Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 761/QĐ-BKHCN

Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỂ TUYỂN CHỌN CHO THỰC HIỆN TRONG 2 NĂM 2014-2015

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Nghị định 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011- 2015;

Căn cứ Thông tư số 03/TT-BKHCN ngày 20/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn tuyển chọn và quản lý dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ đề xuất của các đơn vị về hỗ trợ thực hiện dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trong 2 năm 2014-2015;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để tuyển chọn cho thực hiện trong 2 năm 2014-2015 (Danh mục kèm theo).

Điều 2. Trưởng ban Chỉ đạo, Trưởng ban Thư ký, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lưu: VT, SHTT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tùng

 

DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐỂ TUYỂN CHỌN CHO THỰC HIỆN TRONG 2 NĂM 2014 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 761/QĐ-BKHCN ngày 09/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

A. DỰ ÁN TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ

TT

Tên Dự án

Mã hiệu

Mục tiêu/yêu cầu

Tóm tắt nội dung

Sản phẩm dự kiến

I

Loại dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý: Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho đối với 06 sản phẩm sau đây:

1

“Khánh Hòa” dùng cho sản phẩm ốc hương của tỉnh Khánh Hòa

CT68/TW1 /14-15

- Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ việc phát triển kinh tế, xã hội;

- Góp phần duy trì danh tiếng sản phẩm và nâng cao đời sống người dân vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ việc đăng ký chỉ dẫn địa lý tương ứng với sản phẩm theo yêu cầu;

- Làm thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý;

- Xây dựng các điều kiện, công cụ phục vụ công tác quản lý chỉ dẫn địa lý.

- Báo cáo đưa ra được đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý và làm cơ sở cho việc quản lý chỉ dẫn địa lý;

- Chỉ dẫn địa lý được đăng bạ;

- Hệ thống văn bản hướng dẫn, tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý được thành lập, vận hành;

- Đưa ra mô hình thực tiễn về xây dựng chỉ dẫn địa lý cho loại sản phẩm tương ứng để có thể nhân rộng.

2

“Ô Loan” dùng cho sản phẩm sò huyết đầm ô Loan, tỉnh Phú Yên

CT68/TW2 /14-15

3

“Cà Mau” dùng cho sản phẩm tôm sú của tỉnh Cà Mau

CT68/TW3 /14-15

4

“Vĩnh Kim” dùng cho sản phẩm tôm khô của xã Vĩnh Kim, huyện cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

CT68/TW4 /14-15

5

“Bình Tân” dùng cho sản phẩm khoai lang của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

CT68/TW5 /14-15

6

“Ninh Thuận” dùng cho sản phẩm thịt cừu của tỉnh Ninh Thuận

CT68/TW6 /14-15

II

Loại dự án quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý: Quản lý và phát triển đối với 05 chỉ dẫn địa lý sau đây:

7

“Tân Triều” dùng cho sản phẩm bưởi tỉnh Đồng Nai

CT68/TW7 /14-15

- Đảm bảo quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý;

- Duy trì danh tiếng, uy tín của sản phẩm theo chất lượng và nguồn gốc địa lý đúng như đã được đăng ký;

- Góp phần nâng cao đời sống người dân vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

- Đề xuất nội dung và tổ chức thức hiện cơ chế quản lý và kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý;

- Đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp nâng cao giá trị sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

- Hệ thống các văn bản, hệ thống quản lý nội bộ và bên ngoài được xây dựng hoặc hoàn thiện;

- Chỉ dẫn địa lý được quản lý thử nghiệm trên thực tế;

- Mô hình quản lý thử nghiệm được hoàn thiện, có thể triển khai nhân rộng.

8

“Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quýt của tỉnh Bắc Kạn

CT68/TW8 /14-15

9

“Bảo Lâm” dùng cho sản phẩm hồng của tỉnh Lạng Sơn

CT68/TW9 /14-15

10

“Yên Châu” dùng cho sản phẩm xoài của tỉnh Sơn La

CT68/TW10 /14-15

11

“Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong núi đá của tỉnh Hà Giang

CT68/TW11 /14-15

III

Loại dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ việc quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ: ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ việc quản lý quyền sở hữu trí tuệ và nâng cao chất lượng cho 04 sản phẩm sau đây:

12

Gạo nếp cái hoa vàng mang nhãn hiệu tập thể “Đông Triều” của tỉnh Quảng Ninh

CT68/TW12 /14-15

- Thúc đẩy, nâng cao tỷ lệ áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn đời sống, sản xuất, kinh doanh;

- Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ.

- Triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ việc quản lý và nâng cao giá trị sản phẩm;

- Triển khai biện pháp theo dõi, đánh giá chất lượng sản phẩm từ việc áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học;

- Tổng kết và đề xuất phương án nhân rộng.

- Chất lượng sản phẩm được nâng cao (sliệu cụ thể) hoặc vấn đề cụ thể trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm được giải quyết, xử lý;

- Các tài liệu hướng dẫn vận hành kỹ thuật (nếu có);

- Tài liệu giới thiệu và hướng dẫn triển khai kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn;

- Báo cáo kết quả triển khai và đề xuất phương án nhân rộng kết quả.

13

Vải thiều mang chỉ dẫn địa lý “Thanh Hà” của tỉnh Hải Dương

CT68/TW13 /14-15

14

Sơn đỏ mang nhãn hiệu chứng nhận “Tam Nông” của tỉnh Phú Thọ

CT68/TW14 /14-15

15

Chè mang nhãn hiệu chứng nhận “Suối Giàng” của tỉnh Yên Bái

CT68/TW15 /14-15

IV

Loại dự án tăng cường hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Tăng cường hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho 02 sản phẩm sau đây:

16

Chè mang chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” của tỉnh Thái Nguyên

CT68/TW16 /14-15

Góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ

- Đánh giá thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, năng lực thực thi, bảo vệ quyền của chủ sở hữu và các đơn vị có liên quan trên địa bàn;

- Đề xuất và triển khai các biện pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm;

- Tổ chức xử lý thí điểm một số vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Báo cáo tổng kết và đề xuất phương án nhân rộng mô hình.

- Báo cáo đánh giá thực trạng xâm phạm quyền đối với sản phẩm được bảo hộ, năng lực thực thi, bảo vệ quyền của chủ sở hữu và các đơn vị có liên quan trên địa bàn;

- Báo cáo đề xuất và phương án triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm;

- Báo cáo xử lý thí điểm các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

- Báo cáo kết quả triển khai dự án và đề xuất phương án nhân rộng mô hình.

17

Rau mang nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt” của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

CT68/TW17 /14-15

V

Loại dự án áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích của Việt Nam:

18

Áp dụng sáng chế “Kết cấu cốt thép của tấm sàn bê tông rỗng và quy trình chế tạo tấm sàn bê tông rỗng” theo Văn bằng bảo hộ số 10002 cấp ngày 18/01/2012 để đẩy mạnh năng lực xây dựng nhà ở xã hội

CT68/TW18 /14-15

- Thúc đẩy, nâng cao tỷ lệ áp dụng sáng chế vào thực tiễn đời sống, sản xuất, kinh doanh;

- Tạo ra mô hình mẫu về áp dụng sáng chế vào thực tiễn nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết của xã hội, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

- Triển khai ứng dụng công nghệ thuộc sáng chế của Việt Nam đang được bảo hộ vào thực tiễn;

- Triển khai biện pháp theo dõi, đánh giá để hoàn thiện công nghệ;

- Tổng kết, hoàn thiện công nghệ và đề xuất phương án nhân rộng.

- Công nghệ được triển khai và sản phấm được sản xuất, chế tạo (nếu sáng chế là sản phẩm, một phần sản phẩm) hoặc vấn đề cụ thể được giải quyết, xử lý (nếu sáng chế là quy trình) cũng như các tài liệu hướng dẫn vận hành kỹ thuật (nếu cần);

- Tài liệu giới thiệu và hướng dẫn triển khai sáng chế vào thực tiễn;

- Báo cáo kết quả triển khai và hoàn thiện sản phẩm, công nghệ theo sáng chế.

19

Áp dụng sáng chế “Thiết bị xử lý nước thải” theo Văn bằng bảo hộ số 10272 cấp ngày 8/5/2012 cho các công trình xây dựng và công nghiệp

CT68/TW19 /14-15

20

Áp dụng giải pháp hữu ích “Thùng trồng cây” theo Văn bằng bảo hộ số 603 cấp ngày 06/3/2007 để sản xuất chậu trồng hoa, cây cảnh và rau tiết kiệm nước

CT68/TW20 /14-15

21

Áp dụng sáng chế “Kết cấu tường ứng dụng trong các công trình thủy lợi” theo Văn bằng bảo hộ số 6786 cấp ngày 14/01/2008

CT68/TW23 /14-15

22

Áp dụng giải pháp hữu ích “Cơ cấu trụ trồng cây thân leo” theo Văn bằng bảo hộ số 1041, cấp ngày 01/2/2013 để sản xuất và thay thế trụ trồng tiêu truyền thống tại Phú Quốc

CT68/TW22 /14-15

23

Áp dụng sáng chế “Đập bản dầm” theo Văn bằng bảo hộ số 10290 cấp ngày 16/5/2012 để thiết kế và thi công cống ngăn triều trên nền đất yếu khu vực đồng bằng sông Cửu Long

 

24

Áp dụng sáng chế “Tàu đệm khí có hệ thống đẩy đặt trong đường ống định hướng và đáy tích khí” theo Văn bằng bảo hộ số 10127 cấp ngày 15/3/2012

CT68/TW24 /14-15

25

Áp dụng sáng chế “Bộ tời thủy lực có hãm tự động để cứu hộ, cứu nạn cho nhà cao tầng” theo Văn bằng bảo hộ sáng chế số 7014, cấp ngày 21/4/2008

CT68/TW28 /14-15

26

Áp dụng sáng chế “Khung bạt che xe” theo Văn bằng bảo hộ số 11052 cấp ngày 16/01/2013

CT68/TW26 /14-15

27

Áp dụng sáng chế “Van thao tác nhanh” theo Văn bằng bảo hộ số 7450 cấp ngày 05/01/2009 và sáng chế “Cơ cấu nối điều áp” theo Văn bằng bảo hộ số 9928 cấp ngày 20/12/2011 để sản xuất, chế tạo một phần hệ thống khí y tế trung tâm bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

CT68/TW21 /14-15

28

Áp dụng sáng chế “Thiết bị và phương pháp sấy” theo Văn bằng bảo hộ số 6861 cấp ngày 25/02/2008 để bảo quản thóc, công suất 30 tấn/mẻ, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế

CT68/TW27 /14-15

29

Áp dụng sáng chế “Hỗn hợp dùng tại chỗ để điều trị các tổn thương do viêm, nhiễm trùng, dược phẩm và kit chứa hỗn hợp này” theo Văn bằng bảo hộ số 10280 cấp ngày 08/5/2012 để sản xuất thử nghiệm thuốc dùng điều trị tại chỗ các tổn thương viêm, nhiễm trùng cấp, mãn tính

CT68/TW29 /14-15

30

Áp dụng sáng chế “Máy phát laze màu phản hồi phân bố dập tắt” theo Văn bằng bảo hộ số 10311 cấp ngày 23/5/2012 để chế tạo hệ lade màu xung pico-giây đơn sắc cao, lựa chọn bước sóng bằng kỹ thuật phản hồi phân bố dập tắt dao động ứng dụng trong nghiên cứu khoa học, đời sống và kiểm soát ô nhiễm

CT68/TW30 /14-15

31

Áp dụng sáng chế “Hệ thống chữa cháy tự vận hành bằng khí nén” theo Văn bằng bảo hộ số 10602 cấp ngày 04/9/2012 để sản xuất xe chữa cháy thế hệ mới

CT68/TW31 /14-15

VI

Áp dụng sáng chế nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam

32

Sản xuất, ứng dụng máy gieo hạt tự động thế hệ mới theo nguyên lý của Visser theo Patent của Mỹ số US4004713 không được bảo hộ tại Việt Nam

CT68/TW32 /14-15

- Thúc đẩy, nâng cao tỷ lệ áp dụng sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam vào thực tiễn đời sống, sản xuất, kinh doanh;

- Tạo ra mô hình mẫu về áp dụng sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam vào thực tiễn nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết của xã hội, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

- Triển khai ứng dụng công nghệ thuộc sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam vào thực tiễn;

- Triển khai biện pháp theo dõi, đánh giá để hoàn thiện công nghệ theo sáng chế;

- Tổng kết, hoàn thiện công nghệ theo sáng chế và đề xuất phương án nhân rộng.

- Công nghệ theo sáng chế được triển khai và sản phẩm được sản xuất, chế tạo (nếu sáng chế là sản phẩm, một phần sản phẩm) hoặc vấn đề cụ thể được giải quyết, xử lý (nếu sáng chế là quy trình) cũng như các tài liệu hướng dẫn vận hành kỹ thuật (nếu cần);

- Tài liệu giới thiệu và hướng dẫn triển khai sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam vào thực tiễn;

- Báo cáo kết quả triển khai và hoàn thiện sản phẩm, công nghệ theo sáng chế không được bảo hộ tại Việt Nam.

33

Sản xuất, ứng dụng thiết bị hái cà phê cầm tay áp dụng Patent của Châu Âu số EP1207738B1 năm 2003 không được bảo hộ tại Việt Nam

CT68/TW33 /14-15

34

Áp dụng sáng chế để thiết kế chế tạo hệ thống theo dõi bệnh nhân đa thông số trung tâm không dây theo Patent của Mỹ số US6544174B2 không được bảo hộ tại Việt Nam

CT68/TW34 /14-15

35

Áp dụng phương pháp làm sạch axit photphoric đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo Patnet của Nga số RU2388687C2 không được bảo hộ tại Việt Nam

CT68/TW35 /14-15

36

Ứng dụng công nghệ để sản xuất ứng dụng xe lăn điện vượt cầu thang dựa theo nguyên lý của ULRICH ALBER theo Patent của Mỹ số US5263547 không được bảo hộ tại Việt Nam

CT68/TW36 /14-15

37

Áp dụng các Patent của Mỹ số US6848211B2 và US7638145B2 không được bảo hộ tại Việt Nam để tạo trầm tóc từ cây gió bầu

CT68/TW37 /14-15

VII

Loại dự án áp dụng và phát triển giá trị giống cây trồng mới được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

38

Hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất thương phẩm cho giống khoai tây TK96.1 được bảo hộ theo Văn bằng bảo hộ số 79.VN.2011 cấp ngày 26/09/2011

CT68/TW38 /14-15

- Thúc đẩy, nâng cao tỷ lệ áp dụng giống cây trồng mới được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vào thực tiễn đời sống, sản xuất, kinh doanh;

- Tạo ra mô hình mẫu về áp dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng mới được bảo hộ vào thực tiễn nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết của xã hội, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

- Hoàn thiện quy trình nhân giống;

- Hoàn thiện quy trình sản xuất khoai tây thương phẩm;

- Sản xuất thử nghiệm khoai tây thương phẩm theo quy trình đã hoàn thiện;

- Triển khai biện pháp theo dõi, đánh giá việc sản xuất thử nghiệm khoai tây thương phẩm;

- Tổng kết, hoàn thiện công nghệ và đề xuất phương án nhân rộng.

- Báo cáo hoàn thiện quy trình nhân giống;

- Báo cáo hoàn thiện quy trình sản xuất khoai tây thương phẩm;

- Khoai tây thương phẩm được sản xuất thành công theo quy trình đã hoàn thiện;

- Tài liệu giới thiệu và hướng dẫn sản xuất thương phẩm khoai tây TK96.1 được bảo hộ theo Văn bằng bảo hộ số 79.VN.2011, cấp ngày 26/09/2011;

- Báo cáo tổng kết kết quả triển khai và đề xuất phương án nhân rộng.

39

Áp dụng và phát triển giống giá trị của 01 trong 03 giống lúa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (chỉ tuyến chọn chọn 01 dự án cho 01/03 sản phẩm) sau đây:

- Giống lúa PC6 theo Văn bằng bảo hộ số 73.VN.2011, cấp ngày 5/8/2011: áp dụng tại tỉnh Quảng Bình;

- Giống lúa thuần MĐ1 được bảo hộ theo Quyết định số 624/QĐ-TT-CLT ngày 27/12/2012 của Cục Trồng trọt: áp dụng tại tỉnh Hòa Bình và các vùng lân cận;

- Giống lúa nếp ĐT52 theo Văn bằng bảo hộ số 75.VN.2011, cấp ngày 20/9/2011: Áp dụng tại tỉnh Quảng Ninh.

CT68/TW39 /14-15

- Thúc đẩy, nâng cao tỷ lệ áp dụng giống cây trồng mới được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vào thực tiễn đời sống, sản xuất, kinh doanh;

- Tạo ra mô hình mẫu về áp dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng mới được bảo hộ vào thực tiễn nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết của xã hội, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

- Hoàn thiện quy trình sản xuất giống lúa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dạng thương phẩm;

- Sản xuất thử nghiệm sản phẩm lúa thương phẩm theo quy trình đã hoàn thiện;

- Triển khai biện pháp theo dõi, đánh giá việc sản xuất thử nghiệm dạng thương phẩm cho giống lúa được bảo hộ;

- Tổng kết, hoàn thiện công nghệ và đề xuất phương án nhân rộng

- Báo cáo hoàn thiện quy trình sản xuất khoai tây thương phẩm;

- Khoai tây thương phẩm được sản xuất thành công theo quy trình đã hoàn thiện;

- Tài liệu giới thiệu và hướng dẫn sản xuất sản phẩm dạng thương phẩm cho giống lúa được bảo hộ;

- Báo cáo tổng kết kết quả triển khai và đề xuất phương án nhân rộng.

VIII

Loại dự án xây dựng và vận hành Tổ chức quản lý và hoạt động sở hữu trí tuệ trong viện nghiên cứu: Xây dựng và vận hành Tổ chức quản lý và hoạt động sở hữu trí tuệ tại 05 đơn vị sau đây

40

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

CT68/TW40 /14-15

Nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ trong viện nghiên cứu nhằm khuyến khích sáng tạo, bảo hộ và khai thác hiệu quả kết quả nghiên cứu, sáng tạo

- Xây dựng và vận hành thực tiễn tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ tại đơn vị;

- Tổng kết, đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện, củng cố tổ chức đã xây dựng.

- Tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ được xây dựng và vận hành trên thực tế;

- Báo cáo kết quả xây dựng và vận hành tổ chức hoạt động sở hữu trí tuệ trong đơn vị và phương án hoàn thiện, cũng cố tổ chức đã xây dựng.

41

Viện Thổ nhưỡng Nông hóa

CT68/TW41 /14-15

42

Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long

CT68/TW42 /14-15

43

Viện Công nghệ thực phẩm

CT68/TW43 /14-15

44

Viện Điện - Điện tử-Tin học

CT68/TW44 /14-15

IX

Loại dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận: Tạo lập, quản lý và phát triển 03 nhãn hiệu chứng nhận của 02 địa phương sau đây:

45

“Thái Thụy” dùng  cho sản phẩm hành của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình

CT68/TW45 /14-15

- Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội;

- Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận.

- Đề xuất nội dung, quy trình, biện pháp xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận;

- Tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận trên thực tế.

- Nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ;

- Quy trình, biện pháp quản lý nhãn hiệu chứng nhận được vận hành trên thực tế.

46

“Hoàng Long” dùng cho sản phẩm khoai lang của tỉnh Ninh Bình

CT68/TW46 /14-15

47

“Yên Quang” dùng cho sản phẩm khoai sọ của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

CT68/TW47 /14-15

X

Loại dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể: Tạo lập, quản lý và phát triển 03 nhãn hiệu tập thể của 2 địa phương sau đây

48

“Minh Lãng” dùng cho các sản phẩm của làng nghề thêu Minh Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

CT68/TW48 /14-15

- Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.

- Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

- Đề xuất quy trình, biện pháp xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể;

- Tổ chức thực hiện theo mô hình đề xuất.

- Nhãn hiệu được bảo hộ và quản lý trên thực tế;

- Đưa ra mô hình mẫu về xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệp tập thể để có thể nhân rộng.

49

“Quỳnh Phụ” dùng cho cói nguyên liệu và các sản phẩm từ cói của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

CT68/TW49 /14-15

50

“Gia Viễn” dùng cho sản phẩm mắm tép của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

CT68/TW50 /14-15

XI

Dự án khác

51

Xây dựng và vận hành diễn đàn trực tuyến nhằm hỗ trợ hoạt động khai thác, áp dụng sáng chế cho các doanh nghiệp và trường đại học

CT68/TW51 /14-15

Góp phần thúc đẩy hoạt động khai thác và áp dụng sáng chế vào thực tiễn thông qua công cụ diễn đàn trực tuyến.

- Điều tra và tổ chức hội thảo nhằm xác định thực trạng và nhu cầu khai thác, áp dụng sáng chế;

- Tổ chức đào tạo về kỹ năng khai thác sáng chế và công nghệ cho các doanh nghiệp và trường đại học, viện nghiên cứu;

- Xây dựng và vận hành diễn đàn trực tuyến hỗ trợ khai thác, áp dụng sáng chế.

- Báo cáo thực trạng và nhu cầu khai thác, áp dụng sáng chế;

- Báo cáo kết quả đào tạo về kỹ năng khai thác sáng chế và công nghệ;

- Diễn đàn trực tuyến được xây dựng và vận hành;

- Báo cáo kết quả thực hiện dự án và đề xuất phương án nhân rộng.

B. DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG ỦY QUYỀN CHO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ

TT

Tên Dự án

Mã hiệu

Tóm tắt mục tiêu/yêu cầu

Tóm tắt nội dung

Sản phẩm dự kiến

I

Loại dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận đối với 23 sản phẩm, dịch vụ của 19 địa phương sau đây:

1

Cơm dừa Bến Tre, cao su Bình Phước, cà phê Đắk Lắk, đậu tương Hoàng Su Phì (Hà Giang), gà móng Tiên Phong (Hà Nam), chuối tiêu hồng Khoái Châu (Hưng Yên), sản phẩm và dịch vụ của khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, rau Lạng Sơn, nước mắm Vạn Phần (Nghệ An), nem chua Yên Mạc (Ninh Bình), Ngao Kim Sơn (Ninh Bình), tôm giống Ninh Thuận, muối tuyết diêm (Phú Yên), bê thui cầu Mống (Quảng Nam), chè ô long Mộc Châu (Sơn La), chè lam Phủ Quảng - Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), gạo tài nguyên Thạnh Trị (Sóc Trăng), bún bò Huế (Thừa Thiên - Huế), chè Tam Đường (Lai Châu), nước khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), thanh long Ba Chẽ (Quảng Ninh), cua biển Quảng Yên (Quảng Ninh) và cá duội Cô Tô (Quảng Ninh)

CT68/ĐF1 /14-15

- Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội;

- Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận.

- Đề xuất nội dung, quy trình, biện pháp xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận;

- Tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận trên thực tế.

- Nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ;

- Quy trình, biện pháp quản lý nhãn hiệu chứng nhận được vận hành trên thực tế;

- Mô hình mẫu về xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm cùng loại để có thể nhân rộng.

II

Loại dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể đối với 16 sản phẩm của 16 địa phương sau đây:

2

Khô cá Khánh An (An Giang), miến dong (Bắc Kạn), mai vàng Nhơn An (Bình Định), gạo thơm hữu cơ Cờ Đỏ (Cần Thơ), cá khô bổi U Minh (Cà Mau), sản phẩm đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh), cà phê Mường Ảng (Điện Biên), cà phê Gia Lai, rắn Lệ Mật (Hà Nội), Lợn Mường Khương (Lào Cai), các sản phẩm, dịch vụ tại khu vực vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), cá trầu tiến vua Ninh Bình, chè Chùa Tà (Phú Thọ), cà phê chè Khe Sanh (Quảng Trị), chè La Bằng (Thái Nguyên) và miến đao Giới Phiên (Yên Bái)

CT68/ĐF2/ 14-15

- Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội;

- Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.

- Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội;

- Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.

- Đề xuất quy trình, biện pháp xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể;

- Tổ chức thực hiện theo mô hình đề xuất.

- Nhãn hiệu được bảo hộ và quản lý trên thực tế;

- Đưa ra mô hình mẫu về xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệp tập thể để có thể nhân rộng.

III

Dự án tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên đài truyền hình địa phương: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên đài truyền hình của 31 địa phương sau đây:

3

Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước, Bình Định, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Điện Biên, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hà Giang, Hòa Bình, Hưng Yên, Lạng Sơn, Lào Cai, Lâm Đồng, Nam Định, Ninh Thuận, Nghệ An, Kiên Giang, Phú Yên, Phú Thọ, Quảng Nam, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thái Bình, Thái Nguyên, Thừa Thiên - Huế, Tuyên Quang, Yên Bái

CT68/ĐF3 /14-15

- Khai thác kết quả/sản phẩm của dự án “Chương trình Chắp cánh thương hiệu”;

- Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân trong địa bàn tỉnh về sở hữu trí tuệ.

Biên tập, thiết kế và phát sóng các Chương trình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ để phát sóng trên các đài truyền hình của địa phương, trong đó có sử dụng kết quả, sản phẩm của dự án “Chương trình Chắp cánh thương hiệu”.

- Kịch bản và hệ thống ngân hàng các câu hỏi, tình huống và dữ liệu các Chương trình;

- Các Chương trình được phát sóng trên Truyền hình;

- Bộ đĩa DVD, VCD, DYCam, file điện tử .. các Chương trình được phát sóng.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 761/QĐ-BKHCN năm 2013 phê duyệt Danh mục dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ để tuyển chọn cho thực hiện trong 2 năm 2014-2015 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: 761/QĐ-BKHCN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 09/04/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: Trần Văn Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản