Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2006/QĐ-UBND | Pleiku, ngày 14 tháng 9 năm 2006 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ NGƯỜI CAO TUỔI CỦA TỈNH GIA LAI, GIAI ĐOẠN 2006 ĐẾN 2010.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Người cao tuổi, ngày 28 tháng 4 năm 2000;
Căn cứ Quyết định số 301/2005/QĐ-TTg, ngày 21/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010; ,
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 860/LĐTBXH-TT, ngày 11 tháng 9 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Chương trình hành động về người cao tuổi của tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2006 đến 2010.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, Ban đại diện Hội người cao tuổi tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Pleiku chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ NGƯỜI CAO TUỔI CỦA TỈNH GIA LAI, GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Kèm theo Quyết định số 72/2006/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 9 năm 2006)
Thực hiện Quyết định số 301/2005/QĐ-TTg ngày 21/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 và Thông tư số 36/2005/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26/3/2002 và Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20/10/2003 của Chính phủ.
Xuất phát từ tình hình thực tế của tỉnh Gia Lai, nhờ có những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, nền kinh tế có sự phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện; tuổi thọ trung bình người cao tuổi được nâng cao; số người cao tuổi của tỉnh ta tăng nhanh, năm 1990 số người cao tuổi của tỉnh ta mới có gần 60 ngàn người, đến nay đã tăng lên trên 86 ngàn người. Tuy vậy, cuộc sống của người cao tuổi hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được quan tâm giải quyết.
Để thực hiện tốt chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai xây dựng chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2006 - 2010 trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy truyền thống tốt đẹp của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể các cấp và của toàn xã hội.
2. Ủy ban nhân dân các cấp phải thường xuyên quan tâm, chỉ đạo làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi. Công tác này cần được thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ có ý thức, thái độ và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ, kính trọng người cao tuổi. Đặc biệt chú trọng, chăm sóc người cao tuổi có công với cách mạng, những người cô đơn không nơi nương tựa, người nghèo, người tàn tật. Nhanh chóng chấm dứt tình trạng người cao tuổi đi xin ăn hoặc sống lang thang trên đường phố, ngõ, xóm, ...
a) Mục tiêu chung:
Phát huy tốt vai trò của người cao tuổi, nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp người cao tuổi, để mọi người cao tuổi được sống vui, sống khỏe, sống có ích cho xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Phát huy vai trò và kinh nghiệm của người cao tuổi trong các lĩnh vực đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tham gia có hiệu quả vào các hoạt động phù hợp với nhu cầu, khả năng của người cao tuổi.
- Tăng cường các hoạt động chăm sóc sức khỏe về thể chất và tinh thần cho người cao tuổi, từng bước nâng cao cuộc sống của người cao tuổi, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc ít người.
- Xây dựng môi trường thuận lợi cho sinh hoạt của người cao tuổi, phát triển mạng lưới bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội, đặc biệt chú trọng đối với người cao tuổi cô đơn, tàn tật, dân tộc thiểu số, người cao tuổi thuộc diện nghèo, phụ nữ, người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên, Mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và lão thành cách mạng.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010:
a) 95% người cao tuổi được cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.
b) 100% người cao tuổi khi ốm đau, được khám, chữa bệnh, nếu người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo được khám chữa bệnh miễn phí.
c) 100% người già cô đơn, tàn tật nặng không có nguồn thu nhập, người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên không có lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội khác thì được hưởng trợ cấp hàng tháng, được cấp thẻ bảo hiểm y tế và chữa bệnh miễn phí. Người cao tuổi đến tuổi chúc thọ thì được chúc thọ. Khi từ trần được giúp đỡ tổ chức tang lễ theo điều kiện cụ thể từng địa phương.
d) 80% người cao tuổi không phải sống cô đơn trong nhà tạm.
e) 80% số xã phường, thị trấn trong tỉnh có Quỹ toàn dân chăm sóc người cao tuổi và hoạt động có hiệu quả, thiết thực.
3. Các hoạt động chủ yếu để thực hiện chương trình:
a) Phát huy vai trò của người cao tuổi:
Các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng xã hội cần động viên và tạo mọi điều thuận lợi cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ, tham gia học tập nâng cao trình độ, đóng góp kinh nghiệm và hiểu biết của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tập trung vào các mặt chủ yếu sau đây:
- Tạo môi trường và điều kiện để người cao tuổi phát huy tài năng, trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp trong việc tham gia các hoạt động văn hóa - xã hội.
- Khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế như: khôi phục nghề và truyền dạy nghề truyền thống, khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, khuyến lâm, ... theo điều kiện và khả năng cụ thể.
- Tạo môi trường thuận lợi cho người cao tuổi được tham gia học tập suốt đời và truyền thụ những kiến thức văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ, gương mẫu đi đầu và làm nòng cốt trong phong trào xây dựng xã hội học tập; xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học.
- Tạo điều kiện để người cao tuổi được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật nhất là những vấn đề liên quan đến người cao tuổi, tư vấn chuyên môn, kỹ thuật và nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học - công nghệ.
b) Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi.
- Các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Tư pháp đưa vấn đề người cao tuổi vào kế hoạch tuyên truyền thường xuyên. Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề thông tin nội dung hoạt động của người cao tuổi, về nêu gương sáng trong các phong trào: ''Ông, bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo''.
- Quán triệt nội dung Pháp lệnh người cao tuổi và các Nghị định của Chính phủ về phụng dưỡng, chăm sóc phát huy người cao tuổi trong các tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân.
- Đài Phát thanh truyền tỉnh, Báo Gia Lai xây dựng các chuyên mục về người cao tuổi ở địa phương.
- Tuyên truyền, giáo dục truyền thống ''Kính lão trọng thọ'' biết ơn và kính trọng, giúp đỡ người cao tuổi trong các thế hệ.
c) Hoạt động chủ động chuẩn bị cho tuổi già:
- Tuyên truyền, vận động các công dân chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, chi tiêu tiết kiệm ngay từ lúc còn trẻ để tích luỹ cho những lúc ốm đau và cho tuổi già; vận động ủng hộ và xây dựng quỹ chăm sóc người cao tuổi, trong mỗi gia đình, các con cháu xây dựng quỹ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ của mình.
- Thực hiện phương châm ''Nhà nước, gia đình và xã hội'' phụng dưỡng chăm sóc người cao tuổi, lấy đơn vị gia đình là chính, Chính quyền các cấp và các cơ quan đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện kịp thời đầy đủ các chính sách ưu đãi xã hội cho người cao tuổi, như chính sách trợ cấp xã hội, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, chữa bệnh khi ốm đau tại các cơ sở y tế...
d) Hoạt động nâng cao đời sống vật chất:
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi cô đơn, không có nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.
- Xây dựng mô hình trợ giúp người cao tuổi cô đơn, tàn tật dựa vào cộng đồng, như: xây dựng nhà xã hội, nhà tình thương ở cộng đồng và tổ chức dịch vụ chăm sóc tại nhà.
- Phát động phong trào xóa đói giảm nghèo đối với người cao tuổi để người cao tuổi không còn phải sống cô đơn ở nhà tạm.
e) Hoạt động nâng cao sức khỏe:
- Xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe ở cộng đồng, xây dựng khoa "Lão khoa'' ở Bệnh viện tỉnh; phát triển các Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, khuyến khích khám, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.
- Xây dựng bệnh viện điều dưỡng và khoa phục hồi chức năng cho người cao tuổi.
- Tăng cường các hoạt động tư vấn, hướng dẫn và tập huấn kiến thức tự chăm sóc bản thân như: Điều trị bệnh bằng thuốc nam cổ truyền, tập thể dục, tập dưỡng sinh, các hình thức rèn luyện khác để người cao tuổi có cuộc sống khỏe mạnh.
- Triển khai thực hiện các chương trình phòng ngừa và điều trị các bệnh tâm thần và bệnh về răng của người cao tuổi; nghiên cứu các bệnh liên quan đến tuổi già.
- Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên xã hội, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác tư vấn, chăm sóc người cao tuổi.
g) Hoạt động nâng cao đời sống văn hóa tinh thần:
- Thực hiện bình đẳng giới đối với người cao tuổi, gắn chương trình phát triển kinh tế xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia về người cao tuổi.
- Xây dựng nếp sống và tạo môi trường ứng xử văn hóa phù hợp với người già ở nơi cộng đồng; khuyến khích, duy trì truyền thống văn hóa từng dân tộc đối với người cao tuổi và duy trì truyền thống dòng họ, truyền thống buôn làng, xây dựng gia đình văn hóa để người cao tuổi có cuộc sống vui, sống khỏe, sống có ích cho xã hội.
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ thơ ca, thể dục thể thao, vui chơi giải trí phù hợp với người cao tuổi, hình thành các câu lạc bộ văn hóa, thể thao vui chơi giải trí của người cao tuổi ở địa phương. (nhất là thôn, xã, phường)
h) Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động xây dựng quỹ chăm sóc người cao tuổi ở xã, phường: theo quy định của pháp luật để có điều kiện chăm sóc người cao tuổi có hoàn cảnh cô đơn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật khi đau ốm, hoặc giúp đỡ mai táng khi họ từ trần.
4. Kinh phí thực hiện chương trình:
Kinh phí được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước ủng hộ và ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo phân cấp ngân sách.
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan tuyên truyền đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, tuyên truyền pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người cao tuổi.
2. Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh về chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi theo các nội dung của chương trình hành động quốc gia. Triển khai các hình thức phổ biến kiến thức phổ thông về tập luyện, tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho người cao tuổi.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tạo điều kiện cho người cao tuổi được tham gia các hoạt động giáo dục - đào tạo thường xuyên, giáo dục ngoài công lập và khuyến học, góp phần xây dựng xã hội học tập theo chương trình đã được phê duyệt.
4. Sở Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp Đài phát thanh truyền hình, các cơ quan thông tin, báo chí và các cơ quan liên quan, tuyên truyền về các nội dung liên quan đến người cao tuổi; phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức các diễn đàn, chuyên đề, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật cho người cao tuổi.
5. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, ngành có liên quan chỉ đạo, tạo điều kiện để người cao tuổi còn đủ sức khỏe tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo thu nhập, cải thiện đời sống tuổi già. Chỉ đạo, hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp như Hội sinh vật cảnh, Hội làm vườn để người cao tuổi tham gia.
6. Ủy ban dân số gia đình và trẻ em chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch cụ thể về các hoạt động của chương trình gắn với việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững, thực hiện tốt cuộc vận động ''ông, ba, cha, mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo''.
7. Sở Thể dục thể thao chủ trì cùng các ngành liên quan tuyên truyền vận động, hướng dẫn người cao tuổi tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Hướng dẫn hoạt động và mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ thể dục thể thao cho các câu lạc bộ sức khỏe người cao tuổi; hướng dẫn và tổ chức các cuộc hội thao dành cho người cao tuổi.
8. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể liên quan chỉ đạo việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi các dân tộc thiểu số.
9. Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính bố trí kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho các hoạt động chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi theo kế hoạch hàng năm và các nội dung trong kế hoạch này, hướng dẫn việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ chăm sóc người cao tuổi ở địa phương.
10. Sở Nội vụ phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương thành lập và hoạt động của Ban đại diện Hội người cao tuổi ở các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
11. Sở Lao động - TB & XH phối hợp các Sở, ngành liên quan và Ban đại diện Hội người cao tuổi xây dựng kế hoạch trình HĐND - UBND tỉnh các chủ trương, chính sách về trợ giúp và phát huy vai trò người cao tuổi.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện các chế độ về trợ cấp xã hội và bảo hiểm y tế cho người cao tuổi theo quy định.
- Tham mưu đề xuất, hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện kế hoạch này, giúp UBND tỉnh theo dõi, nắm tình hình, tổ chức sơ kết, tổng kết.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh:
- Căn cứ chương trình hành động này, xây dựng và thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương hằng năm và năm năm (2006 - 2010). Lồng ghép các hoạt động của kế hoạch này với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội khác có liên quan trên địa bàn;
- Chỉ đạo Phòng Nội vụ - Lao động - TB & XH phối hợp với Ban đại diện người cao tuổi hướng dẫn Ban đại diện hội người cao tuổi các xã, phường, thị trấn trong quý III/2006 phải tiến hành khảo sát, thống kê cụ thể số lượng người cao tuổi, điều kiện hoàn cảnh sống của từng gia đình để xây dựng kế hoạch chăm sóc và thực hiện các chính sách đối với người cao tuổi có hiệu quả.
- Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh thông qua Sở Lao động - TB & XH.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức thành viên ở các địa phương huy động sức mạnh toàn dân tham gia vào các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi gắn liền với xây dựng gia đình văn hóa'', đặc biệt là bình đẳng giới, quan tâm đến người già cô đơn, tàn tật, người cao tuổi thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người và thực hiện chỉ tiêu xóa nhà tạm, '' áo ấm mùa đông'', v.v... cho người cao tuổi.
14. Ban đại diện Hội người cao tuổi phối hợp với Sở lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành có liên quan phát động trong hội viên hội người cao tuổi ở cơ sở, Ban đại diện hội người cao tuổi cấp huyện, thị xã, thành phố hưởng ứng Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi của Chính phủ, giai đoạn 2005-2010 và Chương trình hành động của tỉnh giai đoạn 2006-2010.
Chỉ đạo Ban Đại diện Hội người cao tuổi cấp huyện, thị xã, thành phố; hội người cao tuổi ở xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch thiết thực, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến người cao tuổi trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, thể thao và sức khỏe.
Trong quý III năm 2006 yêu cầu các Sở, ban, ngành, các cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo trách nhiệm được phân công, tiến hành xây dựng kế hoạch chương trình hành động cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương mình, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - TB & XH) để theo dõi và chỉ đạo. Đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung mục tiêu chương trình đã được phân công, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - TB & XH) theo định kỳ hàng năm; tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết việc thực hiện chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi của tỉnh vào năm 2007 và tổng kết vào năm 2010./.
- 1Quyết định 1772/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014-2020
- 2Quyết định 2687/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch triển khai Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2020
- 3Quyết định 6328/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 -2020
- 1Quyết định 301/2005/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động về người cao tuổi Việt Nam giai đọan 2005 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 36/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 30/2002/NĐ-CP và Nghị định 120/2003/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh người cao tuổi do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Pháp lệnh người cao tuổi năm 2000
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 1772/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014-2020
- 6Quyết định 2687/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch triển khai Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2020
- 7Quyết định 6328/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 -2020
Quyết định 72/2006/QĐ-UBND Chương trình hành động về người cao tuổi của tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2006 đến 2010
- Số hiệu: 72/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/09/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Phạm Thế Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/09/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra