Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 74/2004/QĐ-UB

Đồng Hới, ngày 25 tháng 10 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993;
- Căn cứ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ;
- Căn cứ Nghị quyết số 13/2004/NQ/HĐND ngày 30/7/2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV, kỳ họp thứ ba từ ngày 28/7 đến ngày 30/7/2004 về việc "Quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải";
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 374/TNMT ngày 20 tháng 9 năm 2004,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Điều 2: Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải quy định tại Quyết định này được thực hiện kể từ ngày 01/01/2005.

Điểu 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình, Cục trưởng Cục Thuế Quảng Bình; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Tài nguyên - Môi trường (b/c);
- Bộ Tài chính (b/c);
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp (b/c);
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Báo Q.B, Đài PTTH Q. Bình (để đăng);
- Lưu VT, CVTNMT, TM.

TM.UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Thị Bích Lựa

 

QUY ĐỊNH

VỀ THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 74/2004/QĐ-UB ngày 25/10/2004 của UBND tỉnh)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

1. Nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải;

2. Tạo nguồn kinh phí cho Quỹ Bảo vệ môi trường để đầu tư xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường trên địa bàn toàn tỉnh;

3. Thu đủ, thu đúng theo quy định, đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

4. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc xử lý chất lượng nước thải của đơn vị mình bảo đảm yêu cầu theo quy định trước khi thải ra môi trường nhằm bảo vệ môi trường sinh thái bền vững trong quá trình phát triển.

II. CĂN CỨ THỰC HIỆN VIỆC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993;

- Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí và Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;

- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ.

- Nghị quyết số 13/2004/NQ-HĐND ngày 30/7/2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV, kỳ họp thứ 3 từ ngày 28/7 đến 30/7/2004 về việc "Quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”.

III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

1. Đối tượng chi phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:

Đối tượng chịu chi phí bảo vệ môi trường với nước thải là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt:

a. Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ:

- Cơ sở sản xuất công nghiệp;

- Cơ sở chế biến thực phẩm, nông sản, lâm sản, thủy sản; cơ sở hoạt động giết mổ gia súc;

- Cơ sở sản xuất bia, rượu, nước giải khát; cơ sở thuộc da, tái chế da;

- Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề;

- Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung;

- Cơ sở cơ khí sữa chửa ô tô, xe máy tập trung;

- Cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản;

- Cơ sở nuôi tôm công nghiệp; cơ sở sản xuất và ươm tôm giống;

- Nhà máy cung cấp nước sạch; hệ thống xử lý nước thải tập trung.

b. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ:

- Hộ gia đình;

- Cơ quan Nhà nước;

- Đơn vị vũ trang nhân dân;

- Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân;

- Các cơ sở rữa xe ô tô, xe máy;

- Bệnh viện, trạm xá; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng; khách sạn; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác (không phải là đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp);

- Các đối tượng khác có nước thải không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, b nêu trên.

2. Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

* Đối tượng không chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:

- Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh;

- Nước biển dùng sản xuất muối thải ra;

- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;

- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;

- Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn, bao gồm:

+ Các xã thuộc biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa (theo quy định của Chính phủ về xã biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa),

+ Các xã không thuộc đô thị đặc biệt, đô thị loại I, II, III, IV và V theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.

* Đối với Quảng Bình việc cấp nước sạch hiện nay được thực hiện chủ yếu trên địa bàn thành phố Đồng Hới và các thị trấn trung tâm huyện lỵ. Do đó, việc thu phí nước thải sinh hoạt trước mắt thực hiện ở các xã, phường thuộc thành phố Đồng Hới và thị trấn huyện lỵ nơi đã được Nhà nước đầu tư hệ thống nước sạch tập trung đưa vào khai thác sử dụng.

3. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là hộ gia đình, cá nhân, đơn vị, tổ chức có nước thải quy định tại điểm 1 mục này.

4. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

4.1. Mức thu phí và cách tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

a. Mức thu phí:

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 8% (tám phần trăm) trên giá bán 1 m3 (một mét khối) nước sạch sử dụng chưa bao gồm thuế gí trị gia tăng.

Mức thu phí được tính trên tổng lượng nước sạch đã được sử dụng trong tháng. Việc xác định lượng nước sạch sử dụng được tính như sau:

- Trường hợp có lắp đặt đồng hồ thì xác định số lượng nước sạch sử dụng theo đồng hồ.

- Trường hợp không có đồng hồ đo lượng nước sạch sử dụng (tự khai thác sử dụng) thì xác định mức tiêu thụ theo định mức khoán, áp dụng như sau:

+ Đối với hộ gia đình khu vực nội thành phố là: 3,5m3/người/tháng, định mức này căn cứ thực tế bình quân sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh là 120lít/ngày đêm/người.

+ Đối với gia đình khu vực ngoại thành phố và nông thôn là: 2,1m3/người/tháng (tương đương 70lít/người/ngày đêm).

+ Đối với cơ quan Nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân; trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân; các sơ sở rửa xe ô tô, xe máy; bệnh viện, trạm xá, cơ sở khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác và đối tượng khác. Các tổ chức, cá nhân nói trên kê khai lượng nước sử dụng trong tháng cho UBND xã, phường. Trên cơ sở kê khai, UBND xã, phường, thị trấn xác minh lượng nước sử dụng.

b. Cách xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:

* Trường hợp có đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng) (Đối với hộ gia đình)

=

Số lượng nước sạch sử dụng của đối tượng nộp phí (m3)

x

8% giá bán 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế VAT

* Trường hợp tự khai thác nước ngầm không có đồng hồ đo lượng nước tiêu thụ:

- Đối với hộ gia đình khu vực nội thành:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng)

=

3,5

(m3/người/tháng)

Số nhân khẩu

(người)

x

8% giá bán 1m3 nước sạch trung bình tại phường, thị trấn

- Đối với gia đình khu vực ngoài thành và nông thôn:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng)

=

2,1

(m3/người/tháng)

x

Số nhân khẩu

(người)

x

8% giá bán 1m3 nước sạch trung bình tại xã

* Các tổ chức khác (thuộc đối tượng chịu phí nước thải sinh hoạt):

- Trường hợp có đồng hồ đo lượng nước sách tiêu thụ:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng)

=

Số lượng nước sạch sử dụng của đối tượng nộp phí (m3)

X

8% giá bán 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế VAT

- Trường hợp tự khai thác nước ngầm không có đồng hồ đo lượng nước tiêu thụ:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng)

=

Tổng lượng nước thải ra theo số lượng tự kê khai do UBND xã, phường, thị trấn xác nhận (m3)

x

8% giá bán 1m3 nước sạch trung bình tại địa bàn

4.2. Mức thu phí và cách tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.

a. Mức thu phí:

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính theo từng chất gây ô nhiễm xó trong thành phần thải ra môi trường tiếp nhận khác nhau như sau:

TT

Chất gây ô nhiễm có trong nước thải

Mức thu

(đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải)

Tên gọi

Ký hiệu

Môi trường tiếp nhận A

Môi trường tiếp nhận B

Môi trường tiếp nhận C

Môi trường tiếp nhận D

1

Nhu cầu ô xy sinh hóa

ABOD

300

250

200

100

2

Nhu cầu ô xy hóa học

ACOD

300

250

200

100

3

Chất rắn lơ lững

ATSS

400

350

300

200

4

Thủy ngân

AHg

20.000.000

18.000.000

15.000.000

10.000.000

5

Chì

APb

500.000

450.000

400.000

300.000

6

Arsenic

AAs

1.000.000

900.000

800.000

600.000

7

Cadimium

ACd

1.000.000

900.000

800.000

600.000

Trong đó môi trường tiếp nhận nước thải bao gồm 4 loại A, B, C, D và được xác định như sau:

* Môi trường tiếp nhận nước thải loại A: nội thành, nội thị của các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III.

Đối với tỉnh Quảng Bình, môi trường tiếp nhận nước thải loại A gồm các phường nội thành thành phố Đồng Hới: Bắc Lý, Bắc Nghĩa, Đức Ninh Đông, Nam Lý, Đồng Phú, Đồng Sơn, Hải Thành, Đồng Mỹ, Hải Đình, Phú Hải.

* Môi trương tiếp nhận nước thải loại B: nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, V và ngoại thành thành phố Đồng Hới và thị trấn các huyện lỵ:

+ Các xã ngoại thành thuộc thành phố Đồng Hới gồm: Quang Phú, Lộc Ninh, Nghĩa Ninh, Đức Ninh, Bảo Ninh, Thuận Đức.

+ Thị trấn các huyện lỵ gồm:

Thị trấn Kiến Giang        - huyện Lệ Thủy

Thị Trấn NT Lệ Ninh        - huyện Lệ Thủy

Thị trấn Quán Hàu          - huyện Quảng Ninh

Thị trấn Hoàn Lão           - huyện Bố Trạch

Thị trấn NT Việt Trung     - huyện Bố Trạch

Thị trấn Ba Đồn              - huyện Quảng Trạch

Thị trấn Đồng Lê            - huyện Tuyên Hóa

Thị trấn Quy Đạt            - huyện Minh Hóa

* Môi trường tiếp nhận nước thải loại C:

Đối với tỉnh Quảng Bình, môi trường tiếp nhận nước thải loại C gồm:

+ Huyện Quảng Trạch gồm các xã:

Quảng Đông

Cảnh Dương

Quảng Thọ

Quảng Phong

Quảng Trường

Phù Hóa

Quảng Thủy

Quảng Lộc

Quảng Văn

10. Quảng Phú

11. Quảng Hưng

12. Quảng Phúc

13. Quảng Long

14. Quảng Phương

15. Quảng Tiên

16. Quảng Minh

17. Quảng Tân

18. Quảng Tùng

19. Quảng Xuân

20. Quảng Thuận

21. Quảng Thanh

22. Quảng Lưu

23. Quảng Trung

24. Quảng Hòa

25. Quảng Hải

+ Huyện Bố Trạch gồm các xã:

1. Tây Trạch

2. Hạ Trạch

3. Thanh Trạch

4. Đức Trạch

5. Vạn Trạch

6. Đại Trạch

7. Hòa Trạch

8. Mỹ Trạch

9. Phú Trạch

10. Đồng Trạch

11. Hoàn Trạch

12. Nhân Trạch

13. Nam Trạch

14. Bắc Trạch

15. Hải Trạch

16. Trung Trạch

17. Cự Nẫm

18. Lý Trạch

+ Huyện Quảng Ninh gồm các xã:

1. Lương Ninh

2. Gia Ninh

3. Hàm Ninh

4. Hiền Ninh

5. Vĩnh Ninh

6. Duy Ninh

7. Tân Ninh

8. An Ninh

9. Võ Ninh

10. Xuân Ninh

11. Vạn Ninh

+ Huyện Lệ Thủy gồm các xã:

1. Hưng Thủy

2. Sơn Thủy

3. Lộc Thủy

4. Mai Thủy

5. Dương Thủy

6. Thanh Thủy

7. Sen Thủy

8. Phú Thủy

9. Phong Thủy

10. Liên Thủy

11. Hồng Thủy

12. Tân Thủy

13. Hoa Thủy

14. An Thủy

15. Xuân Thủy

16. Mỹ Thủy

17. Cam Thủy

* Môi trường tiếp nhận nước thải loại D:

Đối với tỉnh Quảng Bình, môi trường tiếp nhận nước thải loại D gồm:

+ Huyện Minh Hóa gồm các xã:

1. Dân Hóa

2. Hóa Minh

3. Hóa Tiến

4. Hóa Hợp

5. Minh Hóa

6. Hóa Sơn

7. Tân Hóa

8. Hóa Phúc

9. Thượng Hóa

10. Quy Hóa

11. Xuân Hóa

12. Yên Hóa

13. Hồng Hóa

14. Trung Hóa

15. Trọng Hóa

+ Huyện Tuyên Hóa gồm các xã:

1. Lương Hóa

2. Lâm Hóa

3. Thanh Hóa

4. Thuận Hóa

5. Kim Hóa

6. Cao Quảng

7. Ngư Hóa

8. Lê Hóa

9. Đồng Hóa

10. Thạch Hóa

11. Đức Hóa

12. Phong Hóa

13. Mai Hóa

14. Châu Hóa

15. Tiến Hóa

16. Văn Hóa

17. Sơn Hóa

18. Nam Hóa

+ Huyện Quảng Trạch gồm các xã:

1. Quảng Hợp

2. Quảng Tiến

3. Cảnh Hóa

4. Quảng Kim

5. Quảng Trạch

6. Quảng Sơn

7. Quảng Châu

8. Quảng Liên

 

+ Huyện Bố Trạch gồm các xã:

1. Phúc Trạch

2. Sơn Trạch

3. Sơn Lộc

4. Tân Trạch

5. Lâm Trạch

6. Liên Trạch

7. Hưng Trạch

8. Thượng Trạch

9. Xuân Trạch

10. Phú Định

+ Huyện Quảng Ninh gồm các xã:

1. Trương Xuân

2. Trường Sơn

+ Huyện Lệ Thủy gồm các xã:

1. Kim Thủy

2. Trường Thủy

3. Thái Thủy

4. Ngân Thủy

5. Văn Thủy

6. Lâm Thủy

7. Ngư Thủy Bắc

8. Ngư Thủy Trung

9. Ngư Thủy Nam

b. Cách xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp:

- Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất ô nhiễm theo công thức sau:

Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp (đồng) đối với từng chất gây ô nhiễm

=

Tổng lượng nước thải ra (m3)

x

Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải (mg/l)

x 10-3 x

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường tiếp nhận tương ứng (đồng/kg)

5. Kê khai, thẩm định và nộp phí:

a. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:

- Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt cùng một lúc với việc thu tiền sử dụng nước sạch. Tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có nghĩa vụ nộp đủ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải cho đơn vị cung cấp nước sạch đồng thời với việc thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hóa đơn bán hàng hàng tháng.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác định và thu phí đối với hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn; sau đó thông báo yêu cầu các tổ chức, cá nhân nói trên kê khai lượng nước sử dụng trong tháng. Trên cơ sở kê khai, UBND xã, phường, thị trấn xác minh và ra thông báo mức thu phí. Các đối tượng phải nộp tiền phí trực tiếp cho UBND xã, phường, thị trấn.

- Đơn vị cung cấp nước sạch, UBND xã, phường, thị trấn mở tài khoản "tạm giữ tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải" tại kho bác Nhà nước trên địa bàn. Tùy theo tình hình thực tế thu phí bảo vệ môi trường, định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần, đơn vị cung cấp nước sạch, UBND xã, phường, thị trấn gửi số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã thu được vào tài khoản tạm giữ. Đơn vị cung cấp nước sạch, UBND xã, phường, thị trấn phải mở sổ sách kế toán theo dõi riêng, cập nhật số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phát sinh để thanh toán với ngân sách nhà nước. Tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt sẽ không được hạch toán vào doanh thu của đơn vị cung cấp nước sạch.

- Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch, UBND xã, phường, thị trấn căn cứ vào số phí thu được tiến hành thực hiện tính, lập tờ khai bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (theo mẫu in sẵn) gửi Cục Thuế và Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản tạm giữ tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt đầy đủ vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước (sau khi trừ đi số tiền trích để lại theo quy định) chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo. Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt nộp vào Kho bạc Nhà nước được hạch toán vào chương, loại, khoản tương ứng, mục và tiểu mục 042.01 của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành và điều tiết ngân sách nhà nước theo quy định sử dụng phần phí bảo vệ môi trường.

- Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị cung cấp nước sạch, ubnd xã, phường, thị trấn phải thực hiện quyết toán với Cục Thuế tỉnh việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được trên địa bàn theo đúng chế độ quy định.

b. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp:

- Hàng quý, đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp kê khai số phí phải nộp với Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định (theo mẫu in sẵn) trong vòng 10 ngày đầy quý tiếp theo. Căn cứ tờ khai của đối tượng nộp phí Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và ra thông báo số phí phải nộp và thời hạn nộp phí cho các đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Các đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp nộp phí tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.

- Sở Tài nguyên và Môi trường dựa trên kết quả đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải lần đầu tiên thẩm định tờ khai của cơ sở chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Nếu sai lệch kê khai của cơ sở nhỏ hơn 30% so với số liệu phân tích, lấy mẫu lần đầu tiên thì Sỏ Tài nguyên và Môi trường ra thông báo số phí phải nộp được tính như số liệu kê khai của cơ sở. Nếu sai lệch bản kê khai của cơ sở lớn hơn 30% so với số liệu phân tích lấy mẫu lần đầu tiên thì Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với đối tượng lấy mẫu nước thải lần 2, số phí phải nộp của cơ sở dựa trên số liệu phân tích lần 2 này.

- Trong trường hợp chưa có số liệu mẫu phân tích nước thải lần đầu thì việc thẩm định tờ khai được thực hiện trên cơ sở Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Bản kê khai các hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường đã được phê duyệt. Trường hợp chưa có các căn cứ nêu trên, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tạm thu theo mức kê khai của đối tượng nộp phí. Trường hợp đối tượng nộp phí có số phí tạm nộp nhiều hơn số phí phải nộp nhưng tiếp tục phát sinh số phí phải nộp thì số phí đã nộp vượt được trừ vào số phí phải nộp vào các kỳ tiếp theo.

- Đối với các cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, vì lý do an ninh và bí mật quốc gia, việc thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trường do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện (mẫu in sẵn) và thông báo với sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở hoạt động.

- Sở Tài nguyên và Môi trường mở sổ sách kế toán để theo dõi riêng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí trên địa bàn, theo dõi và quản lý, sử dụng phần tiền phí theo quy định.

- Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quyết toán với Cục Thuế tỉnh việc thu và nộp tiến phí và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư cho các nội dung bảo vệ môi trường trên địa bàn.

- Số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp nộp vào Kho bạc Nhà nước được hoạch toán vào chương, loại, khoản tương ứng, mục và tiêu mục 042.01 của mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành và điều tiết ngân sách theo đúng quy định.

6. Đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ thẩm định nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:

- Đánh giá, lấy mẫu phân tích lần đầu: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy mẫu, phân tích, đánh giá nước thải lần đầu đối với tất cả các cơ sở thuộc đối tượng nộp phí nước thải công nghiệp trên phạm vi địa bàn tỉnh. Kết quả của việc đánh giá, lấy mẫu phân tích là cơ sở để Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định tờ khai nộp phí của cơ sở. Kinh phí để trang trải chi phí lấy mẫu, phân tích đánh giá nước thải lần đầu phục vụ cho việc xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được cấp nguồn ngân sách Nhà nước.

7. Mức phí để lại.

a. Đối với phí bảo vệ môi trường từ nước thải sinh hoạt:

- Đơn vị cung cấp nước sạch: trích để lại 8% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí, số còn lại nộp vào ngân sách.

- UBND xã, phường, thị trấn: trích để lại 12% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí, số còn lại nộp vào ngân sách.

b. Đối với phí bảo vệ môi trường từ nước thải công nghiệp:

Sở Tài nguyên và Môi trường trích để lại 20% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được, còn lại 80% nộp vào ngân sách.

Số tiền 20% để lại, Sở Tài nguyên và Môi trường dùng để trang trải chi phí cho việc thu phí và chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi, cụ thể như sau:

+ Số tiền 5% trên tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được, được sử dụng để trang trải chi phí cho việc thu phí.

+ Số tiền 15% còn lại được sử dụng để trang trải chi phí đánh giá phân tích, lấy mẫu phân tích nước thải, phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp từ lần thứ hai trở đi.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ:

1.1 Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

+ Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng tổ chức bộ máy; tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật cho Tổ chức Quan trắc môi trường (trực thuộc Sở) để đáp ứng các yêu cầu về đánh giá, lấy mẫu, phân tích chất lượng nước thải trên địa bàn tỉnh;

+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các quy định cụ thể về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn tỉnh. Tổ chức hội nghị quán triệt chủ trương thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

+ Hướng dẫn, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện;

+ Tổ chức lấy mẫu, phân tích, đánh giá nước thải công nghiệp theo quy định; thẩm định tờ khai, ra thông báo số phí phải nộp và thời hạn nộp tiền vào ngân sách Nhà nước.

1.2. Sở Tài chính có trách nhiệm:

+ Chủ trì cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tính toán kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước để thực hiện việc lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng nước thải lần đầu phục vụ việc thu phí nước thải trình UBND tỉnh quyết định.

+ Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành liên quan, các địa phương theo dõi và quyết toán phần phí để lại theo quy định tại điểm 2 của Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1.3. Kho bạc Nhà nước tỉnh có trách nhiệm:

Tổ chức thực hiện hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước đối với tiền phí thu được theo quy định tại Thông tư số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-Cp ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

1.4. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm:

Tổ chức biên lai thu phí; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và thực hiện quyết toán việc thu, nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của đơn vị cung cấp nước sạch, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Sở Tài nguyên và Môi trường.

1.5. Các cơ quan thông tin đại chúng:

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Quảng Bình phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, địa phương có liên quan tổ chức tốt việc tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, nhân dân chủ trương về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nhằm động viên mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện chịu phí môi trường đối với nước thải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước.

2. Thời gian thực hiện:

Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được thực hiện kể từ ngày 01/01/2005.

Trong quá trình triển khai nếu có gì vướng mắc phản ánh về sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.