UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2002/QĐ-UB | Đồng Hới, ngày 13 tháng 11 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ CỬA KHẨU CHA LO
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Quyết định số 137/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo;
- Căn cứ thông báo số 589/TB-TU ngỳ 05/11/2002 của Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình về việc Thành lập Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo;
- Theo đề nghị của Trưởng Ban TCCQ tỉnh tại Tờ trình số 870/TCCQ ngày 08/11/2002,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh kể từ ngày ký quyết định.
- Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Cha lo có tư cách pháp nhân, có khuôn dấu và tài khoản riêng để hoạt động.
Điều 2: Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý:
A. Chức năng: Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo là cơ quan thuộc UBND tỉnh, làm đầu mối giúp UBND tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện thống nhất quản lý hành chính Nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các cơ chế chính sách được quy định tại Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
B. Nhiệm vụ:
1. Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành để tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo và vùng phụ cận trình cấp có thẩm quyền quyết định và tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Làm chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, thuộc nguồn vốn theo quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh ban hành những quy định về cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái tại khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo phù hợp với Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 và các quy định hiện hành.
- Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo.
4. Làm đầu mối giúp UBND tỉnh quan hệ phối hợp với các cơ quan chức năng, các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh có chung đường biên giới quốc gia với nước CHDCND Lào, các cơ quan có liên quan trong nước và nước ngoài để giải quyết những vấn đề liên quan đến khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo.
5. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị hoạt động trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo cùng với các cấp, các ngành liên quan để chỉ đạo thực hiện việc quản lý tập trung thống nhất các hoạt động trong khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài và khách du lịch qua lại cửa khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành, các hiệp định đã được ký kết giữa nước CHXHCN Việt Nam với các nước và các văn bản thoả thuận giữa tỉnh Quảng Bình với các tỉnh của nước bạn Lào.
- Phối hợp với Sở Thương mại - Du lịch và các cấp, các ngành có liên quan tổ chức hội chợ triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại tại khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo.
6. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các giấy tờ khác thuộc thẩm quyền (hoặc được các cơ quan có thẩm quyền ủy nhiệm ) cho các tổ chức và cá nhân liên đới đến việc sản xuất, kinh doanh và hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo.
7. Phối hợp với các ngành chức năng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong giấy phép kinh doanh của các chủ đầu tư, các nhà kinh doanh và hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo và đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý khi có hành vi, vi phạm pháp luật.
8. Kêu gọi, tiếp nhận hồ sơ xin đầu tư và làm dịch vụ tư vấn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước về thủ tục hồ sơ cấp giấy phép đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo.
9. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh và các bộ, ngành liên quan về tình hình hoạt động ở khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo.
10. Quản lý tổ chức, công chức, lao động, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Thường vụ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh.
11. Thực hiện các nhiệm vụ, công tác khác do UBND tỉnh giao.
Điều 3: Tổ chức bộ máy và biên chế:
Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo có Trưởng ban chuyên trách; 02 Phó Trưởng ban (trong đó 01 Phó trưởng ban chuyên trách; 01 Phó trưởng ban kiêm nhiệm) và một số thành viên kiêm nhiệm khác.
Các thành viên kiêm nhiệm gồm đại diện lãnh đạo; Đồn biên phòng cửa khẩu Cha Lo, Hải quan cửa khẩu Cha Lo, Sở kế hoạch - Đầu tư, Sở Thương mại - Du lịch, Sở Tài chính - Vật giá, Phòng Đối ngoại. Việc chỉ định các thành viên kiêm nhiệm do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định, thẩm quyền và trách nhiệm của các thành viên kiêm nhiệm thực hiện theo quy chế hoạt động của Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo do UBND tỉnh quyết định.
- Ngoài trưởng, Phó ban chuyên trách, Ban quản lý có bộ phận chuyên môn nghiệp vụ giúp việc gồm:
1 Kỷ sư xây dựng
1. chuyên viên làm công tác quản lý hành chính
1. Cử nhân kinh tế
1. Thủ quỹ, tạp vụ, văn thư
1. Lái xe, kiêm một số công việc khác do trưởng ban phân công.
Trước mắt Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo bố trí 7 (bảy) người để triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo cùng với Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh điều động, bố trí số cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Riêng lái xe, thủ quỹ, tạp vụ do Trưởng Ban hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ.
Kinh phí hoạt động của Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo do ngân sách tỉnh chi trả theo kế hoạch hàng năm.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan và Trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM/ UBND TỈNH QUẢNG BÌNH |
- 1Quyết định 1808/QĐ-TTg năm 2008 về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Bình, tỉnh Quảng Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 205/QĐ-UBND năm 2008 thành lập Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư - tỉnh Bình Phước
- 3Quyết định 30/2006/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 215/2004/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 3Quyết định 53/2001/QĐ-TTg về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 4Quyết định 137/2002/QĐ-TTg thành lập khu kinh tế cửa khẩu và áp dụng chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 205/QĐ-UBND năm 2008 thành lập Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư - tỉnh Bình Phước
- 6Quyết định 30/2006/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 215/2004/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong
Quyết định 72/2002/QĐ-UBND thành lập Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 72/2002/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/11/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Đinh Hữu Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/11/2002
- Ngày hết hiệu lực: 15/12/2008
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực