Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 762/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KH&CN ĐƯA VÀO TUYỂN CHỌN VÀ XÉT CHỌN THỰC HIỆN TỪ NĂM 2012 THUỘC “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020”

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v ban hành Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục các nhiệm vụ KHCN đưa vào tuyển chọn, xét chọn thực hiện từ năm 2012 thuộc “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020” (Danh sách tại Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Việc tuyển chọn, xét chọn được thực hiện theo Quy chế quản lý đề tài, dự án nghiên cứu KHCN của Bộ Nông nghiệp và PTNT được ban hành theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11/5/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ KHCN (để b/c);
- Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuân Thu

 


DANH MỤC

CÁC NHIỆM VỤ DỰ KIẾN TUYỂN CHỌN, XÉT CHỌN CHO KẾ HOẠCH KHCN NĂM 2012
(Kèm theo Quyết định số 762/QĐ-BNN-KHCN ngày 18/04/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tên nhiệm vụ KHCN

Mục tiêu

Dự kiến kết quả

Phương thức tổ chức thực hiện

1.

Ứng dụng di truyền số lượng và di truyền phân tử để tạo vật liệu ban đầu cho chọn giống tôm sú theo tính trạng tăng trưởng.

Xây dựng được vật liệu ban đầu có biến dị di truyền cao phục vụ cho chọn giống tôm sú theo tính trạng tăng trưởng

- Các chỉ thị AND đánh giá biến dị di truyền của các quần đàn

- Hình thành vật liệu ban đầu cho chọn giống gồm 1.000 con tôm bố mẹ (F1) (khối lượng tôm cái trung bình 120g/con, tôm đực 80g/con)

- Ước tính được các thông số di truyền theo tính trạng tăng trưởng

- Đánh giá hiệu quả chọn lọc về tính trạng tăng trưởng qua các thế hệ

Tuyển chọn

2.

Ứng dụng di truyền số lượng và di truyền phân tử để tạo vật liệu ban đầu cho chọn giống tôm chân trắng theo tính trạng tăng trưởng.

Xây dựng được vật liệu ban đầu có biến dị di truyền cao phục vụ cho chọn giống tôm chân trắng theo tính trạng tăng trưởng

- Các chỉ thị AND đánh giá biến dị di truyền của các quần đàn

- Hình thành vật liệu ban đầu cho chọn giống gồm 1.000 con tôm bố mẹ (F2) (khối lượng tôm cái trung bình 40g/con, tôm đực 30g/con)

- Ước tính được các thông số di truyền theo tính trạng tăng trưởng

- Đánh giá hiệu quả chọn lọc về tính trạng tăng trưởng qua các thế hệ

Tuyển chọn

3.

Nghiên cứu hội chứng gan tụy trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Đồng bằng sông Cửu Long

- Xác định tác nhân gây bệnh

- Phát triển kỹ thuật chẩn đoán

- Tác nhân gây bệnh

- Quy trình và KIT chẩn đoán bệnh trên cơ sở kỹ thuật sinh học phân tử

- Đề xuất biện pháp phòng trị

Tuyển chọn

4.

Nghiên cứu di truyền học các chủng Aeromonas hydrophila gây bệnh trên cá tra

Xác lập các chủng độc lực cao để phát triển vaccine phòng bệnh cho cá

- Chủng vi khuẩn gây bệnh độc lực cao trên cá tra.

- Các gen quyết định độc lực của vi khuẩn gây bệnh.

- Thử nghiệm tạo vaccine ở quy mô thí nghiệm.

Tuyển chọn

5.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lên men để tăng khả năng sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp trong sản xuất thức ăn cho cá rô phi

Tạo ra công nghệ sử dụng hiệu quả các phế phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất thức ăn giá rẻ cho cá rô phi

- Xác định được thành phần dinh dưỡng của các phế phụ phẩm nông nghiệp có thể sử dụng làm thức ăn cho cá rô phi.

- Quy trình lên men bằng các vi khuẩn và enzyme cho các phế phụ phẩm nông nghiệp.

- Xây dựng được công thức thức ăn có thành phần dinh dưỡng phù hợp và giá thành rẻ cho cá rô phi.

- 2000 kg thức ăn

Tuyển chọn

6.

Nghiên cứu sử dụng các hoạt chất sinh học bổ sung vào thức ăn nuôi phát dục tôm sú, tôm chân trắng nhằm nâng cao chất lượng đàn tôm bố mẹ.

Nâng cao chất lượng đàn tôm bố mẹ thông qua thức ăn, cải thiện khả năng sinh sản của tôm sú, tôm chân trắng

- Xác định cơ chế tác động của các hoạt chất sinh học lên khả năng sinh sản của tôm sú và tôm chân trắng bố mẹ.

- Quy trình sử dụng hoạt chất trong nuôi tôm phát dục tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

- Tỷ lệ thành thục, tỷ lệ đẻ, sinh sản, tỷ lệ nở cải thiện 10-15% so với đối chứng

Tuyển chọn

7.

Nghiên cứu phân lập các chủng vi sinh vật từ hải miên có khả năng sinh hoạt chất kháng Helicobacter pylori

Phân lập và lựa chọn được một số chủng vi sinh vật có khả năng sinh hoạt chất kháng Helicobacter pylori từ hải miên Việt Nam

- 2 đến 3 chủng vi sinh vật phân lập từ hải miên có khả năng sinh hoạt chất kháng H. pylori

- Quy trình lên men và thu nhận các hoạt chất sinh học quy mô phòng thí nghiệm,

- Báo cáo kết quả thử hoạt tính in vitro kháng H. pylori

Tuyển chọn

8.

Nghiên cứu quy trình sản xuất thực phẩm chức năng giàu hoạt chất alkyl-glyxeryl ete từ nội tạng động vật thủy sản

Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng giàu alkyl-glyxery ete từ nội tạng động vật thủy sản có khả năng hỗ trợ giảm cholesterol máu và viêm khớp.

- Qui trình công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng giàu hoạt chất alkyl-glyxeryl ete từ nội tạng động vật thủy sản (cá, mực, thân mềm).

- 1-2 kg chế phẩm hoạt chất alkyl-glyxeryl từ nội tạng động vật thủy sản.

- 50 kg thực phẩm chức năng giàu hoạt chất alkyl-glyxeryl ete từ nội tạng động vật thủy sản đảm bảo tiêu chuẩn thực phẩm chức năng của Cục ATVNTP - Bộ Y tế.

Tuyển chọn

9.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ enzyme để sản xuất bột đạm thủy phân giàu axít amin từ moi và cá nục ứng dụng trong sản xuất nước mắm công nghiệp

Sản xuất được bột đạm thủy phân giàu axít amin cho sản xuất nước mắm công nghiệp từ moi và cá nục

- Quy trình công nghệ tạo bột đạm thủy phân giàu axít amin từ moi và cá nục sử dụng cho sản xuất nước mắm công nghiệp

- 1000kg sản phẩm dạng bột.

- Hàm lượng Nitơ a xít min đạt trên 60% so với Nitơ tổng

- Thành phần axít amin phù hợp với nguyên liệu sử dụng

- Ứng dụng trong sản xuất nước mắm công nghiệp có hàm lượng nitơ tổng số 15g/lít đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng.

Tuyển chọn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 762/QĐ-BNN-KHCN năm 2011 về phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ đưa vào tuyển chọn, xét chọn thực hiện từ năm 2012 thuộc “Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 762/QĐ-BNN-KHCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/04/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Nguyễn Thị Xuân Thu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/04/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản