên môn sau:
a) Phòng Hành chính, tổng hợp, tiếp công dân;
b) Phòng Thanh tra hành chính;
c) Phòng Thanh tra chuyên ngành.
2. Biên chế của Thanh tra Bộ thuộc biên chế hành chính của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Thanh tra Bộ.
Điều 4. Phòng Hành chính, tổng hợp, tiếp công dân
Phòng Hành chính, tổng hợp, tiếp công dân có chức năng giúp Chánh Thanh tra xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; điều phối hoạt động chung của Thanh tra Bộ; Thực hiện các nhiệm vụ: hành chính, tổng hợp; quản lý về tài chính, kế toán và công tác tiếp công dân.
Điều 5. Phòng Thanh tra hành chính
Phòng Thanh tra hành chính có chức năng giúp Chánh Thanh tra tổ chức thực hiện các hoạt động thanh tra hành chính; xem xét, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện các công việc khác khi được Chánh Thanh tra giao.
Điều 6. Phòng Thanh tra chuyên ngành
Phòng Thanh tra chuyên ngành có chức năng giúp Chánh Thanh tra tổ chức thực hiện các hoạt động thanh tra chuyên ngành; xem xét, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật, bao gồm: kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; công chứng, chứng thực; hộ tịch; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; quốc tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; trợ giúp pháp lý; đăng ký giao dịch bảo đảm; hợp tác với nước ngoài về pháp luật và công tác tư pháp khác; thực hiện các công việc khác khi được Chánh Thanh tra giao.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC THUỘC THANH TRA BỘ
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh Thanh tra
Chánh thanh tra là công chức lãnh đạo, đứng đầu Thanh tra Bộ, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về quản lý, điều hành các hoạt động của Thanh tra Bộ.
Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 8 của Nghị định số 74/2006/NĐ-CP ngày 01/8/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp và các nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra Bộ quy định tại Điều 2 của Quy chế này;
2. Phân công nhiệm vụ, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Chánh Thanh tra;
Khi vắng mặt, Chánh Thanh tra uỷ nhiệm cho một Phó Chánh Thanh tra quản lý, điều hành công việc chung của Thanh tra Bộ. Phó Chánh Thanh tra được uỷ nhiệm chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về kết quả thực hiện các công việc do Chánh Thanh tra uỷ nhiệm;
3. Quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, chế độ làm việc, mối quan hệ công tác của các phòng và các chức danh cán bộ, công chức của Thanh tra Bộ; ban hành các nội quy, lề lối làm việc nội bộ trong Thanh tra Bộ;
4. Sắp xếp, bố trí, sử dụng, đánh giá, khen thưởng, thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, người lao động; thực hiện các trình tự, thủ tục về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng theo quy định của pháp luật;
5. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, đảm bảo tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của Thanh tra Bộ, sử dụng có hiệu quả kinh phí và tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
6. Phối hợp tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra tư pháp;
7. Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính của Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật và của Bộ;
8. Làm chủ tài khoản của Thanh tra Bộ; quản lý tài sản và tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán của Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật;
9. Bảo đảm, phát huy dân chủ trong hoạt động của Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật và của Bộ;
10. Ký các văn bản theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ;
11. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng khi có những khuyết điểm về quản lý và khi để xảy ra tình trạng quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, gây thiệt hại lớn trong đơn vị;
12. Duy trì kỷ luật lao động của Thanh tra Bộ theo các quy định hiện hành;
13. Tạo điều kiện để tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của Thanh tra Bộ hoạt động có hiệu quả; phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của Bộ và của Thanh tra Bộ trong việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi của cán bộ, công chức;
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chánh Thanh tra
Phó Chánh Thanh tra là công chức lãnh đạo, giúp Chánh Thanh tra quản lý, điều hành hoạt động của Thanh tra Bộ, được Chánh Thanh tra phân công trực tiếp chỉ đạo thực hiện một số mặt công tác của Thanh tra Bộ, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về việc thực hiện những mặt công tác đó.
Phó Chánh Thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được Chánh Thanh tra phân công;
2. Chỉ đạo, kiểm tra, duy trì kỷ luật của các phòng và công chức được Chánh Thanh tra phân công trực tiếp chỉ đạo;
3. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khi được Chánh Thanh tra uỷ nhiệm; báo cáo, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về những công việc được Chánh Thanh tra uỷ nhiệm;
4. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật khi có những khuyết điểm về quản lý và khi để xảy ra tình trạng quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, gây thiệt hại lớn trong lĩnh vực được phân công;
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Thanh tra giao.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng
Trưởng phòng có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị mình.
Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ được Trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về kết quả thực hiện các nhiệm vụ đó.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức và người lao động
Công chức và người lao động thuộc Thanh tra Bộ được hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm chấp hành sự chỉ đạo của người quản lý trực tiếp, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC
Thanh tra Bộ làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ, công chức và người lao động trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Điều 12. Quan hệ của Thanh tra Bộ trong cơ quan Bộ
1. Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ trưởng; báo cáo, đề nghị Bộ trưởng xem xét, quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ về lĩnh vực thanh tra; đề xuất với Bộ trưởng quan điểm, các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra tư pháp .
2. Thanh tra Bộ chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ chung của Bộ.
Điều 13. Quan hệ với Thanh tra Chính phủ và các đơn vị khác ngoài Bộ Tư pháp
1. Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện các chế độ thông tin, báo cáo với Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ là đầu mối giúp Bộ trưởng phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức liên quan ngoài Bộ trong việc tổ chức thanh tra liên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các công tác khác thuộc phạm vi quyền hạn của Thanh tra Bộ.
Điều 14. Quan hệ với Sở Tư pháp
Thanh tra Bộ giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Sở Tư pháp trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra tư pháp, nhằm bảo đảm sự quản lý thống nhất trong toàn quốc về thanh tra tư pháp.
Trong quan hệ công tác với các cơ quan tư pháp địa phương, Thanh tra Bộ thực hiện:
1. Hướng dẫn cơ quan tư pháp địa phương xây dựng kế hoạch thanh tra, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Ngành theo quy định của pháp luật về thanh tra và khiếu nại, tố cáo.
2. Phối hợp cùng cơ quan tư pháp địa phương tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Kế hoạch và Quyết định của người ra quyết định thanh tra; phối hợp hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác thanh tra, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Phối hợp với Sở Tư pháp mở các lớp bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác thanh tra cho các địa phương.
4. Bảo đảm chế độ thông tin giữa Thanh tra Bộ với cơ quan tư pháp địa phương trong lĩnh vực thanh tra./.
BỘ TRƯỞNG
Uông Chu Lưu
- 1Nghị định 74/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp
- 2Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 3Nghị định 62/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 4Luật Thanh tra 2004
- 5Quyết định 1768/QĐ-BKHĐT năm 2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Quyết định 764/QĐ-BTP năm 2007 về quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
- Số hiệu: 764/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/05/2007
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Uông Chu Lưu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/05/2007
- Ngày hết hiệu lực: 09/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra