ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 746/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 20 tháng 3 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Công văn số 322/TTg-KTTH ngày 01/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng năm 2014, 2015 của tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Quyết định số 3099/QĐ-UBND ngày 25/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Phương án hỗ trợ cây giống Lâm nghiệp trồng rừng, trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 72/TTr- SNN&PTNT ngày 16/3/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 3099/QĐ-UBND ngày 25/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt Phương án hỗ trợ cây giống lâm nghiệp trồng rừng, trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh; cụ thể như sau:
1. Sửa đổi Khoản 4, Điều 1 thành:
4. Chủ đầu tư:
Tổng nguồn kinh phí: 4.944.000.000 đồng, trong đó:
- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư đối với nguồn vốn phân bổ cho cây Keo lai nuôi cấy mô: 1.155.000.000 đồng, gồm:
TT | Địa phương | Kinh phí đầu tư (đồng) | Ghi chú |
1 | Huyện Đông Giang | 167.500.000 |
|
2 | Huyên Tây Giang | 127.500.000 |
|
3 | Huyện Phước Sơn | 147.500.000 |
|
4 | Huyện Nam Giang | 460.000.000 |
|
5 | Huyện Núi Thành | 102.500.000 |
|
6 | Huyện Phú Ninh | 17.500.000 |
|
7 | Huyện Đại Lộc | 5.000.000 |
|
8 | Huyện Bắc Trà My | 127.500.000 |
|
| Tổng cộng | 1.155.000.000 |
|
TT | Chủ đầu tư | Kinh phí đầu tư (đồng) | Tổng kinh phí (đồng) | ||
Cây Keo Tai tượng Úc | Cây Giổi | Cây Lim xanh | |||
1 | BQL rừng phòng hộ huyện Nam Trà My |
| 752.496.000 |
| 752.496.000 |
2 | BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh | 304.500.000 |
|
| 304.500.000 |
3 | BQL rừng phòng hộ huyện Đông Giang | 292.500.000 |
|
| 292.500.000 |
4 | BQL rừng phòng hộ huyện Tây Giang |
| 638.496.000 |
| 638.496.000 |
5 | BQL rừng phòng hộ huyện Phước Sơn | 196.008.000 | 273.000.000 |
| 469.008.000 |
6 | BQL rừng phòng hộ huyện Nam Giang |
|
| 709.500.000 | 709.500.000 |
7 | BQL rừng phòng hộ Phú Ninh và ven biển Quảng Nam | 241.500.000 |
|
| 241.500.000 |
8 | BQL rừng phòng hộ huyện Bắc Trà My | 258.000.000 |
|
| 258.000.000 |
9 | BQL Khu bảo tồn loài Sao La | 123.000.000 |
|
| 123.000.000 |
| Cộng: | 1.415.508.000 | 1.663.992.000 | 709.500.000 | 3.789.000.000 |
2. Bổ sung thêm gạch đầu dòng (-) thứ 3, thứ 4 tại Khoản 7, Điều 1 như sau:
- Cây Giổi. Nguồn gốc: Cây giống phải có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phù hợp địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu; đạt tiêu chuẩn cây con xuất vườn theo quy định, nguồn giống phải được cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận; có tên khoa học: Michelia mediocris Dandy; xuất xứ từ rừng Việt Nam.
3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 8, Điều 1 như sau:
a) Sửa đổi gạch đầu dòng (-) thứ 4 Điểm a và b, Khoản 8, Điều 1 thành: “Đường kính cổ rễ cây giống: >0,3 cm, cây sinh trưởng tốt.”
b) Bổ sung thêm Điểm d tại Khoản 8, Điều 1 như sau: “d) Đối với cây Giổi:
- Kích thước, quy cách, chất liệu bầu ươm: Được gieo ươm trong túi bầu PE kích cỡ (13x18), xung quanh có đục lỗ thoát nước.
- Thời gian sinh trưởng: 8 – 12 tháng.
- Chiều cao cây giống: >40 cm.
- Đường kính cỗ rễ cây giống: >0,4 cm, cây sinh trưởng bình thường, lá xanh, thân thẳng, không sâu bệnh.
- Có đầy đủ các thủ tục hồ sơ vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT.
- Mật độ trồng: Trồng tập trung, theo đám hoặc theo dãi, tùy theo điều kiện đất đai của mỗi hộ nhưng phải đảm bảo mật độ như sau:
+ Trồng tập trung: Mật độ trồng 1.111 cây/ha (hàng – cây là 3m);
+ Trồng phân tán theo dải, đám: Quy đổi 1.111 cây/ha (nhưng phải đảm bảo không gian chung cho cây khác lân cận để sinh trưởng và phát triển tốt), khuyến khích trồng phân tán trên địa bàn.”
c) Bổ sung thêm Điểm e tại Khoản 8, Điều 1 như sau:
“e) Đối với cây Lim xanh:
- Kích thước, quy cách, chất liệu bầu ươm: Được gieo ươm trong túi bầu PE kích cỡ (10x15), xung quanh có đục lỗ thoát nước.
- Thời gian sinh trưởng: 10 - 12 tháng.
- Chiều cao cây giống: >50 cm.
- Đường kính cỗ rễ cây giống: ≥0,8 cm, cây sinh trưởng bình thường, phát triển cân đối, không bị sâu bệnh hoặc cụt ngọn.
- Có đầy đủ các thủ tục hồ sơ vật liệu giống cây trồng làm nghiệp chính theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT.
- Mật độ trồng: Trồng tập trung, theo đám hoặc theo dãi, tùy theo điều kiện đất đai của mỗi hộ nhưng phải đảm bảo mật độ như sau:
+ Trồng tập trung: Mật độ trồng 1.111 cây/ha (hàng - cây là 3m);
+ Trồng phân tán theo dải, đám: Quy đổi 1.111 cây/ha (nhưng phải đảm bảo không gian chung cho cây khác lân cận để sinh trưởng và phát triển tốt), khuyến khích trồng phân tán trên địa bàn.”
4. Sửa đổi Khoản 9, Điều 1 thành:
“Kế hoạch phân bổ cho các đơn vị, địa phương: Chi tiết tại Phụ lục kèm theo.”
5. Sửa đổi gạch đầu dòng (-) thứ 3 Điểm a, Khoản 12, Điều 1 thành:
“- Xác định số lượng cây, thời gian đăng ký:
* Đối với Keo tai tượng Úc và Keo lai nuôi cấy mô:
+ Trồng tập trung: Mật độ trồng 2.500 cây/ha (hàng – cây là 2m).
+ Trồng phân tán theo dải, đám: Quy đổi 2.500 cây/ha (nhưng phải đảm bảo không gian chung cho cây khác lân cận để sinh trưởng và phát triển tốt).
* Đối với cây Giổi và Lim xanh:
+ Trồng tập trung: Mật độ trồng 1.111 cây/ha (hàng – cây là 3m).
+ Trồng phân tán theo dải, dám: Quy đổi 1.111 cây/ha (nhưng phải đảm bảo không gian chung cho cây khác lân cận để sinh trưởng và phát triển tốt), khuyến khích trồng phân tán trên địa bàn.
+ Thời gian đăng ký: Hằng năm các địa phương, đơn vị thực hiện việc đăng ký trước ngày 25/01 và điều chỉnh kế hoạch đăng ký (nếu có) đến ngày 25/3 gửi về chủ đầu tư.”
6. Sửa đổi gạch đầu dòng (-) thứ 4, Điểm b Khoản 12 Điều 1 thành:
“- Thời gian giao nhận: Mùa trồng rừng từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm, tuy nhiên tùy theo điều kiện thời tiết khi có mưa, đất ẩm có thể giao nhận cây giống theo đề nghị của nhân dân trước hoặc sau thời vụ trên, kết thúc trước ngày 15/02 năm sau.”
7. Sửa đổi gạch đầu dòng (-) thứ 2 Điểm c Khoản 12 Điều 1 thành:
“- Thanh toán: Thanh toán sau khi hoàn thành việc giao nhận cây giống, có đầy đủ chứng từ hợp lệ như: Hồ sơ vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính; Biên bản giao nhận cây giống có ký xác nhận của hộ, Ban nhân dân thôn, UBND xã; Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư và các thủ tục liên quan đến đấu thầu thực hiện (trong trường hợp thực hiện đấu thầu); Biên bản thanh lý hợp đồng, hóa đơn chứng từ theo đúng quy định và các hồ sơ, thủ tục khác liên quan (nếu có).”
8. Bổ sung Điều 2 như sau:
“- Giao chủ đầu tư căn cứ trên nguồn vốn còn lại chưa thực hiện, xây dựng kế hoạch cấp cây, phối hợp với các địa phương thực hiện việc đăng ký cây, xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức thực hiện theo đúng quy định, thời vụ.”
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Các nội dung khác tại Quyết định số 3099/QĐ-UBND ngày 25/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Quyết định này vẫn còn hiệu lực thi hành.
3. Quyết định này thay thế Quyết định số 1180/QĐ-UBND ngày 22/4/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 3099/QĐ-UBND ngày 25/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt Phương án hỗ trợ cây giống lâm nghiệp trồng rừng, trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện: Đại Lộc, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Núi Thành, Phú Ninh; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh; Giám đốc các Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện: Nam Trà My, Đông Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Nam Giang, Bắc Trà My; Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh và ven biển Quảng Nam, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn loài Sao La và thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Kèm theo Quyết định số: 746/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2020 của UBND tỉnh Quảng Nam)
STT | Huyện | Chủ đầu tư | Cây Keo Tai tượng Úc | Cây Giổi | Cây Lim xanh | Cây Keo Lai nuôi cấy mô | |
Số lượng cây phân bổ (cây) | Số lượng cây phân bổ (cây) | Số lượng cây phân bổ (cây) | Chủ đầu tư | Số lượng cây phân bổ (cây) | |||
1 | Nam Trà My | BQL RPH huyện Nam Trà My |
| 62.708 |
| Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh |
|
2 | Bắc Trà My | BQL RPH huyện Bắc Trà My | 172.000 |
|
| 51.000 | |
3 | Tây Giang |
| 41.000 | 53.208 |
| 51.000 | |
3.1 |
| BQL Khu bảo tồn loài Sao La | 41.000 |
|
| ||
3.2 |
| BQL RPH huyện Tây Giang |
| 53.208 |
| ||
4 | Nam Giang |
| 140.000 |
| 70.950 | 184.000 | |
4.1 |
| BQL KBTTN Sông Thanh | 140.000 |
|
| ||
4.2 |
| BQL RPH Nam Giang |
|
| 70.950 | ||
5 | Đông Giang |
| 230.000 |
|
| 67.000 | |
5.1 |
| BQL RPH huyện Đông Giang | 189.000 |
|
| ||
5.2 |
| BQL Khu bảo tồn loài Sao La | 41.000 | ||||
6 | Phước Sơn |
| 193.672 | 22.750 |
| 59.000 | |
6.1 |
| BQL RPH huyện Phước Sơn | 130.672 | 22.750 |
| ||
6.2 |
| BQL KBTTN Sông Thanh | 63.000 |
|
| ||
7 | Đại Lộc | BQL rừng phòng hộ huyện Đông Giang | 6.000 |
|
| 2.000 | |
8 | Núi Thành | BQL RPH Phú Ninh và ven biển Quảng Nam | 115.250 |
|
| 41.000 | |
9 | Phú Ninh | BQL RPH Phú Ninh và ven biển Quảng Nam | 45.750 |
|
| 7.000 | |
TỔNG CỘNG: | 943.672 | 138.666 | 70.950 | 462.000 |
Ghi chú: Trên đây là số lượng cây dự kiến phân bổ để có cơ sở đăng ký cây trồng. Số lượng thực tế thông qua tổ chức thực hiện theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu do đơn vị chủ đầu tư xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- 1Quyết định 73/2004/QĐ-UB quy định về chính sách hỗ trợ khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao và giá trị sản xuất đạt 50 triệu đồng/ha/năm trở lên do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Quyết định 493/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3Quyết định 1180/QĐ-UBND năm 2019 sửa đổi Quyết định 3099/QĐ-UBND về phê duyệt Phương án hỗ trợ cây giống lâm nghiệp trồng rừng, trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Nghị quyết 09/2019/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 12/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với cây trồng, vật nuôi; Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2018-2021
- 5Quyết định 10/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 07/2017/QĐ-UBND về mức hỗ trợ cụ thể khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung, hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy theo quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6Quyết định 810/QĐ-UBND năm 2020 bãi bỏ Quyết định 1443/QĐ-UBND về phân cấp nghiệm thu tiêu chuẩn cây con xuất vườn đối với giống cây lâm nghiệp (các huyện, thành phố vùng động lực của tỉnh Hà Giang)
- 7Quyết định 2814/QĐ-UBND năm 2020 về đơn giá một số loài cây giống lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 8Quyết định 12/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 29/2016/QĐ-UBND về Quy định mức hỗ trợ chi phí giống ngô để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 9Nghị quyết 237/2023/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ cây giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2023-2025 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 1Quyết định 1180/QĐ-UBND năm 2019 sửa đổi Quyết định 3099/QĐ-UBND về phê duyệt Phương án hỗ trợ cây giống lâm nghiệp trồng rừng, trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Quyết định 2409/QĐ-UBND năm 2020 sửa đổi nội dung Phương án hỗ trợ cây giống lâm nghiệp trồng rừng, trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tại Quyết định 746/QĐ-UBND
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Lâm nghiệp 2017
- 3Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 4Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 73/2004/QĐ-UB quy định về chính sách hỗ trợ khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp để đạt hiệu quả kinh tế cao và giá trị sản xuất đạt 50 triệu đồng/ha/năm trở lên do tỉnh Thái Bình ban hành
- 6Quyết định 493/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 7Nghị quyết 09/2019/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 12/2014/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với cây trồng, vật nuôi; Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ giống cây lâm nghiệp chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2018-2021
- 8Quyết định 10/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 07/2017/QĐ-UBND về mức hỗ trợ cụ thể khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung, hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy theo quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 9Quyết định 810/QĐ-UBND năm 2020 bãi bỏ Quyết định 1443/QĐ-UBND về phân cấp nghiệm thu tiêu chuẩn cây con xuất vườn đối với giống cây lâm nghiệp (các huyện, thành phố vùng động lực của tỉnh Hà Giang)
- 10Quyết định 2814/QĐ-UBND năm 2020 về đơn giá một số loài cây giống lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 11Quyết định 12/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 29/2016/QĐ-UBND về Quy định mức hỗ trợ chi phí giống ngô để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 12Nghị quyết 237/2023/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ cây giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2023-2025 do tỉnh Hòa Bình ban hành
Quyết định 746/QĐ-UBND năm 2020 sửa đổi Quyết định 3099/QĐ-UBND về phê duyệt Phương án hỗ trợ cây giống lâm nghiệp trồng rừng, trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 746/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/03/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Lê Trí Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/03/2020
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết