Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2003/QĐ-UBBT | Phan Thiết, ngày 30 tháng 10 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC: BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THU “PHÍ THAM QUAN DANH LAM, THẮNG CẢNH, DI TÍCH LỊCH SỬ, CÔNG TRÌNH VĂN HÓA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua ngày 21/06/1994;
- Căn cứ Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
- Căn cứ Nghị quyết số 55/2003/NQ-HĐVII của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận, Khóa VII, kỳ họp thứ 08 về thu các loại phí, lệ phí;
- Căn cứ văn bản số 148 CV/TTHĐ-BT ngày 21/10/2003 của Thường trực HĐND Tỉnh;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tại Công văn số 2585/TC-NSHX ngày 30/6/ 2003;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay quy định khung mức thu Phí tham quan danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa đối với các cá nhân tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa thuộc Sở Văn hóa thông tin và UBND các cấp quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (trừ Chi nhánh Bảo tàng Hồ Chí Minh Bình Thuận) từ 1.000 – 5.000 đ/vé.
Biên lai thu phí do ngành Thuế thống nhất phát hành.
Điều 2: Toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào Tài khoản tạm giữ của cơ quan thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước. Từ tài khoản này, số tiền thu phí được phân phối, sử dụng như sau:
2.1- Trích 10% để lại cho đơn vị thu để trích qũy khen thưởng, phúc lợi cho cá nhân có trách nhiệm trong công tác thu. Mức trích lập qũy khen thưởng, phúc lợi bình quân hàng năm: Một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện, nếu số thu năm nay cao hơn số thu năm trước và bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện, nếu số thu năm nay thấp hơn hoặc bằng năm trước.
Trường hợp những cơ quan quản lý danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa không được ngân sách cân đối kinh phí để chi phí cho công tác thu, bảo quản, giữ gìn an ninh trật tự thì được ngân sách cấp lại tối đa không quá 40% trên số nộp ngân sách.
Khoản trích này (10% hoặc tối đa 40%) không phản ánh vào ngân sách Nhà nước và được xác định là nguồn thu sự nghiệp của đơn vị thu phí. Cơ quan được trích có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán số được trích theo chế độ quản lý tài chính hiện hành. Sau khi quyết toán đúng chế độ, số tiền phí chưa chi trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
2.2- Phần còn lại (90% hoặc tối thiểu 60%) nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước, điều tiết 100% cho cấp ngân sách trực tiếp thu dùng để bù đắp, tôn tạo lại các khu di tích, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.
Điều 3: Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin và Chủ tịch UBND Huyện, Thành phố:
- Đối với các khoản phí thuộc phạm vi Tỉnh quản lý, căn cứ nội dung quy định tại Quyết định này, Giám đốc Sở Văn hóa thông tin thống nhất với Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá về mức thu, tỷ lệ trích cụ thể để làm cơ sở triển khai thực hiện. Đối với các khoản phí thuộc phạm vi huyện, Thành phố quản lý, Chủ tịch UBND huyện, Thành phố quyết định cụ thể mức thu, tỷ lệ trích cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương nhưng không vượt quá khung mức quy định tại Quyết định này.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thu phí thực hiện việc thu, quản lý, sử dụng số tiền phí thu được; thực hiện công tác công khai chế độ thu phí và các công tác khác có liên quan theo quy định hiện hành của Nhà nước về phí, lệ phí và các quy định tại Quyết định này.
Điều 4: Quyết định này thay thế Quyết định số 87/1999/QĐ-CTUBBT ngày 13/10/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2004, các văn bản quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 5: Chánh Văn phòng HĐND & UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Cục trưởng Cục Thuế Tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa thông tin, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: | TM.UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
- 1Quyết định 41/2009/QĐ-UBND về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 142/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2009
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 20/2004/QĐ-UBND sửa đổi mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo Quyết định 42/2003/QĐ-UB do tỉnh Điện Biên ban hành
- 1Quyết định 41/2009/QĐ-UBND về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 142/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2009
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
Quyết định 72/2003/QĐ-UBBT quy định về thu phí tham quan danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 72/2003/QĐ-UBBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/10/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2004
- Ngày hết hiệu lực: 11/07/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra